1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lược sử Guitar Cổ điển

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Ricci, 15/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    Lược sử Guitar Cổ điển

    Tây Ban Nha là chỉ có thể nói là một trung tâm lớn cho sự phát triển kỹ thuật diễn tấu và các trào lưu sáng tác cho guitar. Còn guitar bắt đầu từ đâu? Nó là sự kết hợp đông tây, có nguồn gốc từ các dân tộc Arập cổ đại rồi trải qua thời gian được hiệu chỉnh để có hình dáng, tính năng như ngày nay. Bất kỳ loại nhạc gì cũng có thể thể hiện trên guitar một cách hiệu quả đáng ghi nhận. Và guitar được tiên đoán là nhạc cụ cổ điển "Vua" của thế kỷ 21 vì tiềm năng phát triển của guitar là một ẩn số trong khi các nhạc cụ khác đã được phát triển hết(trừ âm thanh điện tử).
    Thế kỷ 16:- Thời kỳ này đã có những tác phẩm viết theo lối ký âm cổ cho những loại đàn dây có phím bấm như Vihuela, Luth, Guitar...Tại Tây Ban Nha, Vihuela lên ngôi thay cho Luth. Các nhà khảo cổ tìm được những tác phẩm như vậy viết vào 1536.
    - Quyển sách đầu tiên nói về guitar, nhiều tác giả, viết năm 1586.
    - Những nhạc sĩ đàn dây thời kỳ này: F de Milano(1497-1543), Luis Milan(1500-1565), L Narvaez(1500-1555), A.Mudarra(1546-1580), M Fuenllana(?-1579), John Dowland(người Anh 1562-1625), D Pisador(1552)...
    Thế kỷ 17:
    - Lần đầu tiên, guitar được nhiều người mến mộ và phổ biến rộng.
    -Những nhạc sĩ thời kỳ này: F Corbetta(1615-1681), R de Visse(1650-1752), G Sanz(1674-1710)...
    -Cuối thế kỷ 17, đàn dây bấm mất ưu thế.
    Thế kỷ 18:
    -Guitar không còn một chút tiếng tăm nào, Luth cũng như vậy . Riêng ở Đức, Luth vẫn có vị trí vì các nhạc sĩ Đức giỏi sáng tác cho đàn này rất nhiều. J Bach viết một số bài cho Luth rất tuyệt (như Prelude mà mọi người xem băng hình John Williams hay đĩa Christopher Parkening)
    -Cuối 18, Guitar bắt đầu trỗi dậy. Các nhạc sĩ Luth và guitar như :S.l. Weiss(1686-1750), JL Krebs(1713-1780), L Boccherini(1743-1805)...có những tác phẩm rất hay. Mọi người thu đĩa Julian Bream hay một số đĩa guitar Segovia có chơi.
    Note: Các bản nhạc thời này dễ thuộc nhưng chơi ra chất thì cực khó đấy các bác. Ngay cả các cao thủ thế giới muốn chơi cũng phải nghe băng mẫu của một số nghệ sĩ mất công khảo cứu như Bream, Segovia...
    Thế kỷ 19:
    -Đàn guitar có hình dáng hiện nay ra đời với 6 dây đơn bởi Antonio Torres(1854)
    -Kỹ thuật diễn tầu và trào lưu sáng tác guitar phát triển vượt bậc. Các nhạc sĩ tên tuổi trong âm nhạc cổ điển hàn lâm rất nhiều: Carulli, Giuliani(Ý), F Sor,Aguado(Tây ban Nha)... cho đến Paganini,Carcassi, Coste,Legnani, Molino..
    -Cuối 19, guitar lại mất ưu thế do quá nhiều dàn nhạc giao hưởng xuất hiện...trong khi Guitar chủ yếu là chơi đơn.
    Thế kỷ 20:
    -Sự xuất hiện của nhạc sĩ F Tarrega cùng hai môn đệ MLlobet và E Pujol gây được nhiều sự chú ý và ngạc nhiên của giới nghiên cứu.
    -Segovia(1893-1987) cách mạng toàn diện về kỹ thuật, phát triển phong trào biểu diễn và sáng tác trên khắp thế giới.
    Những nghệ sĩ guitar lớn của thế kỷ có thể kể đến như : Segovia, Julian Bream, A Lagoya, N Yepes, A Diaz, John Williams...
