1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lương y như từ mẫu

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi Tinhnguyen08, 04/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Lương y như từ mẫu

    ?oTrực? cùng sinh viên y


    Các "bác sĩ" SV đang sơ cứu thương cho bệnh nhân.
    Để trở thành bác sĩ trong tương lai, các sinh viên y khoa phải trải qua rất nhiều? nỗi khổ và sợ hãi mà ít ngành khác có. Cùng ?omục sở thị? một đêm trực của họ để hiểu hơn về nghề và người.


    Ngày Chủ nhật: Dán mắt vào máu

    Sáng sớm, Bệnh viện Việt - Đức đã đông nghịt người. Có người đến từ đêm hôm trước, có người đã chờ sẵn từ tờ mờ sáng. Tiếng rên la của bệnh nhân như tiếng còi hối thúc các bác sĩ.

    Hôm nay là ngày trực của nhóm SV Y4, Trường ĐH Y Hà Nội. Sau khi điểm danh, nhóm (8 người) tự chia thành hai ca: nhóm 1 từ 8h30 đến 15h30, tối từ 20h đến sáng; nhóm 2 từ 15h30 đến 7h sáng hôm sau.

    ?oBan ngày thay phiên nhau, còn buổi tối tất cả đều phải thức trực?, nhóm trưởng Hạnh giải thích.

    Phòng sơ cứu thương, bệnh nhân T, 18 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng khắp cánh tay và chân loang lổ vết chém, trong đó có 6 nhát hở hàm ếch, đùn cả thịt thăn, máu me đầy người. Các "bác sĩ tương lai" bắt đầu vào cuộc.

    Dũng rửa nước muối sát trùng vết thương, Nguyễn Thị Lựu và Tuấn Linh băng cầm máu, dùng hai thanh nẹp lại để khỏi thịt đùn, xương lệch. Xong đâu đó, bệnh nhân được đưa đi làm thủ tục xét nghiệm, nhập viện.

    Phía ngoài hành lang, trong phòng chờ, khoảng hai chục bệnh nhân nằm co quắp trên xe đẩy, rên la. Bệnh nhân Chinh 23 tuổi, quê Lạng Sơn, bị tai nạn xe máy do uống rượu khi đi đám cưới. Hai mắt bầm tím, mí mắt trương lên, đầu bị chém thành một đường dài từ trán ra sau gáy, sâu hoắm. Cả hai cánh tay bê bết máu. Mùi máu tươi, mùi thum thủm của vết thương để quá lâu không được sơ cứu, quyện vào nhau, nồng nặc.

    Cạnh đó, cô bé Trần Thị Huyền 18 tuổi, quê Phú Thọ, bị tai nạn xe máy vỡ hai bánh chè, dập tiểu cầu não. Trong lúc Dũng và Lựu đang băng bó vết thương, bệnh nhân nôn ra hai chậu máu tươi, tanh nồng. Hai "bác sĩ" vẫn bình thản làm việc.

    Bệnh nhân đến cấp cứu ở Bệnh viện Việt - Đức đều trong tình trạng ?omột sống mười chết?, phần lớn là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động...

    Đội quân 4 người làm không kịp thở. Gần như mỗi người phụ trách hai bệnh nhân. Công việc đầu tiên của "bác sĩ" SV đối với bệnh nhân là rửa nước muối sát trùng vết thương, băng cầm máu, nẹp (nếu gãy), đo huyết áp, nhịp tim mạch, sau đó báo cáo bác sĩ bệnh viện.

    Sau khi làm thủ tục đưa vào phòng bệnh nhân, "bác sĩ" SV tiếp tục theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, tri giác 10 phút/ lần, sau đó 30 phút/ lần.

    "Đây là nguyên tắc sống còn đối với bác sĩ. Nếu bỏ qua giai đoạn này, bệnh nhân dễ chết như chơi. Bệnh nhân chết đồng nghĩa mình chết", Dũng cho hay.

    Lựu thêm vào: "Đã từng có ca tử vong trên đường vào phòng siêu âm do bác sĩ vội quá nên quên đo huyết áp. Nhưng hy hữu lắm mới có một tai nạn nghề nghiệp?.

    Đêm 5 canh: 1 canh ngủ, 4 canh thức

    Buổi tối, công việc bao giờ cũng vất vả hơn bởi số lượng bệnh nhân nhiều và bác sĩ bệnh viện hết giờ hành chính. Ngoài công việc đơn thuần hàng ngày, các bác sĩ SV còn phải đi phụ mổ.

    "Mình chỉ may, khâu vết thương, đưa dụng cụ cho các bác sĩ, công việc cũng nhẹ", Long cho biết. Một ca mổ phải mất ít nhất 3 tiếng đồng hồ, có ca lên đến 10-12 tiếng.

    Một ngày bệnh viện Việt - Đức mổ trung bình 20-25 ca, một đêm có khoảng 10 ca, các "bác sĩ" SV tha hồ thức phụ mổ, tha hồ ngửi máu.

    11h30. Bác sĩ Thuỷ phân công cho các thành viên trong nhóm trực theo dõi huyết áp, tim mạch, diễn biến của bệnh nhân, cứ 30 phút/lần kiểm tra. "Chia nhau ra mà ngủ, mỗi người ngủ hai tiếng, tối còn phải đi phụ mổ", BS Thuỷ nói.

    0 giờ. Đêm đông Hà Nội lạnh như cắt. Trong căn phòng khoảng 15m2, giường ngủ ọp ẹp kê sát vào nhau. Chẳng quan tâm đến điều đó, "Mệt, lên đến nơi là đổ phịch xuống giường, ngủ như chết", Long tâm sự.

    1h. Phượng, Lựu? vẫn miệt mài bên hàng tá hồ sơ bệnh án. "Đang ngồi thế này mà nghe chạy thình thịch bên ngoài là lo rồi, lại có ca cấp cứu", Nghĩa cho hay.

    "Sợ nhất là bóp bóng, bóp nặng, có khi đang bóp giữa chừng bệnh nhân "hy sinh" như chơi (bóp bóng có nghĩa là khi bệnh nhân sắp chết, các bác sĩ bóp khí vào khoảng 15 phút để kéo dài" sự sống" cho bệnh nhân. Đây là công việc cuối cùng của lương tâm một người bác sĩ), các bạn giải thích.

    Nhưng trực ở khoa ngoại thế này còn sướng, ở khoa nội mới khổ, một mình một phòng với các bệnh nhân. Ở viện lâu ngày họ đâm ra khó tính, hầu như suốt đêm chẳng ngủ tí nào, mà cũng không ngủ được", Lựu tiếp lời.

