1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Lương Y như..."???

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi ndungtuan, 30/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    BÁC SĨ NGHĨ GÌ, LÀM GÌ LÚC THĂM KHÁM?
    BS. Nguyễn Văn Ðức
    (Hội Y Sĩ Việt Nam Tại Hoa Kỳ)
    Bác sĩ là người bạn, tìm cách giải quyết những vấn đề trong lãnh vực sức khỏe của bạn. Ði khám bác sĩ đã nhiều lần, có bao giờ bạn tò mò hỏi thầm, bác sĩ làm việc cách nào để giúp bạn không nhỉ, và ngược lại, bạn nên làm gì để giúp bác sĩ.
    Ðịnh bệnh có đúng, chữa trị mới trúng. Với một vấn đề, bác sĩ thường phải qua 3 chặng đường để đi đến một định bệnh: người bệnh kể bệnh (history), bác sĩ thăm khám (physical examination), thử nghiệm nếu cần (tests: thử máu, thử nước tiểu, chụp phim...). Nhiều khi chỉ cần qua 2 chặng đường đầu một cách tỉ mỉ, định bệnh đã rõ, chặng thứ 3 không cần thiết. Chẳng hạn, thời gian gần đây, trên mặt bạn tự nhiên xuất hiện những cái mụn trông chẳng dễ thương tí nào, sau khi bạn kể bệnh và bác sĩ xem bạn, định bệnh đã hiển nhiên: bạn bị bệnh mụn mặt (acnea vulgaris: nhiều người gọi bệnh "mụn trứng cá"). Không cần làm thêm các thử nghiệm làm gì. (Bạn nghĩ rằng bạn có mụn do gan "nóng", muốn thử máu tìm bệnh gan, song bác sĩ sẽ giải thích để bạn yên lòng, bệnh mụn mặt không phải do gan mà ra, và việc thử máu định bệnh không cần thiết).
    Phối hợp cả định bệnh lẫn chữa trị trong một buổi thăm khám, trừ những trường hợp khẩn cấp phải hành động nhanh chóng để cứu người bệnh, các bác sĩ thường áp dụng phương thức SOAP khi khám bệnh. 3 chặng đường định bệnh kể trên được thực hiện trong SOAP. SOAP là gì? Bác sĩ nghĩ và làm gì trong SOAP, và bạn cũng sẽ làm gì trong SOAP, để giúp bác sĩ?
    SOAP là viết tắt của những chữ: Subjective, Objective, Assessment, Plan. Ta sẽ lần lượt đi qua từng phần của SOAP.
    S: Subjective (Kể bệnh)
    Ðây là phần người bệnh kể các triệu chứng của mình, trong lúc bác sĩ lắng nghe để thu thập dữ kiện, đồng thời tìm hiểu xem người bệnh nghĩ thế nào về vấn đề bệnh tật của mình. Cụ thể, khi nghe kể bệnh, bác sĩ sử dụng phương pháp được đặt tên "phương pháp 5 nguyên âm: AEIOU": nghe (Au***ion); và trong lúc nghe, lượng định (Evaluation) các chi tiết vừa được người bệnh cung cấp, xem chi tiết nào có tầm quan trọng giúp vào sự định bệnh, chi tiết nào không; hỏi (Inquiry) những câu hỏi đúng để hiểu rõ thêm một vài chi tiết, để có thêm những dữ kiện cho các giả thuyết đang đặt ra trong đầu; đồng thời quan sát (Observation) cử chỉ, dáng điệu người bệnh để so sánh, đối chiếu với lời kể bệnh; hầu hiểu (Understanding) vấn đề, và cả tâm lý của người bệnh rõ hơn.
    Trong phần này, bạn nắm phần chủ động. Bạn tuần tự kể các triệu chứng của bạn, bác sĩ chỉ thỉnh thoảng đưa ra những câu hỏi để... lái bạn trở lại đề tài, khi bạn đang lan man... lạc đề, nhờ bạn diễn tả rõ hơn một triệu chứng bạn vừa kể, hoặc để có thêm những dữ kiện cho các giả thuyết đang dần thành hình trong đầu bác sĩ. Trên nguyên tắc, trong phần này, bác sĩ càng ít lời càng tốt, để bạn tự nhiên kể bệnh. Thỉnh thoảng, bác sĩ mỉm cười, gật gù, giữ yên lặng, làm một cử chỉ khuyến khích, hay dùng một ánh mắt dò hỏi để khuyến khích bạn tiếp tục câu chuyện. Lâu lâu, một câu bông đùa nhẹ nhàng đúng lúc của bác sĩ có thể làm bạn thêm thoải mái, tự nhiên.
