1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lượm lặt

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi lyhap, 28/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Qua bên http://www.avsnonline.net lấy được cái này về.Xem cũng thú phết.
    Mười bài thơ đoạn trường

    Thúy Kiều, con của viên ngoại họ Vương, người ở Bắc Kinh. Nàng yêu kiều diễm lệ, có một thái độ phong lưu, tính thích hào hoa, thích âm luật, sở trường về hồ cầm. Vốn đa cảm, giàu tình, nàng sáng tác bài "Bạc mệnh oán" để hát theo khúc hồ cầm, khi gảy lên nghe rất não nùng, ai cũng sa nước mắt.
    Một hôm, nhân tiết Thanh Minh, Thúy Kiều cùng hai em đi tảo mộ và nhân tiện xem hội Đạp Thanh. Lúc trở vê, Kiều nhìn bên dòng nước có một nấm mồ hoang cô lạnh, hỏi ra mới biết đó là mồ của nàng ca nhi tên Lưu Đạm Tiên. Trước sống mua vui cho khách làng chơi, chết làm ma không chồng trong nấm mồ vô chủ.
    Kiều cảm động, rơi nước mắt, khóc cho kiếp hồng nhan.
    Về nhà, đêm khuya vắng vẻ, nàng cảm thấy một nỗi buồn man mác xâm chiếm cõi lòng. Nghĩ phận người lại nghĩ phận mình, hay kiếp hồng nhan rồi phải chung mạng bạc!
    Nàng tựa ghế thiu thiu, rồi ngủ say lúc nào không biết. Giữa lúc ấy, thấy một thiếu nữ tiến đến chào và hỏi rằng:
    - Này chị Thúy Kiều, đương lúc ngày xuân phơi phới sao không hỏi liễu tìm hoa, mà lại chịu ngủ ở nhà như vậy?
    Kiều nghe nói, vội vàng đứng dậy, sửa áo đón mời, nhìn thấy thiếu nữ má đào, môi hạnh, dáng điệu như tiên. Sau khi hai bên cùng ngồi, Kiều vội hỏi:
    - Chẳng hay nương tử ở tại cung nào mà xe loan thình lình hạ cố đến đây?
    Thiếu nữ tươi cười đáp:
    - Thiếp đây nào phải ai đâu xa lạ, nhà thiếp ở phía tây cầu bên dòng nước chảy. Chiều nay chị đã vãng qua, sao mà mau quên như thế? Hôm nay, thiếp ở trong "Hội đoạn trường", trước mặt Giáo Chủ, thiếp có khen đến tài hoa của chị. Giáo Chủ rất vui mừng và cho biết rằng chị cũng có chân trong hội ấy. Rồi người trao cho thiếp 10 cái đầu đề đoạn trường, bảo đem lại cho chị vịnh. Vậy yêu cầu chị thảo ngay để cho thiếp xếp vào tập "Đoạn trường sách".
    Kiều hỏi:
    - Em xin lãnh ý, nhưng xin chị cho biết Đoạn Trường Giáo Chủ là ai? Có thể đưa em đến yết kiến được không?
    Thiếu nữ mỉm cười đáp:
    - Lúc này chị không cần hỏi kỹ, một ngày khác, chị sẽ hiểu rõ đấy mà.
    Đoạn, nàng trao tập đầu đề. Kiều tiếp lấy, mở ra xem. Đây là 10 đầu đề: Tích đa tài, Liên bạc mạng, Bi kỳ lộ, Ức cố nhân, Niệm nô kiều, Ai thanh xuân, Ta kiển lộ, Khổ linh lạc, Mộng cố viên, Khốc tương tư.
    Kiều xem xong, vui vẻ nói:
    - Đầu đề rất hay, vậy em xin thảo ngay. May bài của em chiếm khôi nguyên trong tập, thì khỏi phải phụ công chị giới thiệu.
    Vừa nói vừa viết thao thao bất tuyệt. Chỉ trong giây lát, đủ ca 10 bài từ khúc theo lối hồi văn:
    I
    Tích đa tài
    Tờ oanh nỡ bỏ hoài,
    Hợp hoan ngày tháng phổ cho ai?
    Tương tư mình gác để ngày mai.
    Để ngày mai!
    Tiếc cho tài!
    II
    Thương bạc mạng
    Đêm đêm một mình lạnh,
    Nhà vàng nghe nói để A Kiều
    Một mặt nghe chừng khó hân hạnh.
    Khó hân hạnh!
    Thương bạc mạng!
    III
    Thương kỳ lộ
    Khúc đường quanh co thật khó đi,
    Đường khổ chưa bằng tâm em khổ!
    Một bước sai thời ngàn bước lỡ!
    Ngàn bước lỡ!
    Thương kỳ lộ.
    IV
    Nhớ cố nhân
    Tóc bạc nhưng tình vẫn chưa thân!
    Cần gì trước phải lên tận mây xanh!
    Cưỡi xe đội nón mới là chân (*)
    Mới là chân!
    Nhớ cố nhân!
    V
    Nhớ cô hầu!
    Soi gương hồn biến đâu?
    Ta thấy ai vẫn còn than thở!
    Son phấn thôi đừng giễu cợt nhau.
    Giễu cợt nhau.
    Nhớ cô hầu!
    VI
    Xót thanh xuân
    Cành hoa giống mỹ nhân,
    Xuân sắc núi rừng, ôi đẹp đẽ!
    Muốn mượn mưa xuân tưới hoa thần.
    Tưới hoa thần!
    Xót thanh xuân!
    VII
    Than cảnh ngộ
    Giấc mơ tỉnh rồi đó,
    Đâu phải gặp ai cũng kêu thương.
    Chỉ vì lầu son lối cũ chưa tỏ.
    Lối cũ chưa tỏ!
    Than cảnh ngộ!
    VIII
    Khổ linh lạc
    Thân nầy hết đường bước,
    Lìa cành hoa rụng khắp đông tây.
    Nhạn lạc đàn bay quanh hiên trước.
    Quanh hiên trước!
    Khổ linh lạc!
    IX
    Mơ vườn xưa
    Hồn về cậy ai đưa?
    Cảnh cũ cúc tùng không thấy nữa.
    Bạch vân phương thảo lặng như tờ.
    Lặng như tờ!
    Mơ vườn xưa!
    X
    Khóc tương tư
    Nghẹn ngào đã nhiều khi,
    Lòng đau không giữ nổi tiếng khóc.
    Đất cũ tình thâm luống sầu bi.
    Luống sầu bi!
    Khóc tương tư!
    Thúy Kiều viết xong 10 bài, trao lại thiếu nữ. Xem qua, thiếu nữ tấm tắc khen rằng:
    - Quả thực mỗi chữ khác gì ôm mối hận. Nếu đem vào tập "Đoạn trường", chắc rằng sẽ đoạt giải nhất.
    Đoạn thiếu nữ đứng dậy, từ giã. Kiều nói:
    - Hôm nay chị đã có lòng chiếu cố, đôi ta ắt có tiền duyên, sao lại nỡ vội vàng như vậy? Vả lại lần này ly biệt, biết bao giờ lại được gặp nhau.
