1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lượm Lặt Bốn Phưong,Kiến thức khắp nơi

Chủ đề trong 'An Giang' bởi chicken_mos, 11/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    Các chất trong tử đinh hương
    Cây tử đinh hương có chứa rất nhiều hoạt chất mà trong đó có hơn 20 chất thuộc về nhóm Triterpenoide. Các chất này được chứa trong chất sáp bao bọc lấy lá cây để chống khô và bịnh. Terpenoide có ý giá trị quan trọng trong sự trao đổ giữa động vật và thực vật, giữa côn trùng có lợi và côn trùng có hại. Người ta đã biết được hơn 20.000 chất Terpenoide. Các chất Triterpenoide quan trọng trong cây tử đinh hương được xếp vào nhóm Limonoide:
    Azadirachtin: Một loại thuốc thực vật chống côn trùng hữu hiệu. Chất này có cấu trúc giống như một chất hormon có nhiệm vụ cho sự phát triển từ con dòi / sâu sang một con côn trùng. Azadirachtin có tác dụng ngăn chặn sự sản xuất hormon và qua đó sự phát triển cũng như sanh sản cuả côn trùng bị gián đoạn.
    Mellantriol và Salannin: Tác dụng làm biếng ăn. Qua đó côn trùng không ăn nữa
    Nimbin và Nimbidin: có tác dụng chống vi trùng đối với cây cỏ, thú vật và phỏng đoán là với con người.
    Cây tử đinh hương Ấn quả không phải là một loại cây bình thường. Cho dù chưa chứng minh được tất cả, nhưng người ta rất tin tưởng vào khả năng của nó. Một loại thuốc chống côn trùng hiệu quả, có tác dụng thuận tiện cho sức khoẻ, dùng để gây trồng lại những vùng rừng bị đốn hoang và có thể dùng để hạn chế nạn nhân mãn. Thật không hổ thẹn với cái tên gọi ?zCây trời ban cho con người?o
  2. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    HÀ NỘI CÓ BAO NHIÊU PHỐ BẮT ĐẨU BẰNG CHỮ HÀNG ?
    Cứ theo thực trạng hiện nay, Hà Nội có 53 phố và ngõ... bắt đầu bằng chữ Hàng, nếu xếp theo a,b,c thì là Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bè, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Bột (ngõ), Hàng Buồm, Hàng Bún, Hàng Chai, Hàng Cháo, Hàng Chỉ (ngõ), Hàng Chiếu, Hàng Chĩnh, Hàng Chuối, Hàng Cỏ (ngõ), Hàng Cót, Hàng Da, Hàng Dầu, Hàng Đào, Hàng Đậu, Hàng Điếu, Hàng Đồng, Hàng Đường, Hàng Gà, Hàng Gai, Hàng Giày, Hàng Giấy, Hàng Hành, Hàng Hòm, Hàng Hương, Hàng Khay, Hàng Khoai, Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Mành, Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Ngang, Hàng Nón, Hàng Phèn, Hàng Quạt, Hàng Rươi, Hàng Than, Hàng Thiếc, Hàng Thùng, Hàng Thịt (ngõ), Hàng Tre, Hàng Trống, Hàng Vải, Hàng Vôi. Nhưng trong thực tế lịch sử thì còn nhiều phố Hàng nữa. Có điều là đã bị thay thế dần cùng thời gian. Ví dụ ngày trước còn có Hàng Hài (nay là đoạn đầu Hàng Bông), Hàng Mụn (nay là Hàng Bút). Còn Hàng Bút vốn là đoạn cuối của phố Thuốc Bắc. Hàng Bừa và Hàng Cuốc (nay gộp lại là phố Lò Rèn), Hàng Tàn tức Hàng Lọng (nay là đoạn đầu phố Lê Duẩn), Hàng Bột (nay là phố Tôn Đức Thắng), Hàng Chè (nay là đoạn đầu phố Đinh Tiên Hoàng), phố Hàng Giò (đoạn đầu phố Bà Triệu), Hàng Kèn (đoạn phố Bà Triệu từ ngã năm Trần Hưng Đạo đến ngã năm Nguyễn Du), phố Hàng Đàn (nay là phố Hàng Quạt), phố Hàng Màn (nay là đoạn đầu phố Hàng Giày), phố Hàng Lam (đoạn đầu phố Hàng Ngang), phố Hàng Lờ (cuối Hàng Bông), phố Hàng Nâu (nay là Trần Nhật Duật), phố Hàng Tiện (nay là đoạn đầu Hàng Gai), phố Hàng Sơn (nay là Chả Cá), phố Hàng Đẫy (nay là đoạn đầu phố Nguyễn Thái Học), phố Hàng Mã dưới và phố Hàng Mây (nay gộp lại thành phố Mã Mây), phố Hàng Trứng (đoạn cuối phố Hàng Mắm), phố Hàng Gạo (phố Đồng Xuân), phố Hàng Thêu (nay là đoạn cuối Hàng Trống), phố Hàng Sắt (nay là đoạn đầu phố Thuốc Bắc)...
