1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LƯỢM LẶT TỪ BÁO CHÍ - LOANH QUANH VỀ PR (continued)

Chủ đề trong 'PR' bởi iwaphuong, 06/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. iwaphuong

    iwaphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    LƯỢM LẶT TỪ BÁO CHÍ - LOANH QUANH VỀ PR (continued)

    Tận dụng phương tiện truyền thông
    07:02'' AM - Thứ ba, 07/02/2006

    PR (Quan hệ cộng đồng) tuy tốn kém nhưng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với việc thuê nhân viên tiếp thị mang thông tin sản phẩm tới tận từng khách hàng.

    Vì vậy, thay vì gửi e-mail trực tiếp tới 100,000 khách hàng tương lai, các chuyên gia tiếp thị có thể làm truyền thông dưới dạng các bài viết trên báo bởi chi phí thấp mà vẫn truyền tải thông tin đến cùng một số lượng khách hàng.

    Nhiều công ty có sản phẩm bị giới hạn về vị trí trưng bày và khoảng rộng trong cửa hàng. Điều đó rất quan trọng vì nó mang lại lợi thế cạnh tranh, nếu như sản phẩm của đối thủ được đặt ở nơi khác thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm của bạn.

    Hãy hiểu rằng yêu cầu của thị trường là rất quan trọng trong việc bán hàng hóa hay dịch vụ. Môt điều vô cùng quan trọng là lựa chọn một phương tiện truyền thông thích hợp, nó góp phần tạo nên thành công.

    Nhà cung cấp tài liệu đáng tin cậy

    Các phương tiện thông tin đại chúng bản thân nó đã có sự khác biệt, và đó là sự khác biệt về khối lượng và các vấn đề liên quan đến công việc biên tập. Các loại báo, báo thương mại quốc gia, và nhiều lọai báo thương mại khác có các đối tượng người đọc khác nhau, vì vậy cách biên tập cũng sẽ khác biệt lớn.

    Ví dụ như các nhà biên tập về công nghệ thông tin trong tuần sẽ phụ trách tòan bộ các vấn đề về công nghệ thông tin kỹ thuật, gần giống như tạo ra một cuốn tạp chí. Yếu tố quan trọng để thành công là giữ được mối quan hệ thân thiết với nhà biên tập và lựa chọn chủ đề thật hấp dẫn để viết. Cách tốt nhất để xuất bản và giữ mối quan hệ lâu dài với nhà biên tập là thuê nhân viên quan hệ công chúng tòan thời gian hoặc ký hợp đồng với nhà đại diện.

    Đa số các báo thương mại chú trọng những lĩnh vực nhỏ hẹp, họ không phát hành rộng rãi hoặc quảng cáo để lấy tiền trang trải cho nhân viên biên tập. Các báo này phụ thuộc vào các công ty bên ngòai vì các công ty này cung cấp tài liệu để họ biên tập.

    Mặc dầu việc xuất bản tài liệu tùy thuộc vào những cơ quan muốn xuất bản nhưng việc lựa chọn loại tài liệu nào để xuất bản thì rất quan trọng. Vì vậy, sự thành công được quyết định bởi khả năng sử dụng kỹ thuật viết báo. Một yếu tố khác cũng rất quan trọng là xuất bản chủ đề nào có thể gây hứng thú cho ngừơi đọc.

    Mối quan hệ với phòng PR nội bộ

    Việc xuất bản báo thương mại và phương tiện thông tin trực tuyến đòi hỏi sự nỗ lực trong PR. Các công ty tư vấn về PR không có đủ kỹ năng để làm được điều đó vì họ thường thiếu kỹ năng viết lách.

    Một bất lợi khác là các văn phòng đại diện PR truyền thống giữ lại những nhân viên cũ căn cứ trên thời gian cam kết của họ. Những người này không có tính uyển chuyển trong công việc như một nhân viên tiếp thị, vì vậy PR không được đảm bảo.

    Các công ty PR đang từng bước lắp đầy khoảng trống này. Loại thứ nhất là làm việc tự do, họ có kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó. Những nhà biên tập lâu năm có thể cung cấp kiến thức trong việc tạo ra một bài báo thuộc một lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, những người làm việc tự do này là những nhà điều hành độc lập, họ chỉ biết viết bài chứ không có mối quan hệ với các nhà biên tập báo, họ chỉ thu thập nguồn thông tin, hình ảnh v.v.

    Đối với lĩnh vực kỹ thuật, họ đưa ra phương hướng cho dự án bằng cách cung cấp những bài báo viết về lĩnh vưc đó để hỗ trợ. Song song đó, có các nhân viên phụ giúp công việc in ấn. Những công ty tư vấn PR được trả tiền công dựa trên công việc hoàn thành như một bài báo được viết xong và sự thành công của bài báo đó.