    Đang ngồi trò chuyện, Tuấn Linh hổn hển chạy vào thông báo: "Bệnh nhân đã "hy sinh" trong khi đang bóp bóng".

    Hai bác sĩ vào điều hai người đi phụ mổ, Tuấn Linh, và Tuấn đứng dậy đi theo, ai cũng phải làm, không đi ca trước thì ca sau.

    3h15. Sau hai tiếng chợp mắt, Dũng đuợc phân công đi theo bệnh nhân 7 tuổi bị tai nạn xe máy đến phòng siêu âm, phòng CT (chụp cắt lớp), chụp X-quang để bóp bóng nếu... lỡ may bệnh nhân "bất thình lình" ngừng thở. Đi theo Dũng đến các phòng bệnh, bất cứ phòng nào, ngoài hành lang cũng có đến 4-5 người chờ khám. Ai cũng trong tình trạng "sống dở, chết dở".

    7h. Kết thúc một ngày 24 tiếng trực, các "bác sĩ" SV lên lớp học tại bệnh viện, chiều về lên giảng đường.

    Công việc của họ đều đặn diễn ra hàng ngày, hàng tuần. "Nghề nào rồi cũng quen. Bọn mình thức thế này nhưng mai lại học cả ngày, rồi chuẩn bị thi, mệt, nhưng đâu lại vào đấy", các bác sĩ tương lai tâm sự.

    Ngoài kia, trời bắt đầu hửng sáng, tiếng còi cấp cứu vang lên, các bác sĩ lại bắt đầu vào cuộc...

    Theo Phan Lê
    VietnamNet

    [​IMG]
  2. J3utterfly

    J3utterfly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0

    Hic. Chuyện cảm động quá. Giá mà con bạn em gặp đuợc bác sỹ có tâm huyết với "nghề" như mấy anh chị tình nguyện viên này thì nó cũng ko phải khổ sở như bây h.
    em Vote cho chị chủ topic 5* với lời chúc mong chị sẽ mãi yêu nghề yêu người ( bệnh nhân ) như lúc này .
    Được J3utterfly sửa chữa / chuyển vào 18:57 ngày 04/01/2007
  3. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Cứ như là truyện cổ tích.
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    ?oĐi chơi? cùng người bệnh

    Các trò chơi giúp BN hồi phục sức khỏe và thư giãn tinh thần (chụp tại buổi picnic Đầm Sen) - Ảnh: T.B.
    TT - Bấy lâu nay, những bệnh nhân bị các chấn thương, tai biến não sau giai đoạn điều trị cấp tính thường tiếp tục trở thành gánh nặng cho gia đình. Nhưng giờ đây, có những người trẻ đang nỗ lực mở ra cho họ cơ hội hòa nhập trở lại đời thường.
    ?oBệnh viện là công viên?
    Hai mươi mấy chiếc xe lăn được ?ohộ tống? tiến vào cổng công viên Đầm Sen. Dưới tán cây, các bệnh nhân (BN) được đo huyết áp trước khi chơi trò đánh cầu. Dì Muối vui ra mặt khi cánh tay bị liệt sau tai biến giờ đã có thể quơ trúng trái cầu. Tiếp đó, chú Hùng kể điển tích xưa, còn bác Đành hát vọng cổ Tình anh bán chiếu. Các BN hào hứng vỗ cánh tay yếu ớt của mình theo nhịp liên khúc trẻ thơ. ?oĐi chơi thế này khuây khỏa đầu óc, chứ ở nhà cứ nghĩ lung tung? - anh Hoàng bộc bạch.
    Bác Phương, 74 tuổi, bị tai biến não hai lần, nhà lại đơn chiếc. Sau khi xoa bóp, vận động cơ khớp, bác sĩ (BS) cho BN bóp banh nhựa rồi đỡ ngồi dậy cùng chơi cờ tướng. Đang chơi, bất chợt các BS hỏi mấy giờ, bác Phương ngước cổ lên vách tường xem đồng hồ rồi dùng tay ra dấu. Chị Vân, con gái bác Phương, cho biết: ?oÔng cụ khoái mấy cô chú ấy lắm?.
    Năm 1997, khi tình nguyện đến VN, cô SV người Nhật Yumiko Hayashi rất bức xúc chuyện nhiều người bị chấn thương, tai biến não sau khi điều trị vẫn không tự chủ được trong sinh hoạt hằng ngày. Ở Nhật có các chương trình trị liệu hỗ trợ BN giai đoạn hậu phẫu, Yumiko nhận ra các kỹ thuật viên (KTV) trẻ người Việt có đủ những tố chất để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Năm 2004, Yumiko thuyết phục trường ĐH nơi cô làm giảng viên gửi dự án đến JICA (Japan International Cooperation Agency - Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản). Dự án này sau đó được tài trợ triển khai tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào năm 2006.
    Nhờ phối hợp tốt, chỉ trong vài tháng, nhóm KTV trẻ tham gia dự án đã triển khai đầy đủ ba dịch vụ: chăm sóc tại BV (day care), chăm sóc tại nhà (home visit) và empowerment (?otrao quyền hành động?); trong đó empowerment bao gồm tham vấn tâm lý cá nhân và phát triển kỹ năng xã hội cho BN thông qua hoạt động nhóm. Chị Ánh Loan, phụ trách empowerment, cho biết: ?oChính các BN đã lên kế hoạch cho buổi picnic Đầm Sen hôm trước, việc đó giúp họ giao tiếp, lắng nghe tốt hơn và biết chia sẻ, cảm thông với người khác?.
    Để yêu đời hơn
    Một ?ođiểm nhấn? khác của dự án chính là các hoạt động trị liệu, điều còn mới mẻ tại VN. Theo KTV Liên, mỗi tuần BN thực hiện thành thạo vài ba động tác đã là đáng mừng, vì như thế cuộc sống của họ đã bớt lệ thuộc người khác.
    ?oKTV vừa là thầy thuốc vừa là người thân?. Để được BN Muối khen như thế, các KTV đã phải âm thầm tìm hiểu bệnh tật, gia cảnh để trò chuyện, động viên giúp BN khi tập luyện. KTV Tân tâm sự: ?oCàng được quan tâm, chia sẻ và cư xử đầy yêu thương thì BN càng mau bình phục?. Một ?obí quyết? khác của họ là chú ý phát huy những khả năng dù nhỏ nhất của BN như đàn, hát, vẽ tranh...
    BS Bùi Thu Huệ, trưởng khoa vật lý trị liệu - phục hồi chức năng Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết: ?oĐó là một cách làm rất hay!?. Theo BS Huệ, nhân viên của khoa rất ?okhoái? cách làm việc khoa học, lòng nhiệt tình, sự quan tâm dành cho BN của Yumiko. Với Tân, công việc hiện tại rất thú vị vì anh được chăm sóc cả phần ?oxác? lẫn phần ?ohồn? cho BN. ?oYumiko từ xa đến nhưng rất thương BN mình? - Tân tâm sự. Còn anh Quang Bích, một BN trước bán vé số, nay liệt nửa người, rất ấn tượng chuyện Yumiko nhớ rõ ngày sinh của mình, điều mà ngay chính anh còn quên giữa cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn.
    THÁI BÌNH
    [​IMG]
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    "Bà mẹ Tây" của trẻ sơ sinh

