1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lưu danh sân cỏ ( Nơi lưu giữ các bài viết hay về bóng đá VIỆT NAM ).

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi nguyenvantruongvn, 21/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Đời bóng đá của ông Nguyễn Sỹ Hiển


    Năm 1961, ông Nguyễn Sỹ Hiển trúng tuyển vào đội bóng đá trẻ Thể Công (nhưng có lẽ nên tính từ 1959 khi ông vào tập ở đội năng khiếu Hải Phòng), rồi từ đó liên tục đến nay - trên dưới 45 năm - ông gắn cuộc đời mình cùng bóng đá với nhiều cương vị khác nhau. Trên 3 phần việc quan trọng của sân cỏ: cầu thủ, HLV, người quản lý - chỉ đạo, ở mặt nào ông cũng có những cống hiến và để lại những dấu ấn đáng trân trọng.


    Sinh năm 1944, dáng người cao lớn, đẫy đà, mạnh khoẻ, ông là một trong những học trò năng khiếu nhiều triển vọng của thầy Nhân đất Cảng. Vào Thể Công cùng các bạn: Ngọc Sơn, Thiêm, Bền, Luân, Mỹ, Lễ, Biên...(thế hệ thứ 3 và lớp trẻ học sinh đầu tiên), nhờ môi thuận lợi, gặp được HLV Nguyễn Văn Hiếu rèn quân rất nghiêm, lại có chuyên gia Huỳnh Thế Phúc (TQ) đầy chất kỹ thuật dìu dặt nên trưởng thành nhanh.
    Chỉ hơn 2 năm, ông và các bạn Sơn, Thiêm là những cầu thủ trẻ được đôn lên sớm nhất để dự giải SKDA năm 1963. Từ đó đến hè 1975, ở vị trí trung vệ thòng (có đôi lần là hậu vệ trái), ông thường xuyên có mặt trong đội hình Thể Công, nhiều năm cùng Nguyễn Quý Thiêm lập thành một cặp bài trùng, làm tấm lá chắn vững chắc trước khung thành vô hiệu hoá sức công phá của những Trần Hùng, Từ Như Hiển... dự các giải Miền Bắc với danh hiệu VĐ, 2 lần Á quân.
    Cũng trong thời gian gian ấy, ông cùng ĐT Quân đội với nhiều chuyến viễn du đáng nhớ mà lần đi Trung Quốc năm 1974 là một thành công hiếm có (11 trận: 8 thắng, 2 hoà, 1 thua - thắng đội Bát Nhất 4-1 tại Bắc Kinh). Ông có mặt ở ĐTQG từ năm 1965, dự Ganefo châu Á 1996, đi châu Âu 1968,1969... và đi Cuba, gặp gỡ và chụp ảnh với Fidel Castro năm 1971.
    Sau trận chung kết thắng Bưu Điện, giành ngôi VĐ 1975, ông Sỹ Hiển được bổ nhiệm làm HLV phó đội Thể Công, giúp ông Vinh. Năm sau, ông đi học lớp chuyên tu II Từ Sơn rồi bổ túc tiếp ở Ba Lan 4 tháng. Năm 1980 ông chính thức là HLV trưởng đội Thể Công cho đến 1992.
    Khoảng trên chục năm đứng mũi chịu sào (có 4 năm ông Giáp thay), ông đã cùng Ban lãnh đạo và đội ngũ 3,4 lớp cầu thủ nối tiếp phát huy truyền thống đội bóng áo lính giữ vững vị trí dẫn đầu: 5 lần vô địch và một lần thứ nhì ở các giải quy mô quốc gia. Đồng thời ông là HLV đội tuyển Quân đội dự giải SKDA tại Việt Nam 1984 (thứ 5 trên 13 đội) và 1989 (HCĐ). Ở tầm quốc gia, ông là HLV phó ĐT (giúp ông Trần Duy Long) năm 1982 và là HLV trưởng ĐT Việt Nam dự SEA Games 16 tại Philippines năm 1991.
    Trên cương vị quản lý, chỉ đạo, ông là Phó trưởng Đoàn Thể Công từ 1985 (có lúc kiêm HLV đội bóng đá), và từ 1993 đến 1996 là Đoàn trưởng. Những năm cuối thời quân ngũ, ông là Phó Trưởng phòng TDTT Quân đội. Ông được tín nhiệm cử làm Trưởng đoàn cùng ĐT bóng đá Quốc gia đi Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar và chuẩn bị cho SEA Games 19, Trưởng đoàn tại Tiger Cup 2002 (đạt HCĐ) và gần đây nhất là Trưởng đoàn tại SEA Games 22 (HCB).
    Sỹ Hiển là một trong số ít người được bầu vào BCH LĐBĐVN cả 4 khoá, trong khoá 2 là Phó Chủ tịch, khoá 3 là Phó Chủ tịch thứ nhất, khoá 4 là Uỷ viên thường vụ - Trưởng Ban các đội tuyển và Chủ tịch Hội đồng HLV. Ông cũng là người có điều kiện cộng tác với nhiều HLV trưởng nước ngoại, từ Murphy, Calisto, Dido, Letart đến Riedl.
    Xuất thân trong gia đình nề nếp (thân sinh là môt lão thành cách mạng, cán bộ kinh tài của Đảng, đã từng công tác nhiều năm ở nước ngoài, là liệt sỹ, hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp), lại được rèn luyện nhiều năm trong quân đội, dạn dẫy với hoạt động sân cỏ, ông Hiển là người có phong thái điềm đạm, khiêm tốn, dễ gần, đoàn kết được mọi người xunh quanh để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
    Ngoài sự nghiệp bóng đá, ông Sỹ Hiển có giọng hát khá thuyết phục, nhưng sức hút của sân cỏ quá mạnh nên ông đã không đến với sân khấu. Gần đây, dù công việc bận rộn,ông vẫn nhận lời đóng vai một cán bộ quân sự cao cấp trong bộ phim lịch sử chiến đấu của quân đội ta (phim sẽ được trình chiếu trong thời gian tới.)