    Có người kể bệnh hay, có người kể bệnh... không hay. Kể bệnh hay, bạn sẽ giúp bác sĩ rất nhiều, việc định bệnh sẽ nhanh chóng hơn nhiều lắm. Kể bệnh không hay, bạn có thể dẫn bác sĩ đi lạc đường. Biết mình kể bệnh hay hay không cũng không khó: trong lúc bạn kể bệnh, nếu bác sĩ không phải hỏi nhiều, bạn đang kể bệnh duyên dáng lắm, đầy đủ lắm, còn nếu bác sĩ cứ phải hỏi dò từng câu một,... bạn nên kể bệnh khá hơn lần tới.
    Ồ, muốn kể bệnh hay, có duyên, không khó, chỉ cần được chỉ dẫn, và sửa soạn trước ở nhà. Cách tốt nhất, trước khi đi khám bệnh, bạn thảo sơ những điểm chính trên một mặt giấy. Bạn đặt lên đầu danh sách 1 hay 2 vấn đề quan trọng bạn muốn được bác sĩ giúp giải quyết càng sớm càng tốt. Những vấn đề thứ yếu kế tiếp sau đó. Trong mỗi vấn đề, bạn ghi thêm những triệu chứng quan trọng bạn muốn kể. Và khi đi khám bệnh, bạn nhớ cầm theo tờ giấy quan trọng này. Biết đâu trong lúc ngồi chờ khám, bạn chẳng có dịp đem nó ra xem lại.
    Bạn đi khám có thể vì nhiều triệu chứng hay mục đích cùng lúc. Ai cũng mong bác sĩ giúp giải quyết hết mọi vấn đề của mình, song, vì thời giờ dành cho mỗi người bệnh có hạn, nên thường, bác sĩ chỉ có thể giải quyết được 1 hay 2 vấn đề trong một buổi thăm khám. Nhất là trong buổi đầu sơ giao khi bạn và bác sĩ mới làm quen với nhau. Vì, trong lần thăm khám đầu, bác sĩ còn cần để tâm cả đến những việc như: bạn có hút thuốc lá, uống rượu không, nếu có thì... bao nhiêu? Bạn có bị phản ứng với thuốc dùng nào không? Bạn hiện đang dùng những thuốc gì? Y khoa Mỹ nó kỹ và tỉ mỉ lắm. Bởi thế, bác sĩ sẽ giải quyết cho bạn những vấn đề nào được xem là khẩn cấp trước, còn những vấn đề ít khẩn cấp hơn, xin... khất với bạn lần sau. Hiểu như vậy, bạn sẽ thông cảm với bác sĩ.
    Khi kể bệnh, bạn theo thứ tự thời gian: bệnh bắt đầu khi nào, tiến triển ra sao, các cách điều trị từ trước đến giờ, cách điều trị nào cho hiệu quả tốt, cách nào không... Bạn nên cố gắng diễn tả chính xác bằng con số. Thí dụ, thay vì kể "đau lâu rồi, đau từ hồi còn ở Việt Nam", bạn nên kể "đau 3 ngày, đau từ 4 tháng trước, hay đau đã 6 năm...". Hoặc khi được hỏi "bao lâu đau một lần?", thay vì trả lời "đau hoài à, lâu lâu mới đau một lần", bạn nên trả lời "đau khoảng 1, 2, 3... lần mỗi tuần, mỗi tháng hay mỗi năm". Nếu bạn có thể viết đầy đủ các triệu chứng ra trên giấy, và vào những lúc nhàn rỗi,... lẩm nhẩm thực tập kể bệnh trước ở nhà, lại càng quí (nhất là nếu bạn sắp đi khám một bác sĩ Tàu, bác sĩ Mỹ dốt tiếng Việt, mọi việc đều phải qua thông dịch).
    Biết than thở cùng ai, khi bác sĩ gặp người bệnh kể:
    - Tôi hay mất ngủ lắm, bác sĩ.
    - Vâng, thưa bác, xin bác kể cho nghe về chứng mất ngủ của bác.
    - Tôi lại hay nhức đầu.
    - Xin bác kể cho nghe chứng mất ngủ của bác trước, rồi sau đó ta hãy nói chuyện về chứng nhức đầu.
    - Tội nghiệp con cháu ở Việt Nam nó bị đau bụng, xin bác sĩ 100 viên Tagamet gửi về cho nó.
    Cũng trong phần Subjective này, bác sĩ sẽ xem xét các hồ sơ bệnh lý cũ, nếu có, và các thuốc men bạn đang dùng. Bạn nhớ đem theo tất cả các thuốc đang dùng, kể cả những thuốc mua không cần toa. Bác sĩ nào cũng muốn biết bạn đang dùng những thuốc gì, hiệu quả hay phản ứng ra sao. Thêm vào đó, liều lượng của thuốc, số lượng, cách dùng. Những điều hết sức quí báu giúp vào sự định bệnh. Biết bạn đang dùng thuốc gì, bác sĩ có thể đoán biết bạn đang có những vấn đề gì.
    O: Objective (Thăm khám)
     
