1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lương dân CNSH khỏang bao nhiêu ?

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi chumeocon, 16/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Bạn có vẻ hơi chủ quan đấy!
    Người Việt Nam đang đi làm thuê (từ cả công chức đến công nhân làm thuê trong các Cty tư nhân) phần lớn đều chưa phải đóng thuế thu nhập, trừ 1 số làm thuê cho các văn phòng và Cty nước ngoài và những người đang kinh doanh! cho nên nói đến thuế, ngay các các bác làm việc ở sở thuế còn mơ mơ?
    Luật thuế ở nước ngoài rất phức tạp, ví dụ ở nước Đức, cái giáo sư vẫn phải thuê người làm tiwf khai thuế, nếu họ không muốn đóng thừa cho nhà nước!
    Còn Concay mới nói trường hợp của sinh viên, họ cho 1 khoảng thu nhập tối đa trong năm, sau đó mức thuế cho sinh viên lên rất nhanh!
    Ngưòi ta nói đến lương, là tiền brute mình nhận hàng tháng, còn thu nhập thật hàng tháng thì cái khoản ấy còn phải trừ thuế, các loại bảo hiểm.
    Tôi có thể trích 1 đoạn trong 1 cái 4rum tranh cãi về chính sách thuế mới ở Đức để tham khảo:
    "In jedem Falle sind pro Familienmitglied 8 000.- Euro steuerfrei.
    Dann folgt ein Steuersatz von 12 % für Einkommen zwischen 8 000.- und 16 000.- EURO. Von 16 000.- bis 40 000.- Euro soll man in Zukunft 24% Steuern bezahlen. Bei einem Einkommen von über 40 000.- EURO werden 36% Steuern fällig."
    Tạn dịch là "dù thế nào thì cho mỗi thành viên trong gia đình 1 khoảng 8.000- Euro không bị tính thuế (thu nhập), sau đó mức 12% trong khoảng 8-16.000- Euro, từ 16-40.000 mức thuế trong tương lai là 24% và trên 40.000 là 36%...(năm 2007 đang được đề nghị lên 45%)"
    Nhưng, tiền thu nhập sau thuế còn phải đóng bảo hiểm, các loại tiền khác như thuế nhà thờ.... sau đó mới đến tiền thuê nhà, thuế xe, thuế bất động sản, tiền hỗ trợ người nghèo và phần còn lại là tiền chi tiêu và tiết kiệm.
    Tuy vậy, với ngưòi thu nhập thấp, họ vẫn được nhận các loại tiền hỗ trợ nuôi con, tiền thuê nhà để đảm bảo cuộc sống tối thiểu. Nhưng người mới mất việc có tiền bảo hiểm thất nghiệp, sau đó hỗ trợ thất nghiệp và nếu vẫn chưa tìm được việc làm đến năm thứ 3 được giới thiệu ra lĩnh tiền xã hội khoảng 400 Euro/người/trong gia đình sau khi các thứ tiền kia đã bị cắt (tất nhiên sinh viên mình sang sẽ không được nhận khản tiền này)!
    Tạm thế, sau khi tìm hiểu thêm sẽ cung cấp tiếp thông tin!
  2. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Đó kô phải là chủ quan mà là bốc phét đúng nghĩa.
  3. voavao

