1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lưu Bình, Dương Lễ.

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi AcommeAmour, 08/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Oliver_Reis

    Oliver_Reis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Em thấy bác Acomme Amour với Codep nói đều chẳng có gì sai. Tuy LBDL là sản phẩm Việt Nam nhưng mang đậm chất đạo đức Nho giáo. Với chúng ta bây giờ thì thấy diễn biến tâm lý, quan hệ giữa các nhân vật có vẻ lạ lùng (như bác nào nói nặng hơn thì bảo là tâm lý bệnh hoạn ) nhưng các cụ ngày xưa xem được, lại thấy hay nữa. Em nói thật, truyện này còn đỡ chán so với nhiều phép tắc đạo đức quái đản ngày xưa (kiểu như bố mẹ lấy thịt con cho ông bà ăn rồi được xưng tụng là hiếu, chồng chết vợ rạch mặt thề không đi bước nữa được khen là tiết phụ v.v...)
    À mà đoạn đầu truyện LB-DL em thấy khá giống truyện Tô Tần - Trương Nghi bên TQ. Dĩ nhiên Tô Tần Trương Nghi là hai con người có thực. Cũng hai người bạn, 1 đỗ đạt trước, 1 lận đận. Anh bạn đã đỗ đạt rồi bèn giả kế hắt hủi để người kia tức khí quyết lập công danh. Thiếu mỗi đoạn mỹ nhân kế thôi.
  2. Oliver_Reis

    Oliver_Reis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Không biết cái bác đọc có phải là "Nhị thập tứ hiếu" không? Hồi bé em nghe nói đấy là 24 tấm gương sáng về đức hiếu thảo nên tò mò giở ra đọc. Hóa ra đó không phải truyện dân gian đâu bác ạ, sách đạo đức của anh Tàu phong kiến đấy, toàn những tấm gương giáo điều, cực đoan theo kiểu "ngu trung" ấy mà. Với cách nhìn của thời hiện đại thì khó nuốt nổi.
  3. Leaderofmen

    Leaderofmen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0

     
    Thì thế. Đọc những chuyện như thế thấy .......... chứ rung động cái quái gì về sự "hiếu thảo" ấy. Chuyện Lưu Bình Dương Lễ này cũng vậy thôi. Dưới ánh sáng của thời hiện đại, những tấm gương đạo đức truyền lại trong truyện cổ dường như không còn gì là phù hợp cả.
     

