1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lưu danh sân cỏ ( Nơi lưu giữ các bài viết hay về bóng đá VIỆT NAM ).

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi nguyenvantruongvn, 21/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    TRƯƠNG TẤN NGHĨA
    CHA CON DANH THỦ
    ... Nhắc đến đội quân áo đỏ (Thể Công) như gợi nhớ về một thời đã qua. Một tập thể gắn bó, kỷ luật thép, một ý chí kiên cường, năng lực bền bỉ, tinh thần quyết liệt đầy vẻ đẹp thể thao làm say mê biết bao lòng người?Trong đội hình Thể Công ngày ấy, có 2 cha con cùng khoác chung màu áo và đều nổi danh: Trung vệ Trương Tấn Bửu và tiền đạo Trương Tấn Nghĩa.
    Nhiều người thường bảo: ?oBóng đá và nghệ thuật rất gần nhau. Phải có tài năng thật sự mới giành được chỗ đứng cho mình?. Bản thân ông có yêu thích văn hóa, văn học nghệ thuật không? Đội Thể Công hiện nay thi đấu sa sút được lý giải vì làm bóng đá chuyên nghiệp, TC không có ngoại binh khiến khán giả ái mộ rất buồn và không đồng tình vì ngày trước TC cũng chẳng có ngoại binh mà vẫn thắng trên sân SKDA đầy những chiến binh ưu tú châu Aâu. Với tư cách là cầu thủ gắn bó lâu dài trong đội hình Thể Công cũng như tuyển Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ông có suy nghĩ và nhận xét gì về điều này? (DƯƠNG TRỌNG THÂN ?" Khu phố 3, phường Hiệp Phú ?" quận 9, TPHCM).
    Bản thân tôi rất thích văn hóa nghệ thuật bởi cầu thủ và nghệ sĩ rất gần nhau, một trên sân cỏ và một trên sân khấu. Tất cả đều mang lại niềm vui cho mọi người. Tôi không đồng tình với cách lý giải là đội Thể Công không có cầu thủ ngoại nên thi đấu sa sút. Trước đây, bóng đá Việt Nam đâu có cầu thủ ngoại mà vẫn thắng các đội ngoại quốc. Tuy vóc dáng không bằng nhưng cầu thủ ta có kỹ thuật, dẻo dai và nhất là có một tinh thần, ý chí quyết thắng.
    Có ý kiến cho rằng thế hệ cầu thủ của ông mới thật sự đá bóng vì màu cờ sắc áo, còn bây giờ thời kinh tế thị trường, đội bóng nào trả lương cao thì họ đầu quân, sẵn sàng từ bỏ đội bóng cũ. Oâng có suy nghĩ gì về điều này? Oâng nhận xét thế nào về cầu thủ bây giờ, họ có tài năng như thế hệ cầu thủ của ông không? (LÂM PHÚ QUÝ ?" ấp Bình Hữu 2, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa ?" Long An).
    Đúng! Thời của chúng tôi khi đã ra sân là thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo, đôi khi đang đá mà cứ lo hết giờ. Tôi thấy bây giờ cầu thủ yếu về mọi mặt, tài năng ngày càng hiếm, chỉ có hơn về vật chất mà thôi. Ngày xưa, chúng tôi thi đấu không được bài bản như bây giờ nhưng có kỹ thuật rất tốt. Bóng đá là trực quan mà, thấy là học nhưng tùy theo tài năng bẩm sinh của từng người để phát huy đúng lúc.
    Cuộc đời của ông gắn liền với bóng đá và nổi danh trong đội hình Thể Công, chắc hẳn trong ông sẽ có nhiều kỷ niệm sâu sắc thời vàng son của đội Thể Công? Những ngày tươi đẹp của đội Thể Công đã qua, bây giờ là lúc ?olửa thử vàng, gian nan thử sức?. Oâng có lời khuyên gì trong giai đoạn khó khăn hiện nay? (TRẦN VĂN CHẨN ?" 12 Hoàng Đức Tương, phường 4, quận 11 ?" TPHCM. TĂNG QUỐC QUANG ?" 46/2 Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều ?" TP Cần Thơ).
    Nói là thời vàng son thì hơi quá, nhưng thời của chúng tôi hầu như đá trận nào cũng như trận ấy, ra sân là đá hết mình và mỗi trận đấu đều có niềm vui riêng của nó. Nói về kỷ niệm thì nhiều lắm, bây giờ lớn tuổi rồi không nhớ hết, chỉ nhắc lại một vài trận đấu đáng nhớ thôi. Đó là trận gặp CLB Bresob của Tiệp Khắc vào khoảng năm 64-65. Trận đó tôi bị đau chân phải ngồi ngoài, đội bạn có 5 cầu thủ trong đội tuyển QG và dẫn trước ta 1-0. Khi ta tặng quà lưu niệm cho đội bạn lại bị nói khích: ?oChừng nào chúng tôi thắng đến 7 trái mới nhận quà??. Khi chỉ còn khoảng 5 phút là hết trận, tôi được HLV Trương Tấn Bửu tung vào sân và trong vòng 5 phút, tôi đã 3 lần ghi bàn để giành lại chiến thắng 3-1.
    Thưa ông, sự nghiệp của ông có ảnh hưởng gì từ người cha cũng là cựu danh thủ Trương Tấn Bửu? Ông thành danh là nhờ sự nổi tiếng của người cha hay tự chính bản thân mình? (VÕ TẤN ĐẠT ?" đội Karatedo Trường Nghiệp vụ TDTT tỉnh Đồng Tháp).
    Dĩ nhiên là cũng phải có ảnh hưởng từ huyết thống, nhưng cái chính là phải tự thân rèn luyện và do bản năng của mình nữa. Như khi ông già (Trương Tấn Bửu) tham gia kháng chiến, lúc đó tôi đã đá cho đội Xóm Củi. Tuy là cha con, nhưng có lúc tôi và ông cũng bất đồng ý kiến.
    Oâng đã nối nghiệp theo người cha, cống hiến cuộc đời cầu thủ cho đội Thể Công. Oâng có nhận xét khái quát gì về đội Thể Công ngày xưa và Thể Công ngày nay? Sau thời ông, tiền đạo nào của đội Thể Công mà ông thích nhất? Oâng có lời nhắn nhủ gì với các cầu thủ trẻ đang thi đấu cho CLB và đội tuyển quốc gia? (TRẦN THẾ VINH ?" Đại học chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau. TRẦN NHẬT ANH ?" ấp Mỹ Lòng I, Long Xuyên ?" An Giang).
    Như đã nói ở trên, cũng khó mà nhận xét bởi lối đá ngày xưa và bây giờ đã khác nhau rất nhiều, nhưng có một điểm tôi luôn nhấn mạnh là thời chúng tôi luôn thi đấu với tinh thần thần và ý chí cao. Thế Anh và Cao Cường là 2 tiền đạo mà tôi thích nhất, hai cầu thủ này đều có những nét độc đáo riêng. Sau ngày thống nhất đất nước còn có Võ Thành Sơn của đội Sở Công nghiệp. Lời khuyên cho các cầu thủ trẻ là phải luôn tự rèn luyện và thi đấu tận tâm, tận tình.
    Thưa ông, là người gắn bó lâu năm với đội Thể Công, vậy để tìm lại được thời vàng son năm xưa, BHL hiện nay cần có những biện pháp chấn chỉnh gì? Cái thiếu lớn nhất của cầu thủ hiện nay là gì? Oâng có sẵn lòng làm cố vấn cho đội tuyển nước nhà nếu có lời mời? (NGUYỄN NGỌC THẠCH ?" 106/D8 Lê Văn Thọ, phường 11 quận Gò Vấp ?" TPHCM).
    Vấn đề của Thể Công hiện nay cũng khó bởi đang thiếu những cầu thủ tài năng. Hồi đó, mỗi vị trí trên sân đều tạo được sự an tâm cho mọi người còn bây giờ, tôi thấy các cầu thủ trẻ còn rất yếu về kỹ thuật, ngay cả ở các đội chuyên nghiệp và nhất là rất ngại dứt điểm. Thời chúng tôi, mỗi vị trí đều có thể ghi bàn. Bây giờ thấy vất vả quá! Hiện nay, sức khỏe của tôi không cho phép mình vận động mạnh, nhưng tôi sẵn lòng tham gia ý kiến đóng góp cho sự phát triển của bóng đá nước nhà.
    Oâng có cảm xúc gì khi người cha quá cố vừa được tôn vinh là cầu thủ lịch sử của bóng đá Việt Nam? Sau ông, còn có con cháu nào nối nghiệp đá bóng? Theo ông, có cần phải sửa đổi quy chế của ngành thể thao quân đội để đội Thể Công và các đội bóng thuộc quân đội được vững tiến trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp? (TRẦN THẾ VIÊN ?" Trường Sinh ngữ quốc tế SIMI, 92 Sương Nguyệt Ánh, quận I ?" TPHCM. ĐỖ THÙY DIỄM TRANG ?" 137/1 Lê Văn Thọ, phường 11, quận Gò Vấp. TRẦN VĂN CHINH ?" Điện lực Vĩnh Long).
    Cả gia đình tôi đều rất vinh dự và phấn khởi khi có người thân được tôn vinh là cầu thủ lịch sử của bóng đá Việt Nam. Hầu như cả gia đình tôi đều theo nghiệp đá bóng, có thể kể vài người như người chú Trương Tấn Được ?" thi đấu ở đội tuyển Nam phần; hai người em Trương Tấn Nghiêm, Trương Tấn Kiệt (đã mất) ?Theo ý kiến riêng tôi, không nên thay đổi quy chế của ngành thể thao quân đội, còn nếu có điều kiện thì làm để theo kịp xu hướng mới, nhưng tinh thần thì không nên!
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  2. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Phạm Huỳnh Tam Lang


