1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lượn lờ quanh Hà Nội: Mùa Hoa Cải (Kế hoạch trang 75)

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi mokka22, 21/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. archiles_troy

    archiles_troy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Bác này không nói 10h sáng hay tối làm sao mà biết được? 10h sáng chắc không xem được rồi. Tối thì may ra.
  2. mokka22

    mokka22 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    ối ,lâu lắm mới quay lại,ko ngờ có nhiều người cùng sở thích với em như thế.Hạnh phúc quá,thế là có bạn đi chơi cùng rồi
    em thích đi phù lãng lắm,nhung hôm nay mới biết ,hơi gấp,mà đi bằng xe máy có fải mang theo mũ bảo hiểm ko ạ? em ko có mũ bảo hiểm?
  3. LinhEvil

    LinhEvil Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Đi Phù Lãng nhẹ nhàng thôi mà các giang hồ. Làm gì mà cuống lên thế.... Cứ lên xe, đội cái mũ bảo hiểm cho an toàn, mang ít tiền đi đổ xăng. Trưa đói thì kiếm cái gì lặt vặt cho vào bụng.
    Đi loáng một cái đã đến chiều lại thong dong đi về. Trời có mưa một chút thì càng lãng mạn.
    Tối T7 cứ đi chơi thả phanh.
    Ai muốn đi thì 7h30 ra trước cửa nhà hát lớn...
    Cứ thế hớn hở mà lên đường thôi,. Tớ thấy các bạn bàn bạc thời tiết với ăn uống đã hết 3 trang topic...này và topic Hà Giang rồi,
    Chúc cả nhà vui vẻ.
  4. windysmile

    windysmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    3.261
    Đã được thích:
    2
    ớ, sao thấy Linh nói sẽ dặn các bạn mang túi ngủ và lều trại để ngủ trưa , bánh ngọt đồ ăn và bếp ga du lịch để làm lẩu ??
    tớ đang định vào dặn mang theo máy xay sinh tố đá và hoa quả.
    hí hí, mai cho tớ bám càng với
  5. embuon2811

    embuon2811 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    1.946
    Đã được thích:
    1
    Thế là đã kết thúc một ngày dã ngoại tuyệt vời. Mọi người post ảnh lên nhé. Cho thiên hạ nó thèm hì hì
    Lần sau tổ chức đi đâu đi tiếp.
  6. cuong_phong2004

    cuong_phong2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    @:embuon2811:Nhanh ghê, mới về thé mà đã tót lên đây rồi. Hihi, mệt không?
  7. hoangkhanhlinh

    hoangkhanhlinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    em chào cả nhà. hôm nay đi thích thật em mua một đống đồ may mà về nhà ai cũng thích.khi nào các anh chị có anh thi gửi vào email cho em nha: nick cua em ne`:nhikavuive2002@yahoo.com.các anh chị nhớ gửi cho em đấy nhé. thank in advance
  8. archiles_troy

    archiles_troy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác, Tối qua về em ngủ quên mất nên chưa đưa ảnh ra máy được. Vả lại máy hết pin chưa sạc. Chắc tối nay em mới đưa ra được và sáng mai là có cho các bác. Nếu bác nào muỗn lấy ảnh thì để lại email hoặc gửi mail cho em theo địa chỉ: nguyenbeo@gmail.com hoặc Yahoo!: nguyenbinhnguyen_dhcn@yahoo.com.
  9. kienxanh

    kienxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    ối ,lâu lắm mới quay lại,ko ngờ có nhiều người cùng sở thích với em như thế.
    => Hôm qua đồng chí hình như không đi Phù Lãng nhỉ? Lập topic ra mà quăng đó thì đáng đánh đòn lắm nghe chưa cưng???
    @all: Nhưng kể ra cái Nhóm trong cái topic này cũng hay ho đấy chứ! Không biết mấy bạn còn ý định đi chơi những đâu nữa? Đi thì nên có chủ đề và tổ chức quy củ một chút thì chuyến đi mới có ý nghĩa.
    Tớ vừa thấy thêm 1 chủ đề này nữa, các bạn tham khảo thử xem. Chúc cả nhà vui vẻ.
    Xác lập 10 kỷ lục Phật giáo Việt Nam
    Ngày 4/5, tại Nhà hát Bến Thành TP HCM, trong chương trình văn nghệ chào mừng Đại lễ Phật Đản 2550, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam - Vietbooks công bố và trao giấy xác lập 10 kỷ lục Phật giáo Việt Nam - Giai đoạn 2.