    voavao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Hiểu được thế nào là nói phét mới là người có học
  4. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Nói đến sự phức tạp của hệ thống thuế ở Đức (tức là cái Steuergesetz-luật thuế) ấy.
    Người Đức do hệ thống pháp luật quá chặt chẽ của họ, họ không ngại gì cho công dân nợ. Ví dụ như sinh viên Đức được vay tiền (Baford) và KHI ĐI LÀM sẽ trả dần tuỳ theo mức lương. Trả nhanh được giảm, trả chậm giữ nguyên, có người trả cả đời! và ngoài tiền vay, sinh viên được nhận trực tiếp (bất kỳ nguồn gì) đến 11.000 Euro/năm khong phải tính thuế!
    Nếu Concay tìm hiểu thật kỹ, sẽ có nhiều người Đức lương tháng đến 3.000 Euro mà hầu như không phải đóng 1 Euro cho thuế thu nhập! Chắc nhiều người không tin, nhưng xem lại cách tính thuế và mức thu nhập tối thiểu phải đóng thuế sẽ thấy (không mong trong vài dòng để diễn tả kiểu đóng thuế của họ, vì thế nhưng văn phòng tư vấn thuế nham nhảm ở Đức mới tồn tại và rất giầu). Nhắc lại cái tỷ lệ 12%, ... đang được đề nghị cao nhất cho 45% ấy chỉ là quy định trừ cứng nhắc ngay cho cái thu nhập Brutto! Ngay từ đầu năm, người có thu nhập đã phải khai thuế và họ phải đóng ngay mức đóng tạm. Đến cuối năm, họ mới tính lại và phải đóng bù nếu còn thiếu hoặc sẽ nhận lại nếu đóng thừa. Ở VN mình đã nghe chuyện hoàn thuế giá trị gia tăng. Cuối năm, người Đức sẽ được giảm rất nhiều trong việc "hoàn thuế". Tùy mức thuế, họ được tính mọi chi phí phục vụ cho công việc của họ để có thu nhập từ nhà cửa, văn phòng phẩm đến đi lại (phần lớn người Đức họ đi ô tô theo mức thuế, tức là họ đi đúng như mức được khấu trừ trong thuế). Ngay cả nếu có thấy 1 ông Đức giầu có tài trợ cho 1 ai đi học, thì cái lòng tốt của ông ấy chỉ giới hạn ở chỗ ông ấy bỏ công ra tính toán trong mức thuế của mình để cái tiền tài trợ ấy không phải ở phía ông ta mà nằm trong cái khoản thuế nghiễm nhiên bị thu. Nếu không đi ô tô đẹp, không tài trợ ông ấy cũng không lấy lại được cái khoản tiền ấy. Ngoài ra, họ còn tính lại cả thu nhập trung bình của các thành viên trong gia đình nữa+các khoản trợ cấp hỗ trợ của Nhà nước như tiền nuôi trẻ con, tiền nhà... được tính tất cả trên mức thu nhập sau khi đã đóng tất cả các loại bảo hiểm, tiền nhà, tiền khác (cả đảng phí, tiền hữu nghị... nhiều người nghe chắc không tin đâu!). Trong 1 gia đình nếu 1 người có mức lương 3.000 Euro, nếu người kia không thể tìm được việc có thu nhập cao hơn thì 1 người sẽ ở nhà. Tiền hỗ trợ do vậy nhận được sẽ cao hơn hẳn cả mức thuế có thể phải đóng, hoặc ngược lại, muốn đi làm cho vui thì chưa chắc lương của người kia sẽ bù được thuế phải đóng!
    Với đủ các quy định như vậy, nếu 1 giáo sư Đại học kinh tế quốc dân, nếu muốn sang mở một phòng tư vấn thuế chắc phải 1 vài năm học luật và các quy định của họ xong mới có cơ hành nghề.
    (Xin lỗi đang bàn về lương của người làm CNSH, nhưng lại có tranh luận về mức lương của người ở nước ngoài-có vài thông tin để thảo luận cho vui)
  5. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Thực ra trẻ con vì không biết cho nên chúng nó luôn luôn cười. Nhưng đứa không cười chắc lúc đó đang bị bệnh hoặc ai đó trêu!
    Còn như đã nói ở trên, không phải chỉ với những người ít ra nước ngoài (bây giờ ra nước ngoài 1 - 2 tuần thì quá dễ), đối với cả các giáo sư đang dạy ở ĐHKTQD HN, cũng như rất nhiều người đã học, làm thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài cũng rất khó để hiểu biết được thực tại xã hội của họ nếu chỉ giới hạn cuộc sống trong ký túc xá, thư viện, khu giảng đường và thỉnh thoảng đi làm thêm...
    Với người châu Âu nói chung và đặc biệt là người Đức, đừng bao giờ tò mò hỏi thu nhập của họ, họ sẽ cảm thấy rất bị xúc phạm vì những câu hỏi kiểu như vậy. Trong nhiều cơ sở ở Đức có khi sẽ mất việc do tiết lộ "thu nhập" của mình (không có luật nào quy định cho điều này, nhưng họ coi sức lao động-Arbeitsgeber-như một món hàng, khi cần tuyển người, nếu biết được nhu cầu cấp thiết của họ cho 1 vị trí, người bị phỏng vấn có thể đưa ra 1 mức lương rất cao, có thể còn cao hơn rất nhiều người giỏi hơn mình và sếp trực tiếp trong cùng chỗ làm, và nếu để những người khác biết thì chủ-Arbeitsnehmer-sẽ phải cho mình thôi việc để không gây xáo trộn trong cơ sở).
    Nhưng nếu thực sự quan tâm thì chắc không phải khó lắm.... và cũng có khi không cần phải ra nước ngoài... Cũng mong có nhiều người quan tâm. Những chính sách của người nước ngoài là do cả mấy trăm năm phát triển họ đúc kết ra, rất đáng học tập, nhất là cho những người sau này sẽ tham gia xây dựng chính sách của VN mình, để tránh nhiều sai lầm rất phi lý kiểu "trẻ con mẫu giáo" đang mắc như hiện nay!
    (cũng như cái câu hỏi người làm CNSH phải nhận được bao nhiêu lương đang được đặt ra)!
  6. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Xin lỗi nhầm hai từ chủ: Arbeitsgeber-người tạo công ăn việc làm và người lao động: Arbeitsnehmer-ngưòi nhận việc làm.

Chia sẻ trang này