1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lược sử thời gian - A brief History of time

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi cai_gi_cung_muon_biet, 28/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cai_gi_cung_muon_biet

    cai_gi_cung_muon_biet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Lược sử thời gian - A brief History of time

    1/

    QUOTE
    Trích từ:Mô hình của Ptolemy 'ã tạo ra 'ược mTt h? th'ng tương ''i chính xác 'f tiên 'oán vi gần trái 'ất t>i 2 lần nhỏ hơn so v>i Y những thời 'ifm khác. Ptolemy 'ành phải chấp nhận 'ifm yếu 'ó, nhưng dẫu sao về 'ại thf, là có thf chấp nhận 'ược. Mô hình này 'ã 'ược nhà thờ Thiên chúa giáo chuẩn y như mTt bức tranh về vũ trụ phù hợp v>i Kinh Thánh, bYi vì nó có mTt ưu 'ifm rất l>n là 'f dành khá nhiều ch- Y ngoài mặt cầu cu'i cùng của các ngôi sao c' '<nh cho thiên 'ường và '<a ngục


    ... mặt trfng chuyfn 'Tng theo mTt quỹ 'ạo 'ôi khi 'ưa nó t>i gần trái 'ất t>i 2 lần nhỏ hơn so v>i Y những thời 'ifm khác ... Câu này nghĩa là sao ? Có thf giải thích kỹ hơn không

    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    2/

    QUOTE
    Trích từ:Mô hình Copernicus 'ã vứt bỏ những thiên cầu của Ptolemy và cùng v>i chúng vứt bỏ luôn ý tưYng cho rằng vũ trụ có mTt biên gi>i tự nhiên


    Tức là Copernicus bảo rằng vũ trụ không biên ? Chứng c> 'âu mà nói vậy, có thf có

    QUOTE
    Trích từ:các ngôi sao c' '<nh là những thiên thf gi'ng như mặt trời của chúng ta


    nhưng nhỡ ch? có từng 'ấy ?

    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    3/

    QUOTE
    Trích từ:Cfn cứ vào lý thuyết hấp dẫn của mình, Newton thấy rằng do các ngôi sao hút nhau nên về cfn bản chúng không thf là 'ứng yên 'ược.


    Đ"ng ý, nhưng

    QUOTE
    Trích từ:Vậy li?u chúng có cùng rơi vào mTt 'ifm nào 'ó không?


    Tại sao lại phải rơi ?
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Xin trả lời giùm, càng kỹ càng t't, tôi còn rất chưa vững mấy cái này nên không hifu . Ch- nào 'f trong quote là trích trong Lược sử thời gian - A brief History of time


    Beethoven
    [/size=4
  2. cai_gi_cung_muon_biet

    cai_gi_cung_muon_biet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Ủa, ở đây không ai đọc qua quyển này sao ? Best seller cơ mà

