1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lương tâm nghề báo!!!

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi le_mai_vp, 10/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. le_mai_vp

    le_mai_vp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2005
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Lương tâm nghề báo!!!

    Chào các bạn. Tôi là một nhân mới của box này và tôi muốn mọi người cùng thảo luận một chủ đề: Lương tâm nghề báo. Nhà báo thường hay nhân danh báo chí để phán xét lương tâm của các nghành nghề khác vậy thì ai là người sẽ phán xét lương tâm nghề báo? Trong thời kinh tế thị trường lương tâm nghề báo có còn quan trọng không và nếu như nhà báo không có lương tâm nghề nghiệp thì hậu quả sẽ như thế nào? Mong các bạn hãy cùng tôi thảo luận chủ đề này nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21-6 nhé!
  2. meo_ac

    meo_ac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    0
    cái này em ko biết cách trả lời cho ổn
    nhưng khi em viết về VHNT thì em vô cùng tránh scandal và bới móc đời tư của người nổi tiếng
    nhân vô thập toàn, em nghĩ là họ ko đáng bị soi mói nhiều đến thế
    còn về bao thư khi đi họp báo thì ... hix , ko cầm có bị gọi là khác người ko nhỉ khi mấy chục nhà báo khác đều ...
  3. lang_ly_bach_dieu

    lang_ly_bach_dieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2004
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Bạn le_mai_vp đặt vấn đề hơi rắc rối. Có lẽ bạn chưa phân biệt được hai khái niệm "đạc đức" và "lương tâm". Khái niệm lương tâm dùng để chỉ từng con người cụ thể, cá nhân trong hoạt động của mình, nó không được dùng để chỉ một tính chất chung của một nhóm, một tập thể, một cộng đồng. Người ta có thể nói "y đức" - tức là đạo đức của giới bác sĩ (chỉ 1 tập thể chung), nhưng người ta chỉ có thể nói lương tâm của vị bác sĩ X. nọ hay lương tâm của cô y tá Y. kia. Tóm lại, lương tâm và đạo đức là hai khái niệm khác nhau về nội hàm ý nghĩa và ngoại diên tác dụng.
    Nhà báo và nghề báo, là hai khái niệm khác nhau. Ta có thể nói đạo đức nghề báo (chỉ chung cho mặt bằng đạo đức nghề nghiệp của giới làm báo), và cũng có thể nói đạo đức nhà báo (vì khái niệm đạo đức vẫn có thể dùng cho cá nhân mỗi nhà báo). Nhưng ta chỉ có thể nói "lương tâm của nhà báo X nọ", chứ không thể nói "lương tâm nghề báo" được.
    Lương tâm, nghĩa từ nguyên là "cái tâm tốt", cái tâm là để trỏ từng con người, không thể trỏ một tập thể có điểm chung là nghề nghiệp được.
    Do vậy, bạn le_mai_vp dùng chữ Lương tâm nghề báo khiến cho tôi băn khoăn, nghĩ rằng chắc là bạn muốn nói đến lương tâm của những nhà báo, đúng không?
    Chuyện phán xét lương tâm cũng không quan trọng bằng việc làm thế nào để có lương tâm, hay thậm chí, để có lương tâm tốt. Nghề báo hay bất kỳ nghề gì trong cuộc sống cũng đều là những... nghề nghiệp mà thôi. Con người sống và làm việc với nghề mới là quan trọng. Khi nói đến lương tâm, ắt là chúng ta phải hình dung ở hai khía cạnh: lương tâm chung của con người và lương tâm của con người trong hoạt động nghề nghiệp.
    Bạn le_mai_vp nói đến đề tài lương tâm nhà báo. Nhưng cách đặt vấn đề của bạn, thì tôi thấy bạn chỉ quan tâm đến việc "ai phán xét lương tâm của nhà báo", và "nhà báo không có lương tâm trong thời buổi kinh tế thị trường". Tôi cho rằng lương tâm nhà báo còn nhiều điều đáng nói lắm. Riêng một việc như nhà báo có cắn rứt lương tâm không, khi không được nói sự thật?
    Đó, có bác nào bàn về vấn đề này xem, cho nó khoan khoái!!!!
  4. vladimirV

    vladimirV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    ở VN, Ông Tuệ Tĩnh khởi xướng Y đức.Cho đến giờ,việc khám chữa bệnh chịu sự điều chỉnh của rất nhiều điều khoản pháp luật,và các quy định mang tính pháp luật,nhưng y đức vẫn rất cần.Tại sao?Vì chưa khi nào các quy định có tính chất pháp luật đủ để đánh giá hết được sự tốt xấu hay dở trong một giới người làm một công việc gì đó liên quan đến cuộc sống đông đảo mọi người.Luật không quy định anh nhường chỗ cho người già,trẻ con trên xe buýt,nhưng "văn hoá đi xe buýt"-cũng là thứ "đi xe buýt đức" chắc chắn bao gồm điều này.
    Hội nhà báo VN cũng đã có lần xới lên chuyện xây dựng các quy tắc đạo đức của người làm báo.Cũng là chuyện "báo đức" vậy (hì hì..tôi không chịu trách nhiệm về danh từ đâu!).Có điều,rồi lại là đánh trống bỏ dùi..
    Nếu các bạn muốn,có thể xem cái topic này là các đề xuất về bộ quy tắc đạo đức làm báo thời nay.Không nhắc lại các quy định pháp lý,mà là những cái bổ sung cho phần mà pháp luật không quy định,nhưng cuộc sống đòi hỏi phải có trong hoạt động của nhà báo.
  5. Venerius