    Thiếu nữ nói:
    - Nếu chị tình thâm mà thiếp cũng không tình bạc, thì sông Tiền Đường đó, ta sẽ hẹn về sau.
    Nói xong đi thẳng.
    Kiều chạy theo giữ lại thì bỗng có trận gió làm khua động bức mành. Nàng sực tỉnh, mới hay là giấc chiêm bao.
    Về sau, Kiều phải 15 năm lưu lạc, thân thế lắm nỗi đoạn trường. Cuối cùng trầm mình dưới sông Tiền Đường, ứng như điềm mộng.
    Truyện trên viết theo Thanh Tâm Tài Nhân. Cụ Nguyễn Du dựa theo, viết thành quyển "Đoạn trường tân thanh" bằng thể lục bát. Đoạn này, Nguyễn Du diễn tả:
    Này mười bài mới, mới ra,
    Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời.
    Kiều vâng lĩnh ý đề bài,
    Tay tiên vẩy đủ mười khúc ngâm.
    "Mười khúc ngâm" tức 10 bài "đoạn trường" đó.

    Trái tim bé bự.Kẻ tôn thờ chủ nghĩa..2 vợ.Xin Thượng đế mang 2 em đến với tôi.
    I love .Z^
  2. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    8/5:ngày của má.Có bài thơ này con tặng cho má.Con chúc má khỏe mạnh,và vui vẻ
    M - O - T - H - E - R
    "M" is for the million things she gave me,
    "O" means only that she''s growing old,
    "T" is for the tears she shed to save me,
    "H" is for her heart of purest gold;
    "E" is for her eyes, with love-light shining,
    "R" means right, and right she''ll always be,
    Put them all together, they spell
    "MOTHER,"
    A word that means the world to me.
    Howard Johnson (c. 1915)
    Thơ tiếng Anh đó,Linh lôi quyển từ điển ra dịch lại đi.Chúc mừng các bà mẹ trên thế giới-và cả mẹ của các thành viên Thi ca.
  3. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    8/5:ngày của má.Có bài thơ này con tặng cho má.Con chúc má khỏe mạnh,và vui vẻ
    M - O - T - H - E - R
    "M" is for the million things she gave me,
    "O" means only that she''s growing old,
    "T" is for the tears she shed to save me,
    "H" is for her heart of purest gold;
    "E" is for her eyes, with love-light shining,
    "R" means right, and right she''ll always be,
    Put them all together, they spell
    "MOTHER,"
    A word that means the world to me.
    Howard Johnson (c. 1915)
    Thơ tiếng Anh đó,Linh lôi quyển từ điển ra dịch lại đi.Chúc mừng các bà mẹ trên thế giới-và cả mẹ của các thành viên Thi ca.
  4. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Tính dịch ra nhưng nghĩ sao lại thôi.Bài thơ trên vốn không thể nào dịch thơ được.Còn dịch xuôi bài thơ này thì cứ cảm giác như có "cục xương ở cổ họng" vậy.Đành để thế.
  5. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Tính dịch ra nhưng nghĩ sao lại thôi.Bài thơ trên vốn không thể nào dịch thơ được.Còn dịch xuôi bài thơ này thì cứ cảm giác như có "cục xương ở cổ họng" vậy.Đành để thế.
  6. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Bàn tí về "Phép đối" trong thơ:
    * A- Phép đối trong văn Tàu và văn Ta .
    Một cái đặc tính của văn Tàu và văn Ta là phép đối ( chữ nho là đối ngẩu -đối : sóng nhau; ngẩu : chẵn, đôi ), không những là văn vần ( như thơ, phú ) theo phép ấy, mà các biền văn ( câu đối ,tứ lục, kinh nghĩa ) và đến cả văn xuôi nhiều khi cũng đặt thành hai câu đối nhau, hoặc hai đoạn trong một câu đối nhau.
    * Thế nào là đối ?
    Ðối là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Vậy trong phép đối vừa phải đối ý vừa phải đối chữ .
    A) Ðối ý là tìm hai ý-tưởng cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.
    B) Ðối chữ thì phải xét về hai phương tiện : thanh của chữ và loa.i chữ .
    1-Về thanh thì bằng đối với trắc -- Trắc đối với bằng.
    Tùy thể văn, có khi các chữ trong câu đều phải đối thanh ( như thể thơ ) , có khi chỉ một vài chữ theo lệ đã định phải đối thanh ( như thể phú )
    2- Về loại thì hai chữ phải cùng một loại mới đối nhau được .Ngày xưa các cụ chia các chữ ra làm thực tự hay chữ nặng như : trời, đất, cây cỏ .. và hư tự hay chữ nhẹ như : thế, mà, vậy, ru ..Khi đối thì thực tự phải đối với thực tự, hư tự phải đối với hư tự.
    Nay theo văn phạm Âu-Tây mà chia các chữ trong tiếng ta ra thành tự loại rõ ràng thì ta có thể nói rằng hai chữ đối nhau phải cùng thuộc về một tự loại , như cùng là hai chữ danh từ ( noms) , hai loại từ (spécificatifs) , hoặc động từ ( verbes), hoặc trạng từ ( adverbes ) ..
    Nếu có đặt chữ nho thì phải chữ nho đối với chữ nho .
    Khi đối , nếu chọn được hai chữ cùng một tự loại mà đặt sóng nhau thì là chỉnh đối hay đối cân.
    Nếu hai chữ ấy không những cùng một loại mà lại có ý nghĩa trái nhau như đen với trắng, béo với gầy .. thì gọi là đối chọi .
    * Câu đối
    Một thể văn trong đó phép đối được hoàn toàn ứng dụng là câu đối .Vậy ta cần xét phép tắc câu đối trước khi xét đến các thể văn trong có dùng đến phép ấy.
    * Ðịnh nghĩa - Câu đối ( chữ nho là doanh thiếp hoặc doanh liên : Doanh : cột; Thiếp : mảnh giấy có viết chữ ; Liên : đối nhau ) là những câu văn đi đôi với nhau thế nào cho ý , chữ và luật bằng trắc cân xứng với nhau.
    * Cách làm câu đối .- Một câu đối có hai câu đi sóng nhau , mỗi câu là một vế , vế trên, vế dưới .
    Trong cách làm câu đối, phải xét số chữ ,cách đặt câu và luật bằng trắc .
    Theo số chữ và cách đặt câu , cõ thể chia câu đối ra mấy thể sau đây :
    1-Câu tiểu đối là những câu tự 4 chữ trở xuống .Những câu này nếu đặt được bằng đối với trắc, trắc đối với bằng thĩ hay lắm. Thí dụ :
    Tôi tôi vôi Bác bác trứng
    b b b t t t
    Bằng không đối được thì chữ cuối vế trên hợp luật bằng trắc với chữ cuối vế dưới . Thí dụ :
    Ô ! quạ tha gà ( b ) ! Xà ! rắn bắt ngóe ( t ) !