    Beethoven
    [/size=4
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Xin lỗi bác, nhưng xin có một ý kiến như sau: bác không nên nhìn nhận một vấn đề viết trong một cuốn sách theo cách đó. Dường nư bác không đọc kĩ cả cuốn sách mà chỉ nhìn vào từng phần riêng biệt. Cuốn này em đã đọc khá kĩ rồi. Vấn đề vật lí thiên văn thì trình độ em cũng kém thôi, nhưng cũng xin giải đáp một vài thắc mắc của bác (có gì chưa hợp lí mong bác thông cảm)
    1_Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Mô hình của Ptolemy đã tạo ra được một hệ thống tương đối chính xác để tiên đoán vị trí của các thiên thể trên bầu trời. Nhưng để tiên đoán những vị trí đó một cách hoàn toàn chính xác, Ptolemy đã phải đưa ra giả thuyết rằng mặt trăng chuyển động theo một quỹ đạo đôi khi đưa nó tới gần trái đất tới 2 lần nhỏ hơn so với ở những thời điểm khác. Ptolemy đành phải chấp nhận điểm yếu đó, nhưng dẫu sao về đại thể, là có thể chấp nhận được. Mô hình này đã được nhà thờ Thiên chúa giáo chuẩn y như một bức tranh về vũ trụ phù hợp với Kinh Thánh, bởi vì nó có một ưu điểm rất lớn là để dành khá nhiều chỗ ở ngoài mặt cầu cuối cùng của các ngôi sao cố định cho thiên đường và địa ngục
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bác hãy chú ý đoạn này:
    "Ptolemy đã phải đưa ra giả thuyết rằng mặt trăng chuyển động theo một quỹ đạo đôi khi đưa nó tới gần trái đất tới 2 lần nhỏ hơn so với ở những thời điểm khác. "
    Đây là giả thuyết cơ mà, giả thuyết này có nghĩa là quỹ đạo của mặt trăng là một hình elip. Thực tế thì quỹ đạo của mọi thiên thể trong hệ MT đều là hình elip. Tuy nhiên quỹ đạo Mặt Trăng là một hình elip gần tròn nên thực chất không thể có trường hợp như trên (đó là giả thuyết từ thời Ptolemy)
    2_Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Mô hình Copernicus đã vứt bỏ những thiên cầu của Ptolemy và cùng với chúng vứt bỏ luôn ý tưởng cho rằng vũ trụ có một biên giới tự nhiên
    --------------------------------------------------------------------------------
    Theo mô hình địa tâm Ptolemy thì toàn bộ vũ trụ được giới hạn bởi một mặt cầu ngoài cùng là mặt cầu của các vì sao cố dịnh. Sau khi đưa ra hệ nhật tâm, Copernicus cũng khẳng định được rằng các vì sao ngoài hệ MT không hề cố định mà chúng ngoài chuyển động nhìn thấy do hoạt động của Trái Đất bản thân chúng cũng có chuyển động riêng (cái này cũng có giải thích trong lược sử thời gian, mời bác đọc lại). Như vậy, câu trên có thẻ hiểu dễ dàng là hệ nhật tâm copernicus đã phá thủng cái gọi là giới hạn vũ trụ ở mặt cầu ngoài cùng, vũ trụ thực chất rộng lớn hơn thế rất nhiều và mõi thiên thể đều có chuyển động riêng của mình. Còn vào thời đó (năm 1543) thì khái niệm biên của vũ trụ chưa được xác định như bây giờ.
    3_Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    các ngôi sao cố định là những thiên thể giống như mặt trời của chúng ta
    --------------------------------------------------------------------------------
    nhưng nhỡ chỉ có từng đấy ?
    Không hiểu câu này của bác à thế nào?
    4_QUOTE
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Căn cứ vào lý thuyết hấp dẫn của mình, Newton thấy rằng do các ngôi sao hút nhau nên về căn bản chúng không thể là đứng yên được.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Đồng ý, nhưng
    QUOTE
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Vậy liệu chúng có cùng rơi vào một điểm nào đó không?
    --------------------------------------------------------------------------------
    Tại sao lại phải rơi ?
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Cái này hơi khó giải thích , nhưng đại loại như sau: Khi các vật thể hấp dẫn nhau và cùng chuyển động thì như chúng ta đều biết giữa chúng sẽ hình thành một điểm gọi là tâm lực. Nếu tất cả các chuyển động hấp dẫn của các vật thể trong vũ trụ do một sự ngẫu nhiên mà một lúc nào đấy có cùng một tâm lực thì không loaịg trừ khả năng chúng hút nhau và cùng rơi vào tâm lực đó.
    Hi vọng đã giúp được phần nào cho bác.[/size=6]
    Niềm tin cho ta tất cả
  4. cai_gi_cung_muon_biet

    cai_gi_cung_muon_biet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Bạn không đọc kỹ câu hỏi
    Tôi hỏi là mặt trăng chuyển động theo một quỹ đạo đôi khi đưa nó tới gần trái đất tới 2 lần nhỏ hơn so với ở những thời điểm khác là thế nào
    Đây chính là một lập luận mà sách đưa ra các ngôi sao cố định là những thiên thể giống như mặt trời của chúng ta nhưng nhỡ chỉ có từng đấy ? Và chỉ có từng đấy thôi thì vũ trụ sẽ có biên
    Tâm lực là gì ? Tôi chưa nghe khái niệm này bao giờ
    Bạn có thể giải thích rõ hơn không
    MOD box này không giúp tôi à