    Điều dưỡng Kim Janine đang chăm sóc trẻ sơ sinh tại khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ

    TT - Buổi sáng, từ rất sớm ở khoa sơ sinh của Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, các điều dưỡng cũng như thân nhân bệnh nhi đang điều trị đã thấy Janine. Chị nổi bật với dáng người cao lớn, tóc vàng, mắt xanh và nụ cười thân thiện.
    Khác với dáng vẻ cao lớn, bàn tay chị rất nhẹ nhàng, nâng niu khi bồng trẻ sơ sinh. Anh Lê Văn Phú, quê ở huyện Bình Minh, Vĩnh Long, có con đang được điều trị chăm sóc tại đây, cảm động kể: ?oTuy tôi không hiểu ?obà bác sĩ Tây? đó nói gì, nhưng mỗi lần ẵm các bé tôi đều thấy bà nhép miệng như đang hát ru chúng, tôi thật sự thấy an tâm khi con mình được chăm sóc dưới bàn tay thương yêu của bà ấy?.
    Duyên nợ bắt đầu từ năm 1998, khi Janine tình nguyện sang Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ làm việc theo chương trình hỗ trợ trong lĩnh vực y tế của Hội VMA (tổ chức nhân đạo phi chính phủ của Thụy Sĩ). Vốn chỉ biết VN qua hình ảnh cuộc chiến tranh khốc liệt, chị nghĩ ở đó rất nhiều trẻ em cần được chăm sóc và nghề điều dưỡng của mình có thể giúp được rất nhiều cho các em.
    Công tác tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ đã bảy năm qua, cùng với Hội VMA, Janine và những người bạn Thụy Sĩ của chị là một trong những thành viên góp sức sáng lập khoa sơ sinh của bệnh viện với nhiều trang thiết bị chuyên dụng để chăm sóc tốt hơn những bệnh nhi từ khi mới chào đời, đặc biệt với những trường hợp trẻ sơ sinh nhẹ cân, trẻ sơ sinh bị các bệnh lý nhiễm trùng, vàng da...
    Không dừng lại ở đó, vượt qua tất cả những bất đồng về ngôn ngữ, Janine đã cùng với điều dưỡng của khoa sơ sinh lặn lội tới những bệnh viện tuyến dưới, nơi công tác chăm sóc trẻ sơ sinh còn rất nghèo nàn. Từ thực tế chị đã đề xuất nhiều giải pháp khả thi, tận tình hướng dẫn đồng nghiệp ở đây thành lập phòng sơ sinh, từ những cách đơn giản nhất là chăm sóc trẻ theo cách khoa học hơn, cách tư vấn cho gia đình, các bà mẹ về những nguy cơ đối với trẻ sơ sinh...
    Bắt nguồn từ những chuyến đi thực tế, Janine cũng về tìm cách vận động những người bạn, Hội VMA giúp thêm nhiều trang thiết bị cho một số trung tâm y tế huyện, khoa cấp cứu, khoa chống nhiễm khuẩn của Bệnh viện Nhi đồng cũng như giúp đào tạo nâng cao trình độ điều dưỡng. Janine tâm sự: ?oChúng tôi nhận thấy việc chăm sóc trẻ sơ sinh ở đây còn rất nhiều hạn chế, vì vậy tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở VN rất cao. Chúng tôi muốn chăm sóc tốt một thế hệ trẻ tương lai giúp các bạn. Không cần phương tiện máy móc gì đắt tiền lắm, nếu có phương pháp sẽ tạo ra môi trường chăm sóc trẻ tốt hơn?.
    Qua nhiều năm gắn bó, tận tụy với công việc, Janine đã trở thành người mẹ của các bệnh nhi sơ sinh và là người bạn của các điều dưỡng ở Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Mọi người thường trìu mến gọi chị bằng cái tên VN mà chị thêu lên áo: ?oy tá Kim Janine?. Janine nói: ?oTôi cũng chỉ làm được những việc nhỏ bé trong khả năng của mình để giúp các bạn. Và tôi cũng thấy rất hạnh phúc khi chứng kiến nụ cười của những người cha, mẹ khi đón nhận con mình khỏe mạnh ra khỏi bệnh viện. Riêng tiếng Việt học khó quá (cười), nên những bài hát ru tiếng Việt tôi không thể học mà chỉ hát ru các bé bằng những bài dân ca Thụy Sĩ quê hương tôi!?.
    Cũng như những đồng nghiệp khác, thời gian ngoài giờ làm việc người ta thường thấy Janine hàn huyên cùng bạn bè ở một quán cà phê thân thuộc nào đó trên đường phố Cần Thơ, hay đẩy xe đưa con gái đi dạo, đi siêu thị... Nói về con gái, ít ai ngờ đây lại là đứa bé bị bỏ rơi ở bệnh viện cách đây ba năm, cô bé ngày nào chỉ nặng 1,3kg, với nhiều căn bệnh ngặt nghèo, đã được chị nhận nuôi và đặt tên là Marine Kiều. Bé đang được đi học ở nhà trẻ và được chăm sóc yêu thương bởi mẹ Janine.
    THÁI LŨY
    [​IMG]
    http://www3.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=182406&ChannelID=2
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tại sao bệnh viện tuyến trên quá tải?
    23:03:41, 11/01/2007
    Bằng Vân

