1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LƯU BÌNH DƯƠNG LỄ của CỔ LONG!

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi vietfonevn, 25/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vietfonevn

    vietfonevn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    LƯU BÌNH DƯƠNG LỄ của CỔ LONG!

    LƯU BÌNH DƯƠNG LỄ của CỔ LONG!

    Trần Nghi Hoàng

    Những nhân vật Anh Hùng Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín của Ta và của Tàu, chung chung, đều Gàn và thậm chí hơi ngu!
    Có thể nói khác đi, hình tượng một người Quân Tử của Nho Giáo Tàu đã ăn sâu vào văn hóa Việt Nam, và bị Việt Nam hóa một cách tận cùng không lý giải.

    Cậu chuyện Lưu Bình Dương Lễ trong truyện cổ dân gian Việt Nam là một điển hình. Tôi tin là hầu hết người Việt Nam đều đã "thuộc" chuyện này, nhưng cũng xin tóm tắt:

    Lưu Bình và Dương Lể là đôi bạn thân. Lưu Bình con nhà giàu. Dương Lễ con nhà nghèo. Thời đi học, Lưu Bình tuy có thói ham chơi nhưng lại nhiều lòng tốt và hay giúp giật cho Dương Lễ về vật chất.

    Về sau, Dương Lễ đỗ cao, làm quan. Lưu Bình vốn là một "phá gia chi tử", nên chẳng những thi rớt, mà tiền bạc của cải của ông cha cũng đã tan hoang.

    Lưu Bình tìm đến nhờ Dương Lễ. Nhưng họ Dương ra vẻ thờ ơ lạnh nhạt.

    Tuy nhiên, khi Lưu Bình bỏ ra về với lòng căm hận, Dương Lễ đã âm thầm sai Châu Long, vốn là một người thiếp của anh ta, mang vàng đi nuôi bạn.

    Nhiệm vụ của Châu Long là làm sao cho Lưu Bình ăn học thành tài, đỗ đạt rồi mới được trở về.

    Châu Long tìm gặp Lưu Bình, giả cách sót cho phận thư sinh con nhà giàu... nhưng lỡ học dở và ham chơi, nên đến ở chung và đính ước với Lưu Bình. Châu Long khuyên Lưu Bình nên chăm lo đèn sách, để gỡ cái nhục thất thế sa cơ. Nàng ngăn buồng làm đôi, hẹn Lưu Bình bao giờ thi đậu mới được ngủ chung với nàng.

    Anh chưa thi đỗ, thì chưa động phòng...

    Là vậy!

    Lưu Bình nhờ phẫn uất chuyện Dương Lễ và nuôi mộng được chung chăn gối với Châu Long nên vùi đầu kinh sử.

    Nhưng đến khi Lưu Bình thi đỗ, về nhà thì chẳng còn thấy Châu Long đâu nữa!

    Lưu Bình tuy buồn lòng, nhưng cố nén mà nghĩ đến chuyện rửa nhục với Dương Lễ.

    Lưu Bình vênh váo đến thăm Dương Lễ. Họ Dương cho Châu Long mang trầu ra chào. Chắc hẳn Dương Lễ đã diễn màn giải thích Châu Long là hầu thiếp của họ Dương, và được nhiệm vụ đi "hoàn thành sự nghiệp" cho Lưu Bình. Do đó, Lưu Bình mới biết Dương Lễ đã đối xử với mình tận tụy như thế nào. Và từ đấy, tình bạn lại thắm thiết như xưa!

    Câu chuyện nghe vừa vô duyên, vừa cải lương! Vậy mà hồi tiểu học, chúng ta đã phải quần tới, quần lui cho thuộc nằm lòng. Lại còn phải nghe mấy ông thầy giảng nghĩa nào là tình bạn của Lưu Dương thâm sâu và cao cả, bất di bất diệt!

    Còn thân phận nàng Châu Long thì sao?

    Thằng bạn giàu đã từng giúp mình thuở hàn vi. Bây giờ hắn nghèo và cần giúp đỡ. Chỉ có vậy mà phải dụng tâm làm nhục. Cho người nhà mang ra bát cơm cà muối, rồi lạnh nhạt khiến cho bạn phải lủi thủi bỏ đi.