    Beethoven
    [/size=4
  5. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Bạn cái gì cũng muốn biết nên đọc kỹ lại bài của ragnarok đi, bạn chưa hiểu gì đâu ...
    Es tan miserable en su soledad que trata de terminar la vida, pero su destino no es la muerte sino el aislamiento. La frialdad de la soledad es como la frialdad del sepulcro.
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy bạn RAGNAROK đã trả lời khá đầy đủ các câu hỏi của bạn cai_gi_cung_muon_biet. Dưới đây tôi xin bổ xung thêm một số điều tôi hiểu về câu hỏi một và hai
    *
    **
    Câu thứ nhất :
    Tương ứng với đoạn trích thứ nhất của bạn, nội dung bản tiếng Anh như sau :
    ?oPtolemy?Ts model provided a reasonably accurate system for predicting the positions of heavenly bodies in the sky. But in order to predict these positions correctly, Ptolemy had to make an assumption that the moon followed a path that sometimes brought it twice as close to the earth as at other times. And that meant that the moon ought sometimes to appear twice as big as at other times! Ptolemy recognized this flaw, but nevertheless his model was generally, although not universally, accepted. It was adopted by the Christian church as the picture of the universe that was in accordance with Scripture, for it had the great advantage that it left lots of room outside the sphere of fixed stars for heaven and hell.?
    Tôi xin tạm dịch lại như sau (tôi chỉ dịch thêm phần in đậm, phần còn lại là copy từ bản dịch tiếng Việt):
    ?oMô hình của Ptolemy đã tạo ra được một hệ thống tương đối chính xác để tiên đoán vị trí của các thiên thể trên bầu trời. Nhưng để tiên đoán những vị trí đó một cách hoàn toàn chính xác, Ptolemy đã phải đưa ra giả thuyết rằng mặt trăng chuyển động theo một quỹ đạo đôi khi đưa nó tới gần trái đất tới 2 lần nhỏ hơn so với ở những thời điểm khác. Và điều đó có nghĩa là vào một số thời điểm, độ lớn của đĩa mặt trăng được nhìn thấy sẽ to gấp đôi (khi nhìn) tại các thời điểm khác. Ptolemy đành phải chấp nhận điểm yếu đó, nhưng dẫu sao về đại thể, là có thể chấp nhận được. Mô hình này đã được nhà thờ Thiên Chúa giáo chuẩn y như một bức tranh về vũ trụ phù hợp với Kinh Thánh, bởi vì nó có một ưu điểm rất lớn là để dành khá nhiều chỗ ở ngoài mặt cầu cuối cùng của các ngôi sao cố định cho thiên đường và địa ngục ?o
    Có thể tham khảo thêm tài liệu khác tại địa chỉ sau
    http://www.utsc.utoronto.ca/~shaver/ancient.htm
    Trong tài liệu này cũng có nói về mô hình của Ptolemy với ưu điểm dự đoán chính xác vị trí của các hành tinh phù hợp với các kết quả quan sát thực tế (predicted movements of planets agreed with observations) và nhược điểm là chuyển động của mặt trăng (được tính toán trong mô hình) có thể dẫn tới việc làm kích thước của mặt trăng lớn hơn gấp hai lần vào một số thời điểm (Moon''''s motion would cause doubling in apparent size - not observed)
    Theo ý kiến của tôi thì các đoạn trích trên có thể hiểu một cách tổng hợp như sau (Đây chỉ là những ý kiến, suy luận của tôi) :
    Ptolemy đã thừa kế và phát triển mô hình địa tâm cho phép tính toán khá chính xác vị trí của các thiên thể trên bầu trời. Tuy nhiên theo mô hình này thì mặt trăng chuyển động trên một quỹ đạo mà đôi khi, vị trí tính toán được của nó gần trái đất hơn các vị trí khác (cũng được tính toán theo mô hình) tới hai lần. Điều này có nghĩa là mặt trăng vẫn được dự đoán chính xác vị trí trên bầu trời nhưng kích thước của đĩa mặt trăng quan sát được tại một số thời điểm đáng lẽ ra phải lớn hơn gấp hai lần kích thước của đĩa mặt trăng quan sát tại những thời điểm khác (dĩ nhiên là điều này đã không xảy ra- not observed). Đây là một nhược điểm của hệ Ptolemy vì thực tế mặt trăng chuyển động quanh trái đất theo một quỹ đạo elip gần tròn (như bài của bạn RAGNAROK đã đề cập đến).
    *
    **
    Câu thứ hai :
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Trích từ bài của cai_gi_cung_muon_biet gửi lúc 21:01, 28/07/2003
    ---------------------------------------------------------------------
    ?oMô hình Copernicus đã vứt bỏ những thiên cầu của Ptolemy và cùng với chúng vứt bỏ luôn ý tưởng cho rằng vũ trụ có một biên giới tự nhiên ?o
    ---------------------------------------------------------------------
    Tức là Copernicus bảo rằng vũ trụ không biên ? Chứng cớ đâu mà nói vậy ?
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Còn đoạn này trích trong bài trả lời của bạn RAGNAROK
    -----------------------------------
    Như vậy, câu trên có thẻ hiểu dễ dàng là hệ nhật tâm copernicus đã phá thủng cái gọi là giới hạn vũ trụ ở mặt cầu ngoài cùng, vũ trụ thực chất rộng lớn hơn thế rất nhiều và mõi thiên thể đều có chuyển động riêng của mình. Còn vào thời đó (năm 1543) thì khái niệm biên của vũ trụ chưa được xác định như bây giờ.
    ------------------------------------
    Tôi có cùng ý kiến với RAGNAROK, khái niệm ?obiên giới tự nhiên? ở đây nên được hiểu là : ?oBiên giới tự nhiên đã được xây dựng trong các mô hình, lý thuyết của những nhà thiên văn cổ đại?, đó là ?omặt cầu ngoài cùng chứa các ngôi sao cố định? ?" ?oBên ngoài mặt cầu cuối cùng đó là cái gì thì mô hình đó không bao giờ nói một cách rõ ràng, nhưng chắc chắn nó cho rằng đó là phần vũ trụ mà con người không thể quan sát được?. Trong mô hình của Copernicus, mặt cầu ngoài cùng (biên giới) này không tồn tại. Còn việc từ đó suy ra vũ trụ là không biên hoàn toàn là ý của bạn, trong sách không có đoạn nào nói lên điều đó. Vẫn biết rằng trái nghĩa với ?ocó biên giới? là ?ovô biên?, nhưng tôi nghĩ trong văn cảnh trên, không nên đề cập đến các khái niệm trong các học thuyết hiện đại về ?obiên? của vũ trụ.