    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  2. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Võ Hoàng Bửu chia tay cuộc đời cầu thủ:
    "Tôi có cảm giác mình sinh ra là để chơi bóng!"


    Sau khi nhận VĐQG đúng 1 năm, đội bóng Cảng Sài Gòn đã phải nói lời chia tay giải chuyên nghiệp. Đó là một điều không mấy vui vẻ với cựu tuyển thủ QG Võ Hoàng Bửu vì ngay sau mùa bóng, Hoàng Bửu đã chính thức chia tay cuộc đời cầu thủ để trở thành HLV đội trẻ của TMN-CSG. Tiền vệ trụ nổi tiếng này đã tâm sự về những vấn đề xoay quanh trái bóng.


    - Chào anh! Anh nghĩ sao về mùa bóng vừa qua của CSG?
    Chắc có lẽ không cần nhắc lại nhiều. Đó là một nỗi buồn rất lớn đối với tôi. Đã vậy lại có một số người nói các cầu thủ Cảng chơi buông xuôi để đội bóng xuống hạng. Với tư cách là một đội trưởng và là người lớn tuổi nhất trong đội, tôi xin khẳng định là không bao giờ có chuyện đó. Lúc mạnh hay yếu, CSG không bao giờ có những hành động phi thể thao. Hơn nữa, HLV Phạm Huỳnh Tam Lang là một người thầy có nhân cách, đạo đức và được các cầu thủ quý trọng nên không ai làm điều đó đâu.
    - Hy vọng là mùa bóng tới các anh sẽ lên hạng trở lại. Anh nghĩ sao về sự kết hợp giữa CSG và TMN?
    Sự kết hợp cùng TMN là một tín hiệu mừng. Đội bóng mới đang đi vào ổn định về chế độ, lực lượng... Chúng tôi biết rằng lên hạng là rất khó khăn khi có nhiều đội đang có sự đầu tư lớn, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng.
    - Nghiệp HLV hẳn sẽ rất vất vả, tại sao anh không chọn cho mình hướng đi mới như kinh doanh... mà một số đồng đội của anh đang làm?
    Thực sự, cuộc sống của cầu thủ Cảng mới chỉ được tạm ổn gần đây, nên một số cầu thủ cũng phải làm thêm nghề tay trái. Riêng tôi, tôi nghĩ mình có lẽ không hợp với buôn bán hay nghề nào khác. Bóng đá đã ăn vào máu thịt của tôi từ nhỏ và hình như cũng đưa đẩy tôi chọn nghề HLV, chấp nhận những thử thách mới. Nhiều lúc tôi có cảm giác mình sinh ra để đá bóng vậy. Nếu không được nghe những âm thanh sôi động trên sân cỏ thì có lẽ tôi mong muốn có được một cuộc sống bình dị, yên ổn của một nhân viên CSG, hết giờ làm việc đi về nhà. Buôn bán phải lo lắng rất mệt.
    - Liệu khi đội bóng Cảng gặp khó khăn, anh sẽ tiếp tục xỏ giày ra sân?
    Không! Tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát rồi. Tôi biết lực của mình, đá xong một trận, tưởng ngon ăn nhưng 5 ngày sau thì cơn đau mới tới. Giá mà ở đội bóng có những bác sĩ thể thao chuyên nghiệp thì mình sẽ còn kéo dài nghề lâu hơn. Tôi rất nể các bác sĩ ở đội tuyển như bác sĩ Lâm, Hiền... Nhưng mà thôi nói làm gì. Tôi đã chia tay với sự nghiệp cầu thủ rồi.
    - Xin cảm ơn anh đã dành thời gian cho cuộc trao đổi.