    Sau đó lại bắt cô vợ đầu ấp tay gối (tuy là nàng thiếp thứ ba, thì cũng là vợ vậy!) phải mang vàng đi theo để nuôi bạn!

    Cái quan niệm "trọng Nam khinh Nữ" hiển lộ rành rành trong câu chuyện này! Anh Dương Lễ chỉ vì muốn giúp bạn mà đã "hy sinh" cái "nhân cách" riêng của Châu Long. Người ta đã không cần biết đến những cảm giác, suy nghĩ của Châu Long ra sao, khi phải tạm rời bỏ gia đình, đời sống chồng vợ để đi "săn sóc", làm vợ hờ cho một anh bạn của chồng...

    Anh chàng Lưu Bình gốc dân chơi, nay lửa gần rơm và tuy bị Châu Long ngăn buồng ra làm hai, không cho "xâm nhập" gia cư... Nhưng "đã quen mất nết đi rồi!"! Tôi không thể nào tin, bằng chừng ấy năm đi ra đi vào gặp nhau, cùng ngồi ăn cơm chung mỗi ngày với nhau... (Vì Châu Long có bổn phận giả vờ làm nghề dệt vải lấy tiền nuôi Lưu Bình ăn học), mà anh chàng Lưu Bình lại "gìn vàng giữ ngọc" chẳng hề làm chi nàng Châu Long hết! Ngay cả "cọ quẹt" sơ múi cũng không, trời ạ!

    Cái thằng cha Dương Lễ cho vợ đi theo hầu thằng bạn ham chơi trời đánh đã là Gàn và ngu. Cái thằng cha Lưu Bình ở với Châu Long bao nhiêu lâu cho tới ngày thi đậu, mà vẫn chay tịnh băng tâm ngọc khiết thì lại càng Gàn và ngu hơn nữa! Còn nàng Châu Long, nghe lời anh chồng Dương Lễ ngu, đi hầu anh Lưu Bình ngu... rồi sau bao nhiêu năm lại trở về cùng anh chồng Dương Lễ ngu... thì quả là một người đàn bà ngu hết chỗ nói!

    Một câu chuyện ngu, có bao nhiêu nhân vật đều cùng rủ nhau ngu như vậy, mà vẫn lưu truyền "hậu thế" cho đến ngày nay. Chưa hết, câu chuyện ngu này đã từng nằm trong chương trình giáo khoa của bậc tiểu học của Việt Nam Cộng Hòa hồi trước 75. Chẳng biết dưới chế độ ********* thì sao? Chỉ thấy, trong cuốn Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam của Nguyễn Ðỗng Chi do nhà xuất bản Giáo Dục in năm 2000, có đem chuyện Lưu Bình Dương Lễ so sánh với chuyện Tùng Bách Huyết Thoại của Bà Huyện Thanh Quan, và chuyện Lu Lô Nhận Ra Ma Chuôn Và Sau Ðó Thấy Rõ Lòng Chàng của người Ðun Gan ở tỉnh Cam Túc Trung Hoa.

    Chuyện Tùng Bách Huyết Thoại của Bà Huyện Thanh Quan so với Lưu Bình Dương Lễ thì chả khác gì bao nhiêu. Hai chàng Nguyễn Sinh Hà Sinh và một nàng thiếp! Nhưng chuyện của người Ðun Gan ở Cam Túc có phần khác hơn, và hai anh chàng Lu Lô và Ma Chuôn xem ra "ít" ngu hơn Lưu Dương Nguyễn Hà. Ma Chuôn chỉ giả vờ làm bộ lạnh nhạt với bạn... chơi cho vui. Nhưng sau đó đã cho nhiều người đến xây một căn nhà hai tầng cho Lu Lô... Ma Chuôn không bắt vợ hay nàng thiếp của mình đi theo trả ơn cho bạn...

