1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lược sử thời gian - A brief History of time

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi cai_gi_cung_muon_biet, 28/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Shw

    Shw Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    trích từ:
    _____________________________________________
    Ui trời ơi, thế sao không gọi quách nó là khối tâm còn tâm lực với cả tâm gì nữa ? Chắc phải có tính chất gì chứ nhỉ
    __________________________________________________
    he, Đó không thể nói là khối tâm đươc, đơn giản là vì...các vật thể đó không phải là một khối(Ma`là những vật rời rạc nhau,Tâm lực của chúng không nhất thiết nằm trong 1 vật thể nào)
    2_Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Mô hình Copernicus đã vứt bỏ những thiên cầu của Ptolemy và cùng với chúng vứt bỏ luôn ý tưởng cho rằng vũ trụ có một biên giới tự nhiên
    --------------------------------------------------------------------------------
    [green][/green]Tôi không có dịp đọc LSTG, nhưng theo tôi biết thì Copernicus lúc đó vẫn còn dùng khái niệm thiên cầu. Mô hình nhật tâm của ông chỉ hoàn toàn đúng so với phạm vi
    mô hình Hệ Mặt Trời hiện đại thôi
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Trong Hệ Nhật Tâm của Copernicus, các thiên cầu vẫn được sử dụng để giải thích chuyển động của các hành tinh. So với mô hình địa tâm của các nhà thiên văn Hy Lạp cổ đại, trong mô hình của Copernicus, khái niệm về ?othiên cầu ngoài cùng chứa các vì sao cố định? là không tồn tại. Tôi xin trích một số đoạn đề cập đến các khái niệm ?othiên cầu?, ?oNhật Tâm?, ?oĐịa Tâm? trong tác phẩm ?oHệ Mặt Trời? ?" tác giả Isaac Asimov (người dịch : Đắc Lê, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 1980). Trong phần tiếp theo, các đoạn in nghiêng là các đoạn trích, sau mỗi đoạn là số trang tương ứng
    ?oVào khoảng năm 500 trước công nguyên, người Hy Lạp nỗ lực giải thích các chuyển động của các hành tinh trước hết dựa vào giả thiết cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ (Điều đó có vẻ tất nhiên như thế và trước thời hiện đại, mọi người đều thực sự coi là như thế). Vào khoảng năm 500 trước công nguyên, nhà triết học Anaximen đưa ra ý kiến cho rằng các ngôi sao được cố định trong một mặt cầu khổng lồ bao quanh Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh. Anaximen là người đầu tiên hình dung trên trời có các mặt cầu
    Mặt cầu này có thể không chuyển động trong khi Trái Đất chuyển động hoặc ngược lại. Sau đó người Hy Lạp tìm các lý lẽ để chứng minh cả hai cách
    Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh có thể không bị cố định vào mặt cầu của các ngôi sao đó, bởi vì chúng không chuyển động cùng tốc độ với các ngôi sao. Bởi vậy chúng phải tồn tại ở khoảng không gian giữa mặt cầu của các ngôi sao và Trái Đất ở trung tâm. Người Hy Lạp không thể tin rằng các thiên thể lơ lửng không có chỗ dựa trong không gian. Nếu chúng như vậy, thì xét đến cùng chúng sẽ rơi xuống đất mất. Do đó, người Hy Lạp quả quyết mỗi thiên thể phải được cố định vào một thiên cầu đặc biệt của riêng nó?
    [trang 27]
    ?oTất nhiên những mặt cầu của các hành tinh này phải hoàn toàn trong suốt, bởi vì người ta có thể nhìn xuyên qua chúng thấy các ngôi sao. Chúng phải chuyển động hết sức đều đặn và hoàn toàn không có ma sát?
    [trang 30]
    ?oNếu các hành tinh được cố định ở các mặt cầu xoay quanh Trái Đất, thì chúng phải chuyển động theo những đường tạo thành các vòng tròn hoàn hảo. Thật vậy, nhà triết học Platôn vào những năm 380 trước công nguyên đã hăng hái tìm lý lẽ chứng minh rằng các thiên thể phải chuyển động theo các đường tròn, bởi vì đường tròn là đường cong đối xứng nhất và do đó là đường cong hoàn hảo. Nếu các hành tinh chuyển động theo đường tròn, đó chính là dẫn chứng để chứng tỏ mọi truyện trên trời đều là hoàn hảo. Sau thời đại Platôn, trong khoảng gần 2000 năm, các nhà thiên văn đã làm việc cần cù để gán ghép những chuyển động hành tinh vào các đường tròn và những tổ hợp của các đường tròn?
    [trang 31 - 32]