    Ngôi chùa xưa nhất Việt Nam: Chùa Pháp Vân (Chùa Dâu)Chùa Dâu, tọa lạc ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là ngôi chùa xưa nhất Việt Nam hiện còn tồn tại.
    Chùa được xây dựng vào thế kỷ III ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu, là một trung tâm Phật giáo Việt Nam xưa nhất. Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci) - người Nam Thiên Trúc, sang Trung Hoa, đắc pháp với Tam Tổ Tăng xán, được Tam Tổ chỉ dạy về phương Nam truyền đạo - đã đến chùa vào tháng ba năm Canh Tý (580), mở đạo tràng thuyết pháp, lập nên Thiền phái đầu tiên ở Việt Nam. Chùa đã được Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đứng ra dựng lại với quy mô lớn vào thế kỷ XIV và được trùng tu nhiều lần ở các thế kỷ sau.
    Chùa Pháp Vân là một danh lam bậc nhất của xứ Kinh Bắc, được xem là ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Việt Nam. Chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
    Bảo tượng đức Phật bằng đá thời Lý lớn nhất Việt Nam: Chùa Vạn Phúc (Phật Tích)Bảo tượng ở chùa Vạn Phúc, thường được gọi là chùa Phật Tích thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, nằm trên sườn núi Lạn Kha, cách Hà Nội khoảng 20 km về phía Đông Bắc.
    Chùa được khởi công xây dựng vào khoảng thế kỷ VII - X. Đến thời Lý, chùa được đại trùng tu quy mô, trở thành một trung tâm Phật giáo. Vào thế kỷ XVII, chùa được bà Trần Ngọc Am, đệ nhất cung tần của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng cho sửa chữa quy mô. Sau nhiều lần bị phá hủy, năm 1991, chùa được xây dựng dần theo quy mô kiến trúc cổ.
    Chùa còn giữ một số tác phẩm điêu khắc thời Lý, như ở thềm bậc nền thứ hai có 10 tượng thú bằng đá là sư tử, voi, trâu, ngựa, tê giác, mỗi loại 2 con (mỗi con cao khoảng 2 m) nằm trên bệ hoa sen, cùng một số di vật khác như đấu kê, chân tảng? Đặc biệt, ở điện Phật, có pho tượng đức Phật ngồi thiền định trên tòa sen cao 1,85 m, kể cả bệ là 3 m. Đây là một kiệt tác điêu khắc bằng đá, là bức tượng bằng đá thời Lý lớn nhất Việt Nam.
    Bảo tượng Bồ tát Quán thế âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam: Chùa Bút Tháp
    Bảo tượng Quán Âm Thiên thủ Thiên nhãn ở chùa Bút Tháp, tỉnh Bắc Ninh do nhà điêu khắc họ Trương tạc năm 1656 (Bính Thân) là bức tượng bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Đây là bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ có khắc tên nghệ nhân và năm tạo tác.
    Chiều cao của tượng tính từ đài sen lên là 235 cm; đầu rồng đội tòa sen cao 30 cm; bệ tượng cao 54 cm; chiều ngang của cánh tay xa nhất là 200 cm; vành tay phụ cao 370 cm, đường kính 224 cm.
    Bảo tượng Quán Thế Âm có 11 đầu, mặt chính nhìn phía trước, hai mang tai có hai mặt phụ. Đầu tượng đội thiên quan, phía trên đầu chính có các đầu nhỏ hơn xếp chồng lên nhau thành 3 lớp, trên cùng là tượng đức Phật A Di Đà ngồi tòa sen trong tư thế thiền định. Các đầu của tượng đều là khuôn mặt của người phụ nữ đôn hậu, tóc chải ngược trên đỉnh, búi thành cuộn, đôi mắt hiền từ nhìn xuống.
    Tượng có 42 tay lớn, cánh tay đều để trần và 789 tay dài ngắn khác nhau, trong lòng mỗi bàn tay có một con mắt được chạm chìm. Các ngón tay búp măng trong tư thế ấn quyết hay thiền định. Tượng ngồi trong tư thế thiền định, bàn chân phải đặt ngửa trên đùi trái. Vành tay phụ phía sau làm thành một vòng tròn lớn đặt rời ra phía sau tượng, trên vành tay trang trí hai đường diềm là hoa văn xoắn và hàng dây cúc. Các cánh tay nhỏ được xếp thành nhiều lớp, từ 6 lớp ở phía dưới đến 14 lớp ở phía trên.
    Bệ tượng được tạo thành nhiều cấp, nhiều lớp, được trang trí những hàng cánh sen, những vòng tròn kép, rồng và cá hóa long tranh nhau một quả cầu trên mặt bể; một con lân đang vờn viên ngọc lửa? Ở đây có ghi bằng chữ Hán niên đại tạo tượng và người tạo tác ra pho tượng ?oNam Đồng Giao Thọ Nam Trương tiên sinh phụng khắc?.
    Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam: Chùa Cổ Lễ
    Đại hồng chung tại chùa Cổ Lễ huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định được hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936. Đại hồng chung có chiều cao 4,2 m, nặng 9.000 kg, đường kính miệng 2,2 m, thành chuông dày 8 cm, miệng đại hồng chung có họa tiết cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước.
    Năm 1945, trong lúc chiến tranh, chùa đã chuyển đại hồng chung xuống cất giấu ở lòng hồ. Đến năm 1954, đại hồng chung được kéo lên đặt tạm trên bệ. Để thuận tiện cho khách thập phương chiêm ngưỡng, ngày 23/10/1997, chùa Cổ Lễ hoàn thành công trình xây dựng tháp chuông gồm 3 tầng với chiều cao 14,5 m, rộng 9 m, mái cong lợp ngói mũi hài. Tầng trên cùng của tháp chuông treo quả chuông đời Lê nặng khoảng 300 kg, hai tầng dưới treo đại hồng chung. Đây là đại hồng chung lớn nhất Việt Nam.