    Thế kỷ 21:
    - Guitar đã phổ biến tại mọi châu lục phát triển thành nhiều trường phái nhỏ khác nhau và khi kỹ thuật xây dựng nhà hát đã phát triển, guitar sẽ lên ngôi]

    Ricci Simms
  2. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Bác post vào cái topic của em ý, nếu để ngoài thì trôi xuống nhanh lắm), mọi người nhất là những người mới sẽ không kịp đọc.

    CLASSIC FOREVER​
  3. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    Guitar Thế kỷ 16
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial, Tahoma; } Spain là trung tâm phát triển vể kỹ thuật diễn tấu và sáng tác nhạc cho guitar từ 17 đến giữa thế kỷ 20. Trong khoảng thời gian này, guitar cũng được phổ biến tại France, Italy, Germany, UK, Austria, USSR..và nhiều nước Nam Mỹ như Mexico, Brazil, Argentina..Từ giữa thế kỷ 20 tới nay thì guitar đã tới Asia and Africa. Không có một loại nhạc cụ nào mà phổ biến trên toàn cầu như guitar, không loại nhạc cụ nào thăng trầm hơn guitar, và không loại nhạc cụ nào dễ chơi nhất như guitar mà lại khó đạt được phong cách đỉnh cao như guitar.
    Từ 13 đến 16, do cấu hình nhạc cụ guitar chưa định hình thống nhất nên lý thuyết và thực hành của guitar không có gì đáng kể . Bắt đầu từ 16, guitar có 4 hàng dây đôi, theo NS Juan Bermudo thì nó có thể được cải tiến từ đàn Vihuela (bỏ bớt hai dây ở đầu cực cao và thấp). Sau đó guitar mang 5 hàng dây đôi năm 1555( A,D,G,B,E). Quyển sách đầu tiên của NS Catalan Juan Carlos Amat năm 1586 nói về guitar 4 hàng dây đôi với một dây E. Rất có thể là Martinez Espinel là người đã gắn thêm dây đơn E vào loại đàn 4 dây đôi này. Đàn này được nhạc sĩ ở các nước châu Âu gọi là Tây Ban Cầm( Spanish Guitar) và bắt chước chế tạo ở nhiều nước.
    Thế kỷ 15 & 16 có nhiều NS tên tuổi về các loại đàn dây (Luth, Vihuela và Guitar)như : John Dowland, Luys Milan, Fuenllana, Valderabano, Luis Narvaez, S de Murcia,Leroy...Đây là thời kỳ hưng thịnh đầu tiên của các loại đàn dây phím bấm trong lịch sử trong đó có guitar. Tất nhiên nổi bật nhất vẫn là Luth(Lute). Thời này còn có tên Guitar Renaissance( guitar Phục Hưng) . Cũng từ đây, guitar bắt đầu một cuộc sống và sự phát triển riêng, cá tính riêng, sự vĩ đại riêng....Muốn biết làm sao guitar có hình dáng như hiện nay, kỳ sau sẽ rõ
    Ricci Simms
  4. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    Guitar thế kỷ 17
    Đầu 17, hệ thống dây đàn đã cố định (A, D, G, B, E) với bốn hàng dây đôi và dây Mí đơn. Nhiều nhạc sĩ xuất sắc đã xuất hiện như : G Sanz, Pisador, R de Visee, Kasperger, Corbetta...Thời kỳ này Spanish Guitar rất phổ biến từ quần chúng đến các cung đình. Các vua chúa rất chuộng guitar và mời các nghệ sĩ giỏi vào triều dậy đàn như Gaspar Sanz, Robert de Visee... Tiếng đàn guitar thời này tròn, dày và ấm hơn guitar hiện nay. Nhiều bức vẽ về các nghệ sĩ guitar với cây đàn đã ra đời(các bạn xem bộ phim Julian Bream cùng lịch sử guitar có thể thu ở Triệu Việt Vương Hà nội).