    2-Câu đối thơ là những câu làm theo thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
    Những câu này phải theo đúng luật bằng trắc của hai câu thực hoặc hai câu luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.Thĩ dụ :
    -Áo đỏ lấm phân trâu t t t b b
    Dù xanh che đái ngựa b b b t t
    -Ba vạn anh hùng đè xuống dưới t t b b b t t
    Chín lần thiên tử đội lên đầu b b t t t b b
    3-Câu đối phú là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú .
    a) Lối câu song quan ( hai cửa ) là những câu có tự 5 chữ trở lên , 9 chữ trở xuống đặt thành một đoạn liền.
    b) Lối câu cách cú ( cách : ngăn ra ; cú : câu ) mỗi vế có 2 câu : một câu ngắn, một câu dài , thành ra 2 câu đối nhau cõ một câu xen vào giữa làm cách nhau ra .
    c) Lối câu gối hạc hoặc hạc tất là những câu mỗi vế có tự 3 đoặn trở lên , đoạn giữa thường ngắn xen vào 2 doạn kia như cái đầu gối ở giữa 2 ống chân con hạc.
    Về luật bằng trắc trong lối câu đối phú thì chỉ kể chữ cuối vế, và chữ cuối đoạn ( gọi là chữ đậu câu ) Chữ cuối vế phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng.
    Nếu mỗi vế có tự 2 đoạn trở lên ( như cách cú, gối hạc ) , hễ chữ cuối vế là bằng, thì các chữ đậu câu phải là trắc.
    Trái lại hễ chữ cuối vế là trắc thì các chữ đậu câu phải là bằng. Thi'' dụ :
    * Song quan
    Con ruồi đậu mâm xôi đậu
    Cái kiến bò đĩa thịt bò ( b )
    * Cách cú
    Ngói đỏ lợp nghè (b) , lớp trên đè lớp dưới (t)
    Ðá xanh cây cống (t) , hòn dưới nống hòn trên (b)
    * Gối hạc
    Quan chẳng quan thì dân (b) ], chiếu trung đình ngất ngưởng ngồi trên (b) ,] nào linh, nào cả, nào bàn ba (b) , ] xôi làm sao, thịt làm sao , đóng góp làm sao (b), thủ lợn nhìn lâu trơ cả mắt (t)
    Già chẳng già thì trẻ (t) ] , đàn tiểu tử nhấp nhô đứng trước (t) ] , này phú, này thơ, này đoạn một(t) ] , bằng là thế, trắc là thế , lề lối là thế (t), mắt (?) gà đeo mãi mỏi bên tai (b)
    Chép theo :
    Dương Quảng Hàm Việt Nam Văn Học Sử Yếu nxb Bộ Quốc Gia Giáo Dục Saigon 1962
    B- Phép đối Theo Ðường Luật
    Trong thơ Ðường luật , đối trở thành một nguyên tắc bắt buộc.
    Ngoài 2 cặp đối ( 2 câu thực và 2 câu luận ) ra, còn một cặp nữa . Cặp này chỉ có trong trường hợp trốn vần và rơi vào 2 câu 1 và 2.
    Ðối ở thơ Ðường rất chặt chẽ, đòi hỏi phải cân xứng cả thanh lẫn ý .
    1-Về thanh :
    Các từ đối nhau phải cùng một loại :
    * Ðộng từ đối với động từ : đi với đứng, ăn với uống, khóc với cười, nhanh với chậm,làm lụng với nghỉ ngơi ..
    * Danh từ đối với danh từ , cha với mẹ, vợ với chồng, gia đình với xã hội, thơ với rượu, cơm nước với rượu chè, cây lúa với củ khoai..
    * Tính từ với tính từ, rách với lành, nhiều với ít, xinh với đẹp, xấu xa với xinh đẹp, say sưa với tỉnh táo, vui vẻ với véo von, ngọt bùi với cay đắng ..
    * Hư từ với hư từ, thế với nhưng, đã với chưa, vừa,mới, cùng, với..
    * Số từ với số từ một với hai, ba với bốn, năm mốt với bốn ba ..
    * Tên riêng đối với tên riêng , Hà Nội với Hải Phòng, Việt Nam với Trung QuốC, Ðỗ Phủ với Tản Ðà..
    * Tự đối với tự ,nôm đối với nôm , phong hoa với tuyết nguyệt, Nam Sơn với Ðông Hải, nghĩa nhân với ân huệ, giang sơn với xã tắc, thi sĩ với tửu đồ, ẩm với thực, thất bại với thành công ..
    Phải đảm bảo đối đúng bằng trắc : tức là thanh bằng đối với thanh trắc, thanh trắc với thanh bằng : hương với sắc, cay với đắng, trăng trong với gió mát, tinh cặp mắt với vững đôi chân, nước vỏ lựu với máu mao gà, ngọc rắc tờ hoa với hương lừng chén thọ, non xanh sừng sững đứng với nước biếc lững lờ trôi, chập chờn thiên lý mộng với biêng biếc vạn trùng phong..
    Trong một cặp đối ở thơ luật cần chú ý đối cho đúng bằng trắc ở các từ :
    * Ðối với thơ ngũ ngôn : các từ số 2, số 4 và số 5 :
    Non nước in màu ngọc
    đối với : Cỏ hoa vắng bụi trần
    Êm đềm nhưng diễm ảo
    đối với Dản dị mà thanh tân
    Nửa mơ màng Ðỉnh Giáp
    đối với Nửa luyến tiếc Dương Trần
    Còn các từ 1 và 3 thuộc ngoại lê. Bất luận, nên ta có thể linh hoạt , đối đúng được bằng trắc thì tốt , nếu không cũng có thể châm chước ví dụ như nhưng đối với mà trang các câu :
    Êm đềm nhưng diễm ảo
    Dản dị mà thanh tân
    Hay 2 từ nữa đối với nhau trong 2 câu :
    Nửa mơ màng đỉnh giáp
    Nửa luyến tiếc dương trần
    Trong cặp này thì đỉnh giáp đối với dương trần chưa được cân về từ.
    * Ðối với thất ngôn : các từ số 2-4-6- và 7 , ví dụ :
    Gác mái ngư ông về Viễn phố
    đối với Gõ sừng mục tử lại cô thôn
    Trong 2 cặp đối trên các từ 2-4-6-7 đã đối rất đúng luật bằng trắc, riêng 2 từ số 1 gác với gõ là cùng thanh trắc, nhưng nằm trong ngoại lệ, hơn nữa, 2 từ gác và gõ đýu đi đôi với danh từ : gác mái gõ sừng thì đối với nhau vẫn cân.
    Một ví dụ khác :
    Ao sâu nước cả khôn chài cá
    đối với Vườn rông rào thưa khó đuổi gà.
    Trong ví dụ 2 cũng như ví dụ 1 chỉ đối linh hoạt trong ngoại lê : Ao đối với vườn tuy cũng là thanh bằng cả nhưng đều rơi vài ngoại lệ, mặt khác lại cùng là 2 từ ghép ao sâu với vườn rộng thì đối vẫn chỉnh.
