1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lưu danh sân cỏ ( Nơi lưu giữ các bài viết hay về bóng đá VIỆT NAM ).

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi nguyenvantruongvn, 21/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Lưu danh sân cỏ ( Nơi lưu giữ các bài viết hay về bóng đá VIỆT NAM ).

    Trương Tấn Bửu - "Trung ứng vách sắt"



    ông Trương Tấn Bửu đã được LĐBĐ VN (VFF) thống nhất đề cử là nhân vật tiêu biểu nhất của bóng đá Việt Nam trong vòng 100 năm để FIFA trao Huân chương kỷ niệm thế kỷ. VFF hoàn toàn có cơ sở nhất định khi điểm lại thân thế, sự nghiệp và những đóng góp của cố danh thủ này cho nền bóng đá nước nhà.

    Ông Trương Tấn Bửu tên thật là Trương Văn Niên, sinh năm 24/4/1914 tại Cần Giuộc (Long An). Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, tài năng của ông đã phát lộ, lại "gặp thời" khi trưởng thành vào thời kỳ những năm 1930 - lúc bóng đá Sài Gòn phát triển rất mạnh.
    Sớm được chọn vào Enfants de Troupe (Thiếu sinh quân) và khi đủ tuổi bắt đầu khoác áo các đội bóng danh tiếng như Ngôi Sao Gia Định, Auto - Dall, Stade Militaire, ông Bửu đã có được những thành công đáng kể khi nhiều lần vô địch Nam Kỳ. Được gọi vào đội tuyển Nam Kỳ năm 22 tuổi và thi đấu từ năm 1936-1945, ông đã từng viễn du qua Hồng Kông, Philippines, Malaysia, Campuchia..., được người hâm mộ thời đó tặng danh hiệu "Trung ứng vách sắt" bởi đã từng làm nản lòng các tiền đạo giỏi khu vực, kể cả cao thủ lừng danh Lý Huệ Đường (Nam Hoa), người được mệnh danh là "Túc cầu đại vương".

    Trong đội hình 1-2-3-5, ông Trương Tấn Bửu là trung ứng - chơi như một libero sau này, lên công về thủ toàn diện, tư duy nhạy bén. Với thân hình cao lớn, đậm đà, kỹ thuật hoàn hảo, tranh cướp bóng dũng mãnh, khi thu hồi được bóng luôn có những đường chuyền tấn công dài chuẩn xác và đặc biệt là cú sút như búa bổ. Lớp cầu thủ xưa kể lại, ông Bửu có cú "chặt" bóng vô cùng độc đáo: chân "chặt" vào bóng rất mạnh, lúc đầu bóng đi nhanh, đến đoạn cuối bóng xoáy ngược lại rất thuận lợi cho người nhận bóng, hoặc như một đường "dọn cỗ" để đồng đội có thể thể là tung ngay cú sút. Cách đánh đầu của ông cũng đặc sắc: nhảy lên cao, "bổ" xuống rất có uy lực. Khi chuyển sang đội hình chiến thuật WM, ông Trương Tấn Bửu vẫn là trung vệ trụ cột của CLB cũng như đội tuyển quốc gia.

    Đầu năm 1945, khi đang chơi cho Stade Militaire, ông Bửu được ông Trương Văn Bang giao nhiệm vụ đi rải truyền đơn ở mạnh Phú Lâm. Cách mạng tháng Tám, rồi Nam Bộ kháng chiến, ông vào bộ đội, chiến đấu ở miền Đông, một lần bị thương. Ra Bắc tập kết cùng hai con trai, ông và con trai cả Truơng Tấn Nghĩa thuộc sư 330, đóng ở Thanh Hoá. Đội Thể Công lúc ấy biết tin, đón cả hai cha con về từ đầu năm 1955. Từ năm 1955 đến 1957, ông vừa đá vừa làm HLV. Dù đã ngoại tứ tuần, ông vẫn là trụ cột của Thể Công, giúp đội giành 2 chức vô địch miền Bắc (1955-1956) và hạng nhì (1957). Trong hai năm 1956-1957, ông là HLV đội tuyển Việt Nam và dẫn đội đi thi đấu tại Trung Quốc, Campuchia. Năm 1956, ông cũng là đại đội bậc phó trong quân đội. Năm 1958, ông dẫn dắt Thể Công tham gia giải SKDA tại CHDC Đức.

    Năm 1959, ông Trương Tấn Bửu được điều ra làm Phó Giám đốc Trường huấn luyện kỹ thuật TDTT Trung ương (Nhổn) cho đến năm 1970. Ông nhiều lần làm Trưởng đoàn hoặc HLV đội tuyển đi thi đấu ở nước ngoài, nhiều nhất là ở Trung Quốc, Liên Xô, Đông Âu. Khi Trường huấn luyện giải thể, ông là chuyên viên của Uỷ ban TDTT. Năm 1975, ông về TP.HCM làm Giám đốc đầu tiên của Sở TDTT cho đến khi nghỉ hưu.

    Có thể nói rằng, "Trung ứng vách sắt" Trương Tấn Bửu là một con người tài đức vẹn toàn. Ông rất yêu nghề, nhân hậu, khiêm tốn, bao dung, dễ gần và nhiều kinh nghiệm, nói ít nhưng nói trúng và dễ hiểu. Thời là cầu thủ, ông rất nổi tiếng, được quần chúng hâm mộ cả hai miền đất nước yêu quý. Ở cương vị HLV, ông cũng gặt hái được nhiều thành công và trên cương vị nhà quản lý, ông là cán bộ có uy tín, từng làm Phó Chủ tịch Hội bóng đá Việt Nam - tiền thân của LĐBĐ VN (lúc đó do ông Hà Đăng Ấn làm Hội trưởng).

    Không chỉ nổi danh trong làng bóng đá nước nhà, ông Bửu cũng được nhiều người biết tiếng ở ngoài nước. Năm 1956, trong dịp dẫn đội tuyển Việt Nam thi đấu tại Trung Quốc, ông được lão tướng Lý Phương Lâu đánh giá rất cao. Các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước như đồng chí Phạm Hùng, đồng chí Nguyễn Chí Thanh rất mến mộ. Khi ông đã chuyển ngành, các vị Tướng Vương Thừa Vũ, Cao Văn Khánh thường gặp mặt ông để tham khảo ý kiến về bóng đá.

    Ông còn có một niềm tự hào là người con trai cả Trương Tấn Nghĩa cũng là một cựu danh thủ nổi tiếng trong thời gian từ 1955-1965. Ông Nghĩa và cô con gái út hiện đang sống ở TP.HCM còn người con trai thứ hai của ông Bửu (Trương Tấn Kiệt) mất sớm. Năm 2000, ông Trương Tấn Bửu đã tạ thế, nhưng tiếng thơm của ông vẫn toả ngát cho đến ngày hôm nay.



    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  2. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0