    Cuối 17, đàn Clavecin xuất hiện(tiền thân piano). Loại đàn này có âm lượng to, hoà thanh lại hoàn chỉnh nên các loại đàn dây bị mất vị thế nhanh chóng. Guitar không tránh khỏi điều này.
    thế kỷ 18
    Suốt nửa đầu thế kỷ 18, guitar sống thầm lặng song vẫn có những người yêu mến guitar âm thầm nghiên cứu, truyền thụ. Ở châu Âu, guitar được lưu truyền trong dân gian và chính điều này lại là một may mắn lớn cho guitar. Người ta đã thêm ra sửa vào cấu trúc đàn cho âm thanh guitar gần gũi hơn chứ không kiểu lịch lãm hàn lâm như ở thế kỷ 17. Bầu đàn hẹp lại và dần chuyển hình số 8, dây Mì được thêm vào để hiệu chỉnh âm trầm tôt hơn. Quyển sách của ns F Moretti viết năm 1799 có nói về điều này.
    Một người có công nhất với guitar trong 18 là Miguel Garcia. Ông này đã cổ vũ cho các nhạc sĩ trẻ sáng tác cho guitar ở rất nhiều nơi. Đây chính là thế hệ làm nên thành công cho guitar trong thế kỷ 19.
    Còn việc hình đàn guitar chuyển dần sang hình số 8 với 6 dây đơn thì chưa có ai khẳng định là do nước nào. Có lẽ là nhờ sự uyển chuyển học hỏi lẫn nhau của các trường phái. Trường phái Tây Ban Nha thì phần bầu đàn tiếp với cần cong hơn kiểu số 8 còn các trường phái Đức, Ý thì chỗ đó hơi vuông hơn.
    Guitar thế kỷ 19
    Do sự định hình cây đàn và hệ thống dây hoàn chỉnh với 6 dây đơn, cả kỹ thuật sáng tác và nghệ thuật trình tấu guitar phát triển nhanh chóng . Mọi trường phái đều xuất hiện những thiên tài. Ở Ý có Giuliani, Carulli, Carcassi, Paganini..còn ở Tây Ban Nha phải kể đến D Aguado, Sor. Đặc biệt là Sor, một nhạc sĩ xuất thân từ vốn hoà thanh phong phú của Piano song lại sáng tác, dựng nên một kho tàng lớn cho guitar. Có thể nói nửa đầu 19 là thời kỳ hoàng kim thứ hai của guitar.
    Năm 1854, những cây đàn guitar có cấu trúc mới(như hiện nay) hình thanh và âm sắc tuyệt hảo. Một nghệ nhân tên Antonio Torres đã nghiên cứu tìm ra cách chỉnh cấu hình bên trong đàn và nghệ thuật tinh chế gỗ. Các cây đàn có âm thanh vừa đẹp lại vừa chuẩn xuất hiện. Phải nhiều chục năm sau đó người ta mới phát hiện ra những bí kíp làm đàn của Torres. Tuy nhiên trong thời kỳ này, guitar lại phát triển mạnh nhất ở Pháp chứ không phải Tây Ban Nha. Paris tụ hợp được những nhạc sĩ danh tiếng nhất. Có lẽ do Pháp (very powerful).
    Thế nhưng không lâu sau đó, các dàn nhạc giao hưởng xuất hiện, sự vượt trội của âm lượng dương cầm, sự vượt trội về giai điệu của violin đã đẩy guitar vào một tình thế cấp bách. Khối lượng tác phẩm guitar thì sao bì được với các loại đàn kia. Và người ta những tưởng guitar thế là hết.
    Thế nhưng trong rủi có may, các tác phẩm của các loại đàn kia(Albeniz, Granados...) trong thế kỷ 20 được soạn lại cho guitar mà lại rất hiệu quả. Nhìn từ góc độ hiện tại này thì có lẽ guitar chỉ nhún mình để lùi 1 tiến 2.
    Trong tình cảnh này,một nhạc sĩ có công lớn là Napoleon Coste(1806-1883, người Pháp) vẫn viết cho guitar, vẫn âm thầm nghiên cứu cho dù cây đàn ít được ưa chuộng.
    Song rồi "sau cơn mưa trời lại sáng", một tia sáng từ cuối đường hầm bắt đầu hiện ra. Đó chính là Tarrega quen biết của các bạn Việt nam. F Tarrega(1852-1909) được xem là người mang lại sự hồi sinh thứ ba của guitar. Ông này hoàn toàn có thể thành đạt với piano về cả biểu diễn cũng như sáng tác lý luận song lại chọn guitar để dấn thân. Đó là sự quyết định dũng cảm, nguy hiểm song đầy vẻ vang.