    Đôi mắt cha tôi mỗi ngày một mờ. Ông đi khám ở khoa Mắt, Bệnh viện Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Tây, các bác sĩ chẩn đoán là bị đục thủy tinh thể và bảo ông cứ về nhà, khi nào không nhìn thấy gì nữa thì lên mổ thay đôi thủy tinh thể khác. Ông cụ nghe theo và yên tâm về nhà chờ.
    Tôi đi công tác xa về, biết chuyện, rất lo lắng; khuyên ông lên Hà Nội khám lại cho chắc ăn thì ông cụ gắt lên: bác sĩ đã nói vậy rồi thì cứ yên tâm thôi, tội gì phải đi đi lại lại lên tuyến trên làm gì, vừa tốn kém, vừa gây quá tải cho... Nhà nước. Phải thuyết phục mãi, ông mới chịu cho tôi đưa lên kiểm tra lại tại Viện Mắt Trung ương. Thật bất ngờ, vừa khám cho ông xong, vị bác sĩ ra mắng té tát vào mặt tôi: "Con cái thế à, đi đâu mà để mắt ông cụ thế này. Thiên đầu thống nặng lắm rồi; chỉ chậm vài ngày nữa thì mù hẳn". Tôi điếng người. Ca mổ của cha tôi kéo dài và rất tốn kém nhưng cũng chỉ cứu được 1 mắt (còn 7/10), mắt còn lại thì hỏng hẳn...
    Sau ca mổ, cha tôi cứ tự trách mình mãi vì... quá tin lời các bác sĩ tuyến cơ sở. Còn tôi thì không thể nào tin nổi trình độ (hay lương tâm nghề nghiệp?) của các bác sĩ ở khoa Mắt, Bệnh viện Vân Đình. Tại sao bệnh thiên đầu thống giai đoạn cuối lại biến được thành bệnh đục thủy tinh thể? Chỉ vì sự làm ăn quấy quá của những bậc lương y này mà cha tôi đã hỏng mất một con mắt. Và không biết ông là nạn nhân thứ bao nhiêu của căn bệnh vô trách nhiệm này?
    Trước nay, ngành y nói riêng và dư luận nói chung cứ than phiền, thậm chí là phê phán hiện tượng người dân không chịu khám chữa bệnh đúng tuyến mà cứ khăn gói đổ xô lên các bệnh viện Trung ương, vừa tốn kém tiền bạc của mình, lại vừa gây quá tải tại các cơ sở khám chữa bệnh này. Nhưng từ tai nạn của cha tôi, có thể khẳng định chắc chắn rằng chừng nào trình độ và tinh thần trách nhiệm của y bác sĩ ở tuyến cơ sở chưa được cải thiện thì chuyện quá tải ở các bệnh viện tuyến Trung ương còn diễn ra dài dài. Bởi sức khỏe là vô giá nên không người dân nào dại gì mà đi khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở cho tiền mất tật mang.
    Bằng Vân (Báo Sài Gòn Giải Phóng, 432-438 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM)

    http://www.thanhnien.com.vn/Ykien/2007/1/12/177715.tno
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nỗi đau của người trong cuộc
    23:06:00, 16/01/2007

    (Nhân đọc ý kiến Tại sao bệnh viện tuyến trên quá tải?)
    Ý kiến Tại sao bệnh viện tuyến trên quá tải? của bạn Bằng Vân thực sự đã làm trỗi dậy trong tôi những nỗi đau - nỗi đau của người trong cuộc, nỗi đau hành hạ tôi liên tục 15 năm nay.
    Tôi là một BS tốt nghiệp hệ chính quy Trường đại học Y Hà Nội năm 1992, đã công tác trong ngành từ đó tới nay, tôi thấu hiểu về tâm trạng của bạn Bằng Vân lắm, và tôi còn muốn chia sẻ với bạn Bằng Vân và các bạn một số trong rất nhiều nỗi đau có liên quan đến ngành y mà tôi từng chứng kiến:
    Nỗi đau thứ nhất: sau khi chúng tôi tốt nghiệp Trường Y Hà Nội, tôi may mắn được làm không công tại một bệnh viện tại thủ đô, trong khi còn rất nhiều bạn tôi phải thất nghiệp, lang thang không có việc làm, sau đó làm trái nghề, những việc của người chỉ cần biết chữ. Trong khi đó ở nhiều xã không có bác sĩ. Một số nơi các y tá đi học chuyên tu để có bằng bác sĩ. Vậy chất lượng chuyên môn đã có một dấu hỏi lớn!
    Nỗi đau thứ hai: Cách đây 5-6 năm, bạn thân vợ tôi bị bệnh não, vào một BV địa phương điều trị 3 ngày không tìm được nguyên nhân. Gia đình xin chuyển viện không được, họ đành tự trốn viện đến thẳng BV Bạch Mai, được chẩn đoán áp-xe não. Điều trị kịp thời nhưng mất 6 tháng, may mà khối áp-xe tan được - nỗi đau này vẫn còn là nhẹ.
    Nỗi đau thứ ba: Cách đây 1 năm, tôi về quê được tin một người thân là cô giáo cấp 2 đã chết vì căn bệnh chửa ngoài tử cung vỡ. Nguyên nhân là vì khi chở lên đến BV huyện, gọi đủ kíp mổ mất vài tiếng (BS bận?). Đương nhiên bệnh nhân phải chết, vì bệnh này nếu kịp thì sống hoàn toàn khỏe mạnh, nếu không kịp thì tử vong. Và hình ảnh các đồng nghiệp của tôi trong mắt người dân là gì: BV huyện không có trang thiết bị, không có bệnh nhân, một số nơi các BS tụ tập đánh bạc.
    Nỗi đau thứ tư: Cách đây 8 tháng tôi phải xin thôi việc ra khỏi biên chế nhà nước. Vì sao? Vì hằng ngày đi làm cứ phải ngồi vẽ những bệnh án ma (không có bệnh nhân thật) để lấy thuốc của bảo hiểm y tế rồi chia nhau mỗi người vài chục nghìn/tháng, nhằm thêm vào đồng lương ít ỏi - một trong những NỖI ĐAU của BHYT. Tôi đã xin chuyển được đến một học viện mới thành lập tuy nhiên lãnh đạo không cho đi (?), mà khi xem Pháp lệnh Công chức thấy lãnh đạo không cho đi thì chịu rồi, không kêu ai được.
    Tôi muốn hai cha con bạn Bằng Vân hiểu và thông cảm cho những người BS cụ thể chúng tôi nói chung, các đồng nghiệp của tôi ở BV Ứng Hòa nói riêng. Chúng tôi rất tự hào rằng sinh viên trường y chúng tôi không bao giờ mua điểm, buổi tối tranh nhau chỗ trên giảng đường để tự học bài. Nhưng rõ ràng chúng tôi không có một môi trường thực sự để làm việc.
    Vậy nhìn tổng thể hệ thống điều trị ở Việt Nam hiện nay thì sao? Bạn Bằng Vân có thể cùng tôi điều tra độc lập về thực trạng các BV tuyến huyện, tôi thấy các BS ở đây không phải là kém cỏi, tuy nhiên trang thiết bị, điều kiện trau dồi chuyên môn tồi tàn... mới là nguyên nhân chính. Theo tôi hệ thống điều trị ở Việt Nam chỉ cần có tuyến xã, là BS gia đình, với hệ thống cấp cứu tốt; và tuyến trung ương (nếu không được thì có thể là tuyến tỉnh), vì ngày nay phương tiện vận chuyển và thông tin liên lạc đã khá thuận lợi. Hơn nữa, chữa bệnh cũng là một dạng dịch vụ mà chúng ta không thể chấp nhận loại 2, loại 3. Chúng ta hoàn toàn có thể nhân rộng nhiều BV Việt Đức, BV Bạch Mai, BV Chợ Rẫy... cơ mà.
    Cuối cùng xin cám ơn Báo Thanh Niên đã tạo cho chúng tôi một diễn đàn rất tuyệt vời để nói lên tâm tư và cả những nỗi đau, những hoài bão của mình.
    Văn Sang
    Khâm Thiên, Hà Nội)