    Hùng ''''xồm'''', Hiển ''''coóc'''' - cặp tiền đạo hay nhất của bóng đá Việt Nam
    Cặp ''''sát thủ'''' lừng danh một thời Trần Hùng - Từ Như Hiển
    Họ là đại biểu của bóng đá Việt Nam thế hệ trước, ở thời bao cấp hẳn hoi, vậy mà tài nghệ cá nhân và khả năng xuyên phá mọi hàng thủ thì quả là vô song. Trong số những cặp tiền đạo ''''vang danh một thuở'''' của bóng đá Việt Nam thì Hùng ''''xồm'''' (tức Trần Hùng) và Hiển ''''coóc'''' (Từ Như Hiển) được coi là bộ đôi hay nhất.
    Lần giở những trang sử của bóng đá Việt Nam, người ta có thể kể ra nhiều cái tên như đôi cựu trào Thông - Bưởi (thập kỷ 40), Nghĩa - Đô (thập kỷ 50), Chi - Nhi (thập kỷ 60) đến lớp sau đó như Đức ''''tàu bò'''' - Túc ''''gù'''' (Hải Phòng) hay thế hệ gần đây là Lê Huỳnh Đức - Trần Minh Chiến. Tuy nhiên, hầu như giới chuyên môn và những người sành điệu chỉ dừng sự lựa chọn khi cùng nghĩ đến cặp tiền đạo sáng danh của Hà Nội thập kỷ 60-70 Hùng ''''xồm'''' và Hiển ''''coóc''''.
    Tung hoành sân cỏ...
    Thử tưởng tượng thế này. Trên hàng công của đội tuyển nọ, người ta có một tiền đạo hay quanh quẩn khu vực cấm địa, lâu lâu mới nhận bóng và chỉ cần một tích tắc, anh ta có thể ghi bàn bằng cả 2 chân với sự khéo léo đến khó tin. Tiền đạo còn lại thì chạy nhiều hơn, khỏe và khi cần là đè người ''''đi'''' vào khung thành rồi vừa chạy vừa nã đạn tung lưới đối phương...và đó chính là hình ảnh của Hùng ''''xồm'''' và Hiển ''''coóc'''' ngày nào. Chưa hết, họ biết đổi chỗ hợp lý và bao giờ cũng nhìn thấy nhau bằng giác quan thứ 6. Sinh thời, hầu như khó ai kèm nổi họ nếu không phạm lỗi. Cá biệt như Phúc ''''vổ'''' lâu lâu mới mới có thể phá bóng từ chân hai quái kiệt này. Nhìn chung, đây là mối kinh hoàng của mọi khung thành.
    Trên sân Thượng Hải, Hùng ''''xồm'''' nêu kỉ lục cho bóng đá Việt Nam khi ghi cả 5/5 bàn vào lưới tuyển Công nhân Thượng Hải. Trên sân Hàng Đẫy, Hiển ''''coóc'''' ghi bàn duy nhất cho tuyển Việt Nam khi đá với đội tuyển Olympic CHDC Đức. Siêu hậu vệ thép Nguyễn Trọng Giáp thường là nạn nhân của cặp tiền đạo ấy, kể cả Sachio, Bát Nhất 2, Cuba, Liên Xô cũ khi đến Việt Nam. 30 năm trước, khi được hỏi ý kiến về cặp tiền đạo hay nhất Việt Nam, Khôi ''''kinh kông'''' đã suy nghĩ một hồi rồi trả lời ''''Trần Hùng và Từ Như Hiển của Hà Nội''''. Đúng, có cả trăm cách ghi bàn của cặp tiền đạo này.
    Hạ cánh sớm
    Ai cũng biết, ở môi trường thể thao và bóng đá nói riêng, tỷ lệ đào thải là quá lớn. Điều này đã ứng với 2 ''''quái'''': Hùng ''''xồm'''' nghỉ ngơi khi đang sung nhất, Hiển ''''coóc'''' xuất ngũ khi mới ''''một sao hai gạch'''' trong sắc áo Công an Hà Nội. ''''Hoàn cảnh mà'''' - họ trả lời như thế trước sự tiếc rẻ của bè bạn. Cả hai đều phải ''''tư duy để tồn tại'''', đi làm kinh tế theo những cách thức khác nhau. Tất nhiên, họ có những nỗi đau đời mà không phải ai cũng dễ dàng chia sẻ, nhất là khi đã sức cùng lực kiệt.
    Hiển ''''coóc'''' yếu sức khỏe do bạo bệnh. Một lần thăm anh tại tư thất, Hiển đùa: ''''Hôm xưa là thời oanh, còn đến nay là lúc liệt phải không ông?''''. Hiển ''''coóc'''' vẫn ở phố Bà Triệu sau khi nghỉ đá. Anh cho thuê mặt tiền ngôi nhà để người ta mở cửa hàng bán đồ hộp và bánh kẹo. Gia đình lớn cũng quanh đó, năm trước, sau khi tiễn biệt về nơi an nghỉ cuối cùng Thành C - tức Từ Như Thành, anh trai của Hiển và là hậu vệ CAHN thập kỷ 60-70, Từ Như Hiển có vẻ trầm tư hơn trước. Em trai anh là Từ Thanh Sơn cũng sống trong ngôi nhà này, thi thoảng họ lại ngồi ôn cố tri tân. Một lần, nhân xem tuyển Việt Nam - Thái Lan, bạn thắng 4-0 với 2 bàn của Natipon, Hiển ''''coóc'''' vỗ đùi tiếc rẻ: ''''Nói thật, nếu Trần Hùng và tớ còn khỏe như xưa, vào sân trận này thì cái hàng thủ lỏng lẻo kia làm sao ngăn nổi chúng tớ!''''
    Trần Hùng khỏe hơn bạn. Tuổi ngoài 60, vậy mà vẫn chơi lão tướng và anh đủ sức đi qua hầu hết hậu vệ U-50. Hùng ''''xồm'''' có một bà vợ tuyệt vời, chị Tính khéo làm đủ mọi việc và vợ chồng anh đã về ngôi nhà 96 Hàng Bạc, sát vách với nhạc sĩ Nguyễn Cường. Một hôm, Hùng ''''xồm'''' lái chiếc xe Ford mới tậu đến thăm bạn. Lúc chia tay, cựu danh thủ xoay mãi chiếc vô-lăng mới lùi ra được. Bạn đùa: ''''Ông chỉ khéo đôi chân thôi Hùng ơi!''''. Hùng ''''xồm'''' từng tâm sự: ''''Tôi chia tay sân cỏ sớm, lỗi cũng do mình. Tham vọng thì nhiều lắm, vậy mà chẳng làm được bao nhiêu cho bóng đá. Phải làm kinh tế để sống, nhưng cứ nhìn lại bóng đá mình đang loay hoay mãi sao mà thấy chạnh lòng thế. Mà cái quỹ thời gian của chúng ta thì còn được bao nhiêu, bóng câu qua thềm thoắt cái đã sắp hết cả...
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  3. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0