    Trong những cặp thực hoặc luận mà bối trí đối được cho cân cả từ lẫn ý và đảm bảo đúng được luật bằng trắc cũng là những trường hợp hiếm , ví dụ như 2 cặp dưới đây :
    Khúc Dương Xuân
    Bâng khuâng lối mộng từng ngây ngất
    Bữ ngữ đường hoa há ngại ngần
    Tố Phương
    Cây Cau
    Và bẹ trứng đầy ôm mỗi phía
    Dăm tàu lá xẻ tỏa xung quanh
    Phanh tà áo lụa khoe chùm mộng
    Duỗi cánh tay ngà hé nụ xinh
    Lạc Nam
    2-Về ý
    Trong thơ Ðường, thanh thường phải đi với ý, cho nên khi tìm thanh là phải chú ý luôn đến ý , khi được cả thanh lẫn ý thì từ được chọn mới đắt.
    Nếu gặp trường hợp cần giữ ý thì cần phải hy sinh từ, trường hợp này có thể phải đối từ loại nọ với từ loại kia như trường hợp 2 câu nói ở trên :
    Nửa mơ màng đình Giáp
    Nửa luyến tiếc dương trần.
    Hay như 2 câu Nguyệt vịnh hoa đề khi hứng vận
    Trà dư tửu hậu lúc lương thời
    Vĩnh và đề mà đối với dư và hậu , thực ra chưa được cân lắm, hứng vận đối với lương thời, cũng vậy
    Nhưng cũng tạm coi là được.
    Hai trường hợp này gọi là đối lệch tức là không được cân giữa thanh và ý.
    Trong khi chọn từ và ý cho 2 vế đối : nên chú ý đừng để điệp ý , tức là vế trên cũng ý ấy , vế dưới cũng ý ấy, mà người ta thuờng gọi là ữ bổ nứa ữ , ví dụ như 2 câu dưới đây :
    Tiếc nỗi đường xa thân chẳng khỏe
    Ngặt vì sức yếu cháu không rời
    Trong 2 vế này đều có ý nói sức khỏe kém, nhưng còn 2 ý đường xa và bận trông cháu , thì cũng là điệp ý. Tuy nhiên 2 câu này có thể sửa lại :
    Tiếc nỗi đường xa thân chẳng khỏe
    Ngặt vì con vắng cháu không rời
    Thì 2 ý gắn được với nhau : vì con vắng nhà nên phải trông cháu , đối với ý câu trên sức khỏe kém mà đường lại xa, cả 2 ý làm cho tác giả không đi được.Ðối như thế mới cân cả từ lẫn ý.
    Hay như 2 câu thực trong bài thơ mừng đám cưới dưới đây , tác giả đã đặt cả 2 câu cùng một ý là Lâm và Thoa kết duyên với nhau :
    Cầm sắt Lâm vui duyên hảo hợp
    Thất gia Thoa đẹp chữ hôn nhân
    Hai câu này vừa là ữ bổ nứa ữ đã đành, nhưng về từ đối cũng chưa chỉnh : hảo hợp mà đối với hôn nhân, không cân xứng, vì không được cả từ lẫn ý.
    Chép theo :
    LẠC NAM Tìm Hiểu Các Thể Thơ nxb Văn Học Hà Nội 1996
    c-Chuyện Tiếu Lâm Về Ðối
    Làm thơ cũng như viết chữ, mới tập thì phải ngang ngay sổ thẳng trước đã.
    Phải đối cho chỉnh : bằng đối trắc, trắc dối bằng; loại chữ nào đối theo loại chữ nấy; hễ vế trên dụng điển thì vế dưới cũng phải dụng điển.
    Song phải chú trọng ý nghĩa nhiều hơn tự diện, tự loại.
    Vì nội dung, rủi hình thức có khuyết đôi chút cũng không sao. Chớ đừng vì muốn cho được công chỉnh mà bỏ cả tình và lý.
    Ðể nhạo những kẻ hẹp hòi, cố chấp, khư khư đối từng chữ cho thật sít sao, người xưa có câu :
    Chùa Non Nước, non non nước nước, nhất vui thay là phố Vân Sàng;
    Núi Già Cơm, cơm cơm già già , tam buồn nhẽ ấy phường vũ mẹt.
    Lại có câu chuyện :
    Một thầy tú nghèo đi lữ đường vào nghỉ trong một quán cơm.Sáng ra không đủ tiền trả tiền ăn tiền ngủ.Còn đang lúng túng thì nghe bà chủ quán nói :
    - Tôi ra cho thầy một câu đối, nếu đối hay thì khỏi trả tiền ăn ngủ.
    Thầy tú bằng lòng .Bà chủ quán ra :
    - Sớm mai gà gáy ó o, thầy tú thức dậy mà lo tiền hàng.
    Thầy tú bảo :
    -Bà học hành có ít.Ðể tôi đối từng đọan, từng chữ, cho bà dễ nhận được hay dở nhé.
    Bà chủ quán gật đầu .Thầy tú đối :
    - " Sớm mai gà gáy ó o" , tôi đối là " Chiều tối heo kêu ụt ịt " được chăng ?
    - Ðược, đối tiếp đi .
    - " Thầy tú thức dậy", tôi đốI với " Bà quán nằm xuống " .Ðược không ?
    Bà quán khen hay và trầm ngâm một mình :
    -" Thầy tú thức dậy" mà đối" Bà quán nằm xuống " thì .. thì thú vi. Quá ! Ðáng đău tú tài.Nếu nới tay một chút thì cho lên cử nhân cũng được.
    Ðương lúc bà quán cao hứng về cảnh " thầy tú thức dậy, bà quán nằm xuống " thì thầy tú đối tiếp và hỏi tiếp :
    -" Mà lo " tôi đối" Mà lắng ", Tiền" tôi đối " Gạo " , "Hàng " tôi đối " Lụa " . Ðược chăng ?
    Bà quán thích ý đáp luôn miệng " Ðược, được "
    Thầy tú liền nói :
    -Thế là tôi trả nợ xong rồi .
    Ðoạn xách dù đi một mạch.
    Bà quán đương sống với câu đối , không để ý đến thầy tú, lẩm bẩm đọc :
    -"Sớm mai gà gáy ó o, thầy tú thức dậy.. Chiều tối heo kêu ụt ịt , bà quán nằm xuống " Thật là hợp tình hợp cảnh.Rõ là lòng gấm miệng hoa.
    Ngồi tựa lưng vào ghế, lim dim đôi mắt để tận hưởng vị văn chương .Rồi ngâm tiếp:
    - " Mà lo tiền hàng ".. Lo không được cũng không sao vì đã có thơ hay trong túi.." Mà lắng gạo lụa " .
    Bỗng đập tay xuống bàn, thét :
    -" Mà lắng gạo lụa" là cái quái gi ? Thầy gạt tôi rồi, thầy tú ơi là thầy tú ! Ðối ơi là đối !
    Nhưng đó là chuyện " tiếu lâm " .Sau đây là chuyện thật :
    Ðời nhà Tống có một nhà thơ tên là Vương Kỳ lấy việc đối chỉnh làm hay.
    Kỳ khoe cùng Tô Ðông Pha có bài Trúc Thi được hai câu rất đắc ý , nhân đọc cho nghe :
    Diệp thùy thiên khẩu kiếm
    Cán tủng vạn điều thương
    Lá buông nghìn lưữi kiếm
    Góc dựng vạn cây thương
    Tô Ðông Pha cười :
    - Hay thì hay thực , song như vậy thì mười cây tre chỉ có một chiếc lá thôi ư ?
