1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lượm lặt

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi lyhap, 28/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Từ Phương Đông ta bay qua Phương Tây để nghe
    Tẩu khúc của Thần Chết(trích)
    (P.Celan)
    Sữa đen hừng đông chúng ta uống buổi chiều
    chúng ta uống trưa, sáng, chúng ta uống đêm
    chúng ta uống và chúng ta uống
    chúng ta đào huyệt trên không như vậy bạn sẽ không bị nhồi nhét
    Một người đàn ông sống trong căn nhà anh ta chơi với rắn anh ta viết
    anh ta viết
    anh ta viết khi bóng tối tới Đức, tóc vàng của bạn Margareta
    anh ta viết nó và ra ngoài cửa
    và muôn sao lấp lánh
    anh ta huýt chó săn tới gần
    anh ta huýt đám Do thái đứng thành hàng đào huyệt dưới đất
    anh ra lệnh chúng ta hãy cố mà vui chơi nhẩy nhót
    Sữa đen hừng đông chúng ta uống bạn lúc đêm
    chúng ta uống bạn lúc sáng, trưa, chúng ta uống bạn lúc chiều
    chúng ta uống và chúng ta uống
    Một người đàn ông sống trong căn nhà anh ta chơi với rắn anh ta viết
    Anh ta viết khi bóng tối tới Deutschland tóc vàng của bạn Margareta
    Tóc tro của bạn Shulamith chúng ta đào huyệt trên không bạn sẽ không bị nhồi
    nhét...