    Ðây là phần bác sĩ thăm khám để tìm các dấu chứng khách quan, sau khi đã lắng nghe bạn kể bệnh. Trên gương mặt của bác sĩ, lúc này bạn sẽ nhận thấy nét chăm chú. Vì bác sĩ vừa thăm khám, vừa tiếp tục suy luận. Có khi bác sĩ sẽ nói trước cho bạn biết bác sĩ sắp thăm khám phần nào để bạn sửa soạn.
    Sự thăm khám tùy mục đích của cuộc thăm khám, tùy lời kể bệnh của bạn, lại biến chuyển tùy theo các dấu chứng vừa tìm thấy, nên có khi phải toàn diện (complete examination: thí dụ bạn kể bạn bị xuống cân, mệt mỏi...), có khi chỉ cần chú trọng đến cơ quan đang gây triệu chứng (focus examination: thí dụ chỉ cần khám mặt, và lưng trong trường hợp bạn khai bạn bị mụn ở mặt và lưng).
    Tùy cơ quan được khám, có khi cả 4 kỹ thuật thăm khám lần lượt được sử dụng: nhìn (inspection), sờ (palpation), gõ (percussion), nghe (auscultation). Ðồng thời, bác sĩ có thể sẽ đặt thêm những câu hỏi và nhờ bạn trả lời trong lúc thăm khám. Trong phần này, bác sĩ nắm vai chủ động. Nếu có thắc mắc, xin bạn cố chờ đến những phần sau hãy hỏi. Bạn nên yên lặng và làm theo lời hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu thấy đau trong lúc bác sĩ đang khám một bộ phận nào đó, bạn cho bác sĩ biết.
    Ðể giúp sự thăm khám được dễ dàng, bạn nên ăn mặc giản dị và rộng rãi, tay áo, ống quần có thể xắn lên dễ dàng. Quần jeans tuy tiện cho bạn, lại hợp thời trang, nhưng không tiện cho bác sĩ tí nào, khi bác sĩ phải khám một vết thương ở đầu gối của bạn chẳng hạn. Loại y phục quần áo nối nhau liền một mảnh lại càng khổ cho bác sĩ. Sự trang điểm, nếu bạn thích, nên tối thiểu. Vì phấn son có thể che đậy mất nét xanh tái do thiếu máu, hoặc khiến bác sĩ khó nhận ra một vết bất thường trên mặt bạn.
    Nếu có cháu bé, tốt nhất, bạn để cháu ở nhà nhờ người trông coi hộ. Bất đắc dĩ phải đem cháu theo, bạn đem thêm... một cháu lớn để trông cháu bé. Kẻo trong lúc thăm khám, cháu bé có thể gây trở ngại cho việc thăm khám (vừa thăm khám bạn, bác sĩ vừa phải đảo mắt trông cháu, sợ cháu té ngã trong phòng khám, hoặc cháu cứ ré lên từng chập mỗi lần bác sĩ sờ vào người bạn). Mang theo điện thoại cầm tay, bạn nhớ tắt điện thoại, kẻo có lúc bạn sĩ lại giật thót người vì tiếng điện thoại chợt reo vang, và đành ngừng lại... chờ bạn trả lời điện thoại.
    A: Assessment (Nhận định)
     