    Quả chuông Phật giáo xưa nhất Việt Nam ở Bảo tàng tỉnh Hà Tây: Chuông Thanh Mai

    Quả chuông Thanh Mai được một người dân làng My Dương (Thanh Mai, Thanh Oai, Hà Tây) phát hiện vào năm 1986 khi đào đất đóng gạch. Chuông không lớn, cân nặng 36 kg, đúc rất khéo bằng khuôn hai mang. Chuông cao 60 cm, quai chuông cao 8 cm; thân cao 52 cm; đường kính miệng chuông 39 cm; đường kính đỉnh 28 cm.
    Quai chuông kết cấu đơn giản, hình dáng đôi rồng đâu lưng vào nhau là mô tuýp thường được thể hiện trên chuông đồng truyền thống. Rồng quai chuông đơn giản, không có vây, đầu to, miệng ngậm tì xuống đỉnh chuông. Đỉnh chuông trang trí hoa văn mây xoắn, xen kẽ 12 đồng tiền. Một đường gờ chỉ nối chạy suốt mép đỉnh chuông. Các đường chỉ đúc nổi trên thân chia chuông làm 4 ô trên và 4 ô dưới. Hai núm gõ hình tròn với nhiều cánh phụ xung quanh được đúc nổi trên thân chuông.
    Một bài minh khoảng 1.500 chữ không có tựa đề khắc kín tám ô của thân chuông. Đoạn văn mở đầu bài minh cho biết chuông được đúc vào ngày 20 tháng 3 năm Mậu Dần, niên hiệu Trinh Nguyên thứ 14 (Trinh Nguyên là niên hiệu vua Đường Đức tông - Trung Quốc trị vì từ năm 785 đến năm 810). Như vậy, quả chuông được đúc năm 798. Trải qua 1.200 năm nằm ở độ sâu 3,5 m dưới lòng đất, chuông vẫn chưa bị hoen gỉ và dường như còn nguyên vẹn, chứng tỏ chất liệu đồng rất tốt. Hiện nay, quả chuông được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Tây. Đây là quả chuông Phật giáo xưa nhất Việt Nam tính đến ngày 4/5/2006.

    Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam: Chùa Một Cột
    Chùa Một Cột có tên chữ Hán là ?oNhất Trụ tự?, chùa có kiến trúc độc đáo trên một trụ đá trong hồ nước. Thời nhà Lý, vua Lý Thái Tông (1028-1054) cầu nguyện có được hoàng tử nối ngôi. Một đêm nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen mời lên trên lầu, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. Nhà vua cho xây dựng chùa vào năm 1049 đặt tên cho chùa là Diên Hựu (Phúc lành dài lâu). Do những biến động của lịch sử, chùa Một Cột đã trải qua nhiều lần xây dựng và trùng tu. Ngôi chùa hiện nay được xây dựng vào năm 1955.
    Chùa Một Cột còn gọi là Liên Hoa đài, vì hình dáng chùa như một bông sen nhô lên trên mặt nước. Chùa hình vuông làm bằng gỗ, lợp ngói ta, mỗi cạnh 3 m, bốn mái cong, bốn đầu đao được đắp hình đầu rồng. Trong đài tôn trí tượng Bồ tát Quan Âm. Toàn bộ đài đặt trên một cột trụ đá có đường kính 1,2 m, cao 4 m (chưa kể phần chìm dưới đất). Trụ đặt giữa một hồ vuông thả sen, mỗi cạnh hồ 20 m, có tường thấp bao quanh. Bên cạnh chùa Một Cột là chùa Diên Hựu, tỏ lòng cầu nguyện được hưởng phúc lành dài lâu. Cụm chùa Một Cột là di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1962. Ở đây có cây bồ đề mang ý nghĩa lịch sử. Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Ấn Độ, được tổng thống Prasat tặng một cây bồ đề. Chủ tịch mang về trồng cạnh chùa, đánh dấu tình hữu nghị Việt - Ấn.
    Ngôi chùa lưu giữ nhiều kho tượng nghệ thuật nhất Việt Nam: Chùa Sùng Nghiêm (Chùa Mía)
    Chùa Sùng Nghiêm thường được gọi là chùa Mía thuộc hệ phái Bắc Tông, tọa lạc ở làng Mía, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Chùa cách Hà Nội khoảng 50 km về hướng Tây.
    Theo truyền thuyết, chùa được dựng vào thời Trần đến năm Đức Long thứ 4 (1632), chùa đã được vợ chúa Trịnh Tráng là bà Nguyễn Thị Rong đứng ra sửa chữa, mở rộng. Nét đặc biệt của Sùng Nghiêm tự là có đến 287 pho tượng thờ, riêng tượng bằng đất nung có đến 174 tượng. Nhiều tượng ở chùa là những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng như: tượng Tuyết Sơn, tượng Di Lặc, tượng Bát bộ Kim Cương, tượng Bà Chúa Mía? Trong đó, pho tượng Quan Âm tống tử thường được gọi là tượng Bà Thị Kính là một tuyệt tác về điêu khắc. Sự đặc sắc của pho tượng này đã thành câu ca mà người dân làng Mía rất tự hào: ?oNổi danh chùa Mía làng ta/ Có pho Tống Tử Phật Bà Quan Âm?.
    Chùa Sùng Nghiêm là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia vì đây là ngôi cổ tự danh tiếng, là ?onhà bảo tàng? về nghệ thuật điêu khắc cổ của đất nước, lưu giữ nhiều pho tượng nghệ thuật nhất Việt Nam.

    Quả cầu như ý lớn nhất Việt Nam ở Chùa Lân (Thiền Viện Trúc Lâm)