    Hùng ''''xồm'''', Hiển ''''coóc'''' - cặp tiền đạo hay nhất của bóng đá Việt Nam
    Cặp ''''sát thủ'''' lừng danh một thời Trần Hùng - Từ Như Hiển
    Họ là đại biểu của bóng đá Việt Nam thế hệ trước, ở thời bao cấp hẳn hoi, vậy mà tài nghệ cá nhân và khả năng xuyên phá mọi hàng thủ thì quả là vô song. Trong số những cặp tiền đạo ''''vang danh một thuở'''' của bóng đá Việt Nam thì Hùng ''''xồm'''' (tức Trần Hùng) và Hiển ''''coóc'''' (Từ Như Hiển) được coi là bộ đôi hay nhất.
    Lần giở những trang sử của bóng đá Việt Nam, người ta có thể kể ra nhiều cái tên như đôi cựu trào Thông - Bưởi (thập kỷ 40), Nghĩa - Đô (thập kỷ 50), Chi - Nhi (thập kỷ 60) đến lớp sau đó như Đức ''''tàu bò'''' - Túc ''''gù'''' (Hải Phòng) hay thế hệ gần đây là Lê Huỳnh Đức - Trần Minh Chiến. Tuy nhiên, hầu như giới chuyên môn và những người sành điệu chỉ dừng sự lựa chọn khi cùng nghĩ đến cặp tiền đạo sáng danh của Hà Nội thập kỷ 60-70 Hùng ''''xồm'''' và Hiển ''''coóc''''.
    Tung hoành sân cỏ...
    Thử tưởng tượng thế này. Trên hàng công của đội tuyển nọ, người ta có một tiền đạo hay quanh quẩn khu vực cấm địa, lâu lâu mới nhận bóng và chỉ cần một tích tắc, anh ta có thể ghi bàn bằng cả 2 chân với sự khéo léo đến khó tin. Tiền đạo còn lại thì chạy nhiều hơn, khỏe và khi cần là đè người ''''đi'''' vào khung thành rồi vừa chạy vừa nã đạn tung lưới đối phương...và đó chính là hình ảnh của Hùng ''''xồm'''' và Hiển ''''coóc'''' ngày nào. Chưa hết, họ biết đổi chỗ hợp lý và bao giờ cũng nhìn thấy nhau bằng giác quan thứ 6. Sinh thời, hầu như khó ai kèm nổi họ nếu không phạm lỗi. Cá biệt như Phúc ''''vổ'''' lâu lâu mới mới có thể phá bóng từ chân hai quái kiệt này. Nhìn chung, đây là mối kinh hoàng của mọi khung thành.
    Trên sân Thượng Hải, Hùng ''''xồm'''' nêu kỉ lục cho bóng đá Việt Nam khi ghi cả 5/5 bàn vào lưới tuyển Công nhân Thượng Hải. Trên sân Hàng Đẫy, Hiển ''''coóc'''' ghi bàn duy nhất cho tuyển Việt Nam khi đá với đội tuyển Olympic CHDC Đức. Siêu hậu vệ thép Nguyễn Trọng Giáp thường là nạn nhân của cặp tiền đạo ấy, kể cả Sachio, Bát Nhất 2, Cuba, Liên Xô cũ khi đến Việt Nam. 30 năm trước, khi được hỏi ý kiến về cặp tiền đạo hay nhất Việt Nam, Khôi ''''kinh kông'''' đã suy nghĩ một hồi rồi trả lời ''''Trần Hùng và Từ Như Hiển của Hà Nội''''. Đúng, có cả trăm cách ghi bàn của cặp tiền đạo này.
    Hạ cánh sớm
    Ai cũng biết, ở môi trường thể thao và bóng đá nói riêng, tỷ lệ đào thải là quá lớn. Điều này đã ứng với 2 ''''quái'''': Hùng ''''xồm'''' nghỉ ngơi khi đang sung nhất, Hiển ''''coóc'''' xuất ngũ khi mới ''''một sao hai gạch'''' trong sắc áo Công an Hà Nội. ''''Hoàn cảnh mà'''' - họ trả lời như thế trước sự tiếc rẻ của bè bạn. Cả hai đều phải ''''tư duy để tồn tại'''', đi làm kinh tế theo những cách thức khác nhau. Tất nhiên, họ có những nỗi đau đời mà không phải ai cũng dễ dàng chia sẻ, nhất là khi đã sức cùng lực kiệt.
    Hiển ''''coóc'''' yếu sức khỏe do bạo bệnh. Một lần thăm anh tại tư thất, Hiển đùa: ''''Hôm xưa là thời oanh, còn đến nay là lúc liệt phải không ông?''''. Hiển ''''coóc'''' vẫn ở phố Bà Triệu sau khi nghỉ đá. Anh cho thuê mặt tiền ngôi nhà để người ta mở cửa hàng bán đồ hộp và bánh kẹo. Gia đình lớn cũng quanh đó, năm trước, sau khi tiễn biệt về nơi an nghỉ cuối cùng Thành C - tức Từ Như Thành, anh trai của Hiển và là hậu vệ CAHN thập kỷ 60-70, Từ Như Hiển có vẻ trầm tư hơn trước. Em trai anh là Từ Thanh Sơn cũng sống trong ngôi nhà này, thi thoảng họ lại ngồi ôn cố tri tân. Một lần, nhân xem tuyển Việt Nam - Thái Lan, bạn thắng 4-0 với 2 bàn của Natipon, Hiển ''''coóc'''' vỗ đùi tiếc rẻ: ''''Nói thật, nếu Trần Hùng và tớ còn khỏe như xưa, vào sân trận này thì cái hàng thủ lỏng lẻo kia làm sao ngăn nổi chúng tớ!''''
    Trần Hùng khỏe hơn bạn. Tuổi ngoài 60, vậy mà vẫn chơi lão tướng và anh đủ sức đi qua hầu hết hậu vệ U-50. Hùng ''''xồm'''' có một bà vợ tuyệt vời, chị Tính khéo làm đủ mọi việc và vợ chồng anh đã về ngôi nhà 96 Hàng Bạc, sát vách với nhạc sĩ Nguyễn Cường. Một hôm, Hùng ''''xồm'''' lái chiếc xe Ford mới tậu đến thăm bạn. Lúc chia tay, cựu danh thủ xoay mãi chiếc vô-lăng mới lùi ra được. Bạn đùa: ''''Ông chỉ khéo đôi chân thôi Hùng ơi!''''. Hùng ''''xồm'''' từng tâm sự: ''''Tôi chia tay sân cỏ sớm, lỗi cũng do mình. Tham vọng thì nhiều lắm, vậy mà chẳng làm được bao nhiêu cho bóng đá. Phải làm kinh tế để sống, nhưng cứ nhìn lại bóng đá mình đang loay hoay mãi sao mà thấy chạnh lòng thế. Mà cái quỹ thời gian của chúng ta thì còn được bao nhiêu, bóng câu qua thềm thoắt cái đã sắp hết cả...
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  4. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Những cái "lần đầu" lịch sử trong cuộc đời của cố danh thủ Trương Tấn Bửu
    Khi tôi còn là thằng nhóc 11, 12 tuổi, lúc đó cha tôi làm công chức ở Biên Hoà (Đồng Nai), đá bóng trên sân ruộng sau mùa gặt còn đầy những gốc rạ khô cứng và những lỗ chân trâu rình rập những bàn chân nhỏ bé, tôi thường bắt "gôn". Vào thời đó đứa nào làm "gôn" giỏi được phong cho cái danh hiệu "gôn Tịnh". Thủ môn Tịnh của đội tuyển Nam Kỳ cuối những 30, là một huyền thoại của bóng đá miền Nam, đứng vững cho đến mãi sau này. Cùng thời với "gôn" Tịnh còn có một huyền thoại nữa: Đó là Trương Tấn Bửu trong một đội hình toàn là "sao" như Guichard, Tốt, Cúi, Emile Quang v.v...
    Nếu lịch sử bóng đá miền Nam ghi rằng sau "gôn" Tịnh chỉ có "nhà lưỡng thủ vạn năng" Phạm Văn Rạng có thể so sánh thì cũng như thế, sau trung ứng Trương Tấn Bửu, miền Nam chỉ có trung ứng Tam Lang (sau là trung vệ) có thể xếp ngang cựu cầu thủ Ngôi sao Gia Định những năm 1937 - 1938.
    Cuộc đời và sự nghiệp của ông Trương Tấn Bửu thường được nhắc chung chung khi ông còn đá bóng ở miền Nam, được ca ngợi nhiều hơn khi ông rời bỏ "Sài Gòn hoa lệ" để vào khu cùng một số cầu thủ khác, làm ********* chống thực dân Pháp, rồi sau đó tập kết ra miền Bắc chơi cho Thể Công, có lúc xuất hiện chung một đội hình với con mình là Trương Tấn Nghĩa, rồi làm HLV đội tuyển và từng là Phó Chủ tịch Hội Bóng đá VNDCCH thành lập lần đầu năm 1960.
    Với cố danh thủ Trương Tấn Bửu có rất nhiều cái "lần đầu" lịch sử gắn bó với nền thể thao của xứ sở ở cả hai miền đất nước, trước và sau khi VN thống nhất.