    Cung cấp thông tin hỗ trợ báo chí

    Bước tiếp theo là cung cấp những bài báo hỗ trợ. Có hai dạng chính: thứ nhất là bài dịch dựa trên những sự kiện lịch sử, như một câu chuyện về sự thành công hay một câu chuyện của một khách nào đó nói về sản phẩm của họ đã giúp khách hàng gỡ rối trục trặc. Hay là bài báo về nhận xét của các nhà lãnh đạo với chữ ký hay dấu mộc của nhà điều hành công ty hay là tên của một nhân viên kỹ thuật.

    Hầu hết các bài báo kỹ thuật được được xuất bản theo cả hai dạng trên, nhưng mỗi dạng có cách biên tập khác nhau. Ví dụ, một số nhà xuất bản tập trung vào cách đưa những câu chuyện lịch sử hoặc nhận xét của chuyên gia lên trang bìa để gây ấn tượng người xem. Nhà xuất bản khác lại chú trọng đến nhận xét của các chuyên gia, nhà xuất bản khác nữa lại chọn các bài báo tường thuật sự kiện.

    Để đạt được vị trí nhanh nhất và tốt nhất, điều quan trọng là bài báo của bạn phải được biên tập dựa trên mục đích cụ thể nào đó. Ví dụ, một số nhà xuất bản hàng đầu về công nghệ dược sử dụng nhiều bài báo về nhận xét của các chuyên gia, nhưng không chú trọng đến những bài tình huống. Tuy nhiên, qui trình điều chế thuốc - một lĩnh vực của dược phẩm, lại chấp nhận cách viết tình huống đã qua trải nghiệm. Biết được sự khác biệt đó sẽ có lợi cho bạn rất nhiều trong việc lựa chọn chủ đề cho bài báo.

    Những cơ hội để quảng bá sản phẩm

    Thông tin quảng bá sản phẩm là cơ hội để công chúng biết đến sản phẩm của bạn , và nó ít yêu cầu tính chuyên môn trong kỹ năng viết bài. Những nhân viên PR nội bộ, cho dù có thể họ không chuyên môn về PR, sẽ thường phụ trách viết thông cáo báo chí. Các công ty tư vấn PR, người viết tự do, hay bộ phận quản lý dự án cũng có thể viết bài cho báo để quảng bá cho mục đích của mình.

    Hầu hết việc xuất bản bằng giấy hay trực tuyến là do những nhân viên làm việc ngắn hạn chịu trách nhiệm và ưu tiên hàng đầu là đặc điểm của các bài báo, vì vậy có rất ít thời gian còn lại cho biên tập. Vì vậy, ưu tiên đầu tiên được đưa ra là những thông báo được viết bằng một cách nào đó mà phù hợp với quyền xuất bản, giảm thiểu hoặc không cần chỉnh sửa. Một cách hiệu quả để tăng tỷ lệ xuất bản là kín đáo, không phô trương, bám riết những nhà biên tập chính yếu nào, để đảm bảo rằng họ nhận phát hành. Ngược lại, hãy gây cho họ chú ý và đảm bảo rằng họ có đủ tất cả các thông tin mà họ cần v..v.. PR tạo ra sự tín nhiệm và gây ra tiếng vang tốt nhất để gặt hái thành công. Với những lí do đó, một khối lượng lớn đối thủ cạnh tranh muốn có được một vị trí trong phương tiện truyền thông đại chúng để nắm lấy những người mua chính.

    Để sự đầu tư PR của bạn gặt hái lợi ích tối đa, phải chắc chắn rằng sự nỗ lực của bạn phù hợp với họat động thực tiễn của phương tiện truyền thông đại chúng. Đó là điều bạn phải cố gắng giành được.

  2. Alice_Ro

    Alice_Ro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2005
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Bác sao không gộp 2 cái topic làm 1 đi. Trời ơi mất diện tích quá.
    Cám ơn bác . Bài viết ổn lắm ạ.
  3. iwaphuong

    iwaphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0

    Cảm ơn bác có lời khen.
    Em sẽ cố gắng đưa các bài tiếp theo vào một trang. Hì....
  4. iwaphuong

    iwaphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Sáng tạo như PR
    Câu chữ và sự sáng tạo
    Để tạo hiệu ứng truyền thông, người làm PR phải biết tạo ra cái mới, có lối diễn đạt ngôn từ tốt và truyền tải tất cả điều đó qua thông cáo báo chí. Khâu soạn thảo thông cáo báo chí rất quan trọng, thông tin phải được chọn lọc, thể hiện nét độc đáo của sự kiện và có ý nghĩa. Công chúng thì ?o5 người, 10 ý? nên công việc của người làm PR là kết nối công chúng đến một điểm chung bằng hoạt động xã hội-từ thiện hoặc sự kiện ấn tượng.
    Mới đây, Hãng điện thoại di động Motorolar tung ra dòng máy V3 màu đen đã chọn Công ty Masso đảm nhận phần PR. Dựa trên nền đen sang trọng và đối tượng khách hàng thuộc thành phần cao cấp, chương trình PR được ?ođẩy bật? bằng buổi trình diễn thời trang cao cấp do các top model trình diễn tại một khách sạn sang trọng. Sự kiện này cực kỳ ấn tượng với người xem.
    Đẩy mạnh công tác xã hội-từ thiện để thể hiện sự quan tâm cộng đồng là xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp nhưng nếu hoạt động này tổ chức không khéo thì dễ bị cộng đồng đánh giá là nhằm mục đích quảng cáo. Vũ Anh nói: ?oLàm từ thiện hay hoạt đồng cộng đồng đều nhằm mục tiêu chính là xây dựng hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp nhưng nếu làm cho có sẽ dễ gây nhàm chán và nhạt nhẽo. Tôi nghĩ, nếu đặt cái tâm vào công việc thì việc làm của mình thực sự có ý nghĩa và gây cảm tình với công chúng?.
    Bên cạnh đó, nghiệp vụ quan trọng nhất của người làm PR là thái độ ứng xử và khả năng giao tiếp khéo léo, nhanh nhạy. Chị Trần Diệu Hồng-Trưởng phòng Báo chí (Công ty Venus Communications) cho biết: ?oPR là đánh vào trái tim và để làm được điều đó người làm PR phải có kiến thức, sự hiểu biết nhất định về quan hệ xã hội và các sự kiện xã hội, phải hòa nhã, thân thiện với giới báo chí và cộng đồng để công việc đạt hiệu quả?.
  5. iwaphuong

    iwaphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0

    Date: 6 Mar 2006
    Kinh nghiệm thành công của một PR


    Coale thành công nhờ sự ?otự chủ? trong công việc. (Hình minh họa)
    Eileen Coale, giám đốc công ty Coale Communications chuyên viết nội dung quảng cáo cho các doanh nghiệp trên trang web, luôn nhấn mạnh bí quyết thành công của doanh nghiệp mình là sự ?otự chủ? trong công việc.
    Một doanh nghiệp trẻ mới ra đời tất nhiên sẽ chịu rất nhiều áp lực và thách thức trên thương trường. Một trong những bí quyết để bạn tồn tại, đứng vững là phải biết đưa ra những quyết định của bản thân chứ đừng dựa hoàn toàn vào những lời khuyên từ bên ngoài.
    Trước khi trở thành doanh nghiệp, Coale là phóng viên tự do, giữ một số chuyên mục trên nhiều báo và tạp chí. Vì không muốn sự ràng buộc với biên tập viên tại các tờ báo mà mình tham gia giữ chuyên mục, Coale đã quyết định tự mình mở công ty.
    "Làm PR tự do cho doanh nghiệp trên các trang web hiện đang trở thành một trong những nghề "hot" nhất ở nước ngoài", Coale cho biết. "Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quảng cáo và phải tìm đến chúng tôi đề nghị viết hộ nội dung quảng cáo, thông cáo báo chí, tờ rơi... Còn với những doanh nghiệp lớn, họ muốn tìm những người viết quảng cáo trên trang web một cách chuyên nghiệp và có kinh nghiệm".
    Coale nhớ lại những ngày đầu mới thành lập doanh nghiệp. "Lúc đó tôi rất sợ mình thất bại, tôi đã tham khảo nhiều chuyên gia làm thế nào để xây dựng thành công một doanh nghiệp và nhận được rất nhiều lời khuyên "lý thuyết". Sau cùng tôi đã quyết định thành lập doanh nghiệp của mình theo những kinh nghiệm của bản thân tích luỹ được qua nhiều năm. Tôi vừa làm vừa học, luôn đặt mình ở vị trí khách hàng, tưởng tượng tôi là khách hàng và tôi muốn gì ở doanh nghiệp.
    Có rất nhiều nhà báo viết rất tốt ở nhiều lĩnh vực, nhưng ở lĩnh vực viết quảng cáo lại thất bại, họ không hoà nhập được với công việc viết quảng cáo, tiếp thị. Đây là một lĩnh vực có cách viết đặc thù, làm sao thu hút được sự quan tâm của bạn đọc nhưng lại không bị cho là "sáo rỗng". Phải viết ra được những ý tưởng mà khách hàng muốn chứ không phải viết những điều bạn muốn viết.
    Bạn cần có một tư duy độc lập, không bị chi phối bởi những "mẩu quảng cáo" mà mình đã đọc, lấy ý tưởng từ trong cuộc sống thực tiễn, cộng với một chút sức tưởng tượng, nhân cách hóa sự vật...
    Bên cạnh đó, tôi còn phải học cách làm quản lý doanh nghiệp, làm thế nào để tiếp cận với những khách hàng tiềm năng và "buộc" họ bỏ hầu bao"...
    Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp

  6. iwaphuong

    iwaphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0

    Báo chí và PR
    PR (Public Relations) là ''quan hệ (với) công chúng'' hay ''giao tế cộng đồng. Nói ví von, nó giống như trang điểm cô dâu, tạo hình ảnh đẹp nhất cho khách hàng của nó trong điều kiện cho phép. Ở các nước đang phát triển, báo chí và PR được xem như hai thế lực đối đầu nhau.
    PR có mục đích phần nào giống quảng cáo nhưng không phải quảng cáo. Thứ nhất, trong quảng cáo, thông điệp gửi đi được kiểm soát dễ dàng (một tổ chức/doanh nghiệp có quyền quyết định thời điểm, nội dung và cách thức thông điệp quảng cáo được phát đến công chúng). Còn trong PR, người ta phải lệ thuộc báo chí, phải làm sao để nhà báo đăng tải những thông tin mình cần gửi đến công chúng. Thứ hai, quảng cáo được công chúng nhìn nhận như là một hoạt động tự quảng bá. Với PR, khi thông điệp xuất hiện trên báo đài, nó mang giá trị đáng tin cậy hơn rất nhiều.
    PR chuyên nghiệp ra đời ở Mỹ vào năm 1900, ?onở rộ? vào thời hậu Thế chiến II. Những ngày đầu, PR ra đời nhằm tạo cầu nối thông tin trung thực giữa các tổ chức (thương mại hoặc phi thương mại) với công luận.
    Qua thời gian, PR bị lợi dụng và biến tướng. Ngày nay, bên cạnh những hoạt động PR chân chính là hàng loạt chiến dịch lừa dối dư luận. Họ thực hiện rất nhiều nhiệm vụ nhưng có thể tóm gọn trong bốn nhóm: kiểm soát dòng chảy thông tin, kiểm soát thiệt hại (như trong trường hợp trên), thêu dệt thông tin và tung hỏa mù thông tin. Chiến lược và chiến thuật cũng theo đó mà đa dạng. Từ tương đối rõ ràng và minh bạch như thông cáo báo chí, tổ chức sự kiện, cung cấp thông tin cho báo giới đến tinh vi như tung tin đồn, đóng vai chuyên gia về lĩnh vực nào đó và hơn thế nữa?
    Ví dụ, một công ty dầu bị tòa buộc phải tạo ra một nơi khu trú cho các sinh vật bị đe dọa trên các vùng họ khai thác. Thay vì im lặng thực hiện bản án, công ty này mở một chiến dịch quảng bá quy mô với hàng loạt bức tranh tuyệt đẹp mô tả một mỏ dầu hòa quyện cùng thiên nhiên dưới ánh trăng, không quên vài dòng chữ mô tả mình chăm lo các vấn đề môi trường đến mức nào. Gần đây nhất, nhiều tập đoàn kinh tế giàu có (thường là gây ô nhiễm nhiều nhất) lại tạo ra những nhóm bảo vệ môi trường trá hình hoạt động dưới nhiều dạng thái, thông thường là dưới dạng các cơ quan nghiên cứu, giáo dục vì cộng đồng, do cộng đồng. Nhưng thực chất đó là những nơi người ta được tài trợ hậu hĩ để thực hiện những nghiên cứu mà báo cáo kết quả được viết trước, thực nghiệm tiến hành sau.
    Những tổ chức nói trên lợi dụng điều này tung ra những ?obáo cáo khoa học? mà thực chất là cuộc hôn phối tinh vi giữa khoa học thực thụ với những nghi vấn môi trường còn bỏ ngỏ. Dĩ nhiên, những ?ocông trình? này, khi được công bố qua báo chí, chỉ có lợi cho những người bỏ tiền đứng sau đó.
    Vấn đề nằm ở chỗ dưới áp lực khách hàng - thượng đế, liệu những chuẩn mực đạo đức đó có được duy trì hay không? Nói theo dân gian, khi cái ?othực? chưa vững, liệu cái đạo có ?ovực? nổi hay không? Don Bates, một chuyên gia PR nổi tiếng, thừa nhận trong một bài viết về vai trò PR trong lịch sử: ?oCó lẽ sẽ không bao giờ có một cơ chế (đạo đức) hiệu quả nào để canh chừng hoạt động PR?.
    Nhưng có một thiết chế làm được việc đó - chính là báo chí. Với những biến tướng kể trên, ở các nước đang phát triển, báo chí và PR được xem như hai thế lực đối đầu nhau, như ?onhà thờ? và ?onhà nước? một thời ở châu Âu
    PR là nghề lấy lòng công chúng cho những mục đích riêng của một công ty, tổ chức. Muốn lấy lòng công chúng, trước hết phải lấy lòng báo chí hoặc qua mặt báo chí hoặc cả hai. Một cuộc khảo sát trong giới doanh nghiệp cho thấy ?ocó quan hệ tốt? với báo chí và cơ quan chức năng là yếu tố được mong đợi hàng đầu. Nhưng báo chí có một sứ mạng khác: phục vụ lợi ích quốc gia/dân tộc của công chúng.
    Dĩ nhiên, không phải mục đích tư nhân nào cũng xấu. Người tiêu dùng chắc chắn cần được cập nhật thông tin về những mặt hàng mới - qua quảng cáo hay tin bài trên báo chí. Cũng vậy, một công ty trích lợi nhuận để xây dựng một trường học hay một cây cầu nhỏ cho cộng đồng địa phương, cho dù là để tạo một hình ảnh đẹp về mình, vẫn là điều đáng để nhân rộng.
    Nhưng trong bất cứ tình huống nào, nhà báo cũng không thể dễ dãi với PR. Công chúng cần những tin bài phản ánh đúng bản chất sự kiện hay sản phẩm, chứ không phải các thông cáo báo chí - họ cần nhà báo để xác minh những thông tin này. Tạo mối quan hệ tốt với PR có thể là một điều cần thiết nhưng luôn cần một sự cảnh giác cao độ. Chỉ như thế, giới PR mới thật tâm tôn trọng báo chí và làm việc một cách cẩn trọng, có trách nhiệm hơn.
    Have a nice day to all of you! (^o^)/
  7. iwaphuong

    iwaphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0

    Xin chào tâtt cả các thành viên PRC
    Chúc mọi người cả tuần vui vẻ và may mắn nhiều nhiều nhé!
    PR và dân vận
    TTCN - Từ mấy năm qua, hoạt động PR đã rầm rộ tại VN, trên bề nổi với những event (buổi ra mắt) đầy âm thanh và màu sắc, trong ?obề chìm? với những cái gọi là ?oquan hệ với báo chí?.
    Tiếc thay, hoạt động này thường được gói gọn trong công thức: họp báo (cho có) + thông cáo báo chí, hồ sơ báo chí (cho tiện sao chép) + phong bì (nhất định phải có) + tiệc buffet (có người đọc là búp-phê, thật đúng nghĩa động từ bouffer trong ý nghĩa đớp hít)!
    Đã có những nhân viên PR của một số công ty huỵch toẹt: chừng đó đủ để ?omua? phóng viên! Thậm chí có người vồ được một quyển sách còn đề quyết (theo sách) rằng muốn lăngxê thương hiệu, sản phẩm thì cứ gõ cửa báo này, báo kia, mà quên chỉ bảo cái đạo ?ogõ cửa? là làm sao. Không chỉ miệt thị báo chí mà còn miệt thị cả khách hàng như trong một buổi mạn đàm về chiêu thị, người ta thản nhiên ?okháo? với nhau như một chân lý rằng ?odân VN mê khuyến mãi?!
    Chưa bao giờ các hoạt động PR, và cả quảng cáo, ở VN lại rầm rộ và thái quá như thế khi xem tất cả như những con cừu của ông Panurge (một con nhảy xuống sông, cả bầy nhảy theo), hơn cả sự mong muốn của các ông chủ thuê mướn họ!
    Những người đứng lớp môn PR, trong giới hạn của mình, đã cố giải thích ý nghĩa và đạo đức của nghề PR là gì, rằng quan hệ với báo chí là gì, cũng đã nêu tấm gương của P.P.D.A. (tên tắt của một ngôi sao thời sự truyền hình Pháp) bị tì vết như thế nào vì đã nhận lời mời đi du lịch cùng gia đình như ông hoàng, bà chúa bởi một tập đoàn cá mập...
    Thế nhưng, trong mớ bòng bong đó ít nhất cũng nổi lên một điều: trên thương trường người ta ra sức tranh thủ, quan tâm chiêu dụ khách hàng của mình bằng các công cụ quảng cáo và PR. Vì sao vậy, nếu không phải để sống còn, phát triển và bành trướng?
    Thế một nhà nước có cần tranh thủ, quan tâm chiêu dụ người dân cũng hăng hái và đúng bài bản như các công ty trên thị trường? Có ý kiến: đã có công tác dân vận rồi. Đúng, nhưng được quan niệm, đào tạo, truyền đạt và thực hiện như thế nào? Bằng những cái nhìn và phương pháp của đầu (và của giữa) thế kỷ 20, mà thực tiễn đã chứng minh là thất sách, là thất bại, hay bằng những cái nhìn và phương pháp của khoa học xã hội và nhân văn như là ngọn đèn pha soi đường chứ không là cái dàn đèn sân khấu?
    Thật ra giữa dân vận và nghề PR cũng chẳng khác gì nhau: từ nguyên dân của từ dân vận và public của từ public relations (quan hệ quần chúng) cũng chỉ là một: người dân, publicus. Vấn đề là quan niệm người dân là gì và từ đó cư xử với người dân như thế nào?
    Môn PR cùng các bộ môn đồng hành gọi là ?ovua? (le client est roi, khách hàng là vua). Là ?ovua? thì chiều ?ovua? vậy! Chưa là khách hàng thì chiều để trở thành khách hàng, đã là khách hàng cũng tiếp tục chiều để mãi mãi là khách hàng. Cho dù cuối cùng vẫn là để mê hoặc ?ovua? - ?ovua? chứ không phải ?othượng đế?, vì vua thì dụ được chứ thượng đế làm sao dụ!
    Nếu hiểu rằng ?oPR là một chức năng quản lý nhằm đề ra, triển khai và tiến hành các chính sách, chương trình nhằm tạo ảnh hưởng nơi dư luận hay phản ứng của công chúng về một ý (tư) tưởng, một sản phẩm hay một tổ chức? (Novel trends in public relations), thì sẽ thấy làm chính trị, làm dân vận, làm công chức, làm gì gì đi nữa cũng là làm PR trong từng công việc, từng tiếp xúc với người dân. Tiếp xúc như thế nào? Hãy học như học nghề PR. Đầu tiên hãy bắt đầu bằng đừng nghĩ, đừng nói kiểu ?odân nó...?.
    Một cựu đại sứ tại Anh, cùng dạy môn PR, tắc lưỡi: ?oPhải chi môn này được dạy cho công chức!?. Dân chủ bắt đầu từ quan hệ với người dân, từ PR là như thế.
  8. TieuLongNu