     Ðây là phần làm việc bằng trí óc của bác sĩ, để đi đến một hay vài định bệnh sơ khởi, sau khi nghe bạn kể bệnh và thăm khám cho bạn.
    Vì đây là những suy luận riêng của bác sĩ, nên có thể bạn sẽ khó nhận ra phần này. Tuy vậy, nếu tinh ý, bạn biết ngay. Tùy vấn đề của bạn giản dị hay phức tạp, phần này sẽ mau hay lâu. Chẳng hạn, bạn kể cho bác sĩ biết bạn trễ kinh đã 2 tháng, vừa khám cho bạn xong, có khi bác sĩ đã xoa tay, vui vẻ chúc mừng bạn có tin vui (nếu trên mặt bạn có nét tươi vui, hoặc, bác sĩ sẽ nhỏ nhẹ báo cho bạn biết bạn đã có tin... không vui, nếu trên mặt bạn hiện nét lo âu, bối rối). Ngược lại, sau khi nghe bạn diễn tả triệu chứng đau ngực của bạn, sau khi thăm khám kỹ, bác sĩ có vẻ trầm ngâm suy nghĩ, hoặc hỏi bạn thêm vài câu hỏi, bạn có thể đoán là bác sĩ đang vận động trí óc để đi đến một định bệnh. Nếu thế, bạn nên tiếp tục giữ yên lặng để bác sĩ có dịp suy nghĩ, và trả lời các câu hỏi khi bác sĩ hỏi bạn, đồng thời sắp xếp sẵn trong óc những câu hỏi sẽ đặt ra cho bác sĩ nếu có. Chút nữa ta sẽ thảo luận.
    P:Plan (Hoạch định)
     