    Sự kiện ông Bửu trở thành Giám đốc Sở TDTT đầu tiên tại TP.Hồ Chí Minh sau khi đất nước thống nhất là một tuyên dương cho cuộc đời cầu thủ và sự dấn thân của ông vì quê hương, dân tộc. Với dân Sài Gòn, sự chọn lựa ông Trương Tấn Bửu làm Giám đốc Sở TDTT đầu tiên có một ý nghĩa hết sức tiêu biểu: Sự trở về của đứa con đã từng gắn bó và thành danh ở mảnh đất này.
    Nhưng ông Trương Tấn Bửu không chỉ là một cầu thủ được đề cao về tinh thần yêu nước, con người gương mẫu về đạo đức và có những đóng góp cho làng bóng miền Bắc ở thời kỳ đất nước chia cắt, rồi sau đó đặt những viên đá đầu tiên cho thể thao TPHCM ở thời kỳ VN thống nhất, ông còn được ngưỡng mộ thật sự như một tài năng lớn trong những năm ông thi đấu cho đội Ngôi sao Gia Định và đội tuyển Nam Kỳ.
    Trong đời cầu thủ của trung ứng Trương Tấn Bửu có hai cái "lần đầu" đi vào lịch sử bóng đá VN. Ông và đội tuyển Nam Kỳ lần đầu vận dụng đấu pháp "WM" vừa du nhập vào VN năm 1937. Bóng đá Sài Gòn tiếp cận lần đầu với đấu pháp "WM" khi đội bóng tài tử Anh Quốc "Islington Corinthians" đến Sài Gòn. Sau hai trận Corinthians đá bại các đội Sài Gòn chỉ đạo viên ĐT Nam Kỳ là Michand, người Pháp, vận dụng ngay đấu pháp "WM" để chống lại "WM" của Corinthians. đội hình của ĐT Nam Kỳ gồm: Thủ môn Tịnh, hậu vệ: Corea, Trương Tấn Bửu (trung vệ), Cúi; tiền vệ công: Bạch và Tánh; tiền nội đá lùi: E.Quang và Tiền; tiền đạo mũi nhọn: Guichard, Tốt, Đại. Kết quả: ĐT Nam Kỳ phục thù bằng cái thắng 4-1. Những đường bóng thọc sâu xuống hai góc của Bửu cho Đại và Guichard đã làm rối loạn hàng thủ Corinthians.
    Cũng với Trương Tấn Bửu, lần đầu ĐT Nam Kỳ hạ đội Nam Hoa của "cần vương" Lý Huệ Đường, chấm dứt thời kỳ thủ quân đội tuyển "Trung Hoa Dân quốc" (tức Lý Huệ Đường) khoác lác tuyên bố "Bóng đá An Nam như ếch ngồi đáy giếng". "Ếch" từ đáy giếng nhảy lên và hạ đội của Lý Huệ Đường với tỉ số 2-1.
    Dù ông Trương Tấn Bửu bay nhảy trên cỏ ở thế hệ cha tôi nhưng đến thời lớn lên của tôi, tiếng tăm của ông và các đồng đội ĐT Nam Kỳ như Tịnh, Guichard, Tốt, Emile Quang... vẫn còn vang vọng. Và vang vọng mãi đến bây giờ.
    Trương Tấn Bửu đúng là nhân vật tiêu biểu của 100 năm bóng đá VN.
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  5. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Những cái "lần đầu" lịch sử trong cuộc đời của cố danh thủ Trương Tấn Bửu
    Khi tôi còn là thằng nhóc 11, 12 tuổi, lúc đó cha tôi làm công chức ở Biên Hoà (Đồng Nai), đá bóng trên sân ruộng sau mùa gặt còn đầy những gốc rạ khô cứng và những lỗ chân trâu rình rập những bàn chân nhỏ bé, tôi thường bắt "gôn". Vào thời đó đứa nào làm "gôn" giỏi được phong cho cái danh hiệu "gôn Tịnh". Thủ môn Tịnh của đội tuyển Nam Kỳ cuối những 30, là một huyền thoại của bóng đá miền Nam, đứng vững cho đến mãi sau này. Cùng thời với "gôn" Tịnh còn có một huyền thoại nữa: Đó là Trương Tấn Bửu trong một đội hình toàn là "sao" như Guichard, Tốt, Cúi, Emile Quang v.v...
    Nếu lịch sử bóng đá miền Nam ghi rằng sau "gôn" Tịnh chỉ có "nhà lưỡng thủ vạn năng" Phạm Văn Rạng có thể so sánh thì cũng như thế, sau trung ứng Trương Tấn Bửu, miền Nam chỉ có trung ứng Tam Lang (sau là trung vệ) có thể xếp ngang cựu cầu thủ Ngôi sao Gia Định những năm 1937 - 1938.
    Cuộc đời và sự nghiệp của ông Trương Tấn Bửu thường được nhắc chung chung khi ông còn đá bóng ở miền Nam, được ca ngợi nhiều hơn khi ông rời bỏ "Sài Gòn hoa lệ" để vào khu cùng một số cầu thủ khác, làm ********* chống thực dân Pháp, rồi sau đó tập kết ra miền Bắc chơi cho Thể Công, có lúc xuất hiện chung một đội hình với con mình là Trương Tấn Nghĩa, rồi làm HLV đội tuyển và từng là Phó Chủ tịch Hội Bóng đá VNDCCH thành lập lần đầu năm 1960.
    Với cố danh thủ Trương Tấn Bửu có rất nhiều cái "lần đầu" lịch sử gắn bó với nền thể thao của xứ sở ở cả hai miền đất nước, trước và sau khi VN thống nhất.
    Sự kiện ông Bửu trở thành Giám đốc Sở TDTT đầu tiên tại TP.Hồ Chí Minh sau khi đất nước thống nhất là một tuyên dương cho cuộc đời cầu thủ và sự dấn thân của ông vì quê hương, dân tộc. Với dân Sài Gòn, sự chọn lựa ông Trương Tấn Bửu làm Giám đốc Sở TDTT đầu tiên có một ý nghĩa hết sức tiêu biểu: Sự trở về của đứa con đã từng gắn bó và thành danh ở mảnh đất này.
    Nhưng ông Trương Tấn Bửu không chỉ là một cầu thủ được đề cao về tinh thần yêu nước, con người gương mẫu về đạo đức và có những đóng góp cho làng bóng miền Bắc ở thời kỳ đất nước chia cắt, rồi sau đó đặt những viên đá đầu tiên cho thể thao TPHCM ở thời kỳ VN thống nhất, ông còn được ngưỡng mộ thật sự như một tài năng lớn trong những năm ông thi đấu cho đội Ngôi sao Gia Định và đội tuyển Nam Kỳ.
    Trong đời cầu thủ của trung ứng Trương Tấn Bửu có hai cái "lần đầu" đi vào lịch sử bóng đá VN. Ông và đội tuyển Nam Kỳ lần đầu vận dụng đấu pháp "WM" vừa du nhập vào VN năm 1937. Bóng đá Sài Gòn tiếp cận lần đầu với đấu pháp "WM" khi đội bóng tài tử Anh Quốc "Islington Corinthians" đến Sài Gòn. Sau hai trận Corinthians đá bại các đội Sài Gòn chỉ đạo viên ĐT Nam Kỳ là Michand, người Pháp, vận dụng ngay đấu pháp "WM" để chống lại "WM" của Corinthians. đội hình của ĐT Nam Kỳ gồm: Thủ môn Tịnh, hậu vệ: Corea, Trương Tấn Bửu (trung vệ), Cúi; tiền vệ công: Bạch và Tánh; tiền nội đá lùi: E.Quang và Tiền; tiền đạo mũi nhọn: Guichard, Tốt, Đại. Kết quả: ĐT Nam Kỳ phục thù bằng cái thắng 4-1. Những đường bóng thọc sâu xuống hai góc của Bửu cho Đại và Guichard đã làm rối loạn hàng thủ Corinthians.
    Cũng với Trương Tấn Bửu, lần đầu ĐT Nam Kỳ hạ đội Nam Hoa của "cần vương" Lý Huệ Đường, chấm dứt thời kỳ thủ quân đội tuyển "Trung Hoa Dân quốc" (tức Lý Huệ Đường) khoác lác tuyên bố "Bóng đá An Nam như ếch ngồi đáy giếng". "Ếch" từ đáy giếng nhảy lên và hạ đội của Lý Huệ Đường với tỉ số 2-1.
    Dù ông Trương Tấn Bửu bay nhảy trên cỏ ở thế hệ cha tôi nhưng đến thời lớn lên của tôi, tiếng tăm của ông và các đồng đội ĐT Nam Kỳ như Tịnh, Guichard, Tốt, Emile Quang... vẫn còn vang vọng. Và vang vọng mãi đến bây giờ.
    Trương Tấn Bửu đúng là nhân vật tiêu biểu của 100 năm bóng đá VN.
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  6. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Lê Thế Thọ - "Linh hồn" của đội tuyển quốc gia thập kỷ 60