    TTCN - Năm 1955, từ Gò Công (Tiền Giang), chú bé Tam Lang thi đậu và nhận học bổng vào học Trường Petrus Ký. Tam Lang được đồng hương là ông Nguyễn Văn Tư, biệt danh ?omũi tên vàng?, khi đó đang là một tên tuổi lừng danh của bóng đá Sài Gòn, cưu mang đưa về nhà ở trọ và hướng dẫn đến với bóng đá. Sáng đi học, chiều Tam Lang cùng ông Tư đến tập luyện với đội AJS lừng lẫy tiếng tăm. Năm năm sau, Tam Lang có tên trong màu áo tuyển thiếu niên miền Nam lúc bấy giờ, cùng với Võ Bá Hùng, Phạm Văn Lắm, Nguyễn Văn Ngôn, Quan Kim Phụng?

    Năm 1966, khi mới 24 tuổi Tam Lang được HLV Weigang tín nhiệm chỉ định đeo băng thủ quân đội tuyển miền Nam dự Giải Merdeka và đoạt chức vô địch ngay trên đất Malaysia. Đó cũng là thời kỳ vàng son của bóng đá miền Nam, được AFC ghi lại trong chặng đường phát triển của bóng đá VN với nhiều hình ảnh, hiện vật lưu giữ trong phòng truyền thống của AFC.

    Ngày 30-4-1975 đã trở thành một bước ngoặt đáng nhớ đối với một cầu thủ bóng đá nổi tiếng của Sài Gòn. Sau nhiều đêm trăn trở, Tam Lang quyết định ở lại với mảnh đất mà ông đã sinh ra. Vài tháng sau ngày 30-4, ông xỏ giày ra sân tập luyện và thi đấu dưới màu áo đội Cảng Sài Gòn.

    Đúng vào dịp Quốc khánh 2-9-1975, cựu trung vệ lừng danh của bóng đá miền Nam đã có dịp trình diện trở lại trước hàng ngàn khán giả trong trận đấu giao hữu với Hải Quan trên sân Thống Nhất và vẫn với ?ophong cách Tam Lang? quen thuộc: mạnh mẽ, quyết liệt nhưng hào hoa, lịch thiệp. Vài năm sau, ông chia tay với sân cỏ, chia tay với chức vụ HLV phó đội CSG để sang CHDC Đức (cùng Trần Minh Đức, Lưu Mộng Hùng) tu nghiệp về bóng đá. Hơn hai năm học ở CHDC Đức, Tam Lang về nước với tấm bằng HLV loại xuất sắc và chính thức nhận cương vị HLV trưởng đội CSG.

    28 năm là cầu thủ rồi HLV của đội bóng đá CSG, có thể nói Tam Lang là người có công lớn tạo nên một phong cách CSG chơi đẹp, chuộng kỹ thuật với những pha bật tường nhỏ, nhuyễn từng làm đắm say người hâm mộ cả nước. Dưới thời cầm quân của ông, CSG đã có tới bốn danh hiệu vô địch quốc gia, ba lần đoạt cúp quốc gia và hàng loạt cúp vô địch TP.HCM, vô địch giải bóng đá các tỉnh thành phía Nam. Lao động miệt mài, dốc toàn tâm toàn trí cho CSG, sự phấn đấu bền bỉ ấy đã đưa ông đứng vào hàng ngũ những đảng viên Đảng Cộng sản VN, một phần thưởng tinh thần to lớn mà không phải cựu cầu thủ bóng đá nào của miền Nam trước kia cũng có được.

    Năm 1997 Tam Lang chính thức giữ vai trò HLV phó đội tuyển quốc gia dưới thời Colin Murphy (HCĐ SEA Games 1997), Alfred Riedl (HCB Tiger Cup 1998, HCB SEA Games 1999, Tiger Cup 2000) rồi Dido (SEA Games 2001). Hiện nay ông đang làm công tác đào tạo tài năng trẻ ở Trung tâm thể thao Thành Long.