    http://www.thanhnien.com.vn/Ykien/2007/1/16/178304.tno
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nỗi đau nhìn thấy
    09:42:16, 19/01/2007


    Những nữ hộ sinh một trạm y tế xã thuộc tỉnh Trà Vinh vẫn tươi cười vượt qua khó khăn trong cuộc sống để bám trụ.
    Sau khi đọc bài Nỗi đau của người trong cuộc của Văn Sang trên báo Thanh Niên, cả hai vợ chồng tôi đều bị ấn tượng và thôi thúc tham gia chuyên mục ?oÝ kiến? .
    Từ năm 2004, tôi được Ban giám đốc bệnh viện Từ Dũ giao trách nhiệm là phó trưởng phòng Chỉ đạo tuyến - chỉ đạo chuyên môn cho 32 tỉnh từ Đà Nẵng tới Cà Mau (Bộ Y tế giao cho bệnh viện chúng tôi giám sát và hỗ trợ chuyên môn cho các tỉnh). Ai cũng ái ngại cho tôi vì phải xa gia đình nhiều, cơ hội kiếm tiền cải thiện đời sống gia đình bị giảm thấy rõ, rồi thì những giọt nước mắt của vợ mỗi khi đã gắng sức mà không có chồng bên cạnh động viên an ủi, những ánh mắt vô tư, ngây thơ của những đứa con cứ ngạc nhiên mãi khi thấy cha chúng hay đi như ?ochim bay? và ít khi được đi chơi với cha cuối tuần ... đã từng lay động sâu lắng tâm hồn tôi. Nhưng cũng chính vợ và các con tôi rất hiểu và chia sẻ vì những lần xa nhà của tôi không bao giờ vô nghĩa vì chúng tôi đã được bệnh viện giao đi đến những nơi xa xôi hẻo lánh, vùng núi, hải đảo? để xem xem bệnh viện chúng tôi có thể làm gì để hỗ trợ cho tuyến y tế cơ sở và làm được gì cho người dân nghèo khó khốn khổ ấy!
    Và chúng tôi đã thấy! Chúng tôi thấy những nỗi đau của gia đình những sản phụ tử vong trong ?" sau sanh vì 1 trong 3 ?ocái? chậm: chậm phát hiện bệnh, chậm đến được cơ sở y tế và chậm được chăm sóc và chữa trị tại cơ cở y tế.Nhân viên ngành y chúng tôi thực tế còn nhiều bức xúc, nhưng những cán bộ y tế vô tâm ?" vô đạo đức thực sự không nhiều đâu! Cứ nhìn nơi đô thị với nền kinh tế thị trường, thu nhập gia tăng và yêu cầu cũng như hình thức đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân và gia đình ngày càng cao? chúng ta cứ tưởng rằng nơi đâu cũng đầy rẫy những tiêu cực. Tôi xin khẳng định: ngành y và tập thể cán bộ y tế - đặc biệt là y tế cơ sở luôn là những người có y đức cao nhất! Chỉ rải rác có những con sâu làm rầu nồi canh thôi! Chúng tôi rất mong quí nhà báo cùng chúng tôi xuống các cơ sở y tế tuyến xã, vùng sâu như Xã Tân Tiến, Đầm Dơi ?" Cà Mau chỉ cách cửa biển 3 km, Xã Rờ Kơi, xã MoRai, Sa Thày ?" KonTum; những địa danh Trà My - Quang Nam, Ba tơ - Quảng Ngãi, Thốt Nốt ?" Sóc Trăng, Gò Quao ?" Phú Quốc Kiên Giang? nơi đâu các bạn cũng thấy tràn đầy nỗi đau nhưng cũng thấm đẫm tình người.
    Trên đường công tác tới xã Tân Tiến ?" Cà Mau, chúng tôi phải ngồi ?obo? (canô) vượt sóng gần 1 giờ mới tới TTYT huyện Đầm Dơi, rồi phải đi ?obo? tiếp hơn 90 phút mới tới được trạm y tế xã Tân Tiến đang mấp mé nước và nguy cơ ngập do thủy triều lên là thường xuyên. Trên đường đi chúng tôi cứ nghĩ những sản phụ sanh bị băng huyết chắc không sống được dù được vận chuyển nhanh bằng ?obo? giống như chúng tôi vì máu trong người đâu có đủ để tiếp tục chảy thêm 2-3 tiếng nữa để đến được bệnh viện tuyến trên. Chính vì vậy mà tỉnh Cà Mau đã có sáng kiến thành lập đội thuyền cấp cứu trên sông rất hiệu quả, nhưng có lẽ khó mà đủ được.
    Trong dự án đào tạo Cấp cứu sản khoa tại Kiên Giang, chương trình đào tạo có cảnh đóng vai - tức nhân viên y tế sẽ vào vai người bệnh, thân nhân và nhân viên y tế cơ sở... cho một tình huống cấp cứu 1 sản phụ bị sản giật ở tuyến xã vùng sâu. Các chị đã phải băng đồng, lội rạch, té lên té xuống để chuyển bệnh đến cơ sở y tế. Trang thiết bị nghèo nàn thiếu thốn: chỉ với cái cáng chuyển bệnh trên đôi chân trần, cán bộ y tế vẫn xử trí đúng bài bản. Tấm lòng của các chị chẳng thiếu, cái thiếu ở đây là phương tiện và đường nhựa để chuyển bệnh nhanh. Các chị nhập vai thật tốt, tốt tới mức Giám khảo từ Bộ Y tế không nghĩ đó là vai diễn mà tưởng là 1 trường hợp bệnh cần cấp cứu thực sự và đã định tạm dừng buổi giám sát để chữa trị cho người bệnh. Chị nữ hộ sinh đóng vai người nhà sau khi kết thúc vai diễn mà không ngừng được khóc, nước mắt cứ chảy dài. Mọi người cứ nhắc ?othôi đi, hết vai rồi? nhưng chị nói nghẹn trong nước mắt: ?oTao đâu có muốn, nhưng cảnh này cứ thấy mãi chưa dứt, cứ vì chậm chuyển bệnh do thiếu phương tiện, thiếu đường xá mà chị em nơi đây cứ bị trở nặng, rổi tử vong thì làm sao tao ngưng khóc được?!