    Muôn cây mà chỉ có nghìn lá, thì chẳng phải 10 cây 1 lá hay sao ?
    Chỉ vì muốn đối cho chỉnh cho khéo mà quên lẽ phải.
    Bởi vậy Tô công thường đem làm chuyện tiếu lâm, và nói :
    -Xem việc thế gian nhịn cười còn dễ , xem thơ quan Ðại phu Vương Kỳ nhịn cười thật khó
    Trong Tùy Viên Thi Thoại chép rằng :
    Một viên tú tài trình cho tác giả một bài thơ, có câu :
    Cha chết chôn Vị Bắc
    Anh đau nằm Giang Nam
    Tùy viên cảm động :
    -Tình cảnh sao mà thảm thiết .
    Viên tú tài liền đùng dậy thưa :
    - Sự thật không có thế, chỉ muốn đối cho chỉnh mà bày đặt ra thế thôi.
    Chỉ vì muốn có câu đối chỉnh mà quên cả sự lý, một bên đem cả cha anh ra làm trò hề !
    Ðó là bài học đích đáng trong cách dùng đối ngẩu .
    Chép theo :
    Quách Tấn Thi Pháp Thơ Ðường nxb TRẺ TP. Hồ Chí Minh 1998

    Trái tim bé bự.Kẻ tôn thờ chủ nghĩa..2 vợ.Xin Thượng đế mang 2 em đến với tôi.
    I love .Z^

  7. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Bàn tí về "Phép đối" trong thơ:
    * A- Phép đối trong văn Tàu và văn Ta .
    Một cái đặc tính của văn Tàu và văn Ta là phép đối ( chữ nho là đối ngẩu -đối : sóng nhau; ngẩu : chẵn, đôi ), không những là văn vần ( như thơ, phú ) theo phép ấy, mà các biền văn ( câu đối ,tứ lục, kinh nghĩa ) và đến cả văn xuôi nhiều khi cũng đặt thành hai câu đối nhau, hoặc hai đoạn trong một câu đối nhau.
    * Thế nào là đối ?
    Ðối là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Vậy trong phép đối vừa phải đối ý vừa phải đối chữ .
    A) Ðối ý là tìm hai ý-tưởng cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.
    B) Ðối chữ thì phải xét về hai phương tiện : thanh của chữ và loa.i chữ .
    1-Về thanh thì bằng đối với trắc -- Trắc đối với bằng.
    Tùy thể văn, có khi các chữ trong câu đều phải đối thanh ( như thể thơ ) , có khi chỉ một vài chữ theo lệ đã định phải đối thanh ( như thể phú )
    2- Về loại thì hai chữ phải cùng một loại mới đối nhau được .Ngày xưa các cụ chia các chữ ra làm thực tự hay chữ nặng như : trời, đất, cây cỏ .. và hư tự hay chữ nhẹ như : thế, mà, vậy, ru ..Khi đối thì thực tự phải đối với thực tự, hư tự phải đối với hư tự.
    Nay theo văn phạm Âu-Tây mà chia các chữ trong tiếng ta ra thành tự loại rõ ràng thì ta có thể nói rằng hai chữ đối nhau phải cùng thuộc về một tự loại , như cùng là hai chữ danh từ ( noms) , hai loại từ (spécificatifs) , hoặc động từ ( verbes), hoặc trạng từ ( adverbes ) ..
    Nếu có đặt chữ nho thì phải chữ nho đối với chữ nho .
    Khi đối , nếu chọn được hai chữ cùng một tự loại mà đặt sóng nhau thì là chỉnh đối hay đối cân.
    Nếu hai chữ ấy không những cùng một loại mà lại có ý nghĩa trái nhau như đen với trắng, béo với gầy .. thì gọi là đối chọi .
    * Câu đối
    Một thể văn trong đó phép đối được hoàn toàn ứng dụng là câu đối .Vậy ta cần xét phép tắc câu đối trước khi xét đến các thể văn trong có dùng đến phép ấy.
    * Ðịnh nghĩa - Câu đối ( chữ nho là doanh thiếp hoặc doanh liên : Doanh : cột; Thiếp : mảnh giấy có viết chữ ; Liên : đối nhau ) là những câu văn đi đôi với nhau thế nào cho ý , chữ và luật bằng trắc cân xứng với nhau.
    * Cách làm câu đối .- Một câu đối có hai câu đi sóng nhau , mỗi câu là một vế , vế trên, vế dưới .
    Trong cách làm câu đối, phải xét số chữ ,cách đặt câu và luật bằng trắc .
    Theo số chữ và cách đặt câu , cõ thể chia câu đối ra mấy thể sau đây :
    1-Câu tiểu đối là những câu tự 4 chữ trở xuống .Những câu này nếu đặt được bằng đối với trắc, trắc đối với bằng thĩ hay lắm. Thí dụ :
    Tôi tôi vôi Bác bác trứng
    b b b t t t
    Bằng không đối được thì chữ cuối vế trên hợp luật bằng trắc với chữ cuối vế dưới . Thí dụ :
    Ô ! quạ tha gà ( b ) ! Xà ! rắn bắt ngóe ( t ) !
    2-Câu đối thơ là những câu làm theo thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
    Những câu này phải theo đúng luật bằng trắc của hai câu thực hoặc hai câu luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.Thĩ dụ :
    -Áo đỏ lấm phân trâu t t t b b
    Dù xanh che đái ngựa b b b t t
    -Ba vạn anh hùng đè xuống dưới t t b b b t t
    Chín lần thiên tử đội lên đầu b b t t t b b
    3-Câu đối phú là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú .
    a) Lối câu song quan ( hai cửa ) là những câu có tự 5 chữ trở lên , 9 chữ trở xuống đặt thành một đoạn liền.
    b) Lối câu cách cú ( cách : ngăn ra ; cú : câu ) mỗi vế có 2 câu : một câu ngắn, một câu dài , thành ra 2 câu đối nhau cõ một câu xen vào giữa làm cách nhau ra .
    c) Lối câu gối hạc hoặc hạc tất là những câu mỗi vế có tự 3 đoặn trở lên , đoạn giữa thường ngắn xen vào 2 doạn kia như cái đầu gối ở giữa 2 ống chân con hạc.
    Về luật bằng trắc trong lối câu đối phú thì chỉ kể chữ cuối vế, và chữ cuối đoạn ( gọi là chữ đậu câu ) Chữ cuối vế phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng.
    Nếu mỗi vế có tự 2 đoạn trở lên ( như cách cú, gối hạc ) , hễ chữ cuối vế là bằng, thì các chữ đậu câu phải là trắc.