    Cái hình tượng Quân Tử Anh Hùng Nhân Nghĩa Lễ Trí Tình gì đó của Trung Quốc (và Việt Nam), xem ra ngày nay dường như chỉ còn tồn tại trong các tiểu thuyết. Nhất là tiểu thuyết kiếm hiệp. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là hình tượng này lại được dựng lên và tô dày đắp đậm trong một nhân vật của Cổ Long, tác giả khai phá nền Tân Phái Kiếm Hiệp của Trung Hoa. Trong gần bảy mươi bộ tiểu thuyết kiếm hiệp kỳ tình của Cổ Long, Trần Mặc đã chọn Ða Tình Kiếm Khách, Vô Tình Kiếm làm tiêu chuẩn để phê bình, khi Trần Mặc viết cuốn Võ Hiệp Ngũ Ðại Gia (1).

    Nhân vật Thám Hoa Tiểu Lý Phi Ðao Lý Tầm Hoan đã nhường người yêu của mình là Lâm Thi Am cho nghĩa huynh Long Khiếu Vân. Chẳng những thế, anh chàng thám hoa kỳ tài này còn tặng luôn sự nghiệp gia sản của mình là Lý Gia Trang cho vợ chồng Long Khiếu Vân Lâm Thi Am!

    Tặng người yêu cùng gia sản sự nghiệp cho anh chàng nghĩa huynh Long Khiếu Vân. Rồi sau đó Lý Tầm Hoan bôn tẩu giang hồ ra tuốt miền Tân Cương tối ngày uống rượu và dùng thanh tiểu đao danh trấn giang hồ gọt khắc những mảnh gỗ thành hình tượng Lâm Thi Am.

    Nếu chỉ vì biết Long Khiếu Vân, người nghĩa huynh từng có ơn cứu mạng mình đã thầm yêu Lâm Thi Am, rồi Lỳ Tầm Hoan bèn "hy sinh" nhường Lâm Thi Am cho Long Khiếu Vân... Lại hai tay kính biếu cả gia tài sự sản cho Long Khiếu Vân... để yên tâm về chuyện "cơm no áo ấm" cho Lâm Thi Am, thì anh chàng Tiểu Lý Phi Ðao quả là một anh vừa khùng vừa ích kỷ!

    Chỉ có một anh khùng, hay thậm chí điên loạn mới hành xử như vậy. Bởi vì anh ta trong lòng vẫn từng giây tưởng nhớ yêu thương Lâm Thi Am!

    Phải nói, Lý Tầm Hoan từ đầu chí cuối lúc nào cũng một lòng một dạ yêu thương Lâm Thi Am.

    Yêu thương Lâm Thi Am thắm thiết cao sâu như vậy, nhưng lại chỉ một giây, phủi tay nhường Lâm Thi Am cho Long Khiếu Vân, là vì cái gì? Nếu chỉ vì để đáp đền ân tình của Long Khiếu Vân, thì hành động đó rõ ràng đang chà đạp lên tinh thần lẫn thể xác của Lâm Thi Am, người mà họ Lý luôn biểu tỏ một tình yêu tôn quí. Cái mâu thuẫn này không lý giải được. Tác giả Cổ Long cũng chỉ bỏ lững lơ, không lý giải gì hết... Hay chỉ là lối lý giải một chiều, không thỏa đáng cho bất kỳ thứ "chính nghĩa" nào.

    Theo tôi, Lý Tầm Hoan sở dĩ hành xử như vậy, là chỉ để anh ta tự thỏa mãn cái lòng tự tôn là người vĩ đại, được sảng khoái vì đã làm một nghĩa cử "hào sảng, cao quí, anh hùng"...

    A Phi cũng đã từng nói với Lý Tầm Hoan như sau:

    "Làm sao anh biết tôi hạnh phúc hay là bất hạnh? Anh nghĩ rằng anh là loại người nào? Sao anh cứ muốn chi phối tôi, làm chủ vận mệnh của tôi? Cái gì anh cũng không đúng, chỉ là một chàng ngốc tự lừa mình, anh đã đưa người anh yêu quí vào hố lửa mà anh lại còn cho rằng việc mình làm là cao thượng."