    (Theo Tuoi Tre CN)

    Whoever control the present, control the past.
    Whoever control the past, control the future.
  3. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Phạm Huỳnh Tam Lang


    TTCN - Năm 1955, từ Gò Công (Tiền Giang), chú bé Tam Lang thi đậu và nhận học bổng vào học Trường Petrus Ký. Tam Lang được đồng hương là ông Nguyễn Văn Tư, biệt danh ?omũi tên vàng?, khi đó đang là một tên tuổi lừng danh của bóng đá Sài Gòn, cưu mang đưa về nhà ở trọ và hướng dẫn đến với bóng đá. Sáng đi học, chiều Tam Lang cùng ông Tư đến tập luyện với đội AJS lừng lẫy tiếng tăm. Năm năm sau, Tam Lang có tên trong màu áo tuyển thiếu niên miền Nam lúc bấy giờ, cùng với Võ Bá Hùng, Phạm Văn Lắm, Nguyễn Văn Ngôn, Quan Kim Phụng?

    Năm 1966, khi mới 24 tuổi Tam Lang được HLV Weigang tín nhiệm chỉ định đeo băng thủ quân đội tuyển miền Nam dự Giải Merdeka và đoạt chức vô địch ngay trên đất Malaysia. Đó cũng là thời kỳ vàng son của bóng đá miền Nam, được AFC ghi lại trong chặng đường phát triển của bóng đá VN với nhiều hình ảnh, hiện vật lưu giữ trong phòng truyền thống của AFC.

    Ngày 30-4-1975 đã trở thành một bước ngoặt đáng nhớ đối với một cầu thủ bóng đá nổi tiếng của Sài Gòn. Sau nhiều đêm trăn trở, Tam Lang quyết định ở lại với mảnh đất mà ông đã sinh ra. Vài tháng sau ngày 30-4, ông xỏ giày ra sân tập luyện và thi đấu dưới màu áo đội Cảng Sài Gòn.

    Đúng vào dịp Quốc khánh 2-9-1975, cựu trung vệ lừng danh của bóng đá miền Nam đã có dịp trình diện trở lại trước hàng ngàn khán giả trong trận đấu giao hữu với Hải Quan trên sân Thống Nhất và vẫn với ?ophong cách Tam Lang? quen thuộc: mạnh mẽ, quyết liệt nhưng hào hoa, lịch thiệp. Vài năm sau, ông chia tay với sân cỏ, chia tay với chức vụ HLV phó đội CSG để sang CHDC Đức (cùng Trần Minh Đức, Lưu Mộng Hùng) tu nghiệp về bóng đá. Hơn hai năm học ở CHDC Đức, Tam Lang về nước với tấm bằng HLV loại xuất sắc và chính thức nhận cương vị HLV trưởng đội CSG.

    28 năm là cầu thủ rồi HLV của đội bóng đá CSG, có thể nói Tam Lang là người có công lớn tạo nên một phong cách CSG chơi đẹp, chuộng kỹ thuật với những pha bật tường nhỏ, nhuyễn từng làm đắm say người hâm mộ cả nước. Dưới thời cầm quân của ông, CSG đã có tới bốn danh hiệu vô địch quốc gia, ba lần đoạt cúp quốc gia và hàng loạt cúp vô địch TP.HCM, vô địch giải bóng đá các tỉnh thành phía Nam. Lao động miệt mài, dốc toàn tâm toàn trí cho CSG, sự phấn đấu bền bỉ ấy đã đưa ông đứng vào hàng ngũ những đảng viên Đảng Cộng sản VN, một phần thưởng tinh thần to lớn mà không phải cựu cầu thủ bóng đá nào của miền Nam trước kia cũng có được.

    Năm 1997 Tam Lang chính thức giữ vai trò HLV phó đội tuyển quốc gia dưới thời Colin Murphy (HCĐ SEA Games 1997), Alfred Riedl (HCB Tiger Cup 1998, HCB SEA Games 1999, Tiger Cup 2000) rồi Dido (SEA Games 2001). Hiện nay ông đang làm công tác đào tạo tài năng trẻ ở Trung tâm thể thao Thành Long.

    (Theo Tuoi Tre CN)

    Whoever control the present, control the past.
    Whoever control the past, control the future.
  4. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Phạm Huỳnh Tam Lang một đời vì Cảng Sài Gòn