    Tarrega cùng hai môn đệ chính là Llobet và Pujol đã soạn lại các tác phẩm nổi tiếng cho guitar. Họ cùng sáng tác, biểu diễn và kêu gọi phong trào cho guitar.
    Guitar thế kỷ 20
    Tuy vậy phải chờ đến Segovia ra đời, vị trí của cây đàn mới thật sự thăng hoa. Người này đã bỏ 40 năm ròng rã tự nghiên cứu cây đàn để phát triển toàn diện kỹ thuật. Bên cạnh đó cá tính và nhân cách của ông đã thu phục, cuốn hút rất nhiều nhạc sĩ để họ đến và viết cho guitar.
    Từ 1918 thì ngày càng có nhiều nhà soạn nhạc viết cho guitar, người học cũng đông dần. Đàn guitar phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. Từ đây, cây đàn là một thứ nhạc cụ huyền diệu vô song.
    Tất cả pop, rock cũng nhờ Segovia mà có guitar. Song thiên hướng của Segovia là muốn guitar là một nhạc cụ cổ điển đầy mực thước, đẹp lỗng lẫy. Chính sự nghiêm túc này làm những Horowitz của piano hay Menuhin của violin cũng thừa nhận cây đàn guitar thật kỳ diệu.
    Và từ đây, guitar được công nhận như nhạc cụ mang tính"nhân bản" nhất vì nguồn âm do hai tay con người phát ra(chỉ sau Opera). Âm sắc và hoà thanh guitar vô cùng phong phú mở ra rất nhiều phong cách nghệ sĩ biểu diễn cũng như trường phái sáng tác. Hiếm có nhạc cụ nào mà ngôn ngữ biểu cảm gần bằng giọng hát con người. Vì vậy đàn guitar của Segovia còn gọi là cây đàn biết hát.
    Xin cảm ơn
    Ricci Simms
  5. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    Francisco Tarrega(1852-1909)Người đã cứu sống cây đàn guitar cho nhân loại.
    Trên sườn cao nguyên Aragono Castine, nằm về phía đông bán đảo Iberia là xứ Valencia, một miền quê ven biển. Ở đó, tại tỉnh Castayon, thành phố Villareal de los Infantez, ngày 21/11/1852, cậu bé Francisco Tarrega đã ra đời trong một gia đình nghèo nghèo. Ít lâu sau, gia đình này chuyển đến Castayon de Plana, một huyện lỵ bấy giờ. Ở đây, Tarrega đã sống qua thời niên thiếu của mình. Thuở nhỏ, ông thường nghe một nghệ sĩ guitar mù tên Manuel Gonzalez chơi đàn, người này là một nghệ sĩ dân gian nổi tiếng khắp xứ Valencia với biệt hiệu "sư tử biển". Tarrega đã có ý muốn học guitar như người này từ đó. Ông già mù đã truyền đạt cho Tarrega những gì ông có. Tuy vậy những bộc lộ năng khiếu của Tarrega làm nhiều người chú ý và nhờ một gia đình quý tộc giàu có giúp đỡ, ông đến thủ đô Madrit và thi vào nhạc viện. Lúc này, guitar không được dậy( vì không là nhạc cụ hàn lâm), Tarrega theo học piano và sáng tác. Vừa học, ông vừa gia sư cho con cái những nhà khá giả. Và ông đã tốt nghiệp thủ khoa cả hai chuyên ngành piano và sãng tác.
    Sau khi ra trường, Tarrega vẫn chưa biết mình sẽ đi theo hướng nào. Mặc dù rất có khả năng về piano song Ông lại có tình cảm riêng cho guitar. Cả hai loại nhạc cụ, Tarrega đều giỏi và đủ khả năng tổ chức những buổi hoà nhạc của riêng mình. Sau buổi hoà nhạc tại nhà hát Alhambra tại Madrit mà nửa phần đầu chơi piano, nửa sau chơi guitar, ông đã quyết định dấn thân cho guitar bởi những tiềm tàng mà ông nhận thấy. Hơn nữa , guitar lại là nhạc cụ gắn với nhiều nét văn hoá quê hương Tây ban Nha. Khán giả đã gọi ông là "Sarasate của guitar" (tên nghệ sĩ violin nổi tiếng nhất Tây ban Nha lúc này). Tháng 5/1881, ông đi biểu diễn ở Lion(pháp) rồi một vài nước châu Âu khác. Mặc dù lúc này, guitar không được ưa chuộng lắm song các buổi diễn của Tarrega để lại những ấn tượng rất tốt đẹp.
