1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lương bác sĩ: Câu hỏi mới cho một vấn đề cũ

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi andersen, 26/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. homme-en-blanche

    homme-en-blanche Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    971
    Đã được thích:
    1
    Đọc bài của các bác em thấy thấm thía. Đúng là ngành y khổ thật. Quanh năm suốt tháng chỉ quẩn quanh trong cái bệnh viện Có 1 điều này em dám chắc là : tỷ lệ bác sĩ lấy người cùng ngành là cao nhất so với các ngành khác. Bác sĩ thường là lấy bác sĩ, hoặc y tá. Vì sao thế nhỉ? Câu trả lời đơn giản là vì bác sĩ làm gì có thời gian mà đi tìm hiểu xa. Thôi thì làm đại 1 người xung quanh cho nó xong chuyện.
    Trong khi đó thì chế độ và đãi ngộ đối với các bác sĩ thì thế nào. Đây đúng là 1 câu chuyện buồn. Mình có quen vài đồng chí nội trú nước ngoài. ở nước nó, ai được vào ngành y là ghê lắm. Dân chúng chỉ cần nghe thấy học trường y thôi là đã thay đổi thái độ rồi. Nó hỏi em : thế nước mày bác sĩ có phải elite member của đất nước không. Em chẳng biết trả lời thế nào.
    Em nêu sơ qua thu nhập của 1 nước tây phương thuộc hạng trung bình cho các bác so sánh :
    Lương 1 đồng chí nội trú Tây + cả tiền trực khoảng từ 40 triệu đến 60 triệu ( lương cứng, đã trừ bảo hiểm)
    Lương 1 bác sĩ chính cả tiền trực từ 120 triệu đến 180 triệu VND
    Lương 1 bác sĩ chủ nhiệm khoa khoảng từ 200 triệu ( cho những ông không đi trực trọt, không đi dạy dỗ gì cả), đến 300 triệu.
    Ngoài ra các bác sĩ chính còn đi làm tư thì tiền không biết bao nhiêu mà kể. Em chỉ ví dụ thế này thôi : 1 ca mổ tư, riêng tiền công mổ của 1 bác sĩ chính là 20 triệu VND.
    Tiền trực của bọn nội trú là 2 triệu 1 buổi, trực vào chủ nhật gấp đôi là 4 triệu, ngày hôm sau được nghỉ bù. Trong khi đó VN trực ngày hôm sau làm bình thường, thế mà tiền trực có lúc được đưa xuống 7 nghìn đồng / buổi trực, được 2 mớ rau.
    Tiền bạc là 1 chuyện, thái độ của bệnh nhân đối với BS là chuyện khác. Trong phòng khám của Tây, nó treo đầy các panô nhằm giáo dục thái độ bệnh nhân : Ví dụ : Nếu bác sĩ bắt bạn chờ lâu thì có nghĩa là bác sĩ đang đọc phim nhằm tìm ra bệnh của bạn. Trong khi đó ở mình chỗ nào cũng thấy dán 12 điều y đức, bắt các bác sĩ học, trong khi đó thiếu hẳn khoản giáo dục người bệnh để có thái độ đúng đắn với bác sĩ.
    Em ở tỉnh lẻ, cũng gặp nhiều trường hợp lắm rồi. Có chuyện này xảy ra với em mà em nhớ mãi không quên. Có 1 đồng chí bệnh nhân vào buổi trực của em, đánh nhau máu chảy tùm lum. Em vào khám thì đồng chí ấy chửi em thậm tê : đồ bác sĩ dơ bẩn đừng sờ vào người tao. Thế là hôm ấy em vừa khâu cho đồng chí ấy vừa nghe đồng chí ấy lôi bố mẹ, anh chị, ông bà mình ra mà ca hát. Em điên lắm nhưng không làm gì được. Đợi khâu xong, đồng chí kia ra về, em cởi áo blouse đi theo chặn đồng chí ấy lại. Xin lỗi các bác, em làm bốp 1 cái đồng chí ấy dúi mặt vào tường, rồi chỉ mặt bảo : mày chửi nữa đi, mày là cái thá gì mà dám đem người thân của tao ra mà chửi. Đồng chí ấy vuốt má len lén nhìn em rồi bảo : Tại lúc ấy em thấy anh mặc áo bác sĩ nên em cứ tưởng anh là bác sĩ, nên em mới dám chửi. Hoá ra anh là bảo vệ à?? Thế đấy các bác ạ, nước mình nhìn thấy bác sĩ là người ta đã há mồm ra chuẩn bị chửi rôi.
    Còn 1 đoạn đói thoại mà em tình cờ nghe được của mấy chú choai choai lúc vào thăm bệnh nhân nằm ở khoa hồi sức nữa : Chúng mày ơi, vào đấy phải chửi mạnh vào bọn bác sĩ nó mới làm việc. Thật lúc ấy em chỉ muốn bỏ nghề.
    Thôi hôm nay muộn rồi. Em định đi ngủ từ lâu rồi nhưng đọc được những lời tâm huyết của các bác nên không cầm long đưọc, ngồi viết vài dòng tâm sự với các bác. Mong nhận được những lời tâm huyết của các bác.
  2. haiconca