    Đọc mà lạc cả hồn
  2. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Có đoạn tản mạn về văn học dân gian
    Từ câu hát ví dầu
    (Chi Lan)
    Ví dầu cầu ván đóng đinh
    Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi...
    Buổi trưa,bên nhà ai đó văng vẳng tiếng hát ru.Từ xa xưa những bà mẹ dỗ con ngũ trên cánh võng đong đưa thường cất tiếng hát ru.Và biết bao câu hát đã ra đời bên chiếc nôi truyền thống của trẻ con như thế.Những câu hát thiên hình vạn trạng,mang sắc thái riêng của vùng miền hay phổ biến,quen thuộc trên cả nước đều được cất lên từ cảm xúc,từ tình yêu thương gắn bó của con người với quê hương,làng mạc,với những người thân thiết.Nhưng không chỉ vậy,những câu hát còn ghi dấu những sinh hoạt,cách sống,cách nghĩ của cả một thời...
    Trong những câu ca dao miền Nam,loại câu hát "Ví dầu" chiếm một số lượng không nhiều lắm nhưng lại rất thú vị bởi những biểu hiện độc đáo,mặn mòi của nó.Hãy thử điểm qua một vài câu ví dầu quên thuộc.
    Bắt đầu là câu hát mộc mạc,đơn giản nhất như:
    "Ví dầu ví dẩu ví dâu
    Ví qua ví lại,ví trâu vô chuồng"
    Câu ca dao lũ trẻ thường nghêu ngao hát mà chẳng cần để ý gì đến nội dung,ý nghĩa của nó;nhưng khi đọc kỹ lại hồ như trước mắt ta hiện ra nét đặc thù của đời sống nông nghiệp luẩn quẩn,tù túng của người nông dân nghèo khổ,với câu việc đơn điệu như bài hát buồn ngày qua ngày,để rồi họ cất tiếng than:
    "Ví dầu nhà dột cột xiêu
    Muốn đi lấy vợ sợ nhiều miệng ăn"
    Quả là điều rất thực tế của người nghèo khó.Cái thực tế bật lên tâm trạng não nùng của họ.Nỗi sợ muôn đời của người nghèo bởi cảnh tượng gia đình đông vui lại chực trở thành tai họa,thành sự nơm nớp lo âu.Cứ hình dung cảnh chàng trai ấy đang ngồi trong "nhà dột cột xiêu" của mình với sự buồn bã đến nao lòng.
    Có lẽ vì vậy mà những món ăn ngon,dù là của đồng ruộng,cũng thường ám ảnh trong tâm trí mọi người:
    "Ví dầu tình bậu muốn thôi
    Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
    Bậu ra bậu lấy ông câu
    Bậu câu cá bống chặt đầu kho tiêu
    Kho tiêu,kho mỡ kho hành
    Kho ba lạng thịt để dàng bậu ăn"
    Hai câu dầu hoàn toàn là chuyện thế thái nhân tình,là chuyện gút mắc vợ chồng trong đó cô vợ có vẻ đanh đá,thủ đoạn trong cách ứng xử.Nhưng chuyện "bứt nài,tháo ống" cũng là chuyện thường tình.Sự thú vị có lẽ nằm ở phần sau.Hoá ra cái món "cá bống kho tiêu" cùng với "ba lạng thịt" ấy quả là ngon và quý đến nỗi cô vợ quyết lấy ông câu để được ăn?
    Dĩ nhiên đó chỉ là một cách ví von,nhưng qua đó ta dường như vừa cảm nhận được vị ngọt bùi của cá bống,loài cá thường ra khỏi hang,bám vào những giề lục bình mùa nước nổi để trở thành một món ăn ngon đặc biệt vùng châu thổ,vừa thấy nếp sống khổ cực của người nhà quê,sự hiếm hoi của từng miếng thịt trong bữa ăn hàng ngày của họ.Vì vậy,đằng sau sự mỉa mai,châm biếm của câu hát hình như vẫn ẩn chứa đâu đó chút nhậm ngùi,thương cảm.
    Cũng có lúc,câu hát "Ví dầu" chỉ là để miêu tả như thể phú đơn thuần của ca dao:
    "Ví dầu cá lóc nấu canh
    Bỏ tiêu cho ngọt,bỏ hành cho thơm"
    Nhắc đến món ăn quen,nhân dân xưa vẫn có cách làm mới câu hát thật thú vị.Lẽ ra phải "Bỏ hành cho ngọt,bỏ tiêu cho thơm" mới đúng.Song vận âm bằng,trắc của câu thơ lục bát đã dẫn đến sự sáng tạo trong cách đổi chỗ những mùi vị trên khiến câu hát lấp lánh hẳn lên,đồng thời cũng là thử thách người thưởng thức sự sâu sắc,tinh tế trong ca dao.
    Nhưng hay nhất,sâu lắng nhất vẫn là câu hát
    "Ví dầu cầu ván đóng đinh
    Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi
    Khó đi mượn chén ăn cơm
    Mượn ly uống rượu,mượn đàn kéo chơi
    Ở hai câu đầu,bài ca dao có vẻ chỉ nhằm ý mô tả những hình ảnh thường thấy ở làng quê:câu ván đóng đinh,cầu tre lắt lẻo,gập ghình.Và dĩ nhiên,gập ghình như thế ắt dẫn đến chuyện "khó đi".Ý thơ liền mạch,chặt chẽ bởi sự lập lại của từ "mượn":mượn chén,mượn ly,mượn đàn.
    Ừ,thì khách đến chơi không có nên phải đi mượn?Nhưng mà nhà nghèo khó gì đế nỗi một cái chén ăn cơm,một cái ly uống rượu cũng thiếu?Mà uống rượu đế,rượu nếp thì cần gì nhiều ly?Hay là đi muợn chén,mượn ly lại là chuyện mượn tiền?Không,bài ca dao không hề nhắc đến điều đó.Để rồi cuối cùng đến chi tiết "mượn đàn kéo chơi" ý tứ như mở ra,***g lộng,tuyệt vời.Một chữ "chơi" đã làm nên thần sắc,hồn vía của bài ca dao nói riêng và vùng đất Nam Bộ nói chung.Tất cả những phóng khoáng,hào sảng,thênh thênh của những lưu dân đi mở đất đã nằm trọn trong tiếng đàn kéo chơi ấy.....
    Có lẽ từ những ngày xưa câu ca tiếng hát,chút rượu đưa cay trong những lần quây quần,họp mặt đậm đà tình làng nghĩa xóm ấy đã đem lại chút nồng ấm,nên thơ cho những cảnh đời cơ cực.Và họ cứ thế mà:
    Kéo chơi ba tiếng đờn cò
    Đứt dây đứt nhợ quên hò xự xang"
    Hay làm sao cuộc vui bốc trời đến "đứt dây đứt nhợ"!Có thể dây đàn đứt,tiếng đàn hết vang nhưng sợi dây đàn trong tâm hồn thì vẫn còn rung mãi cho đến ngày hôm nay,khi câu hát cứ tiếp tục cất lên từ lời ru của những người bà,người mẹ.
    Điểm lại vài câu ca dao với hình thức "Ví dầu",bức tranh sinh hoạt và đời sống tâm linh của người dân Nam Bộ như hiện ra trước mắt,thấm sâu vào suy nghĩ,tình cảm của những người yêu quý nó.
    Ai đó đã từng nói"Không gì làm trẻ trung,tươi mát tâm hồn con người cho bằng tắm trong suối nguồn văn học dân gian".Quả đúng như thế,chỉ cần ngân nga một bài ca dao,một câu hát Ầu ơ...Ví dầu nào đó,lòng ta đã bay bổng,lâng lân.
    Hãy nghe,câu hát ru một lần nữa lại cất lên,êm ả,ngọt lịm buổi trưa hè:
    "Ví dầu cậu giận mợ hờn
    Cháu theo cùng cậu kéo đờn cậu nghe".