    Phạm Huỳnh Tam Lang.
    Có lẽ vì sinh đúng ngày Valentine nên cuộc đời ông đã gắn bó thủy chung với bóng đá TP HCM và VN. Sống nặng nghĩa tình và được người hâm mộ quý mến, nhưng ông phải nhận một kết thúc buồn sau ?ocuộc tình? 28 năm với Cảng Sài Gòn.
    Ngày mai, tại SVĐ Thống Nhất (TP HCM), học trò và đồng nghiệp của HLV Tam Lang sẽ tổ chức một trận đấu chia tay. Trận đấu diễn ra giữa đội "Các thế hệ cầu thủ CSG? và "Liên hiệp các Hội hữu nghị TP HCM". Ông sẽ thi đấu cho mỗi bên 15 phút.
    Nỗi đau không nói nên lời
    Phạm Huỳnh Tam Lang vừa nhận quyết định nghỉ hưu từ lãnh đạo CSG. Ông đã đến tuổi nghỉ hưu theo quy định và càng đúng hơn khi đội CSG bị rớt hạng sau mùa bóng 2003. Nhưng tại sao ông không chia tay với đội sau danh hiệu vô địch quốc gia 2002. Khi ấy, ông cũng đã 60 và lại được tiếng là ra đi trong vinh quang.
    Tuy nhiên, nếu ra đi như thế thì không phải là Tam Lang. Ông không thể bỏ lại cậu học trò Đặng Trần Chỉnh khi chưa đủ độ chín. Ông cũng không thể rũ áo ra đi trong vinh quang khi biết rõ hơn ai hết chức vô địch V-League 2002 là một chiến thắng không xứng đáng. Một danh hiệu vô địch ?obay? đến với đội nhờ những tính toán của những đội khác. Đơn giản, Phạm Huỳnh Tam Lang còn ở lại CSG vì ông muốn chia sẻ khó khăn với đội, giúp đội thêm vững chắc với chỉ tiêu trụ hạng. ?oĐất nước này, vùng đất này đã cho tôi cuộc sống bóng đá. Tất cả tạo điều kiện cho tôi nâng cao nghề nghiệp, trao cho tôi nhiệm vụ HLV đội CSG. Tôi nợ rất nhiều người, tôi nợ CSG và tôi không muốn làm điều gì trái lương tâm với đội?.
    Nhưng mới đây, ông Lê Quang Nhật - Tổng giám đốc Công ty cổ phần bóng đá Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn (TMN-CSG) đã nói: ?oÔng Tam Lang là nguyên nhân chính đưa đội CSG xuống hạng?. Chỉ một câu nói ấy cũng đủ để ông Tam Lang trọng tình nghĩa không nhận lời mời làm công tác đào tạo trẻ với mức lương 8-10 triệu đồng/tháng của lãnh đạo TMN-CSG. Tiền rất quan trọng, nhưng không là tất cả. Và với ông Tam Lang, tiền lại không thể nặng hơn tình, cho nên ông từ chối nhẹ nhàng lời mời của TMN-CSG. Nói cách khác, ông Tam Lang chính thức chia tay với CSG khi họ trút mọi trách nhiệm lên ông, trong khi trách nhiệm để CSG xuống hạng không chỉ của riêng ông.
    Mãi mãi tình yêu bóng đá
    ?oNếu được làm lại từ đầu, tôi vẫn chọn bóng đá?, ông khẳng định. Ông không nhớ rõ những kỷ niệm vui buồn của thời cầu thủ, không phải vì nó quá lâu hay không đủ ấn tượng mà vì áp lực của cuộc sống bóng đá từ thời bao cấp chuyển qua bán chuyên nghiệp rồi tiến lên chuyên nghiệp với bao nhiêu trò ma mãnh của tiêu cực đã khiến ông chỉ còn nhớ đến những chuyện của quá khứ gần. Ông cũng không muốn nhắc đến những chuyện buồn cũng như vui, nhưng ông tự hào mình là người ngay thẳng dù trong môi trường bóng đá VN không dễ có được một cuộc sống trung thực. Ông chỉ tiếc rằng thời của ông, bóng đá chưa thật sự chuyên nghiệp và đời sống của HLV lẫn cầu thủ chưa được coi là nghề nghiệp. Chính vì vậy, ông muốn thế hệ hôm nay, với đầy đủ điều kiện so với trước đây, hãy sống sao cho xứng đáng với những gì bóng đá dành cho họ và đừng quên tích lũy cho mình khi giã từ sân cỏ.
    Cách đây hai ngày, ông cùng cựu tuyển thủ quốc gia Trần Công Minh đã ký hợp đồng làm HLV cho Trung tâm TDTT Thành Long, nơi có cơ ngơi đủ để ông thực hiện hoài bão ươm mầm cho bóng đá VN.
    HLV Phạm Huỳnh Tam Lang sinh ngày 14-2-1942 tại Gò Công (Tiền Giang). Khi còn là học sinh, ông thi đấu cho đội tuyển của trường Trung học Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong).
    - Năm 1957, vào đội Ngôi Sao Chợ Lớn lúc mới 15 tuổi.
    - Năm 1960 đá cho đội tuyển Trẻ Miền Nam VN, rồi đội tuyển Thanh Niên, và sau đó là tuyển Miền Nam.
    - Năm 1964, thi đấu xuất thần trong trận thắng Israel 2-0 ngay trên sân đối phương ở lượt về vòng loại Olympic.
    - Năm 1966, là thủ quân đội tuyển Miền Nam vô địch Cúp Merdeka
    - Năm 1967 đá cho đội tuyển Các Ngôi Sao Châu Á
    - Năm 1975 đá cho đội Cảng Sài Gòn
    - Năm 1981 học lớp đào tạo HLV ở CHDC Đức
    - Tháng 9-1982 chính thức làm HLV đội Cảng Sài Gòn cho đến nay với bốn lần đội đoạt chức vô địch quốc gia: 1986, 1994, 1997, 2002
    - Năm 2003, đội Cảng Sài Gòn xuống hạng nhất
    - Ngày 1-9-2003 nhận quyết định nghỉ hưu
    - Ngày 15-9-2003, từ chối ký hợp đồng với CLB bóng đá Thép miền Nam- Cảng Sài Gòn. Kết thúc ?ocuộc tình? 28 năm với CSG.
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  5. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Phạm Huỳnh Tam Lang một đời vì Cảng Sài Gòn