    Rồi tại Rờ Kơi năm 2004, chính Gs Bs Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã dùng xe công tác của bệnh viện vượt đường đèo núi chênh vênh, vượt suối (mùa mưa thì không thể qua được) để chở gấp một bệnh nhân từ Rờ Kơi ra bệnh viện tỉnh KonTum để kịp phẫu thuật vì bị nhau tiền đạo (bệnh bánh nhau bít đường ra của thai nhi và gây chảy máu trầm trọng có thể tử vong)? nhưng cũng phải cả tiếng đồng hồ mới tới nơi và cũng chỉ kịp cứu được người mẹ. vì chảy máu mà thai nhi đã chết trong bụng (nếu để tự chuyển thì tử vong cả 2 mẹ con)!
    Chúng tôi đã thấy những nỗi đau còn thường trực hàng ngày, thấy những trạm y tế xiêu vẹo rách nát hay trống hoang nơi đồi cao cháy nắng của Bình Phước với chỉ 2 nhân viên bám trụ, trong đó 1 bác sắp nghỉ hưu, thấy những con đường cheo leo vách đá nơi cao nguyên hay kênh rạch chằng chịt vùng đồng bằng sông Cửu long. Còn quá nhiều trạm y tế xã không đạt ?oChuẩn quốc gia? mà không biết khi nào sẽ đạt vì không có kinh phí ? Chúng tôi thấu hiểu được tâm tư bức xúc của nhân viên y tế cơ sở vùng sâu vùng xa? nhưng sức người có hạn, lực bất tòng tâm? đã làm mọi người cứ tưởng rằng nhân viên y tế chúng tôi mai một y đức, chỉ lo kiếm tiền trên sức khỏe người bệnh.
    Ai sẽ làm ngưng dòng nước mắt của nhân viên y tế tỉnh Kiên Giang? Ai có thể cứu thêm được thai nhi cho ?omẹ tròn con vuông? để vơi bớt nỗi đau của người mẹ trẻ xã Rờ Kơi?...
    Còn nhiều lắm những nỗi đau mà nếu sẵn lòng, các bạn hãy cùng chúng tôi đến những nơi vùng sâu vùng xa của tất cả các tỉnh ?" hay chỉ ngay huyện Cần Giờ TP HCM thôi, để cảm thông và cùng nghĩ cách cải thiện thực trạng y tế cơ sở cho người dân được nhờ. Tôi là bác sĩ ra trường đã gần 20 năm, nhưng tôi thấy mình còn quá nhỏ bé trước những nỗi đau nhìn thấy!
    Bệnh viện Từ Dũ cùng những bệnh viện đầu ngành khác của cả nước như bệnh viện Chợ Rẫy, Nhi Đồng I, Chấn Thương chỉnh hình (phía Nam)? đã không ngừng triển khai các chương trình đào tạo, giám sát hỗ trợ, cử cán bộ xuống cơ sở nhiều tháng, nhiều năm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và chuyển giao công nghệ? nhưng chỉ như vậy cũng chưa đủ. Có lẽ đến lúc chúng ta cần những chính sách thực tế, hiệu quả từ phía Chính phủ nhằm nuôi được cán bộ, giữ được nhân tài và duy trì được cái tâm của cán bộ y tế cơ sở. Họ không thể cứ mãi cống hiến, chăm lo cho mọi người trong khi chính họ không lo được cuộc sống của bản thân và gia đình riêng của họ. Sự đồng bộ trong việc đề ra các chính sách, chế độ, qui chế cần được thể hiện bằng mục tiêu, kế hoạch hành động đồng bộ của nhiều ngành liên quan tới y tế, tài chánh, giao thông vận tải, giáo dục? để cùng tìm ra một giải pháp mang tính toàn diện (cả nguồn nhân lực và cơ sở vật chất) tích cực và triệt để giúp giải quyết được vấn đề thực tại. Nguyên tắc chung để đề ra một chính sách hợp lý, khả thi là phải xuất phát từ thực tế, từ những khảo sát từ cơ sở mang tính đại diện và khoa học, có giá trị thuyết phục những nhà lập ra chính sách chứ không nên chỉ từ những quan niệm, quan điểm chung chung hay từ những kiến thức thu thập được trên sách vở. Lý thuyết mang tính định hướng nhưng thực tiễn sẽ giúp một chính sách trở nên khả thi.
    Chúng ta hiện vẫn còn nhìn nhận thực trạng qua báo cáo, mà báo cáo thì thường tốt nhiều hơn chưa tốt. Nên chăng chúng ta hãy cùng nhau đặt ra mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được, có thể giới hạn thời gian thực hiện cho từng ý tưởng và kế hoạch hành động của chúng ta. Hãy cùng nhau nêu lên thật nhiều điều chưa tốt như tác giả Văn Sang nói về chuyện vẽ các hổ sơ BHYT? để thấy được thực chất chúng ta đang ở đâu? Chúng ta có thể làm gì cho sức khỏe người dân? Vai trò của cán bộ y tế, ngành y tế và vai trò của chính phủ cũng cần được khẳng định.
    Xin cảm ơn quí báo Thanh Niên về diễn đàn này và mong nhận được sự đồng cảm và chia sẻ của độc giả gần xa!
    Ts Bs Phan Trung Hòa
    Phòng Chỉ đạo tuyến BV Từ Dũ
    http://www2.thanhnien.com.vn/Ykien/2007/1/19/178592.tno

  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Rửa phổi cho thợ lò
    TP - Xô nước vừa rửa phổi đen ngòm như nước cống rãnh khiến ai cũng rùng mình. Nó vừa được ?otháo? ra từ cơ thể nữ thợ mỏ mắc bệnh nghề nghiệp!