    Quả thật rất thích 2 câu
    "Khó đi mượn chén ăn cơm
    Mượn ly uống rượu,mượn đàn kéo chơi"
    Nghe thật sảng khoái,thực sự muốn cụng ly ngay 1 cái rồi ngâm vài câu vọng cổ "chơi"
    Ca dao thì thích nhưng người viết tản văn này viết không được hay lắm
    Được lyhap sửa chữa / chuyển vào 00:30 ngày 16/10/2009
  3. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    So ra thì thi sĩ họ Bùi có nét giống Lão Ngoan Đồng.3 Bài này đọc không chán :)
    Bờ lúa
    Bùi Giáng
    Em chết trên bờ lúa
    Để lại trên đường mòn
    Một dấu chân bước của
    Một bàn chân bé con
    Anh qua miền cao nguyên
    Nhìn mây trời bữa nọ
    Đêm cuồng mưa khóc điên
    Trăng cuồng mưa trốn gió
    Mười năm sau xuống ruộng
    Đếm lại lúa bờ liền
    Máu trong mình mòn ruỗng
    Xương trong mình rã riêng
    Anh đi về đô hội
    Ngó phố thị mơ màng
    Anh vùi thân trong tội lỗi
    Chợt đêm nào gió bờ nọ bay sang
    Phụng Hiến
    Bùi Giáng
    Con có nghĩ: ắt là phải thế
    Một đôi lần con ghì siết hai tay
    Nàng thơ đẹp của trần gian ứa lệ
    Bảo con rằng: hãy nhớ lấy phút giây
    B.G.
    Ngày sẽ hết tôi sẽ không trở lại
    Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu
    Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi
    Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu
    Cây và cối bầu trời và mặt đất
    Đã nhìn tôi dưới sương sớm trăng khuya
    Mở buồng phổi đón gió bay bát ngát
    Dừng bên sông bến cát buổi chia lìa
    Hoàng hôn xuống, bình minh lên nhịp nhịp
    Ngàn sao xanh lùi bước trước vừng hồng
    Ngày rực rỡ đêm êm đềm kế tiếp
    Đón chào tôi chung cười khóc bao lần
    Tôi đã gửi hồn tôi biết mấy bận
    Cho mây xa cho tơ liễu ở gần
    Tôi đã đặt trong bàn tay vạn vật
    Quả tim mình nóng hối những chờ mong
    Sông trắng quá bảo lòng tôi mở cửa
    Trăng vàng sao giục cánh mộng tung ngần
    Gió thổi dậy lùa mơ vào bốn phía
    Ba phương trời chung gục khóc đêm giông
    Những giòng lệ tuôn mấy lần khắc khoải
    Những nụ cười tròn mấy bận hân hoan
    Những ngoảnh mặt im lìm trong ái ngại
    Những bắt tay xao động với muôn vàn
    Những người bạn xem tôi như ruột thịt
    Những người em dâng hết dạ cho tôi
    Những người bạn xem tôi là cà gật
    Những người em không vẹn nghĩa mất rồi
    Trần gian hỡi! Tôi đã về đây sống
    Tôi đã tìm đâu ý nghĩa lầm than
    Tôi ngẩng mặt ngó ngàn mây cao rộng
    Tôi cúi đầu nhìn mặt đất thắp đen
    Tôi chấp thuận trăm lần trong thổn thức
    Tôi bàng hoàng hốt hoảng những đêm đêm
    Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt
    Tôi đui mù cho thoả dạ yêu em
    Tôi tự nguyện sẽ một lần chung thuỷ
    Qua những lần buồn tủi giữa đảo điên
    Thân xương máu đã đành là uỷ mị
    Thì xin em cùng lên thác xuống ghềnh
    Em đứng mũi anh chịu sào có vững
    Bàn tay bưng đĩa muối có chấm gừng
    Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn
    Hết tâm hồn và hết cả da xương
    Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi
    Trần gian ôi! cánh **** cánh chuồn chuồn
    Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
    Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn
    Còn ở lại một ngày còn yêu mãi
    Còn một đêm còn thở dưới trăng sao
    Thì cánh mộng còn tung lên không ngại
    Níu trời xanh tay với kiễng chân cao
    Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết
    Sẽ rồi ra vĩnh biệt với ngươi thôi
    Ta chết lặng bó tay đầu lắc
    Đài xiêu ôi xuân sắp rụng mất rồi
    Đêm ứa lệ phồng mi hai mắt
    Bàn tay ta nhỏ như lá cây khô
    Mình hoa rã đầm đìa sương theo móc
    Đỡ làm sao những cánh tiếp nhau rơi
    Ta gửi lại đây những lời ảo não
    Những lời yêu thương phụng hiến cho em
    Rồi ta gục đầu trên trang giấy hão
    Em bảo rằng:
    - Đừng tuyệt vọng nghe không
    Còn trang thơ thắm lại với trời hồng.
    Ở Trong Rừng
    Bùi Giáng
    Đây là ở trong rừng
    Chẳng có con ma nào ngó thấy đâu
    Xin hoàng hậu
    Hãy cỡi áo quần ra tắm khe nước
    Có con ma nào đâu mà sợ
    Sao hoàng hậu thẹn đỏ mặt
    Có tôi?
    Nhưng tôi đâu phải là con ma

    Rất thích đó

Chia sẻ trang này