    Phạm Huỳnh Tam Lang.
    Có lẽ vì sinh đúng ngày Valentine nên cuộc đời ông đã gắn bó thủy chung với bóng đá TP HCM và VN. Sống nặng nghĩa tình và được người hâm mộ quý mến, nhưng ông phải nhận một kết thúc buồn sau ?ocuộc tình? 28 năm với Cảng Sài Gòn.
    Ngày mai, tại SVĐ Thống Nhất (TP HCM), học trò và đồng nghiệp của HLV Tam Lang sẽ tổ chức một trận đấu chia tay. Trận đấu diễn ra giữa đội "Các thế hệ cầu thủ CSG? và "Liên hiệp các Hội hữu nghị TP HCM". Ông sẽ thi đấu cho mỗi bên 15 phút.
    Nỗi đau không nói nên lời
    Phạm Huỳnh Tam Lang vừa nhận quyết định nghỉ hưu từ lãnh đạo CSG. Ông đã đến tuổi nghỉ hưu theo quy định và càng đúng hơn khi đội CSG bị rớt hạng sau mùa bóng 2003. Nhưng tại sao ông không chia tay với đội sau danh hiệu vô địch quốc gia 2002. Khi ấy, ông cũng đã 60 và lại được tiếng là ra đi trong vinh quang.
    Tuy nhiên, nếu ra đi như thế thì không phải là Tam Lang. Ông không thể bỏ lại cậu học trò Đặng Trần Chỉnh khi chưa đủ độ chín. Ông cũng không thể rũ áo ra đi trong vinh quang khi biết rõ hơn ai hết chức vô địch V-League 2002 là một chiến thắng không xứng đáng. Một danh hiệu vô địch ?obay? đến với đội nhờ những tính toán của những đội khác. Đơn giản, Phạm Huỳnh Tam Lang còn ở lại CSG vì ông muốn chia sẻ khó khăn với đội, giúp đội thêm vững chắc với chỉ tiêu trụ hạng. ?oĐất nước này, vùng đất này đã cho tôi cuộc sống bóng đá. Tất cả tạo điều kiện cho tôi nâng cao nghề nghiệp, trao cho tôi nhiệm vụ HLV đội CSG. Tôi nợ rất nhiều người, tôi nợ CSG và tôi không muốn làm điều gì trái lương tâm với đội?.
    Nhưng mới đây, ông Lê Quang Nhật - Tổng giám đốc Công ty cổ phần bóng đá Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn (TMN-CSG) đã nói: ?oÔng Tam Lang là nguyên nhân chính đưa đội CSG xuống hạng?. Chỉ một câu nói ấy cũng đủ để ông Tam Lang trọng tình nghĩa không nhận lời mời làm công tác đào tạo trẻ với mức lương 8-10 triệu đồng/tháng của lãnh đạo TMN-CSG. Tiền rất quan trọng, nhưng không là tất cả. Và với ông Tam Lang, tiền lại không thể nặng hơn tình, cho nên ông từ chối nhẹ nhàng lời mời của TMN-CSG. Nói cách khác, ông Tam Lang chính thức chia tay với CSG khi họ trút mọi trách nhiệm lên ông, trong khi trách nhiệm để CSG xuống hạng không chỉ của riêng ông.
    Mãi mãi tình yêu bóng đá
    ?oNếu được làm lại từ đầu, tôi vẫn chọn bóng đá?, ông khẳng định. Ông không nhớ rõ những kỷ niệm vui buồn của thời cầu thủ, không phải vì nó quá lâu hay không đủ ấn tượng mà vì áp lực của cuộc sống bóng đá từ thời bao cấp chuyển qua bán chuyên nghiệp rồi tiến lên chuyên nghiệp với bao nhiêu trò ma mãnh của tiêu cực đã khiến ông chỉ còn nhớ đến những chuyện của quá khứ gần. Ông cũng không muốn nhắc đến những chuyện buồn cũng như vui, nhưng ông tự hào mình là người ngay thẳng dù trong môi trường bóng đá VN không dễ có được một cuộc sống trung thực. Ông chỉ tiếc rằng thời của ông, bóng đá chưa thật sự chuyên nghiệp và đời sống của HLV lẫn cầu thủ chưa được coi là nghề nghiệp. Chính vì vậy, ông muốn thế hệ hôm nay, với đầy đủ điều kiện so với trước đây, hãy sống sao cho xứng đáng với những gì bóng đá dành cho họ và đừng quên tích lũy cho mình khi giã từ sân cỏ.
    Cách đây hai ngày, ông cùng cựu tuyển thủ quốc gia Trần Công Minh đã ký hợp đồng làm HLV cho Trung tâm TDTT Thành Long, nơi có cơ ngơi đủ để ông thực hiện hoài bão ươm mầm cho bóng đá VN.
    HLV Phạm Huỳnh Tam Lang sinh ngày 14-2-1942 tại Gò Công (Tiền Giang). Khi còn là học sinh, ông thi đấu cho đội tuyển của trường Trung học Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong).
    - Năm 1957, vào đội Ngôi Sao Chợ Lớn lúc mới 15 tuổi.
    - Năm 1960 đá cho đội tuyển Trẻ Miền Nam VN, rồi đội tuyển Thanh Niên, và sau đó là tuyển Miền Nam.
    - Năm 1964, thi đấu xuất thần trong trận thắng Israel 2-0 ngay trên sân đối phương ở lượt về vòng loại Olympic.
    - Năm 1966, là thủ quân đội tuyển Miền Nam vô địch Cúp Merdeka
    - Năm 1967 đá cho đội tuyển Các Ngôi Sao Châu Á
    - Năm 1975 đá cho đội Cảng Sài Gòn
    - Năm 1981 học lớp đào tạo HLV ở CHDC Đức
    - Tháng 9-1982 chính thức làm HLV đội Cảng Sài Gòn cho đến nay với bốn lần đội đoạt chức vô địch quốc gia: 1986, 1994, 1997, 2002
    - Năm 2003, đội Cảng Sài Gòn xuống hạng nhất
    - Ngày 1-9-2003 nhận quyết định nghỉ hưu
    - Ngày 15-9-2003, từ chối ký hợp đồng với CLB bóng đá Thép miền Nam- Cảng Sài Gòn. Kết thúc ?ocuộc tình? 28 năm với CSG.
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  6. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Văn Cường - cầu thủ già nhất V-League
    Sinh năm 1967, hiện đã làm HLV thủ môn cho đội trẻ Bình Định, nhưng Nguyễn Văn Cường vẫn muốn được "bay lượn" trong khung gỗ tại giải Vô địch quốc gia 2003 (V-League). Anh đã có tên trong danh sách thi đấu của đội Bình Định ở mùa giải mới.
    Nhắc đến lão tướng Nguyễn Văn Cường, những người hâm mộ bóng đá Việt Nam chắc không ai có thể quên được những đóng góp của anh trong hai trận tử chiến trước Indonesia và Myanmar tại SEA Games 18 để đem về chiếc HC bạc đầu tiên kể từ khi bóng đá Việt Nam hội nhập trở lại với đấu trường thể thao khu vực.
    Đến với bóng đá chuyên nghiệp từ một cuộc chơi phong trào
    Lúc 17 tuổi, dù gặp thời buổi khó khăn nhưng Cường vẫn cứ to khỏe với biệt danh Cường "xà lan" ở trường Trưng Vương. Anh cũng nổi danh lỳ đòn với những cú bay người bắt bóng như chim. Trước đó, do quá đam mê, nhóc Cường thường cùng bọn trẻ trong xóm đá với quả bóng làm bằng giẻ. Vậy mà hăng lắm, dù cuối cùng có thắng thì cũng chỉ được cõng đi 2 vòng quanh sân.