    Bác sỹ Vũ Thị Hòa (mặc áo trắng) đang thuyết trình công nghệ súc rửa phổi bụi silic với các nhà khoa học
    Cảnh tượng này sẽ trở nên bình thường, bởi mỗi lần rửa toàn bộ phổi sẽ mang lại sự sống mới cho lá phổi của người thợ, nhất là khi công nghệ súc rửa bụi silic toàn phổi vừa được Bộ Y tế cấp phép hoạt động.
    Lá phổi đen và giới hạn sống
    Đi ngoắt ngoéo một lúc chúng tôi cũng vào được Trung tâm Y tế ngành than-(TTYTNT), quận Thanh Xuân, Hà Nội. Bác sỹ Vũ Thị Hòa - Giám đốc TTYTNT niềm nở đưa chúng tôi đến từng phòng giới thiệu tỉ mỉ những công nghệ hiện đại nhất đã được trang bị kịp thời cứu những lá phổi cho công nhân đã bị nhiễm bụi silic.
    Căn phòng ăn có điều hòa nhiệt độ thu hút tôi bởi trong đó những người thợ mỏ đang dự một bữa ăn khá sang trọng. Có thể hiếm hoi với những gương mặt hằng ngày sạm đen than bụi chăng?
    Một cán bộ TTYTNT cho hay: ?oĐây không phải tiệc tùng thiết đãi thợ mỏ đến thăm Hà Nội, chúng tôi đang tranh thủ giúp thợ mỏ nhanh chóng phục hồi sức khỏe để đến lượt ai đó vào ?oca? súc phổi, họ yên tâm và tự tin rửa lá phổi đầy bụi than, bụi silic độc hại...?.
    Nghiêm Phúc Hậu - Thợ mỏ trẻ của Cty than Đèo Nai (Cẩm Phả, Quảng Ninh) nói trong hơi thở khìn khìn: ?oTôi bị ho vì đã hít thở rất nhiều bụi than. Khi trái gió trở trời hay lúc làm nhiều thì đều bị khó thở, mệt mỏi, chân buồn bã... Tôi rất vui được Cty đưa đi súc rửa phổi sớm. Mấy ngày trước đây còn chui trong mỏ ở Đèo Nai, nghe những đồng môn từ Hà Nội trở về kể ?osúc rửa phổi xong sướng lắm?, thành ra đến lượt mình chuẩn bị súc phổi rồi mà tôi vẫn hồi hộp?.
    ?oAnh cảm thấy thế nào sau khi súc rửa phổi?? - Tôi hỏi thợ mỏ Nguyễn Văn Thanh - Cty than Cọc 6 (Cẩm Phả, Quảng Ninh). Anh Thanh nhanh nhảu: ?oHơi rát cổ chút thôi, nhưng nhẹ nhàng dễ chịu vô cùng. 29 năm làm thợ lò, những biểu hiện khó thở, nhiều lúc làm căng thẳng một chút đã mệt mỏi, thở gấp, ho có đờm... càng ngày càng nặng thì sau một lần súc phổi đã không còn nữa?.
    Hai phòng nghiệp vụ dành súc rửa phổi bụi lúc nào cũng im lặng đầy nghiêm túc. Dường như một cử chỉ nhỏ ở nơi đây của bất kỳ ai cũng đều nằm trong tầm kiểm soát của các bác sỹ kíp trực. Chúng tôi đi tất diệt khuẩn, bước vào phòng tận mắt chứng kiến 2 bệnh nhân đang được súc phổi.
    Chị Dương Thị Đặng - một trong hai công nhân mỏ than Na Dương đang được kíp bác sỹ gồm 6 người súc rửa phổi. Chị Đặng nằm im lìm trên bàn. Những đường dây từ máy thở, máy đo các chỉ số sinh tồn tới bệnh nhân khá nhiều nhưng nằm trong trật tự nghiêm ngặt và không bao giờ cho phép bất cứ thao tác nào sơ sót.
    Chị Dương Thị Đặng đã chuyển sang giờ thứ 3 trong khoảng 6 giờ hôn mê, nước trong ống dẫn từ phổi vẫn tiếp tục chảy ra, đục ngầu bụi silic. ?oMột xô nước đen của chị Đặng vẫn còn ít so với lượng nước đen trong cơ thể những nam thợ mỏ. Hôm nào súc phổi bụi của nam, anh đến xem còn thấy đáng ngại hơn...?- bác sỹ Nguyễn Vũ Toản chỉ vào xô nước đen nói.
    Nếu nhìn những giọt nước đen chảy ra từ phổi công nhân than bằng kính hiển vi điện tử sẽ dễ dàng phát hiện hàng triệu triệu tinh thể than. Đó chính là những ?ovi-rút? tuy bình thường là lành tính nhưng khi ở trong lá phổi thì chúng đã và đang làm tổn hại rất lớn sự sống của hàng chục nghìn thợ mỏ.
    Để minh chứng, bác sỹ Hòa đưa cho tôi xem nhiều tấm ảnh chụp phổi của bệnh nhân. Có thể thấy nhiều lá phổi của người thợ bị phủ lớp bụi đen không kém mấy so với những tảng than dưới đáy hầm lò Cẩm Phả. Nhu mô ở phổi khi đã bị bụi silic làm xơ hóa thì không thể phục hồi.
    Cho đến nay, ngoài súc rửa toàn bộ phổi, thế giới vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. 50.000 thợ mỏ/90.000 lao động ngành than vốn đã phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, nhưng khi phổi nhiễm bụi silic thì các triệu chứng đau ngực, khó thở, ho khạc đờm, sốt, mất ngủ... sẽ theo họ suốt đời nếu không qua đợt ?otẩy màu? bằng phương pháp súc rửa này.
    Trong 550 lọ bệnh phẩm bụi silic ?ogiết? người rất từ từ này, tôi vẫn vội chép lại được tên tuổi một vài chủ nhân dán trên thành lọ: Phạm Cao Dần-43 tuổi, Cty than Cao Sơn, rửa phổi ngày 28/8/2005; Đinh Cao Miện, Cty than Mạo Khê, rửa ngày 3/1/2006; Nguyễn Đức Hùng, 39 tuổi, Cty than Mạo Khê, rửa ngày 11/4/2006...
    Và những sáng tạo nhân văn