    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  3. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    Võ Hoàng Bửu chia tay cuộc đời cầu thủ:
    "Tôi có cảm giác mình sinh ra là để chơi bóng!"


    Sau khi nhận VĐQG đúng 1 năm, đội bóng Cảng Sài Gòn đã phải nói lời chia tay giải chuyên nghiệp. Đó là một điều không mấy vui vẻ với cựu tuyển thủ QG Võ Hoàng Bửu vì ngay sau mùa bóng, Hoàng Bửu đã chính thức chia tay cuộc đời cầu thủ để trở thành HLV đội trẻ của TMN-CSG. Tiền vệ trụ nổi tiếng này đã tâm sự về những vấn đề xoay quanh trái bóng.


    - Chào anh! Anh nghĩ sao về mùa bóng vừa qua của CSG?
    Chắc có lẽ không cần nhắc lại nhiều. Đó là một nỗi buồn rất lớn đối với tôi. Đã vậy lại có một số người nói các cầu thủ Cảng chơi buông xuôi để đội bóng xuống hạng. Với tư cách là một đội trưởng và là người lớn tuổi nhất trong đội, tôi xin khẳng định là không bao giờ có chuyện đó. Lúc mạnh hay yếu, CSG không bao giờ có những hành động phi thể thao. Hơn nữa, HLV Phạm Huỳnh Tam Lang là một người thầy có nhân cách, đạo đức và được các cầu thủ quý trọng nên không ai làm điều đó đâu.
    - Hy vọng là mùa bóng tới các anh sẽ lên hạng trở lại. Anh nghĩ sao về sự kết hợp giữa CSG và TMN?
    Sự kết hợp cùng TMN là một tín hiệu mừng. Đội bóng mới đang đi vào ổn định về chế độ, lực lượng... Chúng tôi biết rằng lên hạng là rất khó khăn khi có nhiều đội đang có sự đầu tư lớn, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng.
    - Nghiệp HLV hẳn sẽ rất vất vả, tại sao anh không chọn cho mình hướng đi mới như kinh doanh... mà một số đồng đội của anh đang làm?
    Thực sự, cuộc sống của cầu thủ Cảng mới chỉ được tạm ổn gần đây, nên một số cầu thủ cũng phải làm thêm nghề tay trái. Riêng tôi, tôi nghĩ mình có lẽ không hợp với buôn bán hay nghề nào khác. Bóng đá đã ăn vào máu thịt của tôi từ nhỏ và hình như cũng đưa đẩy tôi chọn nghề HLV, chấp nhận những thử thách mới. Nhiều lúc tôi có cảm giác mình sinh ra để đá bóng vậy. Nếu không được nghe những âm thanh sôi động trên sân cỏ thì có lẽ tôi mong muốn có được một cuộc sống bình dị, yên ổn của một nhân viên CSG, hết giờ làm việc đi về nhà. Buôn bán phải lo lắng rất mệt.
    - Liệu khi đội bóng Cảng gặp khó khăn, anh sẽ tiếp tục xỏ giày ra sân?
    Không! Tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát rồi. Tôi biết lực của mình, đá xong một trận, tưởng ngon ăn nhưng 5 ngày sau thì cơn đau mới tới. Giá mà ở đội bóng có những bác sĩ thể thao chuyên nghiệp thì mình sẽ còn kéo dài nghề lâu hơn. Tôi rất nể các bác sĩ ở đội tuyển như bác sĩ Lâm, Hiền... Nhưng mà thôi nói làm gì. Tôi đã chia tay với sự nghiệp cầu thủ rồi.
    - Xin cảm ơn anh đã dành thời gian cho cuộc trao đổi.