    Với khái niệm về vị trí Trái Đất ở trung tâm và các thiên cầu như trên, các nhà thiên văn cổ Hy Lạp đã xây dựng và phát triển mô hình Địa Tâm với mục đích chủ yếu là tính toán vị trí của các thiên thể trên bầu trời (các ngôi sao, 5 hành tinh, Mặt Trời và Mặt Trăng). Trong hệ Địa Tâm, quỹ đạo chuyển động của một thiên thể là tổ hợp của các chuyển động tròn với các khái niệm : chính đạo ?" Deferent, ngoại luân ?" Epicycle v.v? Để giải thích được các hiện tượng như : sự thay đổi độ chói của các hành tinh, sự chuyển động nhanh chậm không đều của Mặt Trời, Mặt Trăng, sự chuyển động lùi của Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, ?hệ Địa Tâm ngày càng trở lên phức tạp, số lượng các thiên cầu ngày càng tăng lên ? các bạn có thể tham khảo về sự phát triển của hệ địa tâm tại địa chỉ sau :
    http://www.utsc.utoronto.ca/~shaver/ancient.htm
    Hình vẽ minh họa khái niệm chính đạo (đường tròn to màu vàng), ngoại luân (đường tròn nhỏ màu đỏ) và tổ hợp quỹ đạo của hành tinh từ các chuyển động tròn (hình vẽ lấy trong tài liệu tại địa chỉ link phía trên)
    Hệ Nhật Tâm của Copernicus đã cho phép tính toán vị trí của các thiên thể và giải thích các hiện tượng thiên văn một cách đơn giản hơn nhiều so với hệ Địa Tâm, tuy nhiên việc chấp nhận Hệ Nhật Tâm vào thời điểm đó đã gặp nhiều hạn chế khách quan và chủ quan :
    ?oĐối với chúng ta ngày nay, hệ Côpecnic so với hệ Ptôlêmê đơn giản hơn rất nhiều đến mức nó phải được công nhận ngay tức khắc. Tuy nhiên chuyện đó không xảy ra. Phải mất gần một trăm năm, hệ Côpecnic mới thắng lợi, và có mấy lý do đáng kể về chuyện đó :
    + Trước tiên, hệ Ptôlêmê được sắp đặt theo toán học. Nó đoán trước được vị trí các hành tinh rất chính xác về phương diện mắt thường có thể phân biệt được. Về độ chính xác, hệ Côpecnic không tốt hơn hoặc chỉ tốt hơn một chút ít. Chắc chắn toán học gắn bó với Côpecnic đơn giản hơn, nhưng toán học đó gắn bó với quan niệm toàn bộ Trái Đất khổng lồ bay trong không gian xung quanh Mặt Trời. Đối với nhiều người, việc thừa nhận toán học có phức tạp hơn chút ít thì dễ dàng hơn thừa nhận quan niệm về Trái Đất bay trong không gian
    + Tất nhiên, do quan sát bầu trời, có những cách chứng minh Trái Đất phải chuyển động trong vũ trụ, nhưng những quan sát ấy phải đợi đến khi tìm ra kính viễn vọng đã. Sau khi Côpecnic qua đời, trong gần 70 năm không hề có kính viễn vọng, và trước khi có kính viễn vọng thì đó chỉ là vấn đề một nhà thiên văn đặc biệt thấy thích loại toán học nào hơn. Trong một thời gian, hầu hết các nhà thiên văn không thể nào tự mình rời bỏ uy tín vĩ đại của người Hy Lạp cổ đại.
    + Lý do thứ hai, hầu hết những người cầm đầu tôn giáo, kể cả phái công giáo lẫn phái Tin Lành đều cho rằng Kinh Thánh ủng hộ hệ Ptôlêmê. Vì lý do đó, nhiều nhà thiên văn và các học giả khác do tình cảm tôn giáo đã ngập ngừng trong việc chấp nhận thuyết mới
    + Lý do thứ ba, Côpecnic không hoàn toàn từ bỏ hệ Ptôlêmê. Bất chấp mọi điều, ảnh hưởng Hy Lạp vẫn còn trong các quan niệm của ông. Ông vẫn nghĩ rằng các hành tinh là bộ phận của những mặt cầu chuyển động xoay, và phải chuyển động theo sự kết hợp của những đường tròn hoàn hảo. Để làm cho thuyết của ông giải thích được sự chuyển động của các hành tinh, thì ông, giống như Apôliut, Hipacchut và Ptôlêmê, đã sử dụng các ngoại luân, tổng số các chuyển động tròn Côpecnic cần đến để giải thích các quỹ đạo hành tinh chỉ là 34, còn của Ptôlêmê là 79. Điều này làm cho mọi chuyện dễ dàng hơn, nhưng đối với nhiều nhà thiên văn thì không đủ dễ dàng để làm cho sự thay đổi có vẻ đáng giá?
    [trang 61-62]

    *
    **
    ?o? Chính Côpecnic là người củng cố Hệ Nhật Tâm trên Thế Giới và chính ông là người đầu tiên trình bày tỉ mỉ nền tảng toán học của hệ đó, nên hệ đó được gọi là hệ Côpecnic để bày tỏ lòng trân trọng đối với ông, mặc dù ông không phải là người đầu tiên nghĩ tới hệ Nhật Tâm *?
    [trang 59]
    * : Trước Copernicus, nhà thiên văn cổ đại Hy Lạp Aristarchus (310-230 BC) đã đưa ra ý kiến trừ Mặt Trăng ra, còn tất cả các hành tinh khác đều chuyển động xung quanh Mặt Trời, rằng Trái Đất cũng chuyển động cùng các hành tinh đó

    Zeratul - The Chief of DarkTemplar

    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:05 ngày 11/08/2003
  3. Shw

    Shw Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    rất hay, cám ơn bạn (5* nhé)

Chia sẻ trang này