1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lương bác sĩ: Câu hỏi mới cho một vấn đề cũ

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi andersen, 26/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. megacolon

    megacolon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    - Ai bỉu thía?
    Lý do thì, vô vàn lý do chính đáng ^_^
    [/quote]
    - Thôi cho xin một lý do cũng được, cái gì thía?
    Nhưng mà sao tôi vẫn yêu nghề Y đến thế này. Tôi yêu cái không khí tấp nập hối hả của phòng khám cấp cứu, tôi yêu cái cảnh mỗi sáng đi buồng, tôi thích cuộc sống lâm sàng với những đêm trực (dù thật mệt nhưng cũng có nhiều kỉ niệm), tôi thích hỏi bác sĩ hay lên net tìm đọc tài liệu về những ca bệnh khó mình gặp, để cảm thấy tự tin hơn, ít nhất cũng biết rõ người ta đang điều trị bệnh nhân theo hướng nào, nếu là mình nên làm thế nào, vv và vv....
    [/quote]
    - Hoan hô.
    Các bác ạ, có thể mọi người cho em là quá ngây thơ. Nhưng đó là suy nghĩ của em, dù có thể không cùng chiều với mọi người. (Em chắc cũng sẽ học Nội trú thôi, cố gắng vui vẻ và lạc quan khi nào còn có thể)
    [/quote]
    - Hì, ngây thơ thiệt.
    Cầu cho tất cả sinh viên Y đều phải học Nội trú, thế là xong. Hết cả ngây lẫn thơ.
    Trân trọng.
    [/quote]
    Tôi ko hiểu bạn phát biểu vài câu bâng quơ như vậy là có ý gì. Có lẽ bạn hơi thiếu tinh thần xây dựng.
  2. andersen

    andersen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    - Hi,
    Đọc qua nhưng nghĩ kỹ thì ko phải thế.
    Mà bác làm ơn giải thích "tinh thần xây dựng" là gì thế, và phải xây thế nào đây?
  3. paris

    paris Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Spam cái , sao ko ai nói tới chuyện xin việc làm nhỉ, học Y 6 năm khổ cực ra trường gần năm trời rồi mà việc làm chưa có nói chi lương.Tôi nhé : hộ khẩu Hà Nội (chả biết thuận lợi hay bất lợi ) , không quen biết , cũng chả có tiền để chạy chọt , không có điều kiện để học nội trú ... thế cho nên đành học định hướng vớ vẩn mong xin vào các phòng khám tư nhân đặng có tiền tiêu , chứ không lại đi làm trình dược hay kinh doanh thiết bị y tế tiền thì nhiều đấy nhưng phí của giời ăn học quá. Thế nên đọc topic này mới thấy các bác cầm được đồng lương trong tay đã là sướng hơn gần 2/3 lũ bác sỹ mới ra trường như chúng tôi rồi, còn kêu ca chi nữa.
  4. megacolon

    megacolon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Thế này bạn andersen ạ, "tinh thần xây dựng" nghĩa là phát biểu mang tính đóng góp cho topic, chứ không phải là đả kích hay mai mỉa.
    Tôi rất thích topic bạn lập ra, vì vậy không muốn tranh luận ngoài lề quá nhiều ==> loãng chủ đề.
  5. chieclatinhyeu

    chieclatinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    2.885
    Đã được thích:
    0
    Ai có thể cho mình biết làm thế nào để xin việc vào BV ko ? Cụ thể là những điều kiện như thế nào, thủ tục ra làm sao ( tốn khoảng bao nhiêu K ?) .Mình sắp ra trường nhưng ko biết gì cả ( vì mình ko có học ở VN ) . Vào topic đọc bài của các bác sợ quá ...Đang đinhk về đóng góp cho quê hương sau vài năm cày ở nước khác ....
  6. andersen