    TieuLongNu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    0
    Em đang học ở Bắc Kinh nên khong tham gia với các anh chị ngay các hoat động đươc.Nếu được kết nạp em với,giá nào hè về em cũng hóng hớt đi cùng mấy anh chị.
    E cung thìch làm về PR nên mong được chỉ day.
    haroca3000@yahoo.com
    tên đầy đủ: Nguyễn Việt Hà
    cám ơn và mong sớm được tham gia
  9. iwaphuong

    iwaphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Xin chào cả nhà!
    Chúc cả nhà ăn thạt nhiều, chơi thật nhiều và "cá kiếm" được thật nhiều nhé!
    Hi...hi...
    Công nghiệp quảng cáo Ấn Độ: Liên kết để tồn tại
    Hiện nay, có rất nhiều Cty lớn trên thế giới thành lập đội ngũ chuyên gia quảng cáo riêng. Điều này đang đe dọa việc "kiếm cơm" của nhiều hãng PR và marketing trên toàn cầu. Do sinh sau, đẻ muộn, các Cty quảng cáo ấn Độ đã phải chọn giải pháp liên kết để tồn tại và phát triển
    Từ giữa những năm 1990, các hãng quảng cáo trên toàn cầu đã có chỗ đứng trong việc đưa ra các chiến lược quảng cáo giúp tiêu thụ hàng hoá của nhiều Cty. Công nghiệp quảng cáo ấn Độ phát triển rất muộnnên phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt với các Cty đa quốc gia. Do đó, Conglomerates, Reliance, Tata và Bharti, 4 Cty quảng cáo lớn chiếm 96% thị phần quảng cáo của ấn Độ đã liên kết với nhau để tạo nên sức mạnh cạnh tranh. Ban lãnh đạo của 4 Cty này hi vọng sự liên kết của họ sẽ tạo ra nhiều sáng tạo hơn cho các sản phẩm quảng cáo và sẽ tạo cơ hộiđánh bật các Cty quảng cáo nước ngoài đang rình rập thị trường ấn Độ.
    ấn Độ, một đất nước có dân số cao thứ hai thế giới và theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, tầng lớp trung lưu ở nước này đang tăng lên, nền kinh tế lại đang bùng phát và là đối thủ đáng gờm của Trung Quốc. Mỗi năm, ngành công nghiệp quảng cáo ấn Độ đạt doanh thu 2,7 tỷ USD, tăng 13%. Nước này có khoảng 250 kênh truyền hình các loại (5 năm trước chỉ có 150 kênh), rất nhiều tờ báo, tạp chí và website mới ra đời. đây thực sự là mảnh đất màu mỡ cho ngành công nghiệp quảng cáo phát triển. Theo Meenakshi Madhvani-đối tác làm ăn với Spatial Access Solutions, Cty tư vấn truyền thông ở Bombay: "Có quá nhiều tiềm năng cho các DN trong lĩnh vực quảng cáo tại quốc gia này phát triển".
    Cuộc đua của các Cty khổng lồ trong việc quảng cáo sản phẩm ngày càng đa dạng và gay gắt hơn. Và vì thế, cũng buộc các Cty phải nảy sinh nhiều dịch vụ hậu mãi để thu hút khách hàng. Theo thông lệ, các Cty quảng cáo của ấn Độ phải chi 15% hoa hồng cho những người tham gia chiến dịch và đăng quảng cáo trên báo, nhưng vài năm gần đây tỉ lệ này đã giảm xuống còn 8%. Hiện nay, các Cty kinh doanh quan tâm nhiều hơn đến các dịch vụ PR và nghiên cứu thị trường nên các Cty nàỵ sẵn sàng chi đến 20% tiền hoa hồng cho người kiếm được hợp đồng từ các Cty muốn thực hiệnviệc quảng bá tên tuổi.
    Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, cho dù ngành công nghiệp quảng cáo của ấn Độ phát triển chậm hơn so với các nước có nền kinh tế đã phát triển, nhưng không lâu nữa, với đà phát triển kinh tế như hiện nay, khoảng cách đó sẽ được thu hẹp và có những kỳ tích bất ngờ.