    Như vậy là có đến trên hai chục phố có tên bắt đầu bằng chữ Hàng, song nay đã đổi ra tên khác hoặc gộp vào thành một phố dài. Có một số phố vẫn giữ được mặt hàng truyền thống như Hàng Bạc còn đó với một số hiệu vàng, bạc mà xưa kia là nơi sản xuất vòng, xuyến, kiềng, vàng cho lớp người giàu sang. Hàng Khay vẫn còn một số thợ khảm trứ danh từ mảnh gỗ, vỏ trai mà tạo nên tác phẩm thực sự, óng ánh... Hàng Than nổi tiếng với món bánh cốm ngon lạ thường chỉ có Hà Nội mới có, gợi nhớ đến mùa cưới của người Hà Nội. Hàng Đào vẫn phấp phới màu sắc của quần áo nhắc nhở đến những phiên chợ tơ năm xưa. Hàng Trống cho đến ngày nay còn một số nhà có nghề làm trống cổ truyền, dựng tang trống, thuộc da, lên mặt trống đều bằng phương pháp thủ công. Hàng Mành vẫn làm mành. Hàng Thiếc làm thùng tôn, cắt kính. Hàng Mã vẫn bán đồ chơi Trung thu cho trẻ em... Bên cạnh đó, nhiều phố mang tên cũ nhưng không còn một ai làm nghề cũ như Hàng Gà, Hàng Cá, Hàng Gai, Hàng Bún, Hàng Cót, Hàng Bồ..
  3. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    Các giai đoạn hình thành hộp sửa bò
    Vào cuối thế kỷ 18 , đầu thê kỷ 19- uống sữa là một chuyện hên xui may rủi . Sữa tưoi từ con bò đến ly sữa ?bạn uống vào ? là một chuyện khá rủi ro . Trong ly sữa có nhiều vi trùng vô cùng . Đem ly sữa từ trang trại nuôi bò , nhất là mùa hè giữa trưa , đem xuống thị xã cáh đó chừng 5 miles ?thì người uống ly sữa nên đọc kinh cầu nguyện tốt hơn . Tủ lạnh chưa có , chuyên chở chậm chạp thì ly sữa chưa đến nơi đã chua rồi . Bạn có từng mua nguyên một gallon sữa tưoi từ super market đến nhà , khi bạn quên bạn chạy vòng vòng đến nơi nầy nơi kia , mất nữa ngày ?" thế là toi một gallon sữa tưoi đó rồi . Uống vào là có chuyện lớn liền . Danh từ nói về sữa hư uống vào như sau : ?o the milksick ?o , ?omilkpoison ?o , ?o the slows ?o , ?o the trembles ?o , ?o the milk evil ?o ?( xin lổi chúng tôi hết chữ để dịch cụm từ này cho gọn )
    Ngày nay chúng ta cầm lon sữa đặc thì chúng ta nên nhớ ơn người làm ra nó . Đó là Gail Borden . Ông nhìn xa xa y như anh em với Tổng thống Abraham Lincoln vậy , người gầy gầy , đôi gò má lộ xương , râu theo kiểu ..hìhì? kiểu Abraham Lincoln vậy cho rồi .
    Ông từ nứoc Ái nhỉ Lan đáp tàu buồm đi Tân Thế Giới . Tàu rất lớn , hàng trăm cánh buồm , nhiều tầng, có nơi chứa nước uống , nứoc tắm rữa , nước nấu ăn ,. Có chuồng heo , chuồng gà , chuồng bò , chuồng ngựa ( vì ngựa chở từ Anh sang Tân Thế Giới rất quý , chẳng lẻ mua ngựa của dân da đỏ sao đây )?Bò lấy thịt và bò lấy sữa cho các xếp lớn trên tàu ?Biển động mạnh suốt 3, 4 ngày ?" con người lăc lư và con bò cũng lắc lư luôn . Bò sữa bỏ ăn cỏ vì bị ?o say sóng ?o gần chết , nên không có sữa . Không có sữa thì con nít chết trước , răng cỏ đâu mà ăn thịt , ăn cơm ? Đó là vào năm 1852 . Khi đến Tân Thế Giới , thì năm 1854 Gail Borden tạo ra lon sữa đặc đầu tiên , nhưng trị giá có 3 ngày mà thôi , ngày thứ tư thì vụt thùng rác tốt hơn .Năm 1856 , Gail Borden được cấp giấy phép sáng chế là người làm đuợc sữa đặc dầu tiên trên thế giới . Đó là nhãn hiệu Eagle Borden mà bạn thấy bày bàn tại các siêu thị Mỹ khắp nơi .
  4. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    Gail Borden vào năm 1856 được cấp bằng sáng chế sữa đặc có đường . Đường cát được thêm vào để cản bớt sự gia tăng của vi khuẩn sữa . Chất béo được gạn bớt . Nhưng lúc đó Borden chưa biết cách thêm những sinh tố ( vitamins and nuitrients ) nên vào năm 1905 có trận dịch làm rộp da những đứa bé con dùng sữa này .