    andersen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Hi,
    - Xin lỗi làm bác mếch lòng, tui chỉ đùa tý thôi, vì đọc câu đầu "Giời ơi..." của bác, hì, ngộ quá.
    - Xin thanh minh là đùa nhưng ko cợt nhả, cũng chẳng mai mỉa bác đâu(thật, tui ghét mai mỉa nhưng thích được mỉa mai).
    Khi được mời tư vấn về việc chọn ngành nghề, cố nhiên câu đầu tiên Y dân phát ra là "Giời, sao...dại thế" hay "Nhìn tui đây này...ghê chưa?!". Nhưng cần phải nghe tiếp, hay đúng hơn, quan sát tiếp. Giáo sư, anh hùng lao động Vũ Văn Đính ở Hà nội khi nhận xét về học trò mình, đã nói đại ý trên TV: ngoài đường trông ông nào ông ấy tồ tồ như con gà, nói năng thì ngơ ngơ, nhưng hãy nhìn họ trong phòng Cấp cứu... Tui rất thích, và nghĩ đây ko chỉ là một lời nhận xét, mà có thể, còn là một lời cảnh báo. Y dân có thể là rất "nổi", "nổi đình nổi đám" ngoài xã hội nhưng "nổi lềnh phềnh" trong y giới. Tui đố bác kiếm ra ai "nổ" to ngoài đời lại được kính trọng trong nghề đấy. Những mối nhân duyên Y - Dân (Adam và Eva) thường gieo mầm từ...hì hì...bệnh viện đới ! Túm lại, y dân, mỗi khi khoác lên mình chiếc áo blue, mỗi khi "ngửi" thấy thơm thơm mùi ...thịt cháy, mỗi khi "sờ" thấy lổn nhổn hạch lẫn u, mỗi khi nghe tiếng oe oe trẻ khóc...không thấy xen vào những mừng vui vì...eureka! la la la ta đã tìm ra, những bùi ngùi trước thân phận người bệnh...là sự ấm áp của lòng yêu nghề, mới là lạ. Sorry, tán nhảm tý.
    - Lý do hả, lý do duy nhất là vì...nghề y cực quá.
    Lý do để nghe tiếp câu thứ hai, lý do duy nhất là vì...bs cực đoan quá.
    - "Tôi yêu cái không khí tấp nập hối hả của phòng khám cấp cứu, tôi yêu cái cảnh mỗi sáng đi buồng, tôi thích cuộc sống lâm sàng với những đêm trực (dù thật mệt nhưng cũng có nhiều kỉ niệm), tôi thích hỏi bác sĩ hay lên net tìm đọc tài liệu về những ca bệnh khó mình gặp, để cảm thấy tự tin hơn, ít nhất cũng biết rõ người ta đang điều trị bệnh nhân theo hướng nào, nếu là mình nên làm thế nào, vv và vv...." Tui hoan hô bạn là tui chân thành đấy bạn ạ, tui quý mến và trân trọng tình yêu của bạn, cũng là tình yêu của tui, động viên bạn cũng là động viên tui, vì y sao cực thế. Sorry, nhận vơ tý.
    - "...cố gắng vui vẻ và lạc quan khi nào còn có thể..." Tui cười hi hi là ở điểm này, ko thật chính xác nhưng copy tạm từ "ngây thơ" của bác. Chứ ý định học nội trú của bác là hoàn toàn đúng. Và ý tưởng "tất cả đều phải học Nội trú" của tui cũng là quá đúng. Con người là đáng qúy, vậy để đụng chạm được vào con người, 6 năm chưa đủ. Hãy coi 6 năm là thời gian dùi mài về cơ sở lý luận của nghề y, còn để đưa lý luận đến thực tiễn, phải cần 3 thậm chí 5 năm "nội trú " bệnh viện. Sorry dừng ở đây, nếu còn hứng thú và hết tự ái thì bàn thêm nhá!
    Thân mến.
  7. andersen

    andersen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Ui,
    Cực quý, bạn về nước ngay đi. Tui thề với bạn nếu 1,2 bệnh viện nhà nước ko nhận bạn tui sẽ tìm ra ngay 10, 20 bệnh viện tư sẵn sàng giang rộng cánh tay với bạn.
    Trân trọng.
  8. andersen