    Dưới đây tôi xin trích thêm một đoạn tại trang 58, tác phẩm ?oHệ Mặt Trời, tác giả Isaac Asimov, người dịch Đắc Lê, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 1980.
    ?oMột khi Côpecnic đã hình dung Trái Đất chuyển động xung quanh mặt trời cùng các hành tinh khác thì cho rằng toàn bộ bầu trời sao quay quanh Trái Đất cứ 24 giờ hết một vòng là điều nực cười. Dù sao, chừng nào Trái Đất đang chuyển động, thì cho rằng nó xoay quanh trục của nó và các ngôi sao đứng yên là điều đơn giản hơn nhiều ??
    Theo tôi nghĩ, do hạn chế về mặt tài liệu, việc tìm hiểu kỹ về các học thuyết thiên văn cổ đại là rất khó. Trên đây là những gì tôi hiểu về một số khái niệm trong thiên văn học cổ đại. rất mong được các bạn bổ xung hoặc chỉnh sửa thêm

    Zeratul - The Chief of DarkTemplar

    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 01:23 ngày 01/08/2003
  7. Albert_Nguyen_new

    Albert_Nguyen_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Đọc LSTG đúng là lắm đoạn khó hiểu (không biết là do dịch hay là từ nguyên bản). Thực sự đến giờ tôi vẫn không hiểu tại sao tia sáng lại phải đi song song với chân trời sự cố, để dẫn đến kết quả là diện tích bề mặt của lỗ đen tương ứng với Entropy của bên ngoài. Rồi còn khái niệm thời gian ảo nữa... Toàn phải chấp nhận, chứ chẳng tưởng tượng ra hay hiểu được!
    Albert Nguyen
  8. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    MOD box này không giúp tôi à
    [/quote]
    Tôi thấy Rag(là mod của CLB Thiên Văn Học) cũng trả lời khá hoàn chỉnh câu hỏi của bạn rồi, có thể điều đó là không đủ với bạn những bạn biết đấy ngay cả câu hỏi của bạn chỉ trích một phần trong cuốn sách đấy thì rất khó giải thích, ngay cả tôi đây đọc cả cuốn LSTG có những chỗ cũng không hiểu được hết.
    Vậy mong bạn thông cảm chó chúng tôi, nếu như câu trả lời của chúng tôi không thoả mãn được câu hỏi của bạn.
    Love Of My Life

  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1

    Giả sử có hai vật thể (như Trái Đất và Mặt Trời chẳng hạn) có khối lượng m1 và m2, hai vật thể này cách nhau một khoảng A nào đó và hấp dẫn nhau làm cho một trong hai vật thể chuyển động quanh vật thể còn lại thì ta sẽ có một điểm G nằm trên đoạn nối tâm hai vật thể (đoạn này bằng A). Điểm G gọi là tâm lực (hay đơn giản là khối tâm chung của hai vật thể) khi nó chia đoạn nối tâm thành 2 đoạn R1 và R2 với R1 là khoảng cách từ G đến m1 và R2 là khoảng cách từ G tới m2 sao cho:
    R1/m2 = R2/m1 = A/(m1+m2)​
    Niềm tin cho ta tất cả
  10. cai_gi_cung_muon_biet

    cai_gi_cung_muon_biet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Ui trời ơi, thế sao không gọi quách nó là khối tâm còn tâm lực với cả tâm gì nữa ? Chắc phải có tính chất gì chứ nhỉ
    Mà bác nói
    Tại sao lại rơi nhỉ, quay quanh khối tâm có sao đâu
    Các bác ở đây nhiệt tình quá nhỉ, chẳng như mấy box kia

    Beethoven
    [/size=4

Chia sẻ trang này