    Loại sữa của nhà Borden được nghiên cứu rất kỷ để tung ra thị trường , như chọn lựa giống bò khỏe mạnh , nhiều sữa , chọn loại cỏ ngon cho bò sữa ăn . Thường xuyên thanh tra vệ sinh chuồng trại cho hợp tiêu chuẩn mà Bộ Y tế Hoakỳ đề ra . Hãng được lập sát gần chuồng bò sữa để tranh thủ sự tươi ngon của sữa từ bò ra . Sự thanh tra vệ sinh chặt chẻ từ khâu chế xuất đầu tiên đến khâu cuối cùng .
    Sữa bò được đưa vào hãng là dòng sữa tươi , được bơm qua máy đến một nồi nóng khô ráo ta gọi là heating-wells . Nơi nầy nhiệt độ nóng khoãng 206 độ F . Nóng chừng 5 phút cho từng đợt là vừa đủ giết vi khuẩn và giữ được mùi thơm sữa bò và nước bốc hơi đi hết . Từ nơi nầy sữa bò lõng bị mất đến 60 % nước do sự thoát hơi nước từ đây . Sau đó sữa sệt được đẩy đến một nồi đường ( sugar wells ) và trộn lẩn với nhau thành sữa đặc có đường . Rồi tất cã được bơm đến một nồi hút hơi ( vacuum wells ) rồi thêm khoáng chất hay nuitritions và vitamins , độ nóng nơi nồi nầy khoãng 140 F trong vòng 90 phút . Rồi tất cả đi vào một hệ thống lạnh ( cooling system ) và được bơm đến từng lon ( can ) sữa bò ,khâu chế xuất cuối là dán nhản hiệu và đóng dấu nổi ngày hết hạn , đợt sản xuất dưới đáy lon sữa đặc có đường .. Trong từng bành sữa ra khỏi khâu ( ta gọi là batch ) thì nhân viên phòng thí nghiệm chọn một lon sữa đặc đem vào phòng thí nghiệm , khui ra và để trong phòng thí nghiệm chừng 1 tuần lể để xem sự nẩy sinh vi khuẩn ra sao cho từng batch nầy . Khi đúng tiêu chuẩn y tế khoa học thì batch nầy được cấp giấy chứng nhận và tung ra thị trường tiêu thụ khắp bốn phương trời .
    Đặc điểm kỷ càng như vậy nên công ty Borden chưa từng lần nào gây vấn đề nguy hại đến sức khỏe dân chúng do bệnh của bò hay bệnh của sữa mà ra .
    Nhiều người khi mua lon sữa đặc có đường về , khi khui nắp lon ra thì vội vàng đổ cả sữa vào ly hay keo rồi đậy nắp lại ?Như vậy không đúng tiêu chuẩn cho sự gìn giữ sữa lâu dài . Vì lon đã được khữ trùng hơn ly keo của bạn gấp chục lần hơn rồi , trong khi bạn đổ ra keo hay ly thì hầu như tất cả sữa đó va chạm vào không khí dơ bẩn trong nhà bếp nên có rất nhiều nguy hiểm cho sữa bị nhiểm trùng . Đừng sợ chất kẽm từ lon sữa phát ra . Câu người ta ghi chú là : ?o The tin does not injure the quality of the milk after the can has been opened and exposed to the air ?o .
    Khi bạn khui nắp lon sữa đặc bạn nên khui 1/5 diện tích nắp lon mà thôi , đừng khui hết toàn phần . Rồi bạn có thể đậy bằng một chén thật sạch hay một cup board . Như vậy lon sữa đặc của bạn sẽ lâu hư hơn cách bạn nghĩ là hợp vệ sinh .
    Gail Borden mất vào năm 72 tuổi .Công ty ông thành lập tên là ?o The Borden Family of Companies ?o hàng năm thu lợi về đến $ 3.7 tỉ USD . Không phải riêng về sữa bò mà công ty nầy chuyên về hóa chất kỷ nghệ , keo dán , thực phẩm đóng hộp và ngay cả bản quyền chia lời từ các công ty làm Ice Cream và Cheese dưới nhãn hiệu Borden của gia đình ông ta
  5. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    Nói về Hương Phi và Vua Càn Long
    Câu chuyện Hương Phi ?" là có thật . Nhưng chính sử nhà Thanh không bao giờ dám động đến chuyện tình trong cung cấm nhà Mãn Thanh , nên hậu thế không có chuyện tình yêu cũa các bậc quyền quý cao sang ...
    Nhưng về bên các bộ tộc ngoại cương thì cí ghi rõ . Trong câu chuyện tình cũa người con gái xứ Hồi Hột ?" Một bộ tộc rất mạnh về quân lực , nằm gần biên giới Tây Tạng và Tân Cương . Mọi người đều biết cưỡi ngựa từ khi tuổi trẽ ...
    Lúc đó triều đình Mãn Thanh cực thịnh từ thời Ung Chính ( cha vua càn Long ) .