    Quả tình, A Phi đã lột trần được con người, tâm thức của Lý Tầm Hoan! Anh chàng Thám Hoa Thần Ðao Bách Phát Bách Trúng này là một con người luôn tự cho là mình cao hơn thế nhân mấy bậc! Anh ta hành xử chỉ để biểu tỏ cái tâm thức muốn làm "thần thánh" của mình. Anh ta quên mình cũng chỉ là một con người máu thịt xương da! Anh chàng Lý Thám Hoa Ðệ Nhất Phi Ðao này chẳng những cả đời làm khổ chính anh ta, mà còn làm khổ không biết bao nhiêu là người chung quanh. Chẳng qua cũng vì tính "vị kỷ".

    Trần Mặc đã luận về nhân vật Tiểu Lý Phi Ðao như sau:

    "Lý Tầm Hoan đương nhiên không phải là hiệp khách truyền thống, nhưng cũng không phải là tân hiệp kiểu A Phi. So với A Phi, chàng không những chín chắn hơn mà còn có vẻ chính phái, bảo thủ. Chàng là hóa thân của tình yêu và tình bạn. Tình yêu của chàng đối với Lâm Thi Am thật đau đớn và cảm động. Tuy tình bạn của chàng đối với Long Khiếu Vân có phần thái quá vì thế mà có vẻ thần hóa, hư ảo; nhưng tình bạn của chàng đối với A Phi thì thật chân thành, xúc động lòng người."

    (Trần Mặc. Võ Hiệp Ngũ Ðại Gia. Nguyễn Thị Bích Hải dịch. Nhà xuất bản Trẻ 2003. Trang 371.)

    Tôi không chối cải là tình yêu của Lý Tầm Hoan đối với Lâm Thi Âm ngập tràn đau đớn, nhưng nó chỉ làm tôi bực mình. Vì cái cách yêu của họ Lý chỉ để thỏa mãn lòng "tự tôn" của chàng ta. Như vậy không là ích kỷ, thì là gì?

    Tôi không cảm động chút nào hết! Vì như Trần Mặc đã viết ở một đoạn khác:

    "Sự hy sinh của Lý Tầm Hoan khiến chàng phải mình làm mình chịu"...

    (SÐD. Trang 372)

    Nhưng có quả thật là Lý Tầm Hoan chỉ mình làm mình chịu hay không? Thực ra, hiển nhiên những hành động của Lý Tầm Hoan đã làm khổ rất nhiều người, như tôi đã viết bên trên. Xin lược sơ:

    -Lâm Thi Am là người đầu tiên và tất nhiên. Người mình yêu và biết là (rất) yêu mình, lại đã đem mình "nhường" cho kẻ khác! Những chuyện như thế này chỉ có xảy ra bên Tàu và bên Ta.

    -Long Khiếu Vân, sau một thời gian chung chăn gối với Lâm Thi Am, biết ra mình chỉ được cái phần xác của nàng, còn phần hồn nàng luôn dõi theo từng bước phiêu dạt giang hồ của Lý Tầm Hoan. Thử hỏi, đối với một người đàn ông, điều này vừa sỉ nhục vừa đau đớn tới mức nào?

    -Long Tiểu Vân, người mà cậu nhỏ này thù ghét nhất, cũng là người mà cậu ta kính phục nhất: Lý Tầm Hoan. Cậu ta "hận" mình là con của Long Khiếu Vân, mà không phải là con của Lý Tầm Hoan.

    Cái hình tượng Lý Tầm Hoan mà Cổ Long dựng nên, thấy là một người có nhân tính rất cao, lòng nhân đạo bao la... Nhưng lại là một nhân vật đầu mối của bao khổ đau của những nhân vật khác trong truyện!

    Sự cao quí của Lý Tầm Hoan đã quá mức bình thường đến chỗ phi lý.

    Trần Mặc cho rằng Lý Tầm Hoan là hóa thân của "tình yêu" và "tình bạn". Nhưng ttừ tình yêu đến tình bạn, Lý Tầm Hoan luôn có những quyết định để "phục vụ và thỏa mãn" cái lòng "tự tôn" cao vòi vọi của mình.