    được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 20:39 ngày 30/10/2008
  4. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trong Nhị Thập Tứ Hiếu có những câu chuyện ấm ớ như sau :
    " Có một anh chàng nọ đang phụng dưỡng cha mẹ già, Một hôm nọ cha mẹ bị muỗi cắn dữ quá. Anh ta bèn cởi trần nằm ra giữa nhà, mục đích cho muỗi cắn mình no máu rồi thì không cắn cha mẹ ?!
    Chuyện này có lẽ con nít nó cũng thắc mắc. Bởi lẽ tôi (lúc đó là 5 tuổi) hỏi ông ngoại :" Còn con muỗi khác nữa mà ông .? " Có nhiều muỗi lắm mà ?"
    Về góc độ phi lý thì cũng tương đương với Lưu Bình -Dương Lễ.
    Vậy mà những chuyện như vậy đã "tuyệt chủng" rồi, nhưng Lưu Bình -Dương Lễ thì lại xuất hiện trên báo thời nay cách đây vài tuần....
    Một lần nữa xin hỏi...văn hóa Việt không lẽ cạn kiệt điển tích về Tình Bạn rồi sao .?
  5. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Người VN (chắc chỉ dân trí thức thôi) đang tự ti về dân tộc mình nên đâm ra cái gì có hơi hướng ngoại cũng cố mà tẩy chay. Những điển tích trên dù có mang tính nho học, văn hóa Hoa hạ thì nó cũng là tinh hoa văn hóa nhân loại, có gì mà phải bài bác đến thế?
    Btw, nhắc lại là Lưu Bình Dương Lễ là truyện Vịt Nem, hơ hơ. Thích nhé.
    Nhắc đến mới nhớ, cái trò hơi 1 tí là lôi điển tích điển cố, lôi cái "người xưa nói xyz", "người xưa làm abc" cũng là cái bệnh của nho học. Xem ra bạn Armor vẫn chưa dứt được bệnh hủ nho rồi
    Được 9635741 sửa chữa / chuyển vào 17:31 ngày 30/10/2008
  6. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn:
    "Xem ra bạn Armor vẫn chưa dứt được bệnh hủ nho rồi "
    --------
    Cái điển tích Lưu Bình -Dương Lễ là báo chí VN 2 tuần trước lôi lên ở trang nhất ( "Lưu Bình -Dương Lễ thời hiện đại") để làm tiêu đề cho việc liệt chân cõng bạn đi học hay gì đó. Tôi thấy việc sử dụng lại điển tích "Lưu Bình -Dương Lễ" là có vấn đề...nên mới lập topic này để các bạn cùng nhận xét và đánh giá.
    Vậy ai là hủ nho ?
  7. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Ông này làm tui nhớ tới hồi học đại học. Bạn tui bị tụi Vovinam đánh trọng thương. Tui nghỉ học để chăm sóc anh.
    Lần đó tui bị bỏ lỡ một đồ án môn học. Thấy giáo hỏi tui "Tại sao anh không làm đồ án?" Tui trả lời "Em phải đi chăm sóc bạn nằm nhà thương". Thầy hỏi tui "tại sao" thì tui trả lời "lý do" chứ chẳng có ý xin xỏ thầy gì cả. Chẳng hiểu sao thầy lại mắng tui "Anh tình nghĩa quá há! Anh có tình nghĩa bằng Lưu Bình - Dương Lễ không?" Tôi chẳng biết trả lời sao.
    Tui cho rằng nói "Lưu Bình Dương Lễ thời nay" chỉ là nói... chơi cho vui thôi. Chẳng hạn như nói "Thằng đó là Sở Khanh thời đại" tức là nói thằng đó dùng lời lẽ ngon ngọt để dụ dỗ và quan hệ ******** và cho ra rìa nhiều cô gái, đặc biệt là trong trường hợp những cô gái đó có thai. Mặc dù trong truyện Kiều đọc đến mỏi mắt không thấy Sở Khanh quan hệ ******** với Kiều. Lại càng không có chuyện Kiều có bầu với Sở Khanh. Nói đến chữ "bạc tình" thì chỉ có một câu của Mã Kiều "Bạc tình nổi tiếng lầu xanh. Một tay chôn biết mấy cành phù dung". Rất mơ hồ!
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    "Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao" là nói về Sở Khanh, nói chung đó là kẻ lừa gái và buôn gái. Còn dụ dỗ và quan hệ nhiều cô có lẽ Don Juan đúng hơn.
  9. Mythbuster

    Mythbuster Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2007
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Những tích xưa truyền lại hiện nay không thấy hay vì với logic hiện đại nhìn vào thì không thấy hợp lý nữa. Chẳng hạn như tích Quan âm thị Kính, chả logic tí nào. Bác Amour biết vậy mà vẫn mất công thảo luận mãi, chứng tỏ vẫn chưa dứt hẳn, kể cũng hơi hủ nho.
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi cũng gặp nhiều giáo viên như thế, cứ lấy 1 mẫu hình nào đó để qui chụp vào 1 hoàn cảnh. Như ông thầy ấy, sao không hỏi "nó có bị nặng không, hoàn cảnh ra sao ?". Đại loại những người thầy như ông thầy của cặp Nguyễn hữu Cầu - Phạm đình Trọng, thầy cứ xem văn phong mà phán, kẻ làm cướp, kẻ làm quan ...tệ hại hơn nữa nó lại được các phương tiện như bói toán tây ta, mưu chước, khôn ngoan kim cổ hỗ trợ...để biến 1 số GV thành những thầy bói, những kẻ "thí nghiệm nhân sinh quan" lên học sinh...

Chia sẻ trang này