    Phần này gồm nhiều kế hoạch thực hiện cùng lúc. Sau khi tổng hợp các dữ kiện (dựa vào lời kể bệnh, dựa vào thăm khám), và dùng lý luận y khoa để đi đến những định bệnh sơ khởi, bác sĩ sẽ hoạch định các kế hoạch cụ thể nhắm nhiều mục đích. Thứ nhất, để xác định các định bệnh sơ khởi quả thực là đúng (bằng các trắc nghiệm hay phim chụp nếu cần). Thứ nhì, để cấp thời giải quyết vấn đề cho bạn. Thí dụ, bạn đang đau bụng, dù chưa rõ nguyên do nào làm bạn đau bụng, trong lúc chờ làm thêm các trắc nghiệm hay phim chụp, bác sĩ vẫn có thể dùng thuốc giảm đau giúp bạn bớt đau đớn. Hoặc nếu tình trạng của bạn có tính cách nguy kịch, bác sĩ quyết định cho bạn vào bệnh viện để bạn được điều trị và theo dõi bằng các phương tiện của bệnh viện. Thứ ba, bác sĩ cũng sẽ hoạch định các biện pháp phòng ngừa giúp bạn không bị căn bệnh tái phát. Chẳng hạn, bạn đau lưng, bác sĩ hoạch định sẵn trong óc các lời khuyên về cách đi đứng, nằm ngồi và các thế thể dục bạn cần tập ở nhà để tránh đau lưng tái phát. Cũng trong phần này, bác sĩ tính toán bao giờ bạn nên trở lại tái khám.
    Ồ, phần hoạch định này rất dễ nhận ra. Bác sĩ sẽ mở đầu phần này bằng cách nói với bạn những định bệnh gì bác sĩ đang nghĩ đến, và các trắc nghiệm hay phim chụp nào cần làm để minh chứng những định bệnh này là đúng (hay sai, để loại trừ ra, và việc định bệnh sẽ rẽ theo một hướng khác). Sau đó, bác sĩ lần lượt cho bạn biết các thuốc cần dùng, những gì bạn cần làm để chữa căn bệnh, đồng thời các biện pháp bạn cần thực hiện để căn bệnh khỏi nặng hơn, hoặc trở lại nữa.
    Rồi, đây là lúc bạn trình bày các ý kiến hay thắc mắc của mình. Dù ý kiến của bạn có điểm khác biệt với ý kiến của bác sĩ, bạn cứ thẳng thắn phát biểu, không nên e ngại. Bác sĩ sẽ lắng nghe, tìm hiểu ý muốn đích thực của bạn, cách suy nghĩ của bạn về vấn đề như thế nào, để có thể tìm một giải pháp giải quyết vấn đề sao cho phù hợp với lối suy nghĩ của bạn, đồng thời cũng không đi ngược với các nguyên tắc y khoa, với những tin tưởng riêng của chính bác sĩ.
    Kế tiếp, bác sĩ sẽ để một ít thì giờ ghi chép hồ sơ và biên toa cho bạn. Lời kể bệnh của bạn (S: Subjective), các dấu chứng tìm thấy khi thăm khám (O: Objective), các định bệnh (A: Assessment), các kế hoạch chữa trị (P: Plan) lần lượt được ghi chép vào hồ sơ. Những mục này phải ăn khớp với nhau, để bất cứ một bác sĩ nào khác đọc hồ sơ, đều có thể hiểu vấn đề. Trong lúc bác sĩ ghi chép hồ sơ, một lần nữa bạn nên giữ yên lặng.
    Phần cuối của cuộc thăm khám thường là phần bác sĩ giải thích cho bạn cách sử dụng thuốc, các phản ứng phụ (side effects) có thể xảy ra của thuốc và dặn bạn trở lại tái khám nếu cần, hoặc cho hẹn bạn trở lại vào một dịp khác để giải quyết những vấn đề mà lần thăm khám này chưa kịp giải quyết. Sau cùng, cái bắt tay và nụ cười từ giã.
    Bạn thấy đấy, bác sĩ làm một công việc ly kỳ khi thăm khám cho bạn, khác gì một thám tử lần dò đi tìm kẻ gian hại bạn. Có lẽ còn khó khăn hơn công việc một thám tử, vì thám tử tìm được kẻ gian rồi, giao nó cho bạn là xong, ngược lại, bác sĩ còn phải đuổi hắn đi giúp bạn, và thường trong một buổi thăm khám, bạn nhờ bác sĩ tìm và trừ khử cho bạn nhiều kẻ gian cùng lúc. Có chộp được đúng kẻ gian hay không, còn nhờ sự cộng tác... hết mình của bạn.
  2. c74056

    c74056 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Xin cho hỏi thăm là ở nước ta, các Bác sĩ và Dược sĩ ở nhà thuốc có liên hệ chuyên môn với nhau không vậy? Nếu Dược sĩ có thắc mắc và nghi ngờ về toa thuốc thì có thể hỏi lại bác sĩ hay không và có thể yêu cầu bác sĩ ký tên xác nhận lần 2 về trách nhiệm của toa thuốc Bác sĩ ghi ra để có thể qui trách nhiệm và bồi thường cho bệnh nhân khi có các vấn đề rắc rối xảy ra trong quá trình điều trị (không biết có luật nào đã qui định)?.
    Có phải hiện nay một số nước đang đào tạo Dược sĩ theo hướng cho phép Dược sĩ tư vấn về sử dụng thuốc và ghi toa thuốc cho bệnh nhân sau khi được các Bác sĩ cung cấp và tham vấn các thông tin về bệnh của bệnh nhân? Dược sĩ loại này gọi là PharmD., có phải là Pharmacist Doctor không vậy? Ở Việt nam đã có đào tạo loại hình này chưa?
    Thân
  3. Amazonefr

    Amazonefr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    "Lương Y như..."???