    Chính vì cái lòng "tự tôn" cao vòi vọi của mình, mà Lý Tầm Hoan luôn sống trong những sự việc và hoàn cảnh trái ngược với bản tính và tấm lòng của mình:

    Xin đọc một đoạn Cổ Long tả lúc Lý Tầm Hoan từ quan ngoại trở về Trung Nguyên, vì phong thanh nguồn tin sẽ có nhiều cao thủ giang hồ sẽ đến Lý Gia Trang tìm kiếm Liên Hoa Bảo Giám. Lý Gia Trang hiện nay là tổ uyên ương của Long Khiếu Vân và Lâm Thi Am. Lý Tầm Hoan không thể nào để bất kỳ ai "phá vỡ" sư bình yên và hạnh phúc của "bạn mình" với "người yêu của mình":

    "Gió lạnh như dao cắt, lấy trời đất làm dao thớt, coi chúng sinh như cá thịt. Tuyết bay vạn dặm, lấy bầu trời làm cái lò nung vạn vật thành bạc trắng.

    Tuyết thôi rơi, gió không ngớt, một chiếc xe ngựa từ bắc đến, bánh xe lăn nghiến nát băng tuyết trên mặt đất nhưng không nghiến nát được sự hiu quạnh giữa khoảng trời đất. Lý Tầm Hoan thở dài, hết sức duỗi đôi chân trong tấm chăn lông mềm, trong xe tuy rất ấm, rất thoải mái, nhưng chuyến lữ hành này quả thực là quá dài, quá hiu quạnh, chàng không những đã mệt mỏi mà còn cảm thấy chán ngắt. Chàng rất ghét sự hiu quạnh, nhưng chàng lại luôn luôn phải làm bạn với sự quạnh hiu..."

    (Ðoạn đầu của Ða Tình Kiếm Khách, Vô Tình Kiếm)

    Họ là Lý, tên là Tầm Hoan. Hiển nhiên Lý Thám Hoa vốn dĩ là người biết hưởng thụ sự đời. Sự hoan lạc. Một người rất biết hưởng thụ sự hoan lạc, tất phải có nhiều tiền của. Những Lý Tầm Hoan đã tặng hết sản nghiệp cho Long Khiếu Vân.

    Lý Tầm Hoan vốn ghét sự quạnh hiu. Lý Tầm Hoan đã yêu và luôn luôn yêu Lâm Thi Am. Nhưng Lý Tầm Hoan cũng đã nhường Lâm Thi Am cho Long Khiếu Vân.

    Lý Tầm Hoan đáng ra phải đổi tên là Lý Tầm Ngu Khổ Nạn.

    Cả Tình lẫn Tiền đã "kính tặng" cho người khác!

    Thử hỏi Lý tầm Hoan còn lại cái gì khác, ngoài sự quạnh hiu?

    Cái anh Dương Lễ này của Cổ Long, xem ra còn tệ hại hơn anh Dương Lễ của Việt Nam ta mấy bậc nữa! Anh Dương Lễ chỉ cho bạn Lưu Bình "mượn" vợ vài năm để "ăn học". Và đã sắp sẵn cách thức để "cô vợ" vẫn trở về "y nguyên" với mình. Y nguyên hay không thì chưa biết! Nhưng Châu Long đã ngang nhiên trở về trong vòng tay của Dương Lể, mà không bị bất cứ một thứ rắc rối nào hết. Dương Lễ lại còn được tiếng là người tốt, và bạn Lưu Bình lại thương yêu quí mến như xưa.

    Còn Lý Tầm Hoan? Ðối với Long Khiếu Vân thì càng ngày càng thành thù hận.

    An tình trôi hết, còn thù đấy thôi!

    Họ Lý càng tỏ ra hào hiệp, cao thượng, tốt bụng; thì sự thù hận trong lòng Long Khiếu Vân càng sâu đậm.

    Vì cái sự hào hiệp, cao thượng, tốt bụng của Lý Tầm Hoan, là một sỉ nhục cho những điều đau đớn trong lòng của Long Khiếu Vân.