    Trái lại hễ chữ cuối vế là trắc thì các chữ đậu câu phải là bằng. Thi'' dụ :
    * Song quan
    Con ruồi đậu mâm xôi đậu
    Cái kiến bò đĩa thịt bò ( b )
    * Cách cú
    Ngói đỏ lợp nghè (b) , lớp trên đè lớp dưới (t)
    Ðá xanh cây cống (t) , hòn dưới nống hòn trên (b)
    * Gối hạc
    Quan chẳng quan thì dân (b) ], chiếu trung đình ngất ngưởng ngồi trên (b) ,] nào linh, nào cả, nào bàn ba (b) , ] xôi làm sao, thịt làm sao , đóng góp làm sao (b), thủ lợn nhìn lâu trơ cả mắt (t)
    Già chẳng già thì trẻ (t) ] , đàn tiểu tử nhấp nhô đứng trước (t) ] , này phú, này thơ, này đoạn một(t) ] , bằng là thế, trắc là thế , lề lối là thế (t), mắt (?) gà đeo mãi mỏi bên tai (b)
    Chép theo :
    Dương Quảng Hàm Việt Nam Văn Học Sử Yếu nxb Bộ Quốc Gia Giáo Dục Saigon 1962
    B- Phép đối Theo Ðường Luật
    Trong thơ Ðường luật , đối trở thành một nguyên tắc bắt buộc.
    Ngoài 2 cặp đối ( 2 câu thực và 2 câu luận ) ra, còn một cặp nữa . Cặp này chỉ có trong trường hợp trốn vần và rơi vào 2 câu 1 và 2.
    Ðối ở thơ Ðường rất chặt chẽ, đòi hỏi phải cân xứng cả thanh lẫn ý .
    1-Về thanh :
    Các từ đối nhau phải cùng một loại :
    * Ðộng từ đối với động từ : đi với đứng, ăn với uống, khóc với cười, nhanh với chậm,làm lụng với nghỉ ngơi ..
    * Danh từ đối với danh từ , cha với mẹ, vợ với chồng, gia đình với xã hội, thơ với rượu, cơm nước với rượu chè, cây lúa với củ khoai..
    * Tính từ với tính từ, rách với lành, nhiều với ít, xinh với đẹp, xấu xa với xinh đẹp, say sưa với tỉnh táo, vui vẻ với véo von, ngọt bùi với cay đắng ..
    * Hư từ với hư từ, thế với nhưng, đã với chưa, vừa,mới, cùng, với..
    * Số từ với số từ một với hai, ba với bốn, năm mốt với bốn ba ..
    * Tên riêng đối với tên riêng , Hà Nội với Hải Phòng, Việt Nam với Trung QuốC, Ðỗ Phủ với Tản Ðà..
    * Tự đối với tự ,nôm đối với nôm , phong hoa với tuyết nguyệt, Nam Sơn với Ðông Hải, nghĩa nhân với ân huệ, giang sơn với xã tắc, thi sĩ với tửu đồ, ẩm với thực, thất bại với thành công ..
    Phải đảm bảo đối đúng bằng trắc : tức là thanh bằng đối với thanh trắc, thanh trắc với thanh bằng : hương với sắc, cay với đắng, trăng trong với gió mát, tinh cặp mắt với vững đôi chân, nước vỏ lựu với máu mao gà, ngọc rắc tờ hoa với hương lừng chén thọ, non xanh sừng sững đứng với nước biếc lững lờ trôi, chập chờn thiên lý mộng với biêng biếc vạn trùng phong..
    Trong một cặp đối ở thơ luật cần chú ý đối cho đúng bằng trắc ở các từ :
    * Ðối với thơ ngũ ngôn : các từ số 2, số 4 và số 5 :
    Non nước in màu ngọc
    đối với : Cỏ hoa vắng bụi trần
    Êm đềm nhưng diễm ảo
    đối với Dản dị mà thanh tân
    Nửa mơ màng Ðỉnh Giáp
    đối với Nửa luyến tiếc Dương Trần
    Còn các từ 1 và 3 thuộc ngoại lê. Bất luận, nên ta có thể linh hoạt , đối đúng được bằng trắc thì tốt , nếu không cũng có thể châm chước ví dụ như nhưng đối với mà trang các câu :
    Êm đềm nhưng diễm ảo
    Dản dị mà thanh tân
    Hay 2 từ nữa đối với nhau trong 2 câu :
    Nửa mơ màng đỉnh giáp
    Nửa luyến tiếc dương trần
    Trong cặp này thì đỉnh giáp đối với dương trần chưa được cân về từ.
    * Ðối với thất ngôn : các từ số 2-4-6- và 7 , ví dụ :
    Gác mái ngư ông về Viễn phố
    đối với Gõ sừng mục tử lại cô thôn
    Trong 2 cặp đối trên các từ 2-4-6-7 đã đối rất đúng luật bằng trắc, riêng 2 từ số 1 gác với gõ là cùng thanh trắc, nhưng nằm trong ngoại lệ, hơn nữa, 2 từ gác và gõ đýu đi đôi với danh từ : gác mái gõ sừng thì đối với nhau vẫn cân.
    Một ví dụ khác :
    Ao sâu nước cả khôn chài cá
    đối với Vườn rông rào thưa khó đuổi gà.
    Trong ví dụ 2 cũng như ví dụ 1 chỉ đối linh hoạt trong ngoại lê : Ao đối với vườn tuy cũng là thanh bằng cả nhưng đều rơi vài ngoại lệ, mặt khác lại cùng là 2 từ ghép ao sâu với vườn rộng thì đối vẫn chỉnh.
    Trong những cặp thực hoặc luận mà bối trí đối được cho cân cả từ lẫn ý và đảm bảo đúng được luật bằng trắc cũng là những trường hợp hiếm , ví dụ như 2 cặp dưới đây :
    Khúc Dương Xuân
    Bâng khuâng lối mộng từng ngây ngất
    Bữ ngữ đường hoa há ngại ngần
    Tố Phương
    Cây Cau
    Và bẹ trứng đầy ôm mỗi phía
    Dăm tàu lá xẻ tỏa xung quanh
    Phanh tà áo lụa khoe chùm mộng
    Duỗi cánh tay ngà hé nụ xinh
    Lạc Nam
    2-Về ý
    Trong thơ Ðường, thanh thường phải đi với ý, cho nên khi tìm thanh là phải chú ý luôn đến ý , khi được cả thanh lẫn ý thì từ được chọn mới đắt.
    Nếu gặp trường hợp cần giữ ý thì cần phải hy sinh từ, trường hợp này có thể phải đối từ loại nọ với từ loại kia như trường hợp 2 câu nói ở trên :
    Nửa mơ màng đình Giáp
    Nửa luyến tiếc dương trần.
    Hay như 2 câu Nguyệt vịnh hoa đề khi hứng vận
    Trà dư tửu hậu lúc lương thời
    Vĩnh và đề mà đối với dư và hậu , thực ra chưa được cân lắm, hứng vận đối với lương thời, cũng vậy
    Nhưng cũng tạm coi là được.
    Hai trường hợp này gọi là đối lệch tức là không được cân giữa thanh và ý.