    Nhưng Ung Chính phãn bội lời thề ?o sư môn huynh đệ ?o với nhóm chùa Thiếu Lâm , nên bị Lã mai Nương đột kích và lấy mất thủ cấp trên giường ngũ cũa mình ...
    Lúc đó vua Ung Chính thường hay ra ngoài cung thành nõi điện về đêm , Ngài đi học võ với nhóm Thiếu Lâm ... THiếu Lâm Tự ngày xưa có đệ tử tu tại chùa và đệ tử xuất gia mà hành hiệp . Đệ tử xuất gia hành hiệp rất nhiều ngoài đời ?" vang danh thiên hạ về võ công trác tuyệt . Nhưng đồng thời cũng bị động chạm đến nhóm phái võ thuộc Tây Tạng Tân Cương . Vua Ung Chính dùng thủ đoạn một tên bắn hai chim . Ngài dùng Tây tạng đánh Thiếu Lâm và Ngài dùng Thiếu Lâm đánh Tây Tạng ...Còn Ngài ở giữ thị thiền . Chính vua nhà Thanh là Ung Chính là tay võ công vào hảng cao thủ ( chúng ta thường xem phim võ hiệp mà triều đình nhà Thanh thường xuất quân đánh chùa Thiếu Lâm là trong thời gian nầy )
    Nhưng một phút bất cẩn khi Ngài xuất cung cùng với vài viên cận vệ , nên Ngài bị nhóm THiếu Lâm mai phục . Vào một đêm khuya thì Vua Ung Chính bị hạ độc thủ bởi Đệ Nhất Võ Hiệp Kỳ Thư thời bấy giờ là Lã mai Nương chém chết là lấy mất đầu đem về chùa Thiếu Lâm mà tế sư phụ ...
    CHúng ta bỏ qua chuyện võ hiệp nầy đi ....
    Khi Vua Càn Long lên ngôi thì quân đội triều Mã đến hồi cực thịnh ?" và nhà Vua Càn Long ra lệnh cho Ngũ Đội Hoàng Kỳ xuất quân đánh phương Bắc ( con đường Tơ Lụa số 2 mà chúng tôi có phát họa lần trước ).
    Đạo quân nầy do Phúc Khang An lãnh đạo ( Phúc Khang An là con tư sinh cũa Vua Càn Long với Đổng Ngạc là bà chị họ cũa Vua Càn Long ?" bà Đổng Ngạc nầy nổi danh với hàng lông mi rất đen và dầy ?" và rất đa tình ?" nhưng thật sự bà cũng là lai hai giòng máu với người Karkazan ?" thưộc một tiểu quốc gần Afghanistan ?" nhóm Afghanistan nầy là hậu duệ cũa nhóm vua Alexandre the Great ?" Hy Lạp )
  6. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    Mặt Trời lên . Mặt Trời lên ! Bạn biết gì chuyện nầy
    Bây giờ chúng ta nói đến Twilight .
    Bây giờ nói đến mặt trời mọc . Ta tạm cho ví dụ là ngày thứ Bảy ( August 09 năm 2003 )
    Hoa Kỳ , tiểu bang California thì 3 nơi ngoài duyên hải ta thấy như sau :
    1.- San Diego ( thành phố cực Nam ) , mặt Trời mọc như sau :
    a.- Begin civil twilight : 5:41 am
    b.- Sun rise : 6:08 am
    2.- Los Angeles ( thành phố lớn có hạng đông nhất nhì thế giới ?" Cách San Diego độ 3 giờ xe chạy trên freeway ) , mặt Trời mọc như sau :
    a .- Begin civil twilight : 5: 48 am
    b.- Sun rise : 6: 11 am
    3.- San Jose ( thành phố Bắc Cali , nơi có thung lũng Hoa Vàng và nhiều người Việt cư ngụ dứng hạng nhì sau Santa Ana ) , mặt Trời mọc như sau :
    a .- Begin civil twilight : 5:51 am
    b.- Sun rise : 6: 19 am
    Như vậy ta thấy mặt Trời đến California , đến thành phố San Diego trước , rồi đến Los Angeles , sau cùng là San Jose . Nghĩa là theo trí tưởng tượng thì mặt Trời mọc và rọi ánh sáng đến trước nhất từ hướng Nam , trên bản đồ California ( tạm suy nghỉ là mặt Trời đến từ Mexico )...thay vì chúng ta suy nghỉ là ánh sáng mặt Trời từ hướng Đông ( tạm suy nghỉ là từ Hawaii ) .
    Nói thế không hẳn như vậy ...mà mặt Trời rọi chếch hướng .
    Bây giờ trở lại đầu đề ... từ thành phố San Diego ( cực Nam Cali ) thì mặt Trời mọc là 6: 08 am rồi đến thành phố San Jose mặt Trời mọc là 6:19 am ?" nghĩa là mất 11 phút mới đến San Jose ( trong khi đó ánh sáng bay với vận tốc là 300 ngàn km / giây ) ...nếu tính như vậy thì sai rồi .