  10. iwaphuong

    iwaphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Khi hai thương hiệu lớn cùng về chung sống dưới một mái nhà theo quy tắc ?oM&A? (Merger & Acquisition - sáp nhập và mua lại), cả hai đôi lúc lại vô tình quên mất đi những khách hàng trung thành - ?omối tình đầu? của họ.
    Nghe thì có vẻ khó tin nhưng lắm khi đó là sự thật. Công ty sáp nhập có thể mạnh hơn, lớn hơn nhưng điều đó không có nghĩa gì nếu sự kỳ vọng của khách hàng không được đáp lại.
    Năm 2005 được xem là năm của những cuộc sáp nhập đình đám, trước hết là việc SBC tiếp quản AT&T với giá 16 tỉ USD, tiếp theo là số tiền 57 tỉ USD do P&G chi ra để có được Gillette. Theo CNN đây là năm thứ 4 diễn ra các vụ sáp nhập với tổng số tiền lên đến hơn 1 trăm tỉ USD.
    Khi các tài sản vô hình góp phần không nhỏ trong giá trị của các tập đoàn ở thế kỷ 21, việc định giá của thương hiệu, đặc biệt là khi đánh giá tài sản thương hiệu như ?otài sản vô hình? trên giấy tờ là một trong những yếu tố rất quan trọng trong ?ohợp đồng hôn nhân? M&A. Nhưng cũng thật không may khi phần lớn tất cả những gì thuộc về thương hiệu đều là vô hình do đó không có một cách nào rõ ràng để định giá một thương hiệu.
    Điều quan trọng trước hết đối với các bên tham gia, theo ý kiến của Suzanne Hogan, công ty tư vấn thương hiệu Lippicott Mercer, là nắm được chiến lựơc thương hiệu của tập đoàn trước khi bắt tay vào ký kết bất kỳ hợp đồng M&A, vì nếu không nắm được đích xác giá trị thương hiệu, họ có thể ?ohét giá? thương hiệu lên đến tận mây xanh trong khi thực tế thì không phải như vậy.
    Những sự kiện quan trọng cùng với tài sản thương hiệu đáng nể của AT&T có thể được xem như trường hợp điển hình của một công việc kinh doanh không còn thành đạt nhưng lại giữ được cho mình một thương hiệu cực kỳ đáng giá. Khoan bàn đến việc thương hiệu AT&T có được định quá cao quá mức hay không, hiện đã có thông báo rằng trong tương lai cái tên AT&T chắc hẳn sẽ còn xuất hiện dài dài sau khi sáp nhập vào SBC.
    Trong xây dựng thương hiệu, điều quan trọng khác cần ghi nhớ chính là nắm được điểm mạnh cũng như điểm yếu của thương hiệu được sáp nhập, để từ đó có thể đánh giá được mức độ tương thích của thương hiệu này với chiến lược của thương hiệu đứng ra mua lại. Chỉ khi đánh giá đúng ?othực lực? mới có thể vẽ ra chính xách ?okiến trúc thương hiệu? (một từ giới chuyên môn dùng để nói về thương hiệu và cách các thương hiệu ăn khớp với nhau ra sao) và kế hoạch truyền thông.
    Tuy nhiên, mặc dù có rất rất nhiều vụ sáp nhập và mua lại thương hiệu diễn ra (con số này đã tăng gấp rưỡi trong năm 2005), thế nhưng con số những công ty coi nhẹ việc mua lại vẫn còn cao đến đáng kinh ngạc. Chỉ khi có nguy cơ gặp khủng hoảng đang đe doạ đến các thương hiệu trong danh mục hoặc đang lăm le gây khó khăn cho việc truyền thông thương hiệu cốt lõi của họ. Thông thường các chuyên viên tư vấn thương hiệu chỉ được viện đến chỉ để dàn xếp mớ bòng bong các thương hiệu sau các vụ mua lại lớn nhỏ.
    Ngoài nhiệm vụ làm đầy túi của các nhân vật lãnh đạo chủ chốt và những ông chủ ngân hàng, lợi ích chính của việc mua lại và sáp nhập thương hiệu là làm tăng thêm giá trị cho những cổ đông. Và trong khi lợi ích thật sự của các vụ ngoặc tay này đối với khách hàng sau cùng còn là vấn đề đáng bàn cãi thì nhiều người trong ngành vẫn tin rằng khách hàng/người tiêu dùng không phải là đối tượng quan tâm chính trong các hợp đồng M&A.