    Xem ra, nhân vật Lý Tầm Hoan Tiểu Lý Phi Ðao Thám Hoa kỳ tài, rốt lại, chỉ là một anh vừa ngu vừa có bệnh tâm thần.

    Cái thứ bệnh tự yêu mình, tự thần thánh mình thái quá!

    Trần Mặc. Võ Hiệp Ngũ Ðại Gia (Viết về Kim Dung, Lương Vũ Sinh, Cổ Long, Ngọa Long Sinh và On Thụy An). Nguyễn Thị Bích Hải dịch. Nhà xuất bản Trẻ in năm 2003.
    TNH

    Virginia, Mar 01 - 2005
  2. thangio_Argentina

    thangio_Argentina Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    0
    Cũng hay,nhưng mình cũng có vài nhận xét thế này.Đầu tiên là vê Tiểu Lý Phi Đao (LTH).Cổ Long là ng đặt tình nghĩa bạn bè trên tình cảm nam nữ.Điều này thể hiện khá rõ.Nhưng LTH ko đơn thuần là vì bạn mình thích ng này nên mình nhường.Ko hẵn vậy.Dù đó là lý do lớn nhưng ko hẳn là duy nhất.1 phần vì LTH là nhân vật lãng tử,phiêu bạt ko có ổn định,anh nghĩ việc LTA cưới LKV là ổn định và tốt hơn.Cũng như LTA,biết rõ họ Lý khiêu khích mình chứ,nhưng đồng ý cưới LKV ko phải vì bị khiêu khích mà là cảm thấy mình đang bị giang hồ truy sát,ko muốn gây họa cho LTH,trong khi đó LKV lại có uy tín,có thể che chở mình mà ko bị giang hồ đuổi giết.Tất nhiên ko ai khen và cổ vũ hành động này của LTH và LTA.Có lẽ vì vậy mà Cổ Long ko thề so đc với KD dù truyện của ông cũng rất hay.
    Còn về Lưu Bình và Dương Lễ.Tác phầm này ko phải tệ như bạn nói.Việc bạn nói tại sao lại để vợ mình đi ở chung với tên hèn hạ ham chơi chính là cái hay của DL.Ông đã chịu ơn thì bắt buộc phải trả,và quá rõ tính ng bạn của mình,nên chỉ có cách đẩy bạn vô đường cùng,sau đó mở cho 1 con đường sáng lạn thì bạn mình mới đi.Giả sử ông cứ cho tiền bạn thì suốt đời bạn ko ngóc lên đc.Giả sử dồn vào đường cùng rồi kiếm 1 ng nào đó đưa tiền thì bạn sẽ ko có đủ ý chí học mà chỉ làng nhàng làm 1 nghề gì đó kiếm sống.Phải có 1 tình yêu,tình yêu bên cạnh ng thất bại mới có thể vực họ dậy đc.Nếu chọn đại 1 cô gái nào đó thì sao?Tại sao nhất thiết lại chọn vợ mình?Đây lại là 1 điểm hay.Chọn Châu Long vì DL hiểu rõ cô nàng này.Hiểu rất rõ.Nếu chọn 1 cô gái khác thì sẽ ko thể hoàn thành đc công việc này(khó có thể chịu khổ với LB hay là yêu LB,ko có đc chuyện chưa đậu chưa động phòng...)tóm lại để kiếm đc ng vừa có thể là chổ dựa vừa động viên,chịu khó chung với LB là chuyện rất khó,chỉ có CL mới làm đc.Còn việc tin tưởng vợ mình có ăn nằm ko thì DL càng tin hơn,vì ông hiểu quá rõ tính cách của vợ mình,hơn nữa ông cũng hiểu bạn ông.Tuy ăn chơi nhưng vẫn có nghĩa khí(ngày trc vẫn giúp đở ông ăn học khi ông nghèo)chính vì vậy mới an tâm.
    Dĩ nhiên,nếu bạn hỏi có ai làm đc chuyện đó ko thì tôi bảo đâu ai như vậy.Chính vì ko ai như vậy nên tình bạn của 2 ng mới đc đề cao và lưu truyền hậu thế.Chứ nếu ai cũng làm đc thì kể làm gì.Tuy nhiên vẫn còn 1 số khuyết điểm trong chuyện này,bữa sau tôi sẽ post tiếp.Dài quá rồi