    Liên đoàn bóng đá VN đã chính thức nhận lỗi trước công luận, kết quả cuộc bầu chọn gấp gáp đầu tiên cũng đã được huỷ bỏ. Và giờ ngoài chờ đợi những việc làm tắc trách của LĐ sẽ phải bị xử lý thế nào, giới hâm mộ tiếp tục hướng tới cuộc bầu lại thực sự quy mô để chọn ra người xứng đáng nhất cho danh hiệu Cầu thủ vàng AFC Việt Nam nửa thế kỷ qua. Nhân dịp này xin giới thiệu bài viết của cựu danh thủ Thể Công Ngô Xuân Quýnh, người đang được giao trọng trách biên soạn cuốn sách Lịch sử bóng đá Việt Nam về cựu danh thủ Lê Thế Thọ, người được đề cử cho danh hiệu cao quý này.

    Ông Thọ năm nay 63 tuổi, quê ở thị xã Hải Dương, thuở nhỏ cùng đi học và cùng đá bóng với các ông Phùng Mạnh Ngọc và Phạm ngọc Khánh (P.N. Khánh sau đá cho Thể Công rồi đi chiến đấu, trở thành liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang). Năm 1959, cặp cầu thủ trẻ triển vọng nhất của Hải Dương Thọ - Ngọc đều trúng tuyển vào trường huấn luyện kỹ thuật TDTT TW (Nhổn) làm tuyến hậu bị kế cận cho đội tuyển tập trung mới hình thành với dàn cầu thủ nổi tiếng một thời (Nghĩa, Đô, Thành, Minh, Koóng, Đức...).
    Ngày ấy, tuy kinh tế đời sống còn khó khăn, nhưng Trường HLTW được quan tâm chu đáo, trước hết là mời chuyên gia giỏi từ Liên Xô (cũ) sang giúp. Akimov (thủ môn bậc tiền bối của Iasin) và Krylov tài ba đã thay nhau trực tiếp huấn luyện và đã rất thành công.
    Vốn có năng khiếu bẩm sinh, gặp môi trường thuận lợi, ông Thọ nhanh chóng trưởng thành, sớm lên thay thế các đàn anh, trở thành đảng viên rồi mang băng thủ quân đội tuyển quốc gia nhiều năm.
    Tầm vóc không cao nhưng thể chất phù hợp với bóng đá, nhanh, khéo, dẻo và bền bỉ (ông chạy 3.000m chỉ hết 9 phút 20 giây). Các kỹ thuật đều và ở mức cao, nổi bật là chuyền và sút. Ở vai tiền vệ ông cầm chắc bóng, lắc người động tác giả (ông có tật hay lắc lắc cái đầu và lắc người khi làm động tác giả nên được khán giả và bạn bè gọi là "Thọ lắc", phát hiện được thời cơ thì mớm cho các bạn Long, Phàn, Ngọc... ghi bàn. Ông cũng là chân sút đáng nể.
    Nhưng nét đáng trân trọng ở ông là ngoài tính cần cù, năng nổ như con ong, lên xuống, bao sân liên kết đồng đội bằng đường bóng, ông trở thành "linh hồn" của đội tuyển biết đoàn kết, gần 11 người thành một khối trong thuận lợi cũng như lúc khó khăn, cùng nhau kiên trì thực hiện đấu pháp chung, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo của từng người.
    Chính vì vậy, đội tuyển bóng đá VN (miền Bắc) những năm cuối thập kỷ 60, có thể được coi là có trình độ cao, đồng đều mà chưa có lớp nào hơn được. Hồi đó, các hoạt động cung với Đông Nam Á chưa có nhưng những cuộc độ sức với các đội Đông Âu, Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên đã chứng minh điều đó. Đội CHDCND Triều Tiên đã từng loại đội Italia để vào bán kết ở Mundial London năm 1966 (thắng Bồ Đào Nha 3-0 trước nhưng rồi chịu thua 5-3 do Eusebio quá xuất sắc), nhưng tuyển VN gặp ở Bình Nhưỡng, ở Phnôm Pênh trong giải GANEFO châu Á, đều thi đấu ngang phân, có thắng, có thua. Với tuyển Trung Quốc cũng vậy, những Trương Hồng Căn, Trần Gia Lượng, Lý Trụ Triết... anh hào một thời, nhưng Tuyển VN lứa này cũng chưa coi là đối thủ khó chơi. Thắng tuyển trẻ Liên Xô 1-0 ngay trên sân Dynamo Moscow (đội này sau đó vô địch trẻ châu Âu) dù chỉ là trận giao hữu, nhng cũng nói lên trình độ của các cầu thủ Việt Nam thời đó.
    Năm 1970, đội tuyển tập trung (THLTW) giải thể. Ông Thọ đi học ở CHDC Đức. 1976 về nước, ông tiếp tục cống hiến cho bóng đá Việt Nam. Ông là Phó vụ Trưởng rồi quyền Vụ trưởng vụ TDTT (Tổng cục TDTT) chuyên viên cao cấp rồi trợ lý Bộ trưởng - Chủ nhiệm UBTDTT. Ông tham gia ban trù bị Đại hội, được bầu là Tổng Thư ký BCH khoá I, Phó Chủ tịch khóa II và III. Ông được AFC bổ nhiệm làm giảng viên các lớp HLV bóng đá bằng C. Hiện ông đang cùng Viện Khoa học TDTT hoàn thành một "đĩa" hình hướng dẫn việc huấn luyện kỹ thuật, với những động tác thị phạm chuẩn mực cho công tác đào tạo trẻ.
    Là Chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia khóa I, ông có nhiều đóng góp cho việc hình thành huấn luyện và chỉ đạo thi đấu của đội tuyển quóc gia từ khi chúng ta hòa nhập. Nhiều lần làm đoàn trưởng cùng đội tuyển đi tập huấn, chuẩn bị SEA Games. Đoàn trưởng VN dự Tiger Cup 98 đoạt HCB. Gần đây nhất là cố vấn cho tuyển quốc gia VN dự SEA Games 22 đoạt HCB.
    Gần 50 năm, ông Lê Thế Thọ có những cống hiến thật đáng quý cho bóng đá VN.
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  7. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Lê Thế Thọ - "Linh hồn" của đội tuyển quốc gia thập kỷ 60