    Ngành Y tế nước ta hiện nay đang trải qua một thời kỳ khó khăn, một thầy thuốc và cũng là giảng viên Y khoa đã nói với các sinh viên của mình như thế. Thật vậy, thời gian qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình liên tục nói về vấn đề Y đức suy đồi, hình ảnh "lương y như từ mẫu" bị bẻ cong, bóp méo một cách nặng nề..., với sự phẫn nộ chính đáng của những người bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Có cả những ý kiến của bản thân những người "bị hại" (tạm gọi là như thế) về việc họ bị đối xử tệ bạc ở những "nhà ghét" công, việc bác sĩ mở phòng mạch tư "nuôi" bệnh ăn tiền, việc bác sĩ móc nối với hãng dược phẩm ngoại và tiệm thuốc để bắt bệnh nhân mua thuốc giá cắt cổ rồi hưởng hoa hồng, vân vân và vân vân... Tất cả những điều đó vẽ nên một bức tranh hết sức đen tối về các cán bộ Y tế nói chung và thầy thuốc nói riêng, đến nỗi giờ đây cứ nhắc đến khái niệm Y đức là người ta liên tưởng ngay đến chuyện bác sĩ xem bệnh nhân là phương tiện kiếm tiền... Đến nỗi một lúc nào đó, ở một nơi nào đó, người ta quên đi rằng sức khoẻ của mình hay thân nhân mình được phục hồi sau một cơn bạo bệnh là nhờ có chất xám, mồ hôi và tấm lòng tận tuỵ của một người thầy thuốc, hoặc rằng có những người hàng ngày vẫn làm cái việc theo dõi từng nhịp thở, từng cơn đau, thậm chí cả phân, nước tiểu, chất nôn ói của những người không thân thuộc với lòng nhiệt thành và tâm huyết. Đôi khi người ta nhìn người thầy thuốc như một món hàng mua được bằng tiền, người ta cho rằng mình có quyền được đòi hỏi, được yêu sách, được người khác phục vụ vì tất cả mọi thứ đều đã được trả tiền! Một vài tờ báo châm biếm đăng hàng loạt bài về đề tài đạo đức của Y-Bác sĩ, đem ra mà châm biếm, mà "vẽ nhọ bôi hề" như thể để hưởng ứng cho kịp phong trào chung (!) mà thậm chí họ quên nói rằng, những hiện tượng tiêu cực ấy chỉ có ở một số cá nhân, thậm chí họ không cần tỏ ra biết rằng vẫn còn có những "lương Y như từ mẫu" thực sự, những người cũng rất xót xa trước việc Y đức bị chà đạp, và cũng rất xót xa khi màu áo trắng của mình đã bị nhuộm đen dưới mắt người đời một cách phũ phàng.
    Ngày nay, khi nói đến việc chọn nghề bác sĩ, người ta không nghĩ đó là một nghề cao cả, đáng kính trọng, mà là một nghề "hái ra tiền". Người ta không biết rằng phần thưởng lớn nhất cho người thầy thuốc phải đâu là tiền, mà là một ánh mắt cảm kích, một tấm lòng chân thành từ bệnh nhân, và một chính sách hợp lý của các nhà lãnh đạo Nhà nước, sao cho người ta "trả công" người thầy thuốc đừng quá phũ phàng như vài ngàn đồng cho một ca mổ dù ngày hay đêm, sao cho người thầy thuốc không còn phải lao đao với áo cơm, để dành trọn tâm huyết mà làm công việc người "từ mẫu" của mình...

    Một con vịt xoè ra hai cái cánh, nó kêu rằng:"cáp cáp cáp, cạp cạp cạp!!"
  4. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Bên box Thảo luận cũng có một chủ đề về vấn đề này:
    http://www3.ttvnol.com/ThaoLuan/239372.ttvn
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  5. Amazonefr

    Amazonefr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    À, bây giờ em mới phát hiện ra box mình đã có topic này giông giống
    http://www.ttvnol.com/f_320/198538.ttvn
    Nhưng không giống cái mà bác ndungtuan nói đâu ạ (cái này hình như ngược lại chứ). Ðiều mà em muốn nói đến là tình trạng người ta thi nhau hài tội và cả châm chọc, chế giễu Y, bác sĩ mà không dành một khoảnh khắc nào cho một cái nhìn công bằng hơn một chút...
    Chúc các bác cuối tuần vui vẻ!
    Một con vịt xoè ra hai cái cánh, nó kêu rằng:"cáp cáp cáp, cạp cạp cạp!!"
  6. naty2000