  3. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Dương Lễ ngu vì đã nhờ vợ đem tiền âm thầm giúp bạn từ một người hư hỏng trở thành một người thành đạt?
    Lưu Bình ngu vì được một người con gái nết na thuỳ mị chăm sóc, chu cấp về vật chất, động viên khích lệ tinh thần cho mình ăn học thành tài mà không vồ lấy nàng làm cái chuyện abc?
    Châu Long ngu vì đã giúp chồng nuôi bạn học hành, đưa bạn chồng về con đường đúng đắn trong khi vẫn giữ mình băng thănh ngọc khiết trở về cùng chồng?
    Cái mối quan hệ giữa ba người hết sức vi diệu và cao cả, chê họ ngu? Còn chưa đủ tư cách đâu.
    Đoạn viết về Lý Tầm Hoan thì quá hay, quá đúng. Nói hắn ngu và tự ái bản thân là hoàn toàn chính xác, khần cần bàn gì thêm!
  4. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Chửi Lý Thám Hoa ngu thì cũng đã có nhiều bài chửi rồi. Bài viết trên cũng chỉ là lặp lại các ý kiến đã bàn đến nát nước ra mà thôi.
    Có người còn đặt câu hỏi: Với Lý Tầm Hoan là thanh mai trúc mã, chẳng lẽ Lâm Thi Âm kô nhận ra tình yêu của Lý Tầm Hoan dành cho mình, kô nhận ra họ Lý chỉ giả vờ, để rồi khi bị Lý Tầm Hoan bỏ rơi thì oán trách, nhưng rõ ràng sau này lại biết mình vẫn yêu Lý Tầm Hoan? Lâm Thi Âm so với Lâm Tiên Nhi vì yêu hóa hận đã kô bằng, so với Tôn Tiểu Bạch biết thông cảm cho họ Lý càng kém xa.
    Lý Tầm Hoan quả thật là ngu, nhưng để ngu được như hắn thì cũng ít ai có thể làm được.
  5. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    hì hì, thank cậu đã kể về truyện Lưu bình Dương lễ. Thật sự thì cái truyện này mình chỉ biết sơ qua 4 bức tung phi ( hè hè chắc là thế - ko phải hoành phi mà) ở nhà. Lại nói về cách phân tích kiểu trần mặc - kiểu này hơi như kiểu uốn cây, nhưng mà ko sao, cậu khoái kiểu này nên tớ phân tích theo. Để có thể hiểu đựoc vì sao chú Dương lễ lại đối xử : cho bát cơm + 1 chút cà với chú lưu bình. Ta sẽ có những giả thiết : dương lễ là con nhà nghèo---> nên thấu hiểu cái tủi hổ của việc nghèo, hiểu được phản ứng của con người khi vào tình trạng này.
    Mặt khác, do Lưu và Dương là 2 đôi bạn thân, chú Lưu bình có lẽ hiểu được 1 số tính cách của bạn. Liệu việc Lưu bình khi xa cơ, việc tiếp xúc nhiều với dương lễ (đang lên như diều) có làm cho lưu bình bị tủi hổ, chán chường.. luôn sống như cái bóng ko?----------> thế nên Dương lễ cử 1 người khác giúp lưu bình cũng là 1 cái rất í nhị, và rất cao tay!
    Vì sao cử Châu long ư?!!: thời đó việc tam thê tứ thiếp là bình thường. mình xem phim thấy nhiều chú còn lấy người hầu về làm thiếp(!#) mục đích là để quản lý 1 số việc. h`ih`i. theo cậu nói thì chú dương lễ ít nhất ngoài châu long còn có 2 cô vợ nữa, 2 cô vợ đã đủ mệt óc + mệt 1 số thứ rồi.

Chia sẻ trang này