    Vậy nghĩa là sao ?
    Đó là tính theo Green Flash của mặt Trời .
    Tiện đây chúng ta nên nói thêm về danh từ civic twilight ra sao . Theo định nghĩa trong tự diển thì twilight là ánh sáng yếu ớt nhất trong ban mai hay buổi hoàng hôn , nghĩa là chập choang sáng hay chập choang tối .
    Thiên văn gia ( astronomers ) và time-keepers ( tạm gọi người canh giờ , vì chúng tôi chưa có tự điển nói rõ ràng...nhưng chúng ta hiểu là chuyên gia coi về thời gian ) . Họ gọi Twilight periods ra làm 3 phần như sau : civil twilight , nautical twilight , và astronomical twilight . ba danh từ nầy dùng khác nhau cho Twilight ( trời tranh tối tranh sáng ) .
    Ta nói một chút về vấn đề chuyên môn thuộc Không gian và Thời gian một chút .
    Civil twilight = là một period từ lúc mặt Trời mọc khi ?o solar disk ?o vừa rời chân trời ( horizon ) cho đến khi trung tâm của mặt trời (the sun?Ts disc) là 6 degrees dưới chân trời ( horizon ) . Nghĩa là thời gian từ civil twilight đến sun rise thì ta cần đọc sách bằng đèn ( có thể đèn cầy , đèn pin...vì ánh sáng chưa đủ đọc được chử trong sách ) . Nhưng khi đến sun rise thì ta không cần ánh sáng đèn để mà đọc chử trong sách nữa .Theo khoa học là một period từ cilvil twilight đến sun rise là period từ khi mặt trời dưới horizon 6 độ ( degree ) đến khi mặt trời lên khỏi 6 độ ( degree) và chạm đến horizon ( chân trời ) .
    Cũng nên nhắc quý bạn một điều ?" về kinh Coran ( Qran) cũa đạo Hồi nói về nghi thức đọc kinh hay tụng niệm về buổi sáng như sau : ?o khi nào con đưa thẳng cánh tay mà con nhìn rỏ ràng chỉ tay cũa con thì lúc đó là buổi sáng ?o .
    Còn ?onautical twilight ?o là một period mà mặt trời còn ở dưới chân trời ( horizon ) 12 degree đến 6 degree . Lúc nầy là lúc sao Mai sáng nhất , và lúc nầy là các chuyên viên trên thuyền vượt Đại Dương phải chuẩn bị điều chỉnh lại mọi dụng cụ về ?o navigation intruments ?o để định lại đúng vị trí con tàu trên biển khơi ngàn trùng .
    Còn ?o Astronomical twilight ?o là period từ mặt trời còn ở dưới chân trời ( Horizon ) 18 độ ( deegre ) đến 12 độ ( degree) .
    Khi nào mặt Trời dưới 18 độ ( degree) dưới chân trời ( horizon ) thì giấy tờ chánh thức được gọi là ?o officially dark ?o .
    Vấn đề nói về Civil Twilight : ( khi bầu trời quang đảng , nhất là mùa Hè ) là khoãng thời gian bầu trời đẹp nhất với sự thay đổi mịn màng êm ả về màu sắc thiên nhiên (with its softly changing colours) ...đó là một màu như ta gọi là chân trời tím mà ánh sáng pha nhiều ?o orange-yellow ?o bừng lên ( glow )...rồi sau đó ánh sáng màu sắc sẽ chuyển thật lẹ và thật đẹp sang màu ?o red- yellow ?o vì lúc nầy là spectrum ( quang phổ ) bao phủ ( dominated ) bầu trời mà không khí ?o ( air ) phân tán ( scattered out ) ra màu xanh blue từ ánh sáng mặt trời và đến đôi mắt anh .
    Đây là hình mặt Trời vừa mọc có màu orange-yellow trên nền trời đen thẳm .
    --Sau đó chúng ta bàn về một màu sắc cực kỳ hiếm thấy , xảy ra trong vòng sát na ( phần ngàn giây ) mà chúng ta gọi là Green Flash hay the GREEN RAY ...
  7. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    Quang phổ điện từ (electromagnatic spectrum) gồm rất nhiều loại bức xạ với những bước sóng khác nhau . Hãy gọi mỗi loại bức xạ ấy là tia . Ánh sáng ta thấy được chiếm 1 vị trí rất nhỏ trong quang phổ ấy . Bắt đầu từ bức xạ có bước sóng dài nhất là làn sóng vô tuyến (radio) dài từ 1000 mét đến 1/10 mét . Sau đó là tia vi ba (microwave), bước sóng dài từ 1/10 mét đến 1/1000 mét . Ngắn hơn nữa ta có tia hồng ngoại, đây là tia tuy không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng ta cảm thấy được sức nóng của chúng . Từ bước sóng 4/10,000,000 đến bước sóng 7/10,000,000 mét là tầm sóng của tia sáng ta có thể nhìn thấy . Sau cùng là tia tử ngoại, x ray và gamma .