    naty2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Vâng, xem chừng như Amazonefr đã gột tả gần hết vấn đề rùi nhỉ ?!! Nhưng tôi xin bổ sung thêm một ý nữa ... người ta thường nói "con sâu làm sầu nồi canh", vâng, chỉ có một con sâu mà cả nồi canh đều phải "chịu trận" và quan điểm này cũng được người dân áp đặt lên ngành của chúng ta. Thường trong cuộc sống hàng ngày "trăm năm bia đá vẫn mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ", miệng đời mà... thôi kệ... ta vẫn cứ làm tốt công việc của mình là được rùi... và ngồi chờ đợi cái ngày mà ngày đó trong mắt người dân "Lương Y như từ mẫu".
    Nhưng tôi phát hiện một sự thực thât đáng buồn rằng, có sự khác biệt rất lớn trong cách nhìn về bác sĩ giữa người dân thành thị và người dân ở vùng nông thôn. Dường như người dân thành thị xem trọng giá trị của đồng tiền hơn là xem trọng bác sĩ... còn ngưòi dân ở nông thôn thì khác... họ rất coi trọng bác sĩ... Tôi biết thế nào cũng có ý kiến cho rằng... "Ôi dào, những kẻ đó không có học vấn thì biết gì"... nhưng đừng có mà "bé cái lầm" nhé...không hề !

    You are never too old to learn !
  7. xanxan

    xanxan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    623
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy người ta cũng là phản ánh một phía của thực tế. Cũng nhằm cảnh tỉnh, chứ không hẳn để châm chọc, không có gì phải bức xúc mà sửng cồ lên cho mệt.
    Những thơ, truyện, phóng sự nói về Đức của nghể Y thì tôi nghĩ cũng không thiếu. Thậm chí chúng ta từ nhỏ cũng được học những câu tục ngữ ca dao, bài văn về nó. Nhưng phải phản ánh những bất công của bệnh nhân, đó là chuyện báo chí phải làm và nên làm.
    Cũng không nên tự ru ngủ mình rằng "Đã chọn nghề Y, đi cứu người là có Đức lắm rồi" mà quên cách cư xử dịu dàng, đáng tin cậy vốn có của người thầy thuốc.
    Người bác sĩ mong có một ánh mắt biết ơn dành cho mình, tôi nghĩ bệnh nhân khi đau yếu, không sáng suốt, hay không biết chữ mà không hiểu rõ quy trình để khám bệnh cũng không muốn nghe lời quát nạt, những ánh mắt khinh thị từ nhân viên Y Tế.
    ------------------
    Bưng bát trăng sứt mẻ, lang thang qua chùa Trần...
  8. hd81

    hd81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    chẳng biết nói sao nhưng 90% em đi khám bệnh bác sĩ đều kethêm thuốc bổ. Một lần bác sĩ kê quá liều thuốc bị ảnh hưởng đến tim phải vào nằm mất 3 ngày, xong các bác sĩ ở đó dấu tiệt nguyên nhân tim của em đi. mà chính ông bác sĩ đó khi thấy em quay lại đang ôm tim thì bỏ đi với nguyên nhân là hết ca trực đợi người khác đến thay. bác sĩ khám mắt thì khám qua quýt hậu quả là vài tháng đã phải thay mắt kính. mà bảo ngành ytế ít tiền, em thấy lạ là tiền công khám 15nghin cho10 phút tính ra 6usd/h thế là cao hay thấp so với lương của các ngành khác. các dịch vụ khác người bệnh dùng đều phải trả tiền hết rồi
  9. donau

    donau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy trong ngành y có những nguời rất nhiệt tâm với ngành, đặc biệt nếu đi về vùng sâu vùng xa thì càng thấy rõ điều đó.
    Cũng có thể sau một thời gian dài công tác, con nguời ta trở nên trơ lì hơn trong suy nghĩ và tình cảm. Người bác sĩ cũng ko có gì khác. Truờng hợp bạn có thể là một ví dụ điển hình.
    Tất cả mọi dòng sông đều đổ ra biển, trừ tôi.
  10. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Hì, đúng là 15.000 cho 10 phút (có khi còn ít thời gian hơn), nhưng số tiền đó được sử dụng như sau: trả công cho BS 1.500 đ/cas (ngoài giờ) hoặc 1.000 (trong giờ), nghĩa là còn thua anh vá xe đạp trong 10 phút, số tiền còn lại phải nộp lên Sở Tài chánh, chia cho những nhân viên không trực tiếp tiếp xúc bệnh nhân, tái đầu tư cơ sở vật chất ...
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?

Chia sẻ trang này