    Trong khi chọn từ và ý cho 2 vế đối : nên chú ý đừng để điệp ý , tức là vế trên cũng ý ấy , vế dưới cũng ý ấy, mà người ta thuờng gọi là ữ bổ nứa ữ , ví dụ như 2 câu dưới đây :
    Tiếc nỗi đường xa thân chẳng khỏe
    Ngặt vì sức yếu cháu không rời
    Trong 2 vế này đều có ý nói sức khỏe kém, nhưng còn 2 ý đường xa và bận trông cháu , thì cũng là điệp ý. Tuy nhiên 2 câu này có thể sửa lại :
    Tiếc nỗi đường xa thân chẳng khỏe
    Ngặt vì con vắng cháu không rời
    Thì 2 ý gắn được với nhau : vì con vắng nhà nên phải trông cháu , đối với ý câu trên sức khỏe kém mà đường lại xa, cả 2 ý làm cho tác giả không đi được.Ðối như thế mới cân cả từ lẫn ý.
    Hay như 2 câu thực trong bài thơ mừng đám cưới dưới đây , tác giả đã đặt cả 2 câu cùng một ý là Lâm và Thoa kết duyên với nhau :
    Cầm sắt Lâm vui duyên hảo hợp
    Thất gia Thoa đẹp chữ hôn nhân
    Hai câu này vừa là ữ bổ nứa ữ đã đành, nhưng về từ đối cũng chưa chỉnh : hảo hợp mà đối với hôn nhân, không cân xứng, vì không được cả từ lẫn ý.
    Chép theo :
    LẠC NAM Tìm Hiểu Các Thể Thơ nxb Văn Học Hà Nội 1996
    c-Chuyện Tiếu Lâm Về Ðối
    Làm thơ cũng như viết chữ, mới tập thì phải ngang ngay sổ thẳng trước đã.
    Phải đối cho chỉnh : bằng đối trắc, trắc dối bằng; loại chữ nào đối theo loại chữ nấy; hễ vế trên dụng điển thì vế dưới cũng phải dụng điển.
    Song phải chú trọng ý nghĩa nhiều hơn tự diện, tự loại.
    Vì nội dung, rủi hình thức có khuyết đôi chút cũng không sao. Chớ đừng vì muốn cho được công chỉnh mà bỏ cả tình và lý.
    Ðể nhạo những kẻ hẹp hòi, cố chấp, khư khư đối từng chữ cho thật sít sao, người xưa có câu :
    Chùa Non Nước, non non nước nước, nhất vui thay là phố Vân Sàng;
    Núi Già Cơm, cơm cơm già già , tam buồn nhẽ ấy phường vũ mẹt.
    Lại có câu chuyện :
    Một thầy tú nghèo đi lữ đường vào nghỉ trong một quán cơm.Sáng ra không đủ tiền trả tiền ăn tiền ngủ.Còn đang lúng túng thì nghe bà chủ quán nói :
    - Tôi ra cho thầy một câu đối, nếu đối hay thì khỏi trả tiền ăn ngủ.
    Thầy tú bằng lòng .Bà chủ quán ra :
    - Sớm mai gà gáy ó o, thầy tú thức dậy mà lo tiền hàng.
    Thầy tú bảo :
    -Bà học hành có ít.Ðể tôi đối từng đọan, từng chữ, cho bà dễ nhận được hay dở nhé.
    Bà chủ quán gật đầu .Thầy tú đối :
    - " Sớm mai gà gáy ó o" , tôi đối là " Chiều tối heo kêu ụt ịt " được chăng ?
    - Ðược, đối tiếp đi .
    - " Thầy tú thức dậy", tôi đốI với " Bà quán nằm xuống " .Ðược không ?
    Bà quán khen hay và trầm ngâm một mình :
    -" Thầy tú thức dậy" mà đối" Bà quán nằm xuống " thì .. thì thú vi. Quá ! Ðáng đău tú tài.Nếu nới tay một chút thì cho lên cử nhân cũng được.
    Ðương lúc bà quán cao hứng về cảnh " thầy tú thức dậy, bà quán nằm xuống " thì thầy tú đối tiếp và hỏi tiếp :
    -" Mà lo " tôi đối" Mà lắng ", Tiền" tôi đối " Gạo " , "Hàng " tôi đối " Lụa " . Ðược chăng ?
    Bà quán thích ý đáp luôn miệng " Ðược, được "
    Thầy tú liền nói :
    -Thế là tôi trả nợ xong rồi .
    Ðoạn xách dù đi một mạch.
    Bà quán đương sống với câu đối , không để ý đến thầy tú, lẩm bẩm đọc :
    -"Sớm mai gà gáy ó o, thầy tú thức dậy.. Chiều tối heo kêu ụt ịt , bà quán nằm xuống " Thật là hợp tình hợp cảnh.Rõ là lòng gấm miệng hoa.
    Ngồi tựa lưng vào ghế, lim dim đôi mắt để tận hưởng vị văn chương .Rồi ngâm tiếp:
    - " Mà lo tiền hàng ".. Lo không được cũng không sao vì đã có thơ hay trong túi.." Mà lắng gạo lụa " .
    Bỗng đập tay xuống bàn, thét :
    -" Mà lắng gạo lụa" là cái quái gi ? Thầy gạt tôi rồi, thầy tú ơi là thầy tú ! Ðối ơi là đối !
    Nhưng đó là chuyện " tiếu lâm " .Sau đây là chuyện thật :
    Ðời nhà Tống có một nhà thơ tên là Vương Kỳ lấy việc đối chỉnh làm hay.
    Kỳ khoe cùng Tô Ðông Pha có bài Trúc Thi được hai câu rất đắc ý , nhân đọc cho nghe :
    Diệp thùy thiên khẩu kiếm
    Cán tủng vạn điều thương
    Lá buông nghìn lưữi kiếm
    Góc dựng vạn cây thương
    Tô Ðông Pha cười :
    - Hay thì hay thực , song như vậy thì mười cây tre chỉ có một chiếc lá thôi ư ?
    Muôn cây mà chỉ có nghìn lá, thì chẳng phải 10 cây 1 lá hay sao ?
    Chỉ vì muốn đối cho chỉnh cho khéo mà quên lẽ phải.
    Bởi vậy Tô công thường đem làm chuyện tiếu lâm, và nói :
    -Xem việc thế gian nhịn cười còn dễ , xem thơ quan Ðại phu Vương Kỳ nhịn cười thật khó
    Trong Tùy Viên Thi Thoại chép rằng :
    Một viên tú tài trình cho tác giả một bài thơ, có câu :
    Cha chết chôn Vị Bắc
    Anh đau nằm Giang Nam
    Tùy viên cảm động :
    -Tình cảnh sao mà thảm thiết .
    Viên tú tài liền đùng dậy thưa :
    - Sự thật không có thế, chỉ muốn đối cho chỉnh mà bày đặt ra thế thôi.
    Chỉ vì muốn có câu đối chỉnh mà quên cả sự lý, một bên đem cả cha anh ra làm trò hề !
    Ðó là bài học đích đáng trong cách dùng đối ngẩu .
    Chép theo :
    Quách Tấn Thi Pháp Thơ Ðường nxb TRẺ TP. Hồ Chí Minh 1998

    Trái tim bé bự.Kẻ tôn thờ chủ nghĩa..2 vợ.Xin Thượng đế mang 2 em đến với tôi.
    I love .Z^

  8. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Đang ăn cơm mà nhận bài thơ này-suýt đột tử vì sặc.nguoi_thuong dịch dùm tui nhé.Tui tra từ điển rồi nhưng vẫn hóc xương.
