1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lưỡi lê

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi T_80_U, 26/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Lưỡi lê

    Hôm nay, xin mạn phép mở chủ đề về lưỡi lê, mong mọi người đóng góp ý kiến. Đặc điểm chung của lê là luôn có xẻ rãnh để tăng sát thương. Khi đâm, máu sẽ phun theo rãnh. Và khi đó chỉ cần ngoáy một phát là địch toi, không cầm được máu.
    Trước tiên là lê cho Ak Tầu (Type56) - Ở Vn gọi là lê lá lúa. Con này chỉ đâm chứ không chém được. Laọi này còn được lắp vào CKC
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Còn đây là lê của  Nga
    AKM
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Hehe, đúng là ý tưởng lớn gặp nhau. Đang định làm 1 topic về lưỡi lê thì lão tăng đã xí trước rồi
    Lần lại lịch sử, vào giữa thế kỉ 17, trong một trận đánh ở Bayonne, miền Nam nước Pháp, một xạ thủ súng hoả mai khi hết đạn đã cắm con dao săn của mình vào nòng súng để đánh giáp lá cà với quân địch. Do đó một vũ khí mới đã ra đời, bayonet - lưỡi lê.
    Trước đó, trong đội hình chiến đấu người ta thường bố trí lính sử dụng kích lẫn với xạ thủ súng hoả mai để chống kị binh. Tuy nhiên, với sự ra đời của lưỡi lê thì các xạ thủ súng hoả mai đã có khả năng tự vệ trong giáp chiến. Lưỡi lê đã loại bỏ dần dần đội quân dùng kích và tăng tỉ lệ sử dụng hoả khí trong đội hình chiến đấu.
    Một số kiểu lưỡi lê của thời kì đầu :
    Lê cắm (Plug Bayonet)
    [​IMG]
    Đây là kiểu lưỡi lê của thời kì đầu tiên. Được cắm trực tiếp vào nòng súng nên nhược điểm chính của nó là khi đã lắp lê thì xạ thủ không thể nổ súng được nữa. Đến cuối thế kỉ 17, lê cắm nhanh chóng được thay thế bởi lê ống (Socket Bayonet).
    Lê ống (Socket Bayonet)
    [​IMG]
    Lưỡi lê được gắn bở một ống rỗng ***g vào nòng súng, do đó xạ thủ có thể bắn khi lê đã lắp vào. Loại lưỡi lê này được quân đội Pháp sử dụng từ những năm 70 của thế kỉ 17 và nhanh chóng được các quốc gia khác học theo.
    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 12:35 ngày 27/03/2006
  3. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Trước tiên là lê cho Ak Tầu (Type56) - Ở Vn gọi là lê lá lúa. Con này chỉ đâm chứ không chém được. Laọi này còn được lắp vào CKC
    --------------------------------------------------------------------------
    Góp ý với chú Tăng phát ! Lê của AK Tàu không gọi là lê lá lúa chú mình ạ ! Lính hay gọi loại lê này là lê 3 cạnh hoặc lê múi khế còn lê lá lúa là lê của khẩu SKS (CKC) như trong hình sau:
    [​IMG]
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 20:37 ngày 26/03/2006
  4. Cao_Son_new

    Cao_Son_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Bọn em lại gọi loại này là lê 3 cạnh để phân biệt với lá lúa, là loại kia!
  5. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Tiếp về lê:
    US Model 1905 Springfield
    [​IMG]
    Lê Thổ Nhĩ Kì 1907 
    [​IMG]
    Lê Ấn Độ 1907 Mark I RFI
    [​IMG]
    Indian Pattern No 1 Mark I
    [​IMG]
    1907 MkI JAC ( Chapman )[​IMG]
    1907 by Remington
    [​IMG]
    1907 British by Sanderson
     
  6. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Thông cảm em đang tây tây nên gõ sai, đang ngồi uống Lúa Mới nên gõ nhầm thành lá lúa.
  7. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Trích
    Nhận xét trên là của dân gian, vậy mà ảnh hưởng tới mấy đời. Cứ mười người nói về lưỡi lê, tớ thấy 9,5 người nói y như thế. Còn theo sách vở thì các rãnh có tác dụng sau:
    1. Nhằm giảm trọng lượng mà vẫn đảm bảo độ cứng của lưỡi lê.
    2. Tăng chu vi tiết diện dẵn tới tăng hiệu quả sát thương do diện tích vết rách lớn, nên chảy máu nhiều và nhanh.
    3. Thông khí để rút ra rễ dàng sau khi đâm.
    Có thể thử bằng cách đâm vào thân cây chuối xem các rãnh đó có hở không, chắc chắn là không.
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bản thân lê ống cũng có nhược điểm, để có thể sử dụng được thì của nó phải được chế tạo sao cho khớp với kích thước của nòng súng.
    Một phương án để khắc phục, được quân đội Anh sử dụng từ đầu thế kỉ 18 là lưỡi lê ống có xẻ rãnh dọc (split socket bayonet), cho phép lưỡi lê lắp khít bất cứ nòng súng nào.
    [​IMG]
    Vào thế kỉ 19, một thiết kế khác là lưỡi lê ống được xẻ rãnh ngang (foresight spring), có vòng khoá (locking ring) để cố định lưỡi lê dựa vào đầu ruồi (foresight stud) và chốt giữ (retaining clip) của súng.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lê ống còn được sử dụng đến tận cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20.
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Lê ống và lê kiếm của Thụy Điển
    Kích thước theo thứ tự từ trên xuống : 645mm, 650mm, 555mm, 535mm, 630mm.
    [​IMG]
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Lê ống của súng trường Mosin-Nagant Nga, dài 432mm.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lưỡi lê có 5 cạnh. Bác nào đã đọc "Tên anh chưa có trong danh sách" hẳn còn nhớ chi tiết anh lính Nikolai đã may mắn thoát nạn vì bị đâm bằng lưỡi lê này nên trên lưỡi lê không dính vết máu.
    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 12:39 ngày 27/03/2006

Chia sẻ trang này