    Một bước ngoặt lớn trong đời Tarrega là tại Pháp, ông đã chở thành trung tâm chú ý khi Victor Huygo(đại văn hào, người đứng đầu Uỷ ban Thế giới) mời ông tham gia lễ kỉ niệm 100 năm ngày mất Pedro Calderon de la Barca(1600-1681), nhà thơ, nhà soạn kịch vĩ đại Tây Ban Nha. Từ đó, giới thượng lưu đua tranh mời Tarrega về nhà dạy guitar. Tarrega còn được mời vào cung điện Elyse biểu diễn rồi được ví với Rubestein của piano và Sarasate của violin.
    Rồi Tarrega đến London, Brusel, Viena, Roma..để biểu diễn. Những buổi diễn guitar đó đã gây tiếng vang lớn ở châu Âu...
    Tarrega quay về Tây Ban Nha và biểu diễn khắp nơi. Cuối cùng ông chọn Barcelona để định cư, sáng tác, giảng dạy guitar. Ông sống bằng nghề dạy đàn, sáng tác. Vào những năm cuối đời ông chỉ chơi đàn trong gia đình và cho học trò nghe. Lần cuối cùng biểu diễn của ông tại nhà hát "Endorado" khi cả hai mắt đã loà. Tarrega mất ngày 15/2/1952. Giờ đây, ai đến Vilareal quê hương ông vẫn thấy bức tượng Tarrega ở quảng trường trung tâm với nét mặt đầy hào hứng và chòm râu quăn rậm rạp.
    Những tác phẩm viết cho guitar của ông thì không nhiều lắm, chỉ 34 bản song mỗi bản đều là một khúc nhạc đi vào lòng người cho đến nay. Những ai chơi guitar không thể không biết ba bản đặc sắc nhất biểu hiện cho ba thời kỳ thử nghiệm với cây đàn guitar của Tarrega. Đó là khúc hồi tưởng cung điện Alhambra( Recuerdos de la Alhambra), khúc tuỳ hứng Ả rập ( Caprichio Arabe), Điệu hò đi săn hay điệu hò xứ Aragon (Grand Jota). Ở Grand Jota, ta thấy Tarrega đã sử dụng hết hiệu quả âm thanh mà guitar đạt đến. Có tiếng mô phỏng kèn Fagos, trống nhỏ, trống lớn, chơi một tay trái, âm bồi, chơi ở các thế tay cao.. Riêng về mặt kĩ thuật và âm sắc guitar, các tác phẩm của Tarrega thật mẫu mực vô song . Tuy nhiên tất cả vẫn bị hạn chế bởi chỉ là những tác phẩm nhỏ cho guitar diễn đơn. Segovia đã nhận xét đó là "những bông hoa nhỏ trong vườn hoa âm nhạc bao la". Thế nhưng nhạc của Tarrega chứa rất nhiều mầu sắc dân gian Tây Ban Nha. Điều này đã quyến rũ các nhạc sĩ sau này sáng tác cho guitar, bản thân Segovia cũng bắt đầu chịu ảnh hưởng và mê guitar từ những tác phẩm đó.
    Tarrega để lại rất nhiều bản phối âm giá trị cho guitar( các bản chuyển soạn). Có lần chính Albeniz(nhạc sĩ piano) sau khi nghe những bản nhạc của mình được Tarrega chuyển biên cho guitar và biểu diễn đã khẳng định rằng hiệu qủa của chúng còn trội hơn cả những bản gốc. Albeniz(1860-1909) là nhạc sĩ vĩ đại thời kỳ này, ông biết rằng nều Tarrega cũng sáng tác cho piano như ông thì tên tuổi Tarrega có lẽ cũng lớn(đàn piano vẫn được ưa chuông hơn ở châu Âu). Những lời khen của Albeniz là những lời chân thành nhất bởi khi soạn, Tarrega cố gắng bám sát nguyên bản tối đa. Ngoài ra Tarrega còn soạn các bản của Bach, Beethoven, Mendelson, Suman, Chopin..Riêng về mảng chuyển soạn Tarrega có tổng thể khoảng 200 tác phẩm( nếu ai học thầy Phúc hay thầy Tôn...thì biết những tuyển tập tác phẩm của Tarrega). Có vốn hoà thanh, nghiên cứu lý luận quá tốt(chuyên ngành ông từng học), Tarrega tỏ ra là người biết cách lựa chọn giọng điệu hợp với cây đàn và tận dụng những đặc trưng kỹ thuật của guitar( vuốt, âm bồi...) và soạn các thế bấm rất hợp lý để tạo điều kiện cho người chơi đàn.