    Có 2 loại đơn vị đo chiều dài làn sóng ánh sáng . Angstrom, tên 1 nhà bác học Thuỵ Điển đầu thế kỷ 19 . Một Angstrom bằng 1/10,000,000,000 (một phần 10 tỷ mét, 10 con số zero sau con số 1) . Người ta còn dùng nanometre nữa . Một nanomét bằng 1/ 1,000,000,000 mét (9 con số không sau con số 1) . Như vậy 1 Angstrom bằng 0.1 nanomét . Để Meta nói qua về tia sáng mắt thường có thể nhìn thấy .
    Ánh sáng ta thường thấy gồm nhiều bước sóng có độ dài khác nhau . Dài nhất là màu đỏ với bước sóng 700 nanomét (hay 7000 Angstroms) đến màu xanh da trời 400 nanomét (hay 4000 Angstroms) . Ngắn hơn 400 nanomét là tia tử ngoại, dài hơn 700 nanomét là tia hồng ngoại . Cả 2 tia này ta không nhìn thấy được .
    Nhìn bức hình dưới đây, bạn có thể thấy hạt phân tử nước gồm 2 nguyên tử hydro và 1 oxy hợp lại . Nó nhỏ hơn tia sáng mắt thường nhìn thấy rất nhiều . Bề kính phân tử nước chỉ 1 angstrom thôi . Nghĩa là 400 hạt nước ấy nối đuôi nhau mới dài bằng tia màu xanh, màu ngắn nhất trong quang phổ mắt thường nhìn thấy . Vài loại côn trùng, như con ong có thể nhìn thấy được bức xạ ngắn hơn mắt người . Đố các bạn, nó nhìn thấy tia gì ? Đó là tia tử ngoại, thưa các bạn .
    Xin xem hình "Bức xạ điện từ" kèm theo ở cuối bài.
    Tại sao green flashes ?
    Tại sao trời màu xanh blue ? Tại sao hoàng hôn hay bình minh, trời ngả sắc vàng cam hoặc đỏ ? Để trả lời ta phải nói đến ánh sáng và bầu khí quyển .
    Khi?T quyển :
    Bầu khi?T quyển là hỗn hợp châ?Tt khi?T gồm 78/100 khi?T đạm và 21/100 dưỡng khi?T . Khi?T argon và hơi nươ?Tc là những thành phần kha?Tc . Ngoài ra còn bụi bậm, tro, phâ?Tn hoa nữa . Thành phần kết hợp của khí quyển khác nhau tuỳ theo vị trí, thời tiết và nhiều yếu tố khác . Có nhiều hơi nước trong không khí sau cơn mưa hay gần mặt biển . Núi lửa phun nhiều bụi vào trong không khí . Ô nhiễm cũng đóng góp nhiều trong việc làm mờ đục bầu trời , tạo nên 1 lăng kính khổng lồ ảnh hưởng đến cái nhìn của ta với ánh sáng .
    Làn sóng ánh sáng :
    Ánh sáng là 1 thể năng lượng phát ra và di chuyển bằng làn sóng . Âm thanh chúng ta nghe cũng là 1 loại làn sóng chứa năng lượng . Âm thanh là làn sóng do không khí rung động . Ánh sáng là làn sóng do sự rung động điện và từ trường . Nó chiếm 1 phần nhỏ trong bức xạ điện từ (the electromagnatic spectrum) . Nó di chuyển trong không khí với tốc độ 299,792 km/giây . Ta thường gọi đó là tốc độ ánh sáng . Thực ra phải gọi đó là tốc độ của bức xạ điện từ mới đúng .
    Xin xem hình "Biểu đồ làn sóng" kèm theo ở cuối bài.
    Năng lượng bức xạ tuỳ thuộc vào bước sóng và tầng số . Bước sóng (wave length) là khoảng cách giữa 2 điểm đỉnh làn sóng . Tầng số là số làn sóng đi qua trong 1 giây đồng hồ . Làn sóng càng dài (màu đỏ, bước sóng 700 nanomét) càng có tầng số thấp và chứa ít năng lượng . Ngược lại, làn sóng xanh, 400 nanomét, rung chuyển mau hơn và chứa nhiều năng lượng hơn .
    Màu sắc ánh sáng :
    Ánh sáng mắt thường nhìn thấy là 1 phần nhỏ của bức xạ điện từ . Ánh sáng từ bóng điện hay từ mặt trời có vẻ trắng nhưng thực ra là kết hợp của nhiều màu . Dùng lăng kính ta có thể tách ánh sáng ra thành những màu khác nhau từ màu cực tím cho đến đỏ . Màu xanh lá, vàng và những màu chuyể tiếp ở chính giữa . Bụi nước trong không khí sau cơn mưa thường tạo ra cầu vồng, 1 ảo ảnh thấy được do ánh sáng đi qua hơi nước .
    Xin xem hình "Cầu vồng" kèm theo ở cuối bài.