    Thợ lò (Ảnh: Vũ Hữu Đạt) Nước rửa phổi đen kịt vừa chảy ra từ phổi thợ mỏ (Ảnh: L.V.T)
    Bác sỹ Vũ Thị Hòa và những cộng sự có người còn chưa đến 30 tuổi đời làm việc trong ngành than nhưng ở ngay tại Hà Nội. Đây là niềm hạnh phúc! Tuy nhiên, căn bệnh nghề nghiệp về phổi của hàng chục nghìn thợ mỏ -những đồng nghiệp của họ ngày đêm trong lòng đất nhiễm bụi silic mà ngành y chưa có phương pháp chữa trị hữu hiệu lại là day dứt quá lớn với những cán bộ ngành than mặc blu trắng.
    Những lần đem máy đo nồng độ nhiễm bụi và các loại máy khám di động đến vùng mỏ thăm khám sức khỏe cho thợ, các bác sỹ đã không khỏi lo lắng cho sức khỏe người thợ.
    Qua nghiên cứu tài liệu, trao đổi, được tin Trung Quốc áp dụng thành công công nghệ súc rửa phổi bụi silic, nhóm bác sỹ thuộc trung tâm này đã đề xuất với Tổng Cty than VN để được ứng dụng công nghệ rửa phổi chữa bệnh cho thợ mỏ VN.
    Những bác sỹ trẻ ngay sau đó được gửi sang Trung Quốc học. Tại đây, bác sỹ Lê Anh Tuấn, Nguyễn Vũ Toản, Đỗ Tiến Sỹ... cùng những đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm của VN và các giáo sư, bác sỹ tại Viện điều dưỡng Bắc Đới Hà đã tham gia làm thủ thuật 60 ca.
    Tinh thần hăng say học hỏi, tiếp thu công nghệ kiến thức mới rất nhanh của các bác sỹ trẻ VN ngay sau đó đã được đánh giá rất cao. Các bác sỹ ở Bắc Đới Hà đã cho phép họ độc lập súc rửa phổi cho 23 thợ mỏ Trung Quốc và đó là những kinh nghiệm để họ thành công khi về súc rửa phổi cho thợ lò VN.
    Tôi cứ hình dung đến ca súc phổi gồm 6 bác sỹ, y tá trực tiếp đứng quanh giường không rời mắt trong 5-7 giờ mà cảm phục cái tình của họ đối với người thợ.
    Có lẽ phải đến thời kỳ công nghiệp hiện đại như ngày nay người thợ mỏ mới được chăm sóc đặc biệt như thế, nhưng hơn tất cả vẫn là tình cảm sâu lắng, sự chu đáo của bác sỹ với người thợ bộc lộ rõ nhất.
    Tại Trung Quốc, nước rửa phổi cho người thợ được đun nóng trong nồi to; còn ở TTYTNT nước rửa phổi được để trong tủ giữ nhiệt độ 370C đúng bằng thân nhiệt của người.
    Chính tay y tá nấu cháo cho bệnh nhân. Và hàng trăm những thủ thuật, thao tác dù nhỏ nhặt cũng phải ?obiến đổi? cho phù hợp với thể trạng người thợ Việt, dù để thay đổi một chi tiết nhỏ đều là mồ hôi và sức lực không đong đếm được bằng đại lượng nào cụ thể.
    Nếu không có tình yêu công việc đồng nghiệp, chắc rằng những bác sỹ sẽ không có những ?otác phẩm? là lá phổi như được sống lại, và không qua bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào tính đến thời điểm này.
    So với trước khi được rửa phổi, 550 thợ mỏ đã thoát khỏi 100% triệu chứng rối loạn giấc ngủ, giảm 98% đau ngực, khó thở khi gắng sức giảm 94% và ho khạc đờm giảm 89%...
    Hàng trăm người thợ đã đến đây và đã trở lại hầm mỏ khi sức lực được đắp bồi trở lại, và sẽ còn thêm hàng chục nghìn thợ nữa sẽ tìm lại được sức sống cho lá phổi.
    Quyền Thành
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=74038&ChannelID=13
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những tấm lòng phương xa

    Bé Á và các bác sĩ đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc - Ảnh: Hằng Sa
    TT - ?oCuối cùng niềm mong ước bấy lâu nay của mình đã thành hiện thực. Thật không ngờ. Mình cảm ơn các bác sĩ nhiều lắm??. Những dòng chữ nguệch ngoạc của cô bé dân tộc Cadong Nguyễn Thị Á khi còn nằm trên giường bệnh khiến các thành viên đoàn bác sĩ mổ sứt môi hở hàm ếch Nhật Bản và Hàn Quốc đều cảm động.
    Bởi chỉ trong năm ngày làm việc tại Quảng Nam nhưng các bác sĩ đã biết rất rõ hoàn cảnh đáng thương của cô bé dân tộc Cadong (Trà Bui, Bắc Trà My, Quảng Nam). Vì ảnh hưởng chất độc da cam nên hai chị em Á sinh ra với cơ thể không vẹn toàn, chị gái bị bại liệt còn Á thì sứt môi hở hàm ếch. Cha mẹ không chịu nổi sự dè bỉu của dân làng vì ?onhà mày bị ma rừng ám? nên rủ nhau ăn lá ngón tự tử bỏ lại hai đứa con gái nhỏ. Hai chị em cứ thế lớn lên như cái cây trong rừng và vẫn không được vào làng vì ?obị ma rừng ám?.
    Những ngày đầu năm 2007 thật sự ghi dấu trong cuộc đời cô bé người dân tộc ấy. Chuyến trở về thăm và làm việc lần thứ năm tại Quảng Nam của hai vị giáo sư Nhật Bản Yamamoto Tadashi, Eiro Kubota và Shin HuoKeun (Hàn Quốc) đã biến ước mơ của Á và hơn 50 bệnh nhân khác thành hiện thực. ?oLà người cha, tôi hiểu tâm trạng đau đớn của họ khi thấy đứa con mình đứt ruột đẻ ra lại tật nguyền? - giáo sư Yamamoto Tadashi lý giải ?omối duyên tình? của mình khi năm năm liên tiếp trở về giúp bà con Quảng Nam.
    Làm việc quần quật cả năm trời trên các giảng đường đại học, bệnh viện, giáo sư dành dụm tiền để đem sang giúp bà con miền Trung Việt Nam - Quảng Nam. Cùng với uy tín của mình, giáo sư Yamamoto Tadashi còn tranh thủ vận động xin tài trợ thêm máy móc, thiết bị vật tư y tế, xe cứu thương cho Bệnh viện đa khoa Quảng Nam gần 3 tỉ đồng. Hai người con trai của giáo sư Yamamoto Tadashi nối nghiệp cha cũng theo cha về Quảng Nam ?ođể hiểu và giúp người dân đất Quảng?. Trong chuyến đi này, ông băng xe máy về Trung tâm Y tế huyện miền núi Tiên Phước ?ođể tìm hiểu tình hình và nhất định tôi sẽ giúp các bạn một phòng mổ...?.
    Tình cảm chân thành của bà con khiến anh sinh viên trẻ Koh Wang Moo phải buột miệng: ?oHọc xong chắc tôi sẽ trở lại Quảng Nam?. Còn giáo sư - bác sĩ Shin HuoKeun lặng lẽ dúi cho Á ít tiền ?ovề mua chăn cho hai chị em và bồi dưỡng sức khỏe?.
    VƯƠNG HẰNG SA

Chia sẻ trang này