    Ngày 16/4/2005, quả cầu Như Ý được đặt tại chùa Lân (Thiền viện Trúc Lâm - Yên Tử) với tên gọi ?oQuả cầu Như Ý báo ân Phật?. Đây là quả cầu ngọc, nguyên liệu đá quý trong nước, lớn nhất và đẹp nhất Việt Nam hiện nay.
    Quả cầu Như Ý theo giáo điển Phật giáo, là biểu tượng của bổn tâm với các đặc tính sáng suốt, tròn đầy, tịch chiếu và vô giá không có gì sánh bằng. Nguyên liệu để chế tác lên quả cầu như ý này là một khối đá hoa cương đỏ (Rubi) tại mỏ đá An Nhơn do ông Huỳnh Văn Phúc ở Quy Nhơn tìm ra. Theo thẩm định của giới chuyên môn, khối đá này thuộc loại đá già granit, màu đỏ rubi, chỉ có ở bắc Ấn Độ và Trung Bộ Việt Nam. Loại đá này không bị phai màu bởi tác động của môi trường thiên nhiên.
    Việc chế tác quả cầu đá do tập thể cán bộ và nhân viên công ty TNHH Hà Quang đảm nhận, gần hai năm mới hoàn thành. Toàn bộ công trình bao gồm quả cầu đá với đường kính 1,59 m, trọng lượng 6,5 tấn đặt trên bệ đá có tiết diện vuông nặng 4 tấn. Tất cả được đặt trong bể nước hình bác giác với 8 bồn hình cánh hoa bao quanh, tám vòi nước tưới xung quanh quả cầu với ý nghĩa ?oBát công đức thủy, tưới mát nhân gian thấm nhuần giáo lý Phật đà, vô ngã, vị tha?.
    Pho tượng Đức phật thích ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam ở Khu Du lịch văn hóa Tràng An, Ninh Bình
    Chuẩn bị 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tại thôn Thượng Đồng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đã tổ chức long trọng lễ đúc tượng Phật Thích Ca Mâu Ni có trọng lượng 100 tấn đồng, cao 10 m. Pho tượng được đặt trong Khu Du lịch văn hóa Tràng An.
    Đây là pho tượng rất đẹp và lớn nhất từ trước tới nay do Công ty TNHH Thủ công mỹ nghệ Đoàn Kết đảm trách. Nghệ nhân Nguyễn Trọng Hạnh điêu khắc. Đây sẽ là một tác phẩm đặc sắc làm nổi bật giá trị to lớn và quý giá của Phật giáo Việt Nam. Tác phẩm này được đặt trong Khu Du lịch văn hóa Tràng An do Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường làm chủ đầu tư.
    Pho tượng Bồ tát Quán thế âm thiên thủ thiên nhãn xưa nhất Việt Nam ở Chùa Thánh Ân
    Thượng điện của chùa Thánh Ân hay còn gọi là Đào Xuyên (xã Đa Tốn - Gia Lâm - Hà Nội) có bày một pho tượng Quan Âm Nam Hải. Tượng được đặc tả ngồi trên tòa sen với nhiều lớp tay. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học năm 1983, pho tượng này có 42 tay chính và 610 tay phụ, có kích thước cao 132 cm, kể cả bệ cao 231 cm, ngang hai tay chỗ rộng nhất 154 cm.
    Mặt tượng đầy đặn, đôn hậu, giữ nguyên những nét trần tục, cổ ngắn, thân hơi mập. Đầu phủ khăn rồi lại đội mũ, thân mặc áo nhiều nếp chảy cả xuống tòa sen. Tòa sen do một đầu rồng còn nhiều nét mặt người như đầu quỷ, có hai mác dài chảy lan trên mặt bể, cùng hai tay lực lưỡng nhô lên đỡ. Tượng đội mũ Thiên quan với nhiều trang trí như những khối gắn vào nổi cục. Áo tượng cũng tạo thành mảng vuông với nét chảy xuôi chắc chắn. Dựa vào dáng thôn nữ như chưa thoát tục cùng với đầu rồng và các hoa văn trang trí khác, các nhà khảo cổ học đã xác định tượng thuộc thời Mạc, và đây là pho Bồ Tát Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn xưa nhất Việt Nam. Pho tượng này là gợi mẫu để các nghệ nhân của các thế kỷ XVII-XIX học theo nhưng có cải biên.
    (nguồn: Vietnamnet)
  10. spring_coi

    spring_coi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    embuon2811 nhanh thật đấy. Đi về không thấy mệt à? Tớ về mệt phờ lại còn buồn ngủ nữa chứ. Tối qua ngủ cực ngon luôn. Hôm qua đi chơi tuy có mưa nhưng vui thật. Và phải công nhận một điều: đi chơi cùng nhà moi vui thật đấy.
    Mọi người ơi chúng ta đi chơi tiếp đi. Địa điểm tiếp theo là gì đây nhỉ?

Chia sẻ trang này