    Liên đoàn bóng đá VN đã chính thức nhận lỗi trước công luận, kết quả cuộc bầu chọn gấp gáp đầu tiên cũng đã được huỷ bỏ. Và giờ ngoài chờ đợi những việc làm tắc trách của LĐ sẽ phải bị xử lý thế nào, giới hâm mộ tiếp tục hướng tới cuộc bầu lại thực sự quy mô để chọn ra người xứng đáng nhất cho danh hiệu Cầu thủ vàng AFC Việt Nam nửa thế kỷ qua. Nhân dịp này xin giới thiệu bài viết của cựu danh thủ Thể Công Ngô Xuân Quýnh, người đang được giao trọng trách biên soạn cuốn sách Lịch sử bóng đá Việt Nam về cựu danh thủ Lê Thế Thọ, người được đề cử cho danh hiệu cao quý này.

    Ông Thọ năm nay 63 tuổi, quê ở thị xã Hải Dương, thuở nhỏ cùng đi học và cùng đá bóng với các ông Phùng Mạnh Ngọc và Phạm ngọc Khánh (P.N. Khánh sau đá cho Thể Công rồi đi chiến đấu, trở thành liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang). Năm 1959, cặp cầu thủ trẻ triển vọng nhất của Hải Dương Thọ - Ngọc đều trúng tuyển vào trường huấn luyện kỹ thuật TDTT TW (Nhổn) làm tuyến hậu bị kế cận cho đội tuyển tập trung mới hình thành với dàn cầu thủ nổi tiếng một thời (Nghĩa, Đô, Thành, Minh, Koóng, Đức...).
    Ngày ấy, tuy kinh tế đời sống còn khó khăn, nhưng Trường HLTW được quan tâm chu đáo, trước hết là mời chuyên gia giỏi từ Liên Xô (cũ) sang giúp. Akimov (thủ môn bậc tiền bối của Iasin) và Krylov tài ba đã thay nhau trực tiếp huấn luyện và đã rất thành công.
    Vốn có năng khiếu bẩm sinh, gặp môi trường thuận lợi, ông Thọ nhanh chóng trưởng thành, sớm lên thay thế các đàn anh, trở thành đảng viên rồi mang băng thủ quân đội tuyển quốc gia nhiều năm.
    Tầm vóc không cao nhưng thể chất phù hợp với bóng đá, nhanh, khéo, dẻo và bền bỉ (ông chạy 3.000m chỉ hết 9 phút 20 giây). Các kỹ thuật đều và ở mức cao, nổi bật là chuyền và sút. Ở vai tiền vệ ông cầm chắc bóng, lắc người động tác giả (ông có tật hay lắc lắc cái đầu và lắc người khi làm động tác giả nên được khán giả và bạn bè gọi là "Thọ lắc", phát hiện được thời cơ thì mớm cho các bạn Long, Phàn, Ngọc... ghi bàn. Ông cũng là chân sút đáng nể.
    Nhưng nét đáng trân trọng ở ông là ngoài tính cần cù, năng nổ như con ong, lên xuống, bao sân liên kết đồng đội bằng đường bóng, ông trở thành "linh hồn" của đội tuyển biết đoàn kết, gần 11 người thành một khối trong thuận lợi cũng như lúc khó khăn, cùng nhau kiên trì thực hiện đấu pháp chung, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo của từng người.
    Chính vì vậy, đội tuyển bóng đá VN (miền Bắc) những năm cuối thập kỷ 60, có thể được coi là có trình độ cao, đồng đều mà chưa có lớp nào hơn được. Hồi đó, các hoạt động cung với Đông Nam Á chưa có nhưng những cuộc độ sức với các đội Đông Âu, Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên đã chứng minh điều đó. Đội CHDCND Triều Tiên đã từng loại đội Italia để vào bán kết ở Mundial London năm 1966 (thắng Bồ Đào Nha 3-0 trước nhưng rồi chịu thua 5-3 do Eusebio quá xuất sắc), nhưng tuyển VN gặp ở Bình Nhưỡng, ở Phnôm Pênh trong giải GANEFO châu Á, đều thi đấu ngang phân, có thắng, có thua. Với tuyển Trung Quốc cũng vậy, những Trương Hồng Căn, Trần Gia Lượng, Lý Trụ Triết... anh hào một thời, nhưng Tuyển VN lứa này cũng chưa coi là đối thủ khó chơi. Thắng tuyển trẻ Liên Xô 1-0 ngay trên sân Dynamo Moscow (đội này sau đó vô địch trẻ châu Âu) dù chỉ là trận giao hữu, nhng cũng nói lên trình độ của các cầu thủ Việt Nam thời đó.
    Năm 1970, đội tuyển tập trung (THLTW) giải thể. Ông Thọ đi học ở CHDC Đức. 1976 về nước, ông tiếp tục cống hiến cho bóng đá Việt Nam. Ông là Phó vụ Trưởng rồi quyền Vụ trưởng vụ TDTT (Tổng cục TDTT) chuyên viên cao cấp rồi trợ lý Bộ trưởng - Chủ nhiệm UBTDTT. Ông tham gia ban trù bị Đại hội, được bầu là Tổng Thư ký BCH khoá I, Phó Chủ tịch khóa II và III. Ông được AFC bổ nhiệm làm giảng viên các lớp HLV bóng đá bằng C. Hiện ông đang cùng Viện Khoa học TDTT hoàn thành một "đĩa" hình hướng dẫn việc huấn luyện kỹ thuật, với những động tác thị phạm chuẩn mực cho công tác đào tạo trẻ.
    Là Chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia khóa I, ông có nhiều đóng góp cho việc hình thành huấn luyện và chỉ đạo thi đấu của đội tuyển quóc gia từ khi chúng ta hòa nhập. Nhiều lần làm đoàn trưởng cùng đội tuyển đi tập huấn, chuẩn bị SEA Games. Đoàn trưởng VN dự Tiger Cup 98 đoạt HCB. Gần đây nhất là cố vấn cho tuyển quốc gia VN dự SEA Games 22 đoạt HCB.
    Gần 50 năm, ông Lê Thế Thọ có những cống hiến thật đáng quý cho bóng đá VN.
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  8. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Ba Đẻn - Nguyễn Thế Anh
    Tôi xin phép được đặt tên bài báo này như thế. Nó nghe có vẻ hơi xưa, giống như một cái tên võ hiệp trượng nghĩa thời Tam Quốc, Thuỷ Hử. Chẳng hạn, Thường Sơn - Triệu Tử Long. Nghe hơi xa xôi, nhưng rất gần gũi, lại có chút oai hùng. Vâng, với những người hâm mộ bóng đá, Ba Đẻn là một hiện tượng đặc biệt, một tài năng đáng yêu, một hình ảnh không bao giờ có thể phai nhoà.
    Trong bản danh sách đề cử bầu chọn ?oCầu thủ vàng AFC 50 năm?, Ba Đẻn- Nguyễn Thế Anh cũng có một số phận đặc biệt. Lúc đầu, BTC không giới thiệu anh. Sau đó phóng viên đề nghị bổ sung tên anh vào danh sách. Mãi đến tối mới có quyết định cuối cùng: từ 7 ứng cử viên, bây giờ là 8. Người thứ tám, người cuối cùng, chính là cầu thủ mà chúng ta nhắc đến trong bài báo này. Hình như, anh không phải là người được số phận ưu ái. Nhưng những khán giả yêu anh và nhớ anh thì rất nhiều.
    Trong số 8 danh thủ được giới thiệu, ai cũng tài danh, ai cũng xứng đáng. Có tên trong danh sách này đã là một sự tôn vinh. Nhưng với Ba Đẻn thì còn một điểm đặc biệt khác nữa. BTC phân cầu thủ ra làm nhiều thế hệ. Ba Đẻn được xếp trong cùng thế hệ với Nguyễn Trọng Giáp, trước thế hệ Nguyễn Cao Cường. Đúng mà cũng không đúng. Đúng vì Ba Đẻn thuộc lứa cầu thủ Thể Công năm 65, lứa Nguyễn Trọng Giáp. Nhưng nếu Giáp nghỉ thi đấu từ năm 1979, thì Ba Đẻn tiếp tục chơi bóng đến tận năm 1984, và anh chơi cùng Cao Cường, người em trai của mình. Bởi thế, xin hãy ghi nhận Ba Đẻn là một cầu thủ vàng suốt hai thế hệ. Lần đầu tiên khán giả biết đến Ba Đẻn là trận ra mắt của đội Thể Công vừa đi tập huấn trở về năm 1968. Những trận cuối cùng của đời cầu thủ, anh vẫn tả xung hữu đột làm kinh hoàng đối thủ trong khuôn khổ giải vô địch Quân đội các nước anh em (SKDA 1984). Suốt 16 năm thi đấu đỉnh cao, lúc nào cũng chói sáng, liệu đã mấy người làm được như thế? Đấy không chỉ là tài năng, mà còn là ý chí kiên cường, là sự khổ luyện miệt mài, là lòng say mê bóng đá đến điên khùng, là thái độ cống hiến, phục vụ hết mình cho khán giả.
    Không có cầu thủ nào tách rời đội bóng. Đội bóng của Ba Đẻn là Thể Công. Nếu bầu chọn ?oĐội bóng vàng 50 năm? của bóng đá Việt Nam, thì có lẽ Thể Công là một ứng cử viên sáng giá. Chỉ trừ vài ba năm trở lại đây, vì không giải quyết được vấn đề quan niệm và cơ chế nên đội bóng này cứ mãi lao đao trong cuộc chiến trụ hạng, còn thì gần suốt 50 năm ấy, Thể Công luôn là lá cờ đầu của bóng đá Việt Nam. Là đội bóng có nhiều thành tích nhất, nhưng quan trọng hơn - là đội bóng có nhiều cổ động viên nhất, đội bóng có sức sống xã hội sôi động nhất. Trong cả lịch sử dài lâu ấy, nhiều cái tên đã đọng lại, như Trương Tấn Bửu - Trương Tấn Nghĩa, Tý Bồ..., như Tiền - Nhi - Chi - Út..., như Thế Anh, Giáp - Mỵ - Khánh - Cao Cường..., như Thế Nam, như Hồng Sơn... Năm 1994-95, Cao Cường được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất 20 năm sau ngày giải phóng. Thực mừng cho Cao Cường khi anh nhận được một danh hiệu vinh quang và xứng đáng. Trong danh sách 11 cầu thủ của đội hình được chọn ấy, vị trí tiền đạo cánh trái thuộc về Ba Đẻn- không có bất cứ một sự cạnh tranh nào. Còn nếu kể thêm 7 năm trước đó, ngôi số 1 toàn cục khó tuột khỏi tay Ba Đẻn - Nguyễn Thế Anh.
    Ba Đẻn còn là một cầu thủ để lại dấu ấn và sự ghi nhận trên đấu trường quốc tế. Năm 1975, Thể Công sang Đức thi đấu. Tờ ?oFuwo? và tờ ?oSportecho? đều ghi nhận ?ocầu thủ bên cánh trái của đội Việt Nam là người gây ấn tượng mạnh mẽ nhất trên sân?, các chuyên gia cho rằng, Thế Anh là cầu thủ Việt Nam có thể thi đấu ở giải Oberliga - giải vô địch của các đội ngoại hạng CHDC Đức vào thời kỳ ấy. Tại Liên Xô, tại Cu Ba, ấn tượng mà Thế Anh để lại cũng mạnh mẽ không kém. Còn nhớ mãi bàn gỡ hoà 3-3 của Thể Công trong trận đấu với đội Karl Marx Stadt: từ một đường lật cánh, anh tăng tốc và lao vào như một mũi tên, bay người đánh đầu ở độ cao chừng một mét. Bóng xé lưới trong tiếng reo hò cuồng nhiệt của khán giả. Đấy là một bàn thắng mà Oberliga cũng phải thán phục. Bàn thắng này giống hệt bàn thắng vào lưới Cu Ba trong thắng lợi 3-2, của Thể Công 5 năm trước trên SVĐ Hàng Đẫy.