    haiconca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
  3. haiconca

    haiconca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0

    Được haiconca sửa chữa / chuyển vào 10:27 ngày 10/01/2007
  4. homme-en-blanche

    homme-en-blanche Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    971
    Đã được thích:
    1
    Thêm 1 câu nữa của lớp thanh niên tiến bộ Việt Nam
    Được homme-en-blanche sửa chữa / chuyển vào 16:09 ngày 10/01/2007
    Được homme-en-blanche sửa chữa / chuyển vào 16:10 ngày 10/01/2007
    Được homme-en-blanche sửa chữa / chuyển vào 16:11 ngày 10/01/2007
  5. qs47

    qs47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    1.268
    Đã được thích:
    0
    Em có 2 anh bạn sau 3 tháng làm không lương ở Xanh Pôn nay đã đc ký hợp đồng. Tổng thu nhập một tháng <1tr - không đủ tiền để em thuê nhà. Nói chung, nếu đã làm tại các bệnh viện công, các bác sỹ trẻ sẽ còn khó khăn dài, nếu không có gia đình trợ giúp, chắc khó có thể sống nổi với mức lương như vậy.
  6. J3utterfly

    J3utterfly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    sáng sớm đọc tin này tưởng ngủ mơ. Dụi mắt 3 phát hoá ra là thật. Kinh thật. Không biết anh ( chị ) bác sỹ này đã có bao nhiêu tiếng đánh tennis= amydal của bệnh nhân. Một bên là chiu đau đớn ( có thể còn nguy hiểm đến tính mạng ) để anh ( chị bác sỹ ) kia có tiền chơi tennis >>>>>>>>>>>khinh. Tôi biết là các bạn học ngành y vất vả , chịu nhiều thiệt thòi hơn so với các bác sỹ ở nhưng nới khác. Nhưng tôi thiết nghĩ các bạn đã quyết định chọn ngành học này thì nên đặt tiêu chí hàng đầu là cứu chữa cho bênh nhân chứ không phải là ngồi đây mà cân đo đong đếm nghè nào kiếm được nhiều hơn. Chỉ định cắtt amydal rộng rãi cho bao nhiêu bệnh nhân để đánh đổi = vài giờ chơi tennis ( xin lỗi sự so sãnh này sao mà bạc bẽo thế hả bạn

    Có thể các bạn sẽ bảo những lời nói trên của tôi là quá nặng nhưng tôi đã từng chứng kiến cái mà các bạn gọi là chỉ định rộng rãi và chẳng may nó không thành công thì người lãnh đủ là bệnh nhân. Tôi không học ngành y nhưng tôi cũng có học hành đầy đủ và tôi hiểu rằng cơ thể con người ta không có gì là thừa cả ( kể cả ruột thừa ) vì vậy nếu thực sự bộ phận đó không hỏng hóc gì thì y học không nên can thiệp vào vì mỗi lần mổ xẻ như thế cũng làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của bênh nhân. Tôi nói nhiều như vậy chỉ muốn các bạn nhớ cho rằng không có gì đáng quý = sức khoẻ của bệnh nhân ( bạn yêu quý cơ thể và lo lắng cho sức khoẻ của bạn thê nào thì mong bạn hiểu rằng chúng tôi cũng như các bạn , sức khoẻ của chúng tôi cũng đáng quý lắm bạn ạ) nó không đáng để bạn đem đánh đổi = vài giờ tennis đâu ạ.
    To all: Rất mong những bác sỹ tâm huyết với nghề . Sống trng đời sống cần có 1 tấm lòng. Các bạn hãy đừng vì lí do này nọ mà để sau này phải nói từ giá như...Mong lắm..
  7. J3utterfly