    andersen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Thôi chết,
    Lỡ miệng thề thốt với bạn mà ko biết bạn học ngành gì, ở nước nào.
    Nhưng ko sao, mong bạn đừng tự ái mà cho rằng tôi cợt nhả. Thực xin việc ở bệnh viện ko có khó, vấn đề là bệnh viện nào, và ở đâu. Quan trọng hơn, mình có quen được với cách làm việc ở đó không. Tôi cá 10 ăn 1 là ... không.
    Cũng mong bạn đừng có nản lòng.
    Chúc may mắn.
  9. andersen

    andersen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Tại sao, mong bác thẳng thắn chỉ ra một vài cái lý do, cá nhân có, và khái quát có, cho nhiều Y dân ở đây, trong đó có tui, được soi sáng thêm.
  10. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Bạn Paris à!
    6 năm học nghe thì hoành tráng nhưng thực sự lượng kiến thức thu được không đủ để làm việc tại một chuyên khoa sâu.
    Những năm gần đây chả hiểu sao Nhà trường xây dựng mục tiêu đào tạo hướng về cộng đồng, nghe oai lắm nhưng khi cho ra lò chỉ rặt một hội chỉ đủ trình ngồi chơi xơi nước tại các trạm Y tế xã phường, quản lý đống hồ sơ sổ sách. Lúc học thì bao nhiêu thứ cận lâm sàng cao siêu miễn sao chẩn đoán và điều trị đúng, bệnh nhân khỏi, còn lúc về xã trong tay ngoài ống nghe Tàu ra thì chẳng còn chi để chiến đấu cả, cứ đoán mò rồi kê đơn đại đi, y như thời các cụ tiền bối nhà mình mà bọn Tây cứ thán phục rằng tại sao không cần chi mô mà các bác VN chẩn đoán cứ trúng phóc à.
    Học ở Y Hà Nội ai mà chẳng biết câu thầy Hạnh Bộ môn Triết hay nói: Người sống trong túp lều tranh có nỗi khổ của người trong túp lều tranh, người sống trong tòa lâu đài có nỗi khổ của người sống trong tòa lâu đài. Nếu mà phải trọn nỗi khổ nào trong hai nỗi khổ thì nhiều người thích khổ theo kiểu sống trong tòa lâu đài hơn.
    Đi trình dược hoặc Health equipments thì làm được nhiều tiền nhưng lại tiếc công ăn học; đi làm nhì nhằng thì vừa có xiền vừa được ăn được nói nhưng lại khổ một nỗi không biết mình đang nói những điều đúng hay sai và còn đúng đến bao giờ nữa đây khi một mình mình một giang sơn, không thầy không bạn học đúng nghĩa; đi làm ngay tại bệnh viện thì được nhiều thứ nhưng lại phải nén mình chờ thời để được chấm mút tý chút chuyên môn hoặc nếu có cơ hội xin đi học tiếp, công việc hàng ngày ít thu nhập mà lại có nhiều sự cạnh tranh nên BS, ytá xúm xít cãi cọ mạt sát lẫn nhau, môi trường làm việc cứ rối tinh rối mù, mỗi sáng thức dậy không hề thấy hào hứng, nhiệt tình đến với BV, đến với BN....
    Tụi tui đi học tiếp ngay sau TN ĐH thì chẳng có chi ngoài tiền Nhà trường cho gọi là chút chút, ngửa tay xin tiền của bố mẹ đã 10 năm nay rồi trong khi anh em ruột thịt của mình đều đã đề huề vợ con nhà cửa, thỉnh thoảng nhận tiền chúng nó cho mà thấy xấu hổ pha lẫn tủi hờn.
    Các thầy bây giờ suốt ngày chê Nội trú không chăm chỉ như trước kia, không lăn lộn với bệnh viện, không chịu bám lâm sàng, hơi chút là đe nẹt kiểm điểm nhắc nhở nội quy học hành - chẳng có thầy nào thông cảm đi sâu tìm hiểu gia cảnh của học trò mà hướng chúng nó đi theo sự phát triển đúng.
    Tụi Nội trú Mỹ được tuyển và có một phần trong chuong trình đào tạo là làm việc độc lập tại Pk tư nhân dưới sự hướng dẫn của các thầy (thông thường thầy nào hướng dẫn thì đưa trò đến làm tại PK của mình luôn), có trả công đành hoàng - như thế tụi nó vừa đỡ được phần nào khó khăn (dù là so với điều kiện sống bên đó thì đời sống của Nội trú cũng không an nhàn gì mà luôn phải tiêu pha có chừng mực nhưng tụi nó không phải xin tiền ai cả) vừa tập luyện được phong cách, kỹ năng chuyên môn làm việc độc lập sau khi tốt nghiệp.
    Không thể so sánh dược với tụi nó vì nền Giáo dục của chúng đã phát triển hơn mình tới hàng trăm năm nhưng đúng là thời sinh viên nhìn thấy NT là mê, mắt tròn mắt dẹt đến khi cố sống cố chết vươn lên được thì cũng không nhẹ nhàng oai phong như ý nghĩ của mình tưởng tượng . Các đại ca bảo: năm thứ nhất NT đi đâu mặt cũng vênh lên nhưng càng về sau càng cúi đầu gục xuống dần rồi đến lúc Tốt nghiệp không biết cách đi đứng thì chỉ còn nước đứng đường.