    Ngoài những phút náo nức trên sân hay hồi hộp trước màn ảnh truyền hình, một cái thú của người xem bóng đá là khoảng thời gian tĩnh lặng, ngồi tưởng tượng lại, sống lại những pha bóng mà mình đã đắm đuối đến mức để đời. Ba Đẻn là cầu thủ có nhiều nhất những pha bóng thuộc loại ấy. Anh có thể băng xuống cực nhanh, anh có thể dừng lại bất ngờ hay đột ngột đổi hướng, anh có thể lắc người - đảo chân khiến đối thủ chôn chân bất động do không biết đường nào mà lần. Khoái nhất là xem Ba Đẻn vượt qua các cầu thủ nước ngoài cao lớn hơn anh nhiều. Những lúc ấy sao mà thấy sung sướng, sao mà thấy tự hào. Ba Đẻn có thể lật cánh chuẩn xác, có thể ghi bàn bằng chân và bằng đầu. Thú vị nhất là nhiều bàn thắng của anh chỉ là những cú sút nhẹ nhàng nhưng vô cùng ác hiểm, khiến thủ môn bó tay chỉ còn có thể nhìn theo bóng vào lưới - như bàn thắng cuối cùng trong trận Thể Công hạ Thanh niên Bắc Kinh 3-1. Ngay cả cú đá phạt đền của Ba Đẻn cũng như ma thuật. Nhà văn Anh Ngọc đã tả cú đá phạt này rất tài tình trong cuốn sách ?Ba cuộc đời và một trái bóng?, khi Ba Đẻn biểu diễn cho tác giả xem tại nhà riêng mà quả bóng được thay bằng một con thú nhồi bông. Kỳ diệu đến mức nhà văn phải viết: ?Sự thực là thế, còn bạn đọc có tin hay không thì tùy?. Cả chục năm sau, khán giả lại được chứng kiến cú sút 11m kỳ lạ ấy của anh, trong giải bóng đá Lão tướng mùa Xuân tại TPHCM, cú đá chỉ có thể được mô tả bằng hai từ ?oma quái?. Năm tháng qua đi, mà tài năng vẫn mãi mãi còn đó.
    Cái sức hút đưa khán giả đến sân của Ba Đẻn thật lớn. Ngày còn nhỏ, một lần tôi được ngắm Ba Đẻn trên phố Tràng Tiền, trước cửa hiệu sách ngoại văn. Sướng đến run ngời, về nhà suốt mấy đêm liền trằn trọc không ngủ được. Trong ánh lửa, mầu cờ của Thể Công trong mỗi lần ra sân, Ba Đẻn luôn là một hiện thân của tinh thần thi đấu ngoan cường. Trong các trận thi đấu quốc tế, khi đội nhà lép vế, mọi hy vọng vùng lên hay đổi khác đều trước hết được đặt vào Ba Đẻn. Anh trở thành tượng trưng cho mơ ước, khát khao của bóng đá nước nhà.
    Không giống với nhiều cầu thủ khác, sau khi rời sân và treo giầy, Ba Đẻn - Nguyễn Thế Anh sống cuộc đời khá yên tĩnh. Anh không thể ngồi văn phòng, không có tướng trở thành quan chức, cũng chẳng hợp với cương vị HLV. Cái vị trí thích hợp nhất với Ba Đẻn chỉ có thể là cầu thủ trên sân. Phải chăng, chính vì lẽ đó mà đời cầu thủ của anh thật dài, thật hấp dẫn. Và nếu bạn có cơ hội thì nói chuyện với Ba Đẻn là một điều cực thú. Anh thẳng thắn, thông minh, dí dỏm, nhận xét độc đáo và khá cực đoan. Ngồi nói chuyện với anh không nhận thấy thời gian đã trôi qua như thế nào. Gầy và đen, nhưng mắt rất sáng, Ba Đẻn vẫn giàu sức sống như những năm nào. Quái, sao trong suốt ngần ấy năm lăn lộn trên sân cỏ mà danh thủ này chưa một lần chấn thương nhỉ? Sức sống của một cầu thủ thật mãnh liệt. Ba Đẻn - Nguyễn Thế Anh. (Theo Báo Bóng Đá)
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  9. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Ba Đẻn - Nguyễn Thế Anh
    Tôi xin phép được đặt tên bài báo này như thế. Nó nghe có vẻ hơi xưa, giống như một cái tên võ hiệp trượng nghĩa thời Tam Quốc, Thuỷ Hử. Chẳng hạn, Thường Sơn - Triệu Tử Long. Nghe hơi xa xôi, nhưng rất gần gũi, lại có chút oai hùng. Vâng, với những người hâm mộ bóng đá, Ba Đẻn là một hiện tượng đặc biệt, một tài năng đáng yêu, một hình ảnh không bao giờ có thể phai nhoà.
    Trong bản danh sách đề cử bầu chọn ?oCầu thủ vàng AFC 50 năm?, Ba Đẻn- Nguyễn Thế Anh cũng có một số phận đặc biệt. Lúc đầu, BTC không giới thiệu anh. Sau đó phóng viên đề nghị bổ sung tên anh vào danh sách. Mãi đến tối mới có quyết định cuối cùng: từ 7 ứng cử viên, bây giờ là 8. Người thứ tám, người cuối cùng, chính là cầu thủ mà chúng ta nhắc đến trong bài báo này. Hình như, anh không phải là người được số phận ưu ái. Nhưng những khán giả yêu anh và nhớ anh thì rất nhiều.
    Trong số 8 danh thủ được giới thiệu, ai cũng tài danh, ai cũng xứng đáng. Có tên trong danh sách này đã là một sự tôn vinh. Nhưng với Ba Đẻn thì còn một điểm đặc biệt khác nữa. BTC phân cầu thủ ra làm nhiều thế hệ. Ba Đẻn được xếp trong cùng thế hệ với Nguyễn Trọng Giáp, trước thế hệ Nguyễn Cao Cường. Đúng mà cũng không đúng. Đúng vì Ba Đẻn thuộc lứa cầu thủ Thể Công năm 65, lứa Nguyễn Trọng Giáp. Nhưng nếu Giáp nghỉ thi đấu từ năm 1979, thì Ba Đẻn tiếp tục chơi bóng đến tận năm 1984, và anh chơi cùng Cao Cường, người em trai của mình. Bởi thế, xin hãy ghi nhận Ba Đẻn là một cầu thủ vàng suốt hai thế hệ. Lần đầu tiên khán giả biết đến Ba Đẻn là trận ra mắt của đội Thể Công vừa đi tập huấn trở về năm 1968. Những trận cuối cùng của đời cầu thủ, anh vẫn tả xung hữu đột làm kinh hoàng đối thủ trong khuôn khổ giải vô địch Quân đội các nước anh em (SKDA 1984). Suốt 16 năm thi đấu đỉnh cao, lúc nào cũng chói sáng, liệu đã mấy người làm được như thế? Đấy không chỉ là tài năng, mà còn là ý chí kiên cường, là sự khổ luyện miệt mài, là lòng say mê bóng đá đến điên khùng, là thái độ cống hiến, phục vụ hết mình cho khán giả.
    Không có cầu thủ nào tách rời đội bóng. Đội bóng của Ba Đẻn là Thể Công. Nếu bầu chọn ?oĐội bóng vàng 50 năm? của bóng đá Việt Nam, thì có lẽ Thể Công là một ứng cử viên sáng giá. Chỉ trừ vài ba năm trở lại đây, vì không giải quyết được vấn đề quan niệm và cơ chế nên đội bóng này cứ mãi lao đao trong cuộc chiến trụ hạng, còn thì gần suốt 50 năm ấy, Thể Công luôn là lá cờ đầu của bóng đá Việt Nam. Là đội bóng có nhiều thành tích nhất, nhưng quan trọng hơn - là đội bóng có nhiều cổ động viên nhất, đội bóng có sức sống xã hội sôi động nhất. Trong cả lịch sử dài lâu ấy, nhiều cái tên đã đọng lại, như Trương Tấn Bửu - Trương Tấn Nghĩa, Tý Bồ..., như Tiền - Nhi - Chi - Út..., như Thế Anh, Giáp - Mỵ - Khánh - Cao Cường..., như Thế Nam, như Hồng Sơn... Năm 1994-95, Cao Cường được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất 20 năm sau ngày giải phóng. Thực mừng cho Cao Cường khi anh nhận được một danh hiệu vinh quang và xứng đáng. Trong danh sách 11 cầu thủ của đội hình được chọn ấy, vị trí tiền đạo cánh trái thuộc về Ba Đẻn- không có bất cứ một sự cạnh tranh nào. Còn nếu kể thêm 7 năm trước đó, ngôi số 1 toàn cục khó tuột khỏi tay Ba Đẻn - Nguyễn Thế Anh.
    Ba Đẻn còn là một cầu thủ để lại dấu ấn và sự ghi nhận trên đấu trường quốc tế. Năm 1975, Thể Công sang Đức thi đấu. Tờ ?oFuwo? và tờ ?oSportecho? đều ghi nhận ?ocầu thủ bên cánh trái của đội Việt Nam là người gây ấn tượng mạnh mẽ nhất trên sân?, các chuyên gia cho rằng, Thế Anh là cầu thủ Việt Nam có thể thi đấu ở giải Oberliga - giải vô địch của các đội ngoại hạng CHDC Đức vào thời kỳ ấy. Tại Liên Xô, tại Cu Ba, ấn tượng mà Thế Anh để lại cũng mạnh mẽ không kém. Còn nhớ mãi bàn gỡ hoà 3-3 của Thể Công trong trận đấu với đội Karl Marx Stadt: từ một đường lật cánh, anh tăng tốc và lao vào như một mũi tên, bay người đánh đầu ở độ cao chừng một mét. Bóng xé lưới trong tiếng reo hò cuồng nhiệt của khán giả. Đấy là một bàn thắng mà Oberliga cũng phải thán phục. Bàn thắng này giống hệt bàn thắng vào lưới Cu Ba trong thắng lợi 3-2, của Thể Công 5 năm trước trên SVĐ Hàng Đẫy.
    Ngoài những phút náo nức trên sân hay hồi hộp trước màn ảnh truyền hình, một cái thú của người xem bóng đá là khoảng thời gian tĩnh lặng, ngồi tưởng tượng lại, sống lại những pha bóng mà mình đã đắm đuối đến mức để đời. Ba Đẻn là cầu thủ có nhiều nhất những pha bóng thuộc loại ấy. Anh có thể băng xuống cực nhanh, anh có thể dừng lại bất ngờ hay đột ngột đổi hướng, anh có thể lắc người - đảo chân khiến đối thủ chôn chân bất động do không biết đường nào mà lần. Khoái nhất là xem Ba Đẻn vượt qua các cầu thủ nước ngoài cao lớn hơn anh nhiều. Những lúc ấy sao mà thấy sung sướng, sao mà thấy tự hào. Ba Đẻn có thể lật cánh chuẩn xác, có thể ghi bàn bằng chân và bằng đầu. Thú vị nhất là nhiều bàn thắng của anh chỉ là những cú sút nhẹ nhàng nhưng vô cùng ác hiểm, khiến thủ môn bó tay chỉ còn có thể nhìn theo bóng vào lưới - như bàn thắng cuối cùng trong trận Thể Công hạ Thanh niên Bắc Kinh 3-1. Ngay cả cú đá phạt đền của Ba Đẻn cũng như ma thuật. Nhà văn Anh Ngọc đã tả cú đá phạt này rất tài tình trong cuốn sách ?Ba cuộc đời và một trái bóng?, khi Ba Đẻn biểu diễn cho tác giả xem tại nhà riêng mà quả bóng được thay bằng một con thú nhồi bông. Kỳ diệu đến mức nhà văn phải viết: ?Sự thực là thế, còn bạn đọc có tin hay không thì tùy?. Cả chục năm sau, khán giả lại được chứng kiến cú sút 11m kỳ lạ ấy của anh, trong giải bóng đá Lão tướng mùa Xuân tại TPHCM, cú đá chỉ có thể được mô tả bằng hai từ ?oma quái?. Năm tháng qua đi, mà tài năng vẫn mãi mãi còn đó.