    J3utterfly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    up up
  8. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Chả nắm được ngọn ngành mà cũng đòi khinh ... >>> linh tinh.
    Làm gì thì cũng phải có tính khoa học chứ: chỉ định rộng rãi một chút không có nghĩa là chỉ định liều, chỉ định sai như cậu bóp méo, xuyên tạc lịch sử bằng cách trích dẫn một mầu đầu thừa đuôi thẹo - bn bây giờ đâu có kém hiểu biết đến mức độ cho cậu mặc sức lôi ra ... - bn chết hoặc có vấn đề thì cậu cũng sống yên được chắc?
    Câu chuyên tôi kể chỉ có tính chất minh họa - không có ý tưởng không hạ thấp công việc của ai bởi vì cắt thanh quản và cắt Amygdal đều là những công việc cần làm khi cần phải làm. Cùng là một loại phẫu thuật nhưng nếu mổ ở BV tư nhân thì bạn được trả thù lao ngon lành hơn hẳn so với ở Bv công, thậm chí còn ngon lành hơn cả một phẫu thuật cực kỳ khó khăn nan giải nhiều nhiều lần. Không có vấn đề gì là sai trái khi bạn chọn địa điểm để thực hiện ca mổ cho BN bởi mổ ở đâu có dịch vụ chăm sóc tốt hơn cho BN và BN hoàn toàn thoải mái, chấp nhận giá cả dịch vụ thì bạn cứ mặc sức làm. Vấn đề tôi đưa ra là do nhiều yếu tố chưa công bằng cho lắm nên có nhiều người chẳng cần đầu tư công sức, trí tuệ... cứ bằng lòng làm những điều đơn giản lại sung sướng hơn nhiều những người lao tâm khổ tứ mà rủi ro đầy rẫy.
    Không hiểu hết đầu đuôi thì đừng có vội "kìa con **** vàng..." và "kêu gọi lòng nhân đạo" mà sẽ hóa ra là nói.... bạn nhé.
    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 00:15 ngày 13/02/2007
  9. AnOutsider

    AnOutsider Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    Outsider nghĩ, vấn đề lớn nhất là lỗi hệ thống ngành y, mà điều đó thì các y bác sĩ không thể làm gì được. Đó là công việc của chính quyền. Trong đó vấn đề bảo hiểm y tế và chăm sóc sức khỏe cho người nghèo là đặc biệt nghiêm trọng. Hiện VN mình có 32% dân số nghèo khó, tức chiếm 24 triệu người. Cải thiện vấn đề này cũng cần phải có thời gian và sự quyết tâm. Nhưng với tình hình như hiện nay thì người nghèo còn chết vì bệnh tật (không phải nan y) dài dài. Thực là thê thảm.
    Ngành y cũng có những tiêu cực của nó, những con sâu làm rầu nồi canh có lẽ là chuyện ai cũng biết. Mà người dân mình thì dù sao dân trí chưa cao (nếu Outsider nhớ không lầm thì tỉ lệ tốt nghiệp đại học ở nước mình là dưới 1% - mở ngoặc, với Mỹ tỉ lệ này là 27% - đó là chưa kể trình độ đào tạo, trang thiết bị dùng để đào tạo... thua nước ngoài quá xa), nên nếu chẳng may gặp phải những con sâu đó thì cho rằng hầu hết các y, bác sĩ đều như thế.
    Đáng buồn thay.
  10. mykoyan