    Friendship
    What''s friendship? The hangover''s faction,
    The gratis talk of outrage,
    Exchange by vanity, inaction,
    Or bitter shame of patronage.
    Alexander Sergeyevich Pushkin

    Trái tim bé bự.Kẻ tôn thờ chủ nghĩa..2 vợ.Xin Thượng đế mang 2 em đến với tôi.
    I love .Z^
  9. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Đang ăn cơm mà nhận bài thơ này-suýt đột tử vì sặc.nguoi_thuong dịch dùm tui nhé.Tui tra từ điển rồi nhưng vẫn hóc xương.
    Friendship
    What''s friendship? The hangover''s faction,
    The gratis talk of outrage,
    Exchange by vanity, inaction,
    Or bitter shame of patronage.
    Alexander Sergeyevich Pushkin

    Trái tim bé bự.Kẻ tôn thờ chủ nghĩa..2 vợ.Xin Thượng đế mang 2 em đến với tôi.
    I love .Z^
  10. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Bữa lên mạng có thấy 2 tập "Chân dung nhà văn" của Xuân Sách và Đặng Hấn(riêng của Đặng Hấn thì tên là "Chân dung nhà văn-Tập thơ và câu đố).Về cơ bản thấy 2 tập này na ná giống nhau.Nhưng kiểu viết thơ đố người như thế tui rất thích.Bởi vậy post 1 tí trong quyển của Giáo sư Đặng Hấn vậy.
    1.
    Bắt sông Đuống chảy thành thơ
    Về kinh Bắc, nhớ ngẩn ngơ trong lòng
    Còn mơ tìm lá diêu bông
    Lá đa chả phải, lá vông không vừa.
    2.
    Đường ta đi như trong mơ
    Ngả nghiêng đầu sóng, lắc lư cánh buồm
    Cần gì sỏi đá thành cơm
    Chai còn rượu, thơ còn thơm hương mùa.
    3.
    Trời mỗi ngày lại sáng tỏ
    Lửa thiêng sẵn đó thắp đèn!
    Hạt lại gieo, hoa đất nở...
    Nhờ có hai bàn tay em.
    4.
    Đường về thành phố còn kia
    Năm anh em, một chiếc xe, một lòng
    Thơ ở biển, thư mùa đông
    Ba lần gặng hỏi. Người không trả lời!
    5.
    Người cầm súng rất cù lần
    Mấy kỳ đi Mỹ, mấy tuần sang Nga
    Về làng Cuội gặp hai nhà
    Vụng đùa suýt nữa thì...xa vắng đời!
    6.
    Đẻ cho đời con nai vàng ngơ ngác
    Đất nước bốn mùa thơ mộng nhất ?" mùa thu
    Ừ nhỉ, đàn bà đâu quỉ ác
    Con gái sông Gianh giết giặc bởi căm thù.
    7.
    Bỏ kiếp sống mòn, nửa đêm vào rừng kháng chiến
    Những cánh hoa tàn nở thắm lại theo
    Đôi mắt ngạo cười Lý Cường, Bá Kiến
    Bát cháo hành thơm tình Thị Nở - Chí Phèo.
    8.
    Sáng danh từ lúc tắt đèn
    Bõ công lều chõng, bút nghiên một thời
    Việc làng nên khóc hay cười:
    Chiếc phao câu chặt đủ mười quan viên!
    9.
    Trung thành - Ngọc báu trời trao
    Xà Nu, Đất Quảng, Rẻo Cao...tiếp liền
    Theo cùng đất nước đứng lên
    Đứng chưa cao. Bởi vội quên mạch ngầm?
    10.
    Gái xóm Đê đâu phải hèn
    Làm anh khó đấy, làm em khó gì?
    Con đường yêu cũ đừng đi
    Nhuộm xanh tóc lại, cần chi hương thầm!
    11.
    Ra quân bằng tướng về hưu
    Binh pháp sửng sốt bao nhiêu tướng tài
    Con gái Thủy Thần là ai?
    Tiếp viên quán nhậu Hoàng Mai đấy mà!
    12.
    Xung đột mạnh, dựng xây hăng
    Sống và chiến đấu ai bằng chúng tôi?
    Tuổi càng cao lạc càng bùi
    Mắt nhìn Hà Nội, miệng cười với...sư.
    13.
    Lẽ đâu vang bóng một thời
    Lẽ đâu lang bạt ăn chơi mới sành
    Thắng càn, kháng chiến, hòa bình
    Hà Nội đánh Mỹ...đều thành văn chương
    Phở ngon, giò chả thêm hương
    Chém treo ngành? Giận và thương xử huề.
    14.
    Đầu trụi tóc, súng ngửi trời
    Hồn thơ vẫn gửi mắt người Sơn Tây
    Đôi bờ hoa gạo đỏ hây
    Mây đầu ô quyện khói mây sông Hồng.
    15.
    Tim từ ấy có mặt trời
    Theo ông cụ mắt sáng ngời, ra đi...
    Đường ra trận lắm hiểm nguy
    Thương bầm, thương nước ngại gì xông pha
    Tim ba phần máu và hoa
    Trường Sơn gió lộng, ngân nga tiếng đờn.
    16.
    Sinh ra từ góc sân nhà
    Lớn nhờ hạt gạo làng ta ngày ngày
    Từng ra hải đảo đón mây
    Phong trần kiếp lính, dạn dày đời văn
    Tên, hình đài phát, báo đăng
    Đủ khoa văn võ, đủ bằng đông tây
    Ngồi bên cửa sổ máy bay
    Tìm ma đối thoại, vẫy tay chào người?
    17.
    Ồ! Hoa vừa nở vừa đi!
    Chuồn chuồn cắn rốn dễ gì biết bơi
    Mình anh trong một bầu trời
    Đợi cho thơ phản thơ rồi phản phê.
    18.
    Chiến sĩ Việt Nam tiến về Hà Nội
    Buồn tàn thu gửi lại Suối Mơ
    Cứ ngỡ Thiên Thai mà làng tôi đó
    Tiến quân ca tôi hát giữa ngày mùa.
    19.
    Không ai nhận mình là Xuân tóc đỏ
    Không ai khai là Ty-phờ-nờ
    Bởi dông tố và vỡ đê vẫn có
    Kỹ nghệ lấy Tây vẫn lắm người mơ
    Nên thương lắm người lao tâm lao lực
    Tiếng người xưa ngỡ vẫn động bây giờ.
    20.
    Du kích ra trận đường xa
    Sống trong lửa đạn nhìn ra cõi người
    Đi và đến vẫn một nơi
    Chân dung văn sĩ vẽ vời làm khuây
    Người rằng ác, kẻ rằng tài
    ?oNghề này thì lấy ông này tiên sư!?.....

    Chưa chắc là mình biết được hết tên mấy ông nhà thơ nhà văn này nữa là.Hic,thôi kệ.
    Trái tim bé bự.Kẻ tôn thờ chủ nghĩa..2 vợ.Xin Thượng đế mang 2 em đến với tôi.
    I love .Z^

Chia sẻ trang này