    Cái sức hút đưa khán giả đến sân của Ba Đẻn thật lớn. Ngày còn nhỏ, một lần tôi được ngắm Ba Đẻn trên phố Tràng Tiền, trước cửa hiệu sách ngoại văn. Sướng đến run ngời, về nhà suốt mấy đêm liền trằn trọc không ngủ được. Trong ánh lửa, mầu cờ của Thể Công trong mỗi lần ra sân, Ba Đẻn luôn là một hiện thân của tinh thần thi đấu ngoan cường. Trong các trận thi đấu quốc tế, khi đội nhà lép vế, mọi hy vọng vùng lên hay đổi khác đều trước hết được đặt vào Ba Đẻn. Anh trở thành tượng trưng cho mơ ước, khát khao của bóng đá nước nhà.
    Không giống với nhiều cầu thủ khác, sau khi rời sân và treo giầy, Ba Đẻn - Nguyễn Thế Anh sống cuộc đời khá yên tĩnh. Anh không thể ngồi văn phòng, không có tướng trở thành quan chức, cũng chẳng hợp với cương vị HLV. Cái vị trí thích hợp nhất với Ba Đẻn chỉ có thể là cầu thủ trên sân. Phải chăng, chính vì lẽ đó mà đời cầu thủ của anh thật dài, thật hấp dẫn. Và nếu bạn có cơ hội thì nói chuyện với Ba Đẻn là một điều cực thú. Anh thẳng thắn, thông minh, dí dỏm, nhận xét độc đáo và khá cực đoan. Ngồi nói chuyện với anh không nhận thấy thời gian đã trôi qua như thế nào. Gầy và đen, nhưng mắt rất sáng, Ba Đẻn vẫn giàu sức sống như những năm nào. Quái, sao trong suốt ngần ấy năm lăn lộn trên sân cỏ mà danh thủ này chưa một lần chấn thương nhỉ? Sức sống của một cầu thủ thật mãnh liệt. Ba Đẻn - Nguyễn Thế Anh. (Theo Báo Bóng Đá)
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  10. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    TRƯƠNG TẤN NGHĨA
    CHA CON DANH THỦ
    ... Nhắc đến đội quân áo đỏ (Thể Công) như gợi nhớ về một thời đã qua. Một tập thể gắn bó, kỷ luật thép, một ý chí kiên cường, năng lực bền bỉ, tinh thần quyết liệt đầy vẻ đẹp thể thao làm say mê biết bao lòng người?Trong đội hình Thể Công ngày ấy, có 2 cha con cùng khoác chung màu áo và đều nổi danh: Trung vệ Trương Tấn Bửu và tiền đạo Trương Tấn Nghĩa.
    Nhiều người thường bảo: ?oBóng đá và nghệ thuật rất gần nhau. Phải có tài năng thật sự mới giành được chỗ đứng cho mình?. Bản thân ông có yêu thích văn hóa, văn học nghệ thuật không? Đội Thể Công hiện nay thi đấu sa sút được lý giải vì làm bóng đá chuyên nghiệp, TC không có ngoại binh khiến khán giả ái mộ rất buồn và không đồng tình vì ngày trước TC cũng chẳng có ngoại binh mà vẫn thắng trên sân SKDA đầy những chiến binh ưu tú châu Aâu. Với tư cách là cầu thủ gắn bó lâu dài trong đội hình Thể Công cũng như tuyển Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ông có suy nghĩ và nhận xét gì về điều này? (DƯƠNG TRỌNG THÂN ?" Khu phố 3, phường Hiệp Phú ?" quận 9, TPHCM).
    Bản thân tôi rất thích văn hóa nghệ thuật bởi cầu thủ và nghệ sĩ rất gần nhau, một trên sân cỏ và một trên sân khấu. Tất cả đều mang lại niềm vui cho mọi người. Tôi không đồng tình với cách lý giải là đội Thể Công không có cầu thủ ngoại nên thi đấu sa sút. Trước đây, bóng đá Việt Nam đâu có cầu thủ ngoại mà vẫn thắng các đội ngoại quốc. Tuy vóc dáng không bằng nhưng cầu thủ ta có kỹ thuật, dẻo dai và nhất là có một tinh thần, ý chí quyết thắng.
    Có ý kiến cho rằng thế hệ cầu thủ của ông mới thật sự đá bóng vì màu cờ sắc áo, còn bây giờ thời kinh tế thị trường, đội bóng nào trả lương cao thì họ đầu quân, sẵn sàng từ bỏ đội bóng cũ. Oâng có suy nghĩ gì về điều này? Oâng nhận xét thế nào về cầu thủ bây giờ, họ có tài năng như thế hệ cầu thủ của ông không? (LÂM PHÚ QUÝ ?" ấp Bình Hữu 2, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa ?" Long An).
    Đúng! Thời của chúng tôi khi đã ra sân là thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo, đôi khi đang đá mà cứ lo hết giờ. Tôi thấy bây giờ cầu thủ yếu về mọi mặt, tài năng ngày càng hiếm, chỉ có hơn về vật chất mà thôi. Ngày xưa, chúng tôi thi đấu không được bài bản như bây giờ nhưng có kỹ thuật rất tốt. Bóng đá là trực quan mà, thấy là học nhưng tùy theo tài năng bẩm sinh của từng người để phát huy đúng lúc.
    Cuộc đời của ông gắn liền với bóng đá và nổi danh trong đội hình Thể Công, chắc hẳn trong ông sẽ có nhiều kỷ niệm sâu sắc thời vàng son của đội Thể Công? Những ngày tươi đẹp của đội Thể Công đã qua, bây giờ là lúc ?olửa thử vàng, gian nan thử sức?. Oâng có lời khuyên gì trong giai đoạn khó khăn hiện nay? (TRẦN VĂN CHẨN ?" 12 Hoàng Đức Tương, phường 4, quận 11 ?" TPHCM. TĂNG QUỐC QUANG ?" 46/2 Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều ?" TP Cần Thơ).
    Nói là thời vàng son thì hơi quá, nhưng thời của chúng tôi hầu như đá trận nào cũng như trận ấy, ra sân là đá hết mình và mỗi trận đấu đều có niềm vui riêng của nó. Nói về kỷ niệm thì nhiều lắm, bây giờ lớn tuổi rồi không nhớ hết, chỉ nhắc lại một vài trận đấu đáng nhớ thôi. Đó là trận gặp CLB Bresob của Tiệp Khắc vào khoảng năm 64-65. Trận đó tôi bị đau chân phải ngồi ngoài, đội bạn có 5 cầu thủ trong đội tuyển QG và dẫn trước ta 1-0. Khi ta tặng quà lưu niệm cho đội bạn lại bị nói khích: ?oChừng nào chúng tôi thắng đến 7 trái mới nhận quà??. Khi chỉ còn khoảng 5 phút là hết trận, tôi được HLV Trương Tấn Bửu tung vào sân và trong vòng 5 phút, tôi đã 3 lần ghi bàn để giành lại chiến thắng 3-1.
    Thưa ông, sự nghiệp của ông có ảnh hưởng gì từ người cha cũng là cựu danh thủ Trương Tấn Bửu? Ông thành danh là nhờ sự nổi tiếng của người cha hay tự chính bản thân mình? (VÕ TẤN ĐẠT ?" đội Karatedo Trường Nghiệp vụ TDTT tỉnh Đồng Tháp).
    Dĩ nhiên là cũng phải có ảnh hưởng từ huyết thống, nhưng cái chính là phải tự thân rèn luyện và do bản năng của mình nữa. Như khi ông già (Trương Tấn Bửu) tham gia kháng chiến, lúc đó tôi đã đá cho đội Xóm Củi. Tuy là cha con, nhưng có lúc tôi và ông cũng bất đồng ý kiến.
    Oâng đã nối nghiệp theo người cha, cống hiến cuộc đời cầu thủ cho đội Thể Công. Oâng có nhận xét khái quát gì về đội Thể Công ngày xưa và Thể Công ngày nay? Sau thời ông, tiền đạo nào của đội Thể Công mà ông thích nhất? Oâng có lời nhắn nhủ gì với các cầu thủ trẻ đang thi đấu cho CLB và đội tuyển quốc gia? (TRẦN THẾ VINH ?" Đại học chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau. TRẦN NHẬT ANH ?" ấp Mỹ Lòng I, Long Xuyên ?" An Giang).
    Như đã nói ở trên, cũng khó mà nhận xét bởi lối đá ngày xưa và bây giờ đã khác nhau rất nhiều, nhưng có một điểm tôi luôn nhấn mạnh là thời chúng tôi luôn thi đấu với tinh thần thần và ý chí cao. Thế Anh và Cao Cường là 2 tiền đạo mà tôi thích nhất, hai cầu thủ này đều có những nét độc đáo riêng. Sau ngày thống nhất đất nước còn có Võ Thành Sơn của đội Sở Công nghiệp. Lời khuyên cho các cầu thủ trẻ là phải luôn tự rèn luyện và thi đấu tận tâm, tận tình.
    Thưa ông, là người gắn bó lâu năm với đội Thể Công, vậy để tìm lại được thời vàng son năm xưa, BHL hiện nay cần có những biện pháp chấn chỉnh gì? Cái thiếu lớn nhất của cầu thủ hiện nay là gì? Oâng có sẵn lòng làm cố vấn cho đội tuyển nước nhà nếu có lời mời? (NGUYỄN NGỌC THẠCH ?" 106/D8 Lê Văn Thọ, phường 11 quận Gò Vấp ?" TPHCM).
    Vấn đề của Thể Công hiện nay cũng khó bởi đang thiếu những cầu thủ tài năng. Hồi đó, mỗi vị trí trên sân đều tạo được sự an tâm cho mọi người còn bây giờ, tôi thấy các cầu thủ trẻ còn rất yếu về kỹ thuật, ngay cả ở các đội chuyên nghiệp và nhất là rất ngại dứt điểm. Thời chúng tôi, mỗi vị trí đều có thể ghi bàn. Bây giờ thấy vất vả quá! Hiện nay, sức khỏe của tôi không cho phép mình vận động mạnh, nhưng tôi sẵn lòng tham gia ý kiến đóng góp cho sự phát triển của bóng đá nước nhà.
    Oâng có cảm xúc gì khi người cha quá cố vừa được tôn vinh là cầu thủ lịch sử của bóng đá Việt Nam? Sau ông, còn có con cháu nào nối nghiệp đá bóng? Theo ông, có cần phải sửa đổi quy chế của ngành thể thao quân đội để đội Thể Công và các đội bóng thuộc quân đội được vững tiến trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp? (TRẦN THẾ VIÊN ?" Trường Sinh ngữ quốc tế SIMI, 92 Sương Nguyệt Ánh, quận I ?" TPHCM. ĐỖ THÙY DIỄM TRANG ?" 137/1 Lê Văn Thọ, phường 11, quận Gò Vấp. TRẦN VĂN CHINH ?" Điện lực Vĩnh Long).
    Cả gia đình tôi đều rất vinh dự và phấn khởi khi có người thân được tôn vinh là cầu thủ lịch sử của bóng đá Việt Nam. Hầu như cả gia đình tôi đều theo nghiệp đá bóng, có thể kể vài người như người chú Trương Tấn Được ?" thi đấu ở đội tuyển Nam phần; hai người em Trương Tấn Nghiêm, Trương Tấn Kiệt (đã mất) ?Theo ý kiến riêng tôi, không nên thay đổi quy chế của ngành thể thao quân đội, còn nếu có điều kiện thì làm để theo kịp xu hướng mới, nhưng tinh thần thì không nên!
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH

Chia sẻ trang này