    Sau khi học hết lớp 12, Cường xin vào làm công an, bắt gôn cho giải bóng đá phong trào của ngành. Năm 1983 anh được "xếp" Chín Hùng phát hiện và "bắt" về tuyển. Năm 1989 chia tỉnh, đội Công an Nghĩa Bình giải thể, Văn Cường cùng 4 anh em khác được chọn theo đội Bình Định luôn cho đến tận bây giờ.
    Nhắc lại chuyện cũ, Cường cười hiền: "Mê mẩn quá cũng có, nhưng nói cho ngay, cái nghiệp thủ môn nó chọn tôi chứ không bây giờ đã là anh công an thực thụ rồi..."
    Chuyện đời - chuyện nghề
    Nhiều người đồn rằng Cường trúng đậm sau SEA Games 18 với vài trăm triệu đồng. Nhưng vợ anh theo dõi thấy người hâm mộ tặng hơn trăm triệu nhưng tiền đến tay anh chỉ... 70 triệu. Vì thế nhiều lúc, mọi người đi chợ Quân Trấn ở Quy Nhơn vẫn thường thấy Quả bóng bạc Việt Nam 1995 cùng vợ nhận giữ xe cho khách với giá siêu rẻ: xe đạp 200 đồng và xe máy 500 đồng để kiếm sống.
    Chưa khỏi chấn thương ở SEA Games 18, trận gặp Juventus trên sân Hà Nội năm 1996, trong pha đấu tay đôi, Cường đã bị tiền đạo Vialli đạp trúng bụng, phải vào viện tự chạy chữa tốn khối tiền. May còn có đồng vào từ mảnh đất làm chỗ giữ xe mà tỉnh ủy cho gần chợ. Còn ở thì đành trú tạm dưới gầm khán đài nóng như cái lò ở SVĐ Quy Nhơn.
    Thủ môn ở đâu cũng vậy, không bao giờ dám đổi áo. Nhưng ở SEA Games 18, Văn Cường chơi xuất thần, thủ môn Thái Lan nằn nì mãi, Cường đành tặng. Còn đôi găng anh cũng tặng nốt cho thủ môn Tiến Anh của Thể Công để lấy hên.
    Mùa giải trước, Cường vừa làm trợ lý huấn luyện đội hình 2, vừa kiêm luôn thủ môn và tiền đạo. Trận cuối ở giải đội hình 2 mùa trước gặp Hải Phòng tại quê nhà, khán giả cứ réo tên Cường. Bất đắc dĩ anh phải ra sân đá tiền đạo. Mấy cầu thủ trẻ cứ bảo "bác" Cường già vậy rồi mà còn sung lắm.
    Cường không nhớ đã bao nhiêu lần ẵm danh hiệu "Thủ môn xuất sắc", nhưng anh nhớ rất rõ, chưa đưa tiền thưởng cho vợ bao giờ. Có lần được thưởng 3 triệu, nhưng khi dẫn anh em đi ăn khao lại hết tới... 4 triệu. Lỗ to, nhưng tính Cường là thế.
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  7. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Văn Cường - cầu thủ già nhất V-League
    Sinh năm 1967, hiện đã làm HLV thủ môn cho đội trẻ Bình Định, nhưng Nguyễn Văn Cường vẫn muốn được "bay lượn" trong khung gỗ tại giải Vô địch quốc gia 2003 (V-League). Anh đã có tên trong danh sách thi đấu của đội Bình Định ở mùa giải mới.
    Nhắc đến lão tướng Nguyễn Văn Cường, những người hâm mộ bóng đá Việt Nam chắc không ai có thể quên được những đóng góp của anh trong hai trận tử chiến trước Indonesia và Myanmar tại SEA Games 18 để đem về chiếc HC bạc đầu tiên kể từ khi bóng đá Việt Nam hội nhập trở lại với đấu trường thể thao khu vực.
    Đến với bóng đá chuyên nghiệp từ một cuộc chơi phong trào
    Lúc 17 tuổi, dù gặp thời buổi khó khăn nhưng Cường vẫn cứ to khỏe với biệt danh Cường "xà lan" ở trường Trưng Vương. Anh cũng nổi danh lỳ đòn với những cú bay người bắt bóng như chim. Trước đó, do quá đam mê, nhóc Cường thường cùng bọn trẻ trong xóm đá với quả bóng làm bằng giẻ. Vậy mà hăng lắm, dù cuối cùng có thắng thì cũng chỉ được cõng đi 2 vòng quanh sân.
    Sau khi học hết lớp 12, Cường xin vào làm công an, bắt gôn cho giải bóng đá phong trào của ngành. Năm 1983 anh được "xếp" Chín Hùng phát hiện và "bắt" về tuyển. Năm 1989 chia tỉnh, đội Công an Nghĩa Bình giải thể, Văn Cường cùng 4 anh em khác được chọn theo đội Bình Định luôn cho đến tận bây giờ.
    Nhắc lại chuyện cũ, Cường cười hiền: "Mê mẩn quá cũng có, nhưng nói cho ngay, cái nghiệp thủ môn nó chọn tôi chứ không bây giờ đã là anh công an thực thụ rồi..."
    Chuyện đời - chuyện nghề
    Nhiều người đồn rằng Cường trúng đậm sau SEA Games 18 với vài trăm triệu đồng. Nhưng vợ anh theo dõi thấy người hâm mộ tặng hơn trăm triệu nhưng tiền đến tay anh chỉ... 70 triệu. Vì thế nhiều lúc, mọi người đi chợ Quân Trấn ở Quy Nhơn vẫn thường thấy Quả bóng bạc Việt Nam 1995 cùng vợ nhận giữ xe cho khách với giá siêu rẻ: xe đạp 200 đồng và xe máy 500 đồng để kiếm sống.
    Chưa khỏi chấn thương ở SEA Games 18, trận gặp Juventus trên sân Hà Nội năm 1996, trong pha đấu tay đôi, Cường đã bị tiền đạo Vialli đạp trúng bụng, phải vào viện tự chạy chữa tốn khối tiền. May còn có đồng vào từ mảnh đất làm chỗ giữ xe mà tỉnh ủy cho gần chợ. Còn ở thì đành trú tạm dưới gầm khán đài nóng như cái lò ở SVĐ Quy Nhơn.
    Thủ môn ở đâu cũng vậy, không bao giờ dám đổi áo. Nhưng ở SEA Games 18, Văn Cường chơi xuất thần, thủ môn Thái Lan nằn nì mãi, Cường đành tặng. Còn đôi găng anh cũng tặng nốt cho thủ môn Tiến Anh của Thể Công để lấy hên.
    Mùa giải trước, Cường vừa làm trợ lý huấn luyện đội hình 2, vừa kiêm luôn thủ môn và tiền đạo. Trận cuối ở giải đội hình 2 mùa trước gặp Hải Phòng tại quê nhà, khán giả cứ réo tên Cường. Bất đắc dĩ anh phải ra sân đá tiền đạo. Mấy cầu thủ trẻ cứ bảo "bác" Cường già vậy rồi mà còn sung lắm.
    Cường không nhớ đã bao nhiêu lần ẵm danh hiệu "Thủ môn xuất sắc", nhưng anh nhớ rất rõ, chưa đưa tiền thưởng cho vợ bao giờ. Có lần được thưởng 3 triệu, nhưng khi dẫn anh em đi ăn khao lại hết tới... 4 triệu. Lỗ to, nhưng tính Cường là thế.
    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  8. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Nguyêfn Trọng Giáp:
    Chơi bóng bă?ng đâ?u