    Ánh sáng trong không khí :
    Ánh sáng di chuyển theo đường thẳng nếu không bị cản trở . Qua khí quyển, nó vẫn đi thẳng cho đến khi nó va chạm phải những vật tử như bụi bặm, phân tử hơi nước v.v... có thể tích nhỏ hơn bước sóng của nó hàng ngàn lần như đã nói ở trên . Tuy tia sáng có bước sóng lớn hơn những vật tử lơ lửng trong không khí, nhưng khi đi qua nó, ánh sáng bị tản mác một phần . Tia màu xanh với bước sóng ngắn nhất bị tản mác nhiều nhất . Chữ tản mác có nghĩa nó không còn chiếu thẳng xuống trái đất nữa mà rẽ ra mọi hướng . Những tia màu xanh bị rẽ hướng đó, khi gặp bụi trong không khí, nó lại tản mác ra nữa, cho đến khi cả một bầu trời ngập tràn màu xanh . Tính chất màu xanh hay tia mang tầng số cao thấm vào phân tử nước nhiều hơn các màu khác được gọi là sự khuyếch tắnrefraction) ánh sáng Rayleigh, tên 1 nhà bác học Anh, người cắt nghĩa hiện tượng này năm 1870 .
    Tại sao trời màu xanh ?
    Màu xanh này là màu da trời để phân biệt với màu xanh lá chút nữa nói sau . Màu xanh này là do sự khuyếch tán Rayleigh . Khi ánh sáng di chuyển qua không khí, hầu hết những tia sóng dài xuyên qua những vật tử lơ lửng trong nó .Tuy nhiên tia màu xanh bị khuyếch tán khắp mọi hướng chứ không còn đi thẳng xuống mặt đất nữa . . Nó bao phủ quanh bầu trời . Bất kỳ bạn nhìn đi đâu bạn cũng thấy màu xanh , ngoại trừ khi bạn nhìn thẳng vào mặt trời, bạn thấy màu da cam hay màu đỏ .
    Xin xem hình "Trời xanh" kèm theo ở cuối bài.
    Khi nhìn về phía chân trời, bầu trời có vẻ nhạt màu hơn vì nó phải đi qua nhiều không khí hơn , màu xanh khuyếch tán nhiều hơn . Bầu trời phía chân trời có vẻ màu trắng nhiều hơn .
    Nền trời đen .
    Trên mặt đất, mặt trời có sắc vàng . Nếu bạn ở ngoài không gian, hay trên mặt trăng, mặt trời trắng hơn vì màu xanh không bị khúc xạ (refraction) . Ra khỏi thái dương hệ, vì không có khí quyển "pha loãng"(tức là khuyếch tán) ánh sáng, nền trời màu đen thay vì màu xanh .
    Xin xem hình "Trời đen" kèm theo ở cuối bài.
    Tại sao hoàng hôn có màu đỏ ?
    Khi mặt trời lặn, ánh sáng phải qua bầu khí quyển dầy hơn trước khi đến mắt bạn . Nhiều ánh sáng bị phản chiếu và khúc xạ (reflected và refracted) . Mặt trời có vẻ bớt sáng hơn và màu bắt đầu thay đổi từ màu cam sang đỏ . Đó là vì màu xanh trời và xanh lá bị khuyếch tán . Chỉ làn sóng đỏ có bước sóng dài hơn đến được mắt bạn .
    Xin xem hình "Ánh sáng chân trời" kèm theo ở cuối bài.
    Thí nghiệm : Bầu trời trong cái chai .
    Bạn cần :
    -Một cái chai Pepsi 2 lít thường thấy ngoài chợ Mỹ .
    -Sữa , muỗng canh, đèn pin và 1 phòng tối .
    Đổ nước lạnh vào 2/3 bình . Cho 1/2 đến 1 muỗng sữa , quậy đều . Mang tất cả vào phòng tối .
    Chiếu đèn pin từ đáy chai và nhìn từ miệng chai , thẳng vào nguồn sáng . ta thấy ánh sáng có sắc đỏ . Nhìn ngang chai ta thấy sắc xanh . Những phân tử sữa trong nước khuyếch tán ánh sáng từ đèn pin giống như bụi và hơi nước khuyếch tán ánh mặt trời trong không khí . Nhìn ngang bình nước ta thấy đèn pin mang sắc xanh vì tia màu xanh tản mác sang mọi hướng . Nhưng khi nhìn thẳng vào đèn pin qua dung dịch nước sữa, ánh sáng có vẻ đỏ vì màu xanh đã bị thất thoát đi mọi hướng .
    Tại sao có khoảnh khắc màu xanh lá ?
    Gọi bằng green flashes cho gọn . Green flashes là phó sản của sự khác nhau trong khúc xạ thiên văn . gần chân trời . Green flashes không luôn là màu xanh lá . Nó có thể vàng, xanh lá, xanh trời hay tím . Nhưng xanh lá thường thấy nhất . Như đã cắt nghĩa ở trên, màu sắc ánh sáng trên mặt đất chịu ảnh hưởng của sự vẩn đục không khí và màu xanh, có bước sóng ngắn nhất bị ảnh hưởng lớn hơn cả . Khi mặt trời lặn, tia sáng cuối cùng trong ngày của tia màu xanh (green hay blue) luôn chậm hơn các màu khác 1 hay 2 giây đồng hồ . Tóm lại, màu đỏ của mặt trời biến mất trước, theo sau là vàng, xanh lá xanh trời và cuối cùng là tím .