    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
  4. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0

    Nhớ cụ Tý Bồ

    Tin nghe khá bất ngờ: cụ Tý Bồ, tức cựu danh thủ bóng đá Nguyễn Văn Thành, đã từ trần ở tuổi 86. Lại một người Mohican nữa của bóng đá Việt Nam trở về với hồn thiêng sông núi và với tổ tiên. Nhiều fan kỳ cựu tại TP.HCM đã nói lời chia buồn với thân nhân người quá cố, bởi họ không có điều kiện ra Bắc dự lễ tang cụ vào hôm qua, 20-9.


    Danh thủ Tý Bồ nhỏ con như thể Zola của nước Ý vậy, song tài năng quyết là không kém. Nghĩ về Tý Bồ và liên tưởng đến Zola là bởi vào năm ?~57, nghĩa là ở giai đoạn cuối cùng khi chơi cho Thể Công trên sân Cột Cờ và trong một trận ?othủy chiến?, Tý Bồ nhỏ con xông xáo và cực xuất sắc trong một pha lừa bóng từ điểm phạt góc bên trái, rất giống với pha bóng của Zola mà VTV3 chiếu đi chiếu lại trong năm qua. Hồi đó, ?onạn nhân? của Tý Bồ là các hậu vệ của đội Hoàng Diệu, và lũ chúng tôi ngày ấy đã trố mắt ngạc nhiên về tài năng của cao thủ này, kể cả sự sảng khoái của một nửa lớp 7 trường phổ thông A (tức THPT Việt Đức bây giờ) đi xem hôm ấy khi mà ngay sau đó một cú sút của Tý Bồ đã làm cho chiếc giầy bay vút lên cao? Hồi ấy, lũ trẻ chúng tôi đã được lớp đàn anh kể rằng, Tý Bồ nhỏ người mà ?ochơi? cả bọn Tây, những đồng đội cũ ở Nội Châu hay đối thủ ở Eclair ngày nào đều khiếp cái lối đi và vào bóng của cầu thủ nhỏ nhưng cực nhanh và dũng mãnh này. Nhạc sỹ Tân Huyền nhớ rằng, Tý Bồ nhanh và lì lắm. Theo ông, cái lối chơi "ác" như thế, sau này cũng có một số cầu thủ giỏi của trường huấn luyện TW đạt đến nhưng chưa sắc sảo bằng, đó là những Út Đô, Trương Tấn Nghĩa, hay hậu vệ Tòng "cháy", còn bây giờ, khó tìm ra lắm - nhạc sỹ kết luận.
    Cụ Tý Bồ vui tính ra trò. Cách đây chừng 8 năm, các phóng viên thể thao ở Hà Nội thường thấy cụ đạp xe mini rong ruổi trên đường phố và nhiều hơn cả là khu vực sân Cột Cờ, nơi cụ từng tung hoành trăm trận. Một lần cụ đã ghé thăm tòa soạn Báo TTVN, anh em ra tiếp, cụ nói hãy mời thủ môn Trần Văn Khánh của Thể Công đến sân Hà Nội, cụ sẽ thi đá phạt 11m với anh 5 quả và hứa sẽ thắng bàn ít nhất là 3 lần. Tiếc quá, hồi đó chúng tôi đã không thực hiện được lời đề nghị ấy của cụ.
    Một lần khác, trả lời phỏng vấn, cụ lớn tiếng sảng khoái: Đã vào đến sân không được sợ bất cứ điều gì, đối thủ có to cao đến mấy cũng cứ mặc kệ, hãy cầm bóng