    Sinh năm 1948 ở Hòn Gai (Quảng Ninh), đá bóng với những Hùng A, Hùng B khi còn học sinh. Đá trung phong, tiền vệ, có lúc suýt về làm thủ môn. Học giỏi, vẽ cũng khá, đã từng mang bức tranh bột màu ?oChiều trên vịnh Hạ Long? đi thi và đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật, nhưng lại không ?otựu trường?. Thi vào Đại học TDTT Từ Sơn, lại đỗ và đang học năm thứ nhất thì thi tuyển vào trẻ Thể Công.


    Tuy ít tuổi nhưng đã biết lắng nghe những lời khuyên đúng, biết lượng sức mình. Sau này khi đã thành tài, ông Nguyễn Trọng Giáp nhớ lại và cho rằng mình đã ?otỉnh? và chuyển hướng đúng.
    Môi trường Thể Công thời chiến (1966), sơ tán về nông thôn, tắm nước ao bèo, sinh hoạt đèn dầu. Nhưng tổ chức chặt chẽ, huấn luyện viên giỏi, bạn bè cùng trang lứa chăm tập và đá tốt (Thế Anh, Mỵ, Hải, Thêu, Cầu?) đã giúp ông có điều kiện phát triển. Đặc biệt, một năm cùng Thể Công đi tập huấn ở CHDCND Triều Tiên (lúc bóng đá nước này đang ở mức cao châu Á) rồi tiếp đó, 4 tháng đi Hungary? tất cả đều là những điều kiện thuận lợi chắp cánh cho ông vượt lên chiếm lĩnh đỉnh cao của đời cầu thủ.
    Thân hình cao lớn, tập rèn chăm chỉ, các chỉ tiêu về kỹ thuật và thể lực cấp kiện tướng bóng đá thời đó ông đều đạt, thậm chí có môn vượt qua mức chuẩn. Nhưng quan trọng nhất, ông là người phát triển tư duy sớm - chính đây là mấu chốt của những thành công sau này.
    Do đã từng chơi ở hàng tấn công nên khi đá trung vệ ?othòng?, ông nhận ra được cái cần làm khi phòng thủ. Ông luôn đặt ra tình huống: nếu mình đang là tiền đạo thì sẽ làm gì và từ đó mà dự định cách đối phó. Ông ghi chép rất tỉ mỉ những khi quan sát trận đấu. 40 trận đá ở CHDCND Triều Tiên, 23 trận ở Hungary (và xem nhiều trận bạn đấu với bạn) đã giúp cho ?obộ óc trên tầm cao 1m78? (lời nhà thơ Anh Ngọc dành cho ông) sáng ra nhiều điều để vận dụng và trở thành bản lĩnh.
    Tất nhiên đội hình Thể Công và ĐT thời ông đá với Trần Văn Khánh, Ba Đẻn, Mỵ, Hải, Từ Như Hiển? rất mạnh, nhưng do cách đá đúng, nên ông luôn xử lý các tình huống nhẹ nhàng, thanh thoát, người xem khen ông đá ?onhàn?.
    Chỉ huy hàng phòng thủ kèm người hoặc bảo vệ khu vực, vào - ra, lên - xuống nhịp nhàng, bẫy việt vị đúng sách? Khi tấn công, là thủ quân, ông điều chỉnh nhịp điệu và phân phối lực lượng, đường bóng? Cũng cần nói thêm: nhờ vóc người cao, ông đánh đầu rất tốt và không chỉ cắt bóng bổng khi phòng thủ mà còn chuyền bóng tấn công bằng đầu, cũng như lên đón các quả phạt ở gần biên, phạt góc để ghi bàn. Riêng giải Hồng Hà - 1976, lên 8 lần, chạm đầu vào bóng 5 lần, ghi hai bàn, 2 lần nữa bật lại để Mỵ và Ba Đẻn dứt điểm.
    Với Thể Công, ông có 8 HCV VĐQG, với nhiệm vụ quốc tế, ông có những trận đấu xuất sắc trước Cuba (1970-1971), Trung Quốc (1973-1974), Hungary (1979), CHDC Đức (1975) và được khán giả bạn khen ngợi.
    Nghỉ đá, ông trở lại Từ Sơn học đại học rồi về làm HLV đội Thể Công kế nhiệm ông Nguyễn Sỹ Hiển. Sau đó làm chuyên viên Phòng TDTT Quân đội, theo dõi bóng đá toàn quân.
    Được bầu vào BCH LĐBĐVN hai nhiệm kỳ 3 và 4, hiện là Phó ban các ĐTQG. Vừa qua ông là Trưởng đoàn U17 đi Đài Loan, rồi Trưởng đoàn bóng đá nữ tham dự SEA Games 22 và cùng HLV Mai Đức Chung, toàn đội giành HCV môn bóng đá nữ làm nức lòng mọi người.
    Con trai ông là Nguyễn Mạnh Dũng - trung vệ đội HAGL và ĐTQG đang thi đấu hiệu quả. Ai cũng mong Dũng phấn đấu tốt, noi gương cha mình để nối nghiệp nhà thì đẹp biết bao!



    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  9. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Nguyêfn Trọng Giáp:
    Chơi bóng bă?ng đâ?u


    Sinh năm 1948 ở Hòn Gai (Quảng Ninh), đá bóng với những Hùng A, Hùng B khi còn học sinh. Đá trung phong, tiền vệ, có lúc suýt về làm thủ môn. Học giỏi, vẽ cũng khá, đã từng mang bức tranh bột màu ?oChiều trên vịnh Hạ Long? đi thi và đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật, nhưng lại không ?otựu trường?. Thi vào Đại học TDTT Từ Sơn, lại đỗ và đang học năm thứ nhất thì thi tuyển vào trẻ Thể Công.


    Tuy ít tuổi nhưng đã biết lắng nghe những lời khuyên đúng, biết lượng sức mình. Sau này khi đã thành tài, ông Nguyễn Trọng Giáp nhớ lại và cho rằng mình đã ?otỉnh? và chuyển hướng đúng.
    Môi trường Thể Công thời chiến (1966), sơ tán về nông thôn, tắm nước ao bèo, sinh hoạt đèn dầu. Nhưng tổ chức chặt chẽ, huấn luyện viên giỏi, bạn bè cùng trang lứa chăm tập và đá tốt (Thế Anh, Mỵ, Hải, Thêu, Cầu?) đã giúp ông có điều kiện phát triển. Đặc biệt, một năm cùng Thể Công đi tập huấn ở CHDCND Triều Tiên (lúc bóng đá nước này đang ở mức cao châu Á) rồi tiếp đó, 4 tháng đi Hungary? tất cả đều là những điều kiện thuận lợi chắp cánh cho ông vượt lên chiếm lĩnh đỉnh cao của đời cầu thủ.
    Thân hình cao lớn, tập rèn chăm chỉ, các chỉ tiêu về kỹ thuật và thể lực cấp kiện tướng bóng đá thời đó ông đều đạt, thậm chí có môn vượt qua mức chuẩn. Nhưng quan trọng nhất, ông là người phát triển tư duy sớm - chính đây là mấu chốt của những thành công sau này.
    Do đã từng chơi ở hàng tấn công nên khi đá trung vệ ?othòng?, ông nhận ra được cái cần làm khi phòng thủ. Ông luôn đặt ra tình huống: nếu mình đang là tiền đạo thì sẽ làm gì và từ đó mà dự định cách đối phó. Ông ghi chép rất tỉ mỉ những khi quan sát trận đấu. 40 trận đá ở CHDCND Triều Tiên, 23 trận ở Hungary (và xem nhiều trận bạn đấu với bạn) đã giúp cho ?obộ óc trên tầm cao 1m78? (lời nhà thơ Anh Ngọc dành cho ông) sáng ra nhiều điều để vận dụng và trở thành bản lĩnh.
    Tất nhiên đội hình Thể Công và ĐT thời ông đá với Trần Văn Khánh, Ba Đẻn, Mỵ, Hải, Từ Như Hiển? rất mạnh, nhưng do cách đá đúng, nên ông luôn xử lý các tình huống nhẹ nhàng, thanh thoát, người xem khen ông đá ?onhàn?.
    Chỉ huy hàng phòng thủ kèm người hoặc bảo vệ khu vực, vào - ra, lên - xuống nhịp nhàng, bẫy việt vị đúng sách? Khi tấn công, là thủ quân, ông điều chỉnh nhịp điệu và phân phối lực lượng, đường bóng? Cũng cần nói thêm: nhờ vóc người cao, ông đánh đầu rất tốt và không chỉ cắt bóng bổng khi phòng thủ mà còn chuyền bóng tấn công bằng đầu, cũng như lên đón các quả phạt ở gần biên, phạt góc để ghi bàn. Riêng giải Hồng Hà - 1976, lên 8 lần, chạm đầu vào bóng 5 lần, ghi hai bàn, 2 lần nữa bật lại để Mỵ và Ba Đẻn dứt điểm.
    Với Thể Công, ông có 8 HCV VĐQG, với nhiệm vụ quốc tế, ông có những trận đấu xuất sắc trước Cuba (1970-1971), Trung Quốc (1973-1974), Hungary (1979), CHDC Đức (1975) và được khán giả bạn khen ngợi.
    Nghỉ đá, ông trở lại Từ Sơn học đại học rồi về làm HLV đội Thể Công kế nhiệm ông Nguyễn Sỹ Hiển. Sau đó làm chuyên viên Phòng TDTT Quân đội, theo dõi bóng đá toàn quân.
    Được bầu vào BCH LĐBĐVN hai nhiệm kỳ 3 và 4, hiện là Phó ban các ĐTQG. Vừa qua ông là Trưởng đoàn U17 đi Đài Loan, rồi Trưởng đoàn bóng đá nữ tham dự SEA Games 22 và cùng HLV Mai Đức Chung, toàn đội giành HCV môn bóng đá nữ làm nức lòng mọi người.
    Con trai ông là Nguyễn Mạnh Dũng - trung vệ đội HAGL và ĐTQG đang thi đấu hiệu quả. Ai cũng mong Dũng phấn đấu tốt, noi gương cha mình để nối nghiệp nhà thì đẹp biết bao!