    Theo nhận xét của Ken Fenyo, trung tâm tư vấn quản lý và xây dựng thương hiệu Prophet: ?oNhững nhà lãnh đạo thường quá quan tâm đến hợp đồng mua lại cùng với tất cả chi phí mà họ phải trả?đến nỗi người lãnh nhận bất kỳ hậu quả nào sau đó lại chính là khách hàng. Chỉ cần nghiên cứu những hợp đồng sáp nhập thành công và thất bại, ta dễ dàng thấy rằng điểm khác biệt giữa cả hai chính là một bên biết thật sự quan tâm đến lợi ích khách hàng, còn một bên chỉ biết chăm chăm lo cho lợi ích riêng tư của tập đoàn và của bản thân họ.?
    Thông thường khi thông báo của những sự kiện M&A thường mang vẻ hứa hẹn một cuộc sống chung ?ohạnh phúc đến đầu bạc răng long? của các thương hiệu. Mục đích cốt lõi nhất của M&A là để thể hiện sự đồng bộ giữa hai doanh nghiệp và cho mọi người thấy rằng, ?omột cây làm chẳng nên non, hai (hoặc nhiều) cây chụm lại nên hòn núi cao?, hay nói theo cách của Fenyo là ?ophải chứng tỏ rằng 1+1 >2?. Cuộc hôn nhân giữa Cingular và AT&T Wireless là nhằm mục đích mưu cầu hạnh phúc như trên.
    M&A cũng giúp loại bỏ những thương hiệu kém cỏi và khiến thương hiệu cốt lõi trở nên mạnh hơn, hay theo cách nói của David Harding và Charles Tillen của Bain & Co., ?othu nhỏ để phát triển?. Cho dù là bán một phần nhỏ trong doanh nghiệp cho người ngoài hay gạt bỏ đi những thương hiệu không còn phù hợp với chiến lược phát triển chung nhưng tất cả đều góp phần trong việc củng cố sức mạnh của thương hiệu cốt lõi.
    Một thăm dò trên 250 nhà lãnh đạo có trực tiếp tham gia vào những hợp đồng M&A do công ty tư vấn Bain & Co. thực hiện cho thấy lý do khiến cho có những vụ lục đục xảy ra sau ?ohôn nhân? là do ?obỏ qua những thách thức khi sáp nhập? hoặc ?ođánh giá cao quá mức khả năng hoà hợp?.
    Trong trường hợp M&A của Kmart và Sears diễn ra năm 2004, nhiều người đã xem rằng đây không khác gì một hợp đồng bất động sản và cá cược với nhau xem một trong hai cái tên Kmart và Sears, tên nào sẽ sớm bỏ cuộc chơi. Giá trị của hợp đồng được ước tính lên đến 12.3 tỉ USD và đã đẩy giá cổ phiếu của Sears lên 22% và Kmart lên 16% không lâu sau khi việc sáp nhập được công bố. Và kể từ ngày Kmart tự đứng dậy sau khi phá sản từ tháng 5/2003, giá cổ phiếu của Kmart đã tăng đến 700% tính đến mùa xuân 2005.
    Những con số vừa nêu nghe có vẻ rất ấn tượng, thế nhưng tên tuổi Kmart vẫn còn ít nhiều bị hoen ố trên thị trường. Với kế hoạch bán các dòng sản phẩm của Kmart cùng với dòng sản phẩm của Sears, phần đông mọi người vẫn tiên đoán rằng sớm muộn gì thì cái tên Kmart cũng sẽ biến mất khi hệ thống nhận diện thương hiệu của cả hai được nhập chung lại.
    Một số trường hợp rút lui cũng đã được tiên đoán trước. Không muốn sản phẩm của mình bị xếp vào hàng ?obèo? ở Kmart, Nike đã nhanh chóng kết thúc hợp đồng với Kmart và chỉ tiếp tục cho các mặt hàng của mình tại Sears cho đến mùa thu 2005.
    Sắp tới đây là những dự định khai trương Sears Essentials với sự kết hợp nhiều thương hiệu khác nhau từ Sears và Kmart cùng với những sản phẩm cao cấp hơn. Theo tờ Chicago Sun Times, Sears đang nhắm đến việc đặt cơ sở tại những khu đô thị giàu có hơn để chuyển các cửa hàng thuộc hệ thống Kmart sang Sears Essentials và nhắm đến những khách hàng có thu nhập hàng năm vào khoảng 80,000USD trở lên (khách hàng của Kmart có thu nhập vào khoảng 40,000USD/năm).
    Tóm lại, khi cùng nhau ký vào ?ohợp đồng hôn nhân?, đôi bên phải nắm được tài sản thương hiệu và biết cách dung hoà cũng như loại bỏ những khía cạnh hoặc yếu tố bất lợi, có như vậy cuộc các thương hiiệu mới có thể sống chung hoà thuận dưới cùng một mái nhà.
    Alycia de Mesa
    CHÚC CẢ NHÀ MỘT TUẦN LÀM VIỆC VUI VẺ!

Chia sẻ trang này