    Venerius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Ko được nói sự thật có nghĩa có tác nhân bên ngoài tác động vào, khiến người viết báo ko thể làm được theo ý muốn của bản thân, chứ ko phải do bản thân người đó ko muốn nói lên sự thật. Mà bạn cũng nên biết rằng, việc viết báo ở VN tuy được mang tiếng là tự do ngôn luận, nhưng đó là sự "tự do trong khuôn khổ". Tôi ko muốn nói sang vấn đề chính trị, nên nói ngắn gọn như vậy. Vậy việc dùng từ cắn rứt cho việc không được nói là ko được chính xác .
  6. vladimirV

    vladimirV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Về vấn đề nói sự thật,cũng không phải chỉ có một thước đo thôi đâu.
    Có hai nhà báo nổi tiếng của VN nói về vấn đề này.
    Trong một cuộc hội thảo (lâu rồi) ông Phan Quang có trích câu: "một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ,nửa sự thật không còn là sự thật".Ý nói nếu không nói hết sự thật thì không đúng chức phận nhà báo .
    Gần đây ông Hữu Thọ có nói về khái niệm : Pháp luật và Tâm luật trong nghề báo.Có những điều pháp luật không cấm,nhưng theo Tâm luật thì lại là chuyện khác.Ông dẫn chuyện Đường Sơn Quán,có nhà báo đã chỉ tên,kể tỉ mỉ về mấy cán bộ đã có lần vào Đường Sơn quán ăn chơi (thực ra có lẽ nếu như bây giờ nó là một chỗ bia ôm).Sau khi kể tỉ mỉ thế thì có cô con gái ông cán bộ đó đi học bị người ta cứ xầm xì,không chịu nổi nên tự tử.Ông Hữu Thọ kết luận : Động cơ nhà báo viết là đúng,theo pháp luật thì cũng đúng,nhưng mà hậu quả thì rất ghê gớm cho người thân của đối tượng bị vạch mặt chỉ tên tỉ mỉ.Theo Tâm luật thì nhà báo sẽ bị cắn rứt lương tâm.Vậy ra có khi nêu sự thật mà vẫn bị cắn rứt lương tâm,chứ không chỉ là chuyện nêu không hết sự thật.
    Tôi kể chuyện nữa,không biết có ai còn nhớ không.Ông Giám đốc cũ của nhà máy rượu bia Hà Nội hồi đó bị thanh tra,kiểm tra,dư luận xôn xao là "nhiều vấn đề",cãi cọ với Bộ Nông nghiệp và chế biến thực phẩm về kết luận thanh tra.Ông giám đốc này vẫn rất bản lĩnh.Nhưng một hôm đi làm về đến ngõ thấy loa phát thanh phát oang oang bài viết của phóng viên Đài TNVN về chuyện "tiêu cực của ông Giám đốc" đã ngã vật ra nhà kêu "Người ta giết tôi đây".Gia đình phải trông coi,sợ ông quẫn làm liều.Nhưng ông vốn là thợ điện,đêm giả vờ ngủ mà quấn dây điện vào giường sắt,rồi cắm điện tự sát.
    Sau đó mới rõ ra là nhà máy có sai phạm nhưng cũng chẳng có gì to tát lắm.Nếu theo pháp luật thì nhà báo cũng không sai nhiều,có chăng là viết sự việc không đầy đủ và có vội vàng,nên đưa ra thông tin chỉ một phía từ người thanh tra,chưa kiểm chứng kỹ.
    Người xưa đã nói "Lời nói,đọi máu".
    -Viết sai sự thật,dù cố ý hay vô ý,đều đáng để tự vấn lương tâm,mà nặng thì là vô lương tâm,nặng nữa là giết người.
    -Viết mà không nói hết sự thật,khi sự thật đó là chắc chắn,là can hệ đến lợi ích xã hội,người đọc mong đợi,đúng là day dứt lương tâm,ít ra là vì thiếu dũng khí.
    -Viết đúng sự thật,nhưng sự thật ấy chưa hẳn đã cần nói ,không nói hết ra thì cũng vẫn đạt mục đích,không nói hoặc chưa nói hết thì bài viết có thể kém ăn khách,nhưng đỡ thiệt hại cho người,cho xã hội.Biết thế mà vẫn vội vàng viết,thì cũng có khi sẽ phải cắn rứt lương tâm.
    Nhà báo cần có dũng khí,và cần có tâm thật tốt.nếu thiếu một trong hai cái đó,thì chưa thể gọi là có đạo làm báo.
    Trường hợp Yến Vy chẳng hạn,có cần tốn nhiều giấy mực đến thế không?.Có cần truy đuổi chụp cho được ảnh cô ấy chạy trốn ống kính trong trang phục trại cải tạo không?.Để cho cô ấy "thấm thía " hơn ư?.Để "làm gương" cho kẻ khác ư?.Để bảo vệ đạo đức xã hội ư?.Có thể bảo vệ con người,giúp con người tránh lỗi lầm ,đứng lên làm lại cuộc đời bằng cách huỷ diệt đến cùng không?.
    Đằng sau một số báo bán chạy,có thể là một hoặc nhiều người(vì chẳng có ai không có gia đình,người thân) suốt đời không ngóc đầu lên được.Nếu họ là kẻ tội phạm nguy hiểm thì vạch mặt chỉ tên là cần cho xã hội.Còn nếu không đến mức thế thì ..lại là vấn đề Tâm luật.

Chia sẻ trang này