    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  10. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Đời bóng đá của ông Nguyễn Sỹ Hiển


    Năm 1961, ông Nguyễn Sỹ Hiển trúng tuyển vào đội bóng đá trẻ Thể Công (nhưng có lẽ nên tính từ 1959 khi ông vào tập ở đội năng khiếu Hải Phòng), rồi từ đó liên tục đến nay - trên dưới 45 năm - ông gắn cuộc đời mình cùng bóng đá với nhiều cương vị khác nhau. Trên 3 phần việc quan trọng của sân cỏ: cầu thủ, HLV, người quản lý - chỉ đạo, ở mặt nào ông cũng có những cống hiến và để lại những dấu ấn đáng trân trọng.


    Sinh năm 1944, dáng người cao lớn, đẫy đà, mạnh khoẻ, ông là một trong những học trò năng khiếu nhiều triển vọng của thầy Nhân đất Cảng. Vào Thể Công cùng các bạn: Ngọc Sơn, Thiêm, Bền, Luân, Mỹ, Lễ, Biên...(thế hệ thứ 3 và lớp trẻ học sinh đầu tiên), nhờ môi thuận lợi, gặp được HLV Nguyễn Văn Hiếu rèn quân rất nghiêm, lại có chuyên gia Huỳnh Thế Phúc (TQ) đầy chất kỹ thuật dìu dặt nên trưởng thành nhanh.
    Chỉ hơn 2 năm, ông và các bạn Sơn, Thiêm là những cầu thủ trẻ được đôn lên sớm nhất để dự giải SKDA năm 1963. Từ đó đến hè 1975, ở vị trí trung vệ thòng (có đôi lần là hậu vệ trái), ông thường xuyên có mặt trong đội hình Thể Công, nhiều năm cùng Nguyễn Quý Thiêm lập thành một cặp bài trùng, làm tấm lá chắn vững chắc trước khung thành vô hiệu hoá sức công phá của những Trần Hùng, Từ Như Hiển... dự các giải Miền Bắc với danh hiệu VĐ, 2 lần Á quân.
    Cũng trong thời gian gian ấy, ông cùng ĐT Quân đội với nhiều chuyến viễn du đáng nhớ mà lần đi Trung Quốc năm 1974 là một thành công hiếm có (11 trận: 8 thắng, 2 hoà, 1 thua - thắng đội Bát Nhất 4-1 tại Bắc Kinh). Ông có mặt ở ĐTQG từ năm 1965, dự Ganefo châu Á 1996, đi châu Âu 1968,1969... và đi Cuba, gặp gỡ và chụp ảnh với Fidel Castro năm 1971.
    Sau trận chung kết thắng Bưu Điện, giành ngôi VĐ 1975, ông Sỹ Hiển được bổ nhiệm làm HLV phó đội Thể Công, giúp ông Vinh. Năm sau, ông đi học lớp chuyên tu II Từ Sơn rồi bổ túc tiếp ở Ba Lan 4 tháng. Năm 1980 ông chính thức là HLV trưởng đội Thể Công cho đến 1992.
    Khoảng trên chục năm đứng mũi chịu sào (có 4 năm ông Giáp thay), ông đã cùng Ban lãnh đạo và đội ngũ 3,4 lớp cầu thủ nối tiếp phát huy truyền thống đội bóng áo lính giữ vững vị trí dẫn đầu: 5 lần vô địch và một lần thứ nhì ở các giải quy mô quốc gia. Đồng thời ông là HLV đội tuyển Quân đội dự giải SKDA tại Việt Nam 1984 (thứ 5 trên 13 đội) và 1989 (HCĐ). Ở tầm quốc gia, ông là HLV phó ĐT (giúp ông Trần Duy Long) năm 1982 và là HLV trưởng ĐT Việt Nam dự SEA Games 16 tại Philippines năm 1991.
    Trên cương vị quản lý, chỉ đạo, ông là Phó trưởng Đoàn Thể Công từ 1985 (có lúc kiêm HLV đội bóng đá), và từ 1993 đến 1996 là Đoàn trưởng. Những năm cuối thời quân ngũ, ông là Phó Trưởng phòng TDTT Quân đội. Ông được tín nhiệm cử làm Trưởng đoàn cùng ĐT bóng đá Quốc gia đi Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar và chuẩn bị cho SEA Games 19, Trưởng đoàn tại Tiger Cup 2002 (đạt HCĐ) và gần đây nhất là Trưởng đoàn tại SEA Games 22 (HCB).
    Sỹ Hiển là một trong số ít người được bầu vào BCH LĐBĐVN cả 4 khoá, trong khoá 2 là Phó Chủ tịch, khoá 3 là Phó Chủ tịch thứ nhất, khoá 4 là Uỷ viên thường vụ - Trưởng Ban các đội tuyển và Chủ tịch Hội đồng HLV. Ông cũng là người có điều kiện cộng tác với nhiều HLV trưởng nước ngoại, từ Murphy, Calisto, Dido, Letart đến Riedl.
    Xuất thân trong gia đình nề nếp (thân sinh là môt lão thành cách mạng, cán bộ kinh tài của Đảng, đã từng công tác nhiều năm ở nước ngoài, là liệt sỹ, hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp), lại được rèn luyện nhiều năm trong quân đội, dạn dẫy với hoạt động sân cỏ, ông Hiển là người có phong thái điềm đạm, khiêm tốn, dễ gần, đoàn kết được mọi người xunh quanh để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
    Ngoài sự nghiệp bóng đá, ông Sỹ Hiển có giọng hát khá thuyết phục, nhưng sức hút của sân cỏ quá mạnh nên ông đã không đến với sân khấu. Gần đây, dù công việc bận rộn,ông vẫn nhận lời đóng vai một cán bộ quân sự cao cấp trong bộ phim lịch sử chiến đấu của quân đội ta (phim sẽ được trình chiếu trong thời gian tới.)


    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH

Chia sẻ trang này