    Về mặt kỹ thuật, Tarrega đã đạt đến một đỉnh cao mới lạ với guitar. Những ai gần gũi và hiểu Tarrega đều tấm tắc ca ngợi về sự chuyên cần của ông trong lao động sáng tạo nghệ thuật. Tarrega luyện tập thường xuyên hàng ngày để có thể rút ra những vấn đề về lý thuyết cách tập. Những công trình này đặt nền móng và cơ sở rất lớn cho Segovia tiếp tục con đường. Trong đó, Tarrega chú trọng đến thể chất người chơi đàn, cách đặt tay và ngón bấm để xử lý âm thanh. Chính tính chất âm sắc tinh vi của Tarrega đã mở ra một chân trời mới. Người ta vẫn thường ca ngợi Segovia, điều này rất đúng và công bằng song nếu không có Tarrega thì cũng không chắc có Segovia sau này.
    Tarrega là người giản dị, sống nội tâm sâu sắc. Ông là tip nghệ sĩ thiên về thuyết phục người khác hơn kiểu chinh phục của Segovia. Có lẽ vì vậy mà sự nghiệp của Tarrega không vang dội như Segovia chăng?. Bản thân Tarrega cho biết ông chỉ yêu mến cây đàn chứ không có thiên hướng muốn nổi tiếng. Vì vậy ông chỉ có số ít những học trò thân thuộc (Khác SEgovia luôn luôn kêu gọi, cổ động). Ông không có ý viết sách dạy hay in thành tập các tác phẩm. Tất cả những cống hiến đó nhờ các môn đệ của ông sưu tập sau này. Một ví dụ điển hình là bản Alhambra lúc đầu chỉ là Etude thử nghiệm kĩ thuật vê móc tứ của Tarrega. Nếu không ai hiểu ông thì nó vĩnh viễn là một Etude song Llobet đã khám phá nội cảm tinh tế của bản nhạc và mặt đột phá kỹ thuật guitar cổ điển(tremolo)...để đặt lại tên là Hoài tưởng cung điện Alhambra(Nơi chứng kiến bao chuyển biến lịch sử Tây ban Nha với các dấu tích văn hoá..)
    Cuối cùng, Ricci muốn nói chơi nhạc Tarrega cần nhất là sự tinh tế về nội cảm. Mỗi một chuyển biến âm sắc nhỏ đều có ý đồ và lý do của nó. Chúng ta không tập thì thôi, nếu tập thì kỹ thuật thật vững vàng rồi sau đó nghiên cứu kỹ tác phẩm để dựng bài rồi mới gọt dũa...Những bạn tập không chuyên thì không thể trách còn những tay đàn chuyên nghiệp cần tìm hiểu thêm nhé. Những ai thực sự hiểu Tarrega đều thấy rằng đây là một người giản dị mà rất vĩ đại. Ricci cũng như nhiều người chưa được nghe Tarrega chơi song riêng Ricci có lẽ trân trọng Tarrega có phần nào đó hơn Segovia bởi những sáng tác của ông.
    Xin cảm ơn
    Ricci Simms
  6. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Hình như bài Tarrega đã có rồi thì phải. Duplicated.
    Mà bác post vào mấy topic liền làm giề? Câu bài phỏm ?
    Em cũng khoái Tarrega nhất vì những sáng tác của ông. Không hỉu sao lão Segovia oánh trâu thế mà không sáng tác mấy nhể ?
    --------------------------------------------------------
    "Music - the one incorporeal entrance into the higher world of knowledge which comprehends mankind but which mankind cannot comprehend" - Beethoven

  7. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    Chú em Classic_lover cũng ác liệt nhẩy. Làm vài chiêu về guitar đi cho "xôm".
    Ricci Simms

Chia sẻ trang này