    Nhưng cái sung sướng nhất là vào NT mình được học ngay từ đầu một cách chuẩn mực những kiến thức chuyên ngành do đó không bị hằn lên những lối mòn trong tư duy lâm sàng kiểu của những người mà đã có một thời gian công tác rồi đi học tiếp cấp học SĐH. Mình làm gì cũng thấy chuẩn hóa ngay từ đầu nên cũng sướng và không hề thiếu sự tự tin rằng mình sẽ bật lên được một khi Xh thay đổi thái độ với thầy thuốc so với hiện nay. Và điều mình sướng nữa là các thầy đầu ngành hầu hết cũng là cựu Nội trú nên mình luôn có đích ngắm đến để vươn lên tới sự trưởng thành. Ngày xưa tui nghĩ : " Napoleon đã nói rằng mỗi người lính hãy luôn nuôi dưỡng cho mình tư tưởng vươn lên cấp Tướng thì mỗi Sinh viên Trường Y hãy luôn nuôi dưỡng cho mình tư tưởng thi đỗ vào Nội trú" . Vậy tất cả các bạn Sv hãy cứ nuôi ước mơ học Nội trú đi dù là để thi đỗ vào được không hề là điều dễ dàng và khi đỗ rồi đi học cũng không hạnh phúc như lên thiên đường được đâu.
    Tui bi quan nhưng cũng lạc quan: bi quan vì nếu tình cảnh cứ như thế này rồi thì bao nhiêu hoài bão tốt đẹp , bao nhiêu điều dự định sẽ làm cho mình, cho gia đình, cho người bệnh của bao nhiêu con người sẽ bị bào mòn dần theo năm tháng, con người sẽ bị tha hóa dần theo kiểu SỐNG MÒN để đến một ngày nhìn nhận lại mà tự xấu hổ với bản thân mà đành tặc lưỡi đổ lỗi cho hoàn cảnh xô đẩy; tui lạc quan vì một khi thái độ của XH đối với ngành Y và các nhân viên Y tế thay đổi, tương xứng với những gì chúng ta đáng phải được trân trọng và đãi ngộ giống như ở các nước tiên tiến, đồng thời tự mỗi con người cố gắng thay đổi thái độ của chính mình, thay đổi điều kiện vi khu vực công tác thì không những bản thân mình mà còn cả các thế hệ đàn em con cháu sẽ sống khác, làm việc theo kiểu khác và thực sự là người thầy thuốc của nhân dân, người cán bộ khoa học chân chính.
    Vì thế cho nên tui rất tâm đắc với câu hát của Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:

Chia sẻ trang này