    Như vậy tại sao hoàng hôn không là màu tím ? Ta vẫn thường nghe "Chiều tím, chiều nhớ thương ai" nhưng thực tế chiều ít khi màu tím . Có 1 hiệu ứng khác nữa gọi là sự dập tắt của khí quyển (atmospheric extinction) . Tất cả vẩn đục trong không khí khuyếch tán những tia có bước sóng ngắn nhất . Ở chân trời, khoảng cách ánh sáng xuyên qua không khí dài hơn và tia sáng ngắn như màu xanh trời, xanh lá bị tách ra hoàn toàn . Khuyếch tán bởi phân tử lơ lửng trong không khí không đủ làm cho mắt thường nhìn thấy được những tia ngắn nhất (màu tím ngắn hơn màu xanh) . Chỉ khi nào trời trong thật trong ta mới có thể thấy màu tím . Nhưng thường thường vì vẩn đục của không khí, màu tím và ngay cả xanh trời bị mất hẳn . Do đó, màu xanh lá là màu cuối cùng ta thấy khi mặt trời lặn hay là màu đầu tiên ta thấy khi mặt trời mọc .
  8. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    mặt trời mọc ở San Diego sớm hơn ở San Jose. Tại sao? Hai vị trí trên nằm chung 1 múi giờ và khoảng cách từ mặt trời đến 2 vị trí đó bằng nhau. Ta chỉ có thể giải thích bằng ánh sáng bị uốn gẫy.
    Meta nhắc lại. Ánh sáng uốn gẫy là do hiện tượng khúc xạ. Ánh sáng uốn cong là do hiện tượng không gian bị oằn cong do vật chất có khối lượng "đè" lên không gian. Hiện tượng mặt trời mọc sớm ở những nơi mà tia sáng gần như thẳng góc với điểm tới là do ánh sáng bị gẫy khi đi qua bầu khí quyển. Hãy nói qua về khúc xạ.
    Khi ánh sáng đi qua 2 môi trường trong suốt, không đồng chất, ánh sáng bị gẫy ở ngay điểm tiếp xúc. Nói cách khác, nó bẻ hướng về phía mặt trời nếu ánh sáng đi từ môi trường thoáng qua môi trường đặc và ngược lại, nó bẻ hướng về phía xa mặt trời nếu nó đi từ môi trường đặc qua môi trường kém trong suốt hơn. Bỏ 1 cây đũa vào ly nước ta thấy cây đũa có vẻ gẫy. Càng xiên mặt nước, cây đũa gẫy nhiều hơn. Xin lưu ý dù có vẻ gẫy, chiều dài cây đũa vẫn bằng nhau.
    Nhìn hình vẽ kèm theo, ta thấy ánh sáng mặt trời dọi xuống trái đất có góc độ khác nhau. Càng gần xích đạo , tia tới càng thẳng góc. Tương tự, càng xa xích đạo, góc tới của tia sáng càng nhỏ đi. Điểm B trong hình vẽ bị khúc xạ nhiều hơn điểm A. San Diego là điểm A vì gần xích đạo. San Jose là điểm B vì xa hơn.
    Bây giờ ta làm 1 thí nghiệm. Thí nghiệm này Meta nghĩ ra chứ không có trong sách. Chạy 1 chiếc xe điều khiển vô tuyến trên đường nhựa vào bãi cát. nếu ta chạy thẳng góc với bãi cát, ta không thấy gì lạ ngoài việc chiếc xe giảm tốc độ do mặt cát tạo nhiều ma sát hơn đường nhựa. Nhưng nếu ta chạy xéo vào bãi cát, chiếc xe không chạy thẳng nữa. Nó bẻ góc ngay từ ranh giới giữa đường nhựa và bãi cát. Sau đó nó vẫn thẳng đường nhưng thẳng đường theo hướng khúc xạ.
    Trên bãi cát giả thử ta kẻ những đường song song tượng trưng cho múi giờ (hay kinh tuyến). Lấy 2 viên sỏi A và B đặt trên 1 múi giờ. Ta sẽ thấy bánh xe bên trái đến A trước khi bánh xe bên phải đến B.
    Ánh sáng cũng vậy. Khi rọi vào San Diego, nơi ít khúc xạ hơn, nó đến sớm hơn là San Jose, nơi có góc nhỏ hơn, khúc xạ nhiều hơn. Khoảng cách sớm muộn này nhỏ nên thường thường ta không để ý nhưng nó có thực. Đó là ảo ảnh. Thực ra mặt trời mọc cùng thời điểm nhưng hình ảnh "thẳng góc" được mang đến mắt ta trước

Chia sẻ trang này