    mykoyan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    0
    Trong ngành Y, có lắm chuyện muốn cười mà không cười nổi.
    Buổi sáng, ba ku rủ nhau đi ăn mì. Ăn xong, một ku móc túi tính tiền. Ku kia hỏi: "Hết bao nhiêu?".
    Ku trả tiền cười: "Ba cái ruột thừa".
    Trong mỗi ca phẫu thuật cắt ruột thừa, người mổ chính được nhận 15 ngàn. Ba cái ruột thừa là 45 ngàn đồng.
    Chuyện ở đây hoàn toàn không phải là coi cái... ruột thừa của bệnh nhân chỉ ngang bằng một tô mì, mà là chế độ thù lao. Để cắt được ruột thừa, phải mất 5 năm tiểu học, 7 năm trung học, 6 năm đại học cộng với 2 năm sơ bộ chuyên khoa, vị chi là 20 năm (nhưng có nhiều ku học xong sơ bộ chuyên khoa Ngoại, cũng chưa chắc đã được cầm dao, mà còn phải "ét" cho các đàn anh cả năm nữa).
    Cuối cùng, khi trực tiếp đối mặt với cái chết và sự sống, tự mình quyết định, tự mình xử trí (mà chẳng hiếm khi mở ổ bụng ra, cái ruột thừa đã vỡ, máu mủ be bét), ku được lãnh... 15 ngàn đồng.
    Thế đã yên đâu. Nếu bệnh nhân ổn thoả thì không nói làm gì, còn nếu chẳng may bệnh nhân "vào bằng chân, mà đi ra đằng đầu", thì coi như... tan tác. Bên cạnh việc gia đình bệnh nhân lắm khi thắc mắc, khiếu nại, thậm chí chửi bới, hành hung, ku cầm dao còn phải viết kiểm điểm tử vong nữa.
    Ở BV C..., đã xảy ra trường hợp: Một ku mổ thoát vị bẹn. Sau khi mở ra, quan sát, thấy ruột vẫn hồng hào, ku đưa nó vào lại ổ bụng rồi đóng lỗ thoát vị. Thế mà chẳng hiểu sao, mấy ngày sau bệnh nhân chết vì... tắc ruột hoại tử.
    Gia đình bệnh nhân làm toáng lên, Giám đốc, Hội đồng Y đức của BV... phủi tay, coi như chẳng biết gì. Cuối cùng ku này phải đem cầm cố căn nhà, lấy 80 triệu đồng bồi thường cho gia đình bệnh nhân.
    Sau vụ ấy, trong khoa Ngoại tổng quát, ai cũng ngán - kể cả các "đại đao". Nhưng làm thì vẫn cứ phải làm.
    Đành rằng trong nghề Y nói riêng - và tất cả những nghề khác - vẫn có những con chiên ghẻ (chiên ghẻ trong nghề Y có nhiều m trò ma giáo lắm: Viết đơn thuốc bằng công thức hóa học thay vì tên thương mại, để bệnh nhân tìm đỏ con mắt mà vẫn chẳng mua được, rồi cuối cùng phải quay lại phòng mạch tư của "chiên" để mua. Truyền nước đường (Glucose), pha thêm vitamine B1, B6 (Becozyme) cho nước có màu vàng rồi phán là "đạm" để tính tiền cao hơn. Mổ bóc tách một cái u mỡ, u bã đậu nhưng lại cho bệnh nhân biết, là sẽ gởi đi làm... sinh thiết vì nghi nó là "u ác tính"...), nhưng xin đừng vì thế mà phỉ nhổ hay miệt thị tất cả bởi lẽ phía sau cái chức danh bác sĩ, họ cũng vẫn là "con người" (nghĩa là có cả cái phần "con" và cái phần "người").
    Cũng xin đừng so sánh lương bác sĩ ở chỗ này với chỗ kia bởi lẽ nếu đã so sánh, thì bên cạnh Mỹ, Pháp, Đức, cũng nên nói đến lương bác sĩ ở Ethopia, Angola..., nơi 3/4 bác sĩ hàng ngày vẫn đến bệnh viện bằng xe bus hay xe đạp!
    Năm hết tết đến, thôi thì mong sao sẽ chẳng còn những chuyện đáng buồn trong nghề Y. Cuối cùng, xin mượn một bài thơ của cụ Tú Xương, để gởi đến những bạn bè o trắng.
    Lại nhái Tú Xương, tôi có lời
    Chúc cho tất cả, khắp trên đời,
    Y công, bác sĩ và y tá
    Sao được cho ra, cái giống "người".
    P.S: Mong rằng sẽ chẳng ai... tự ái khi đọc "hàng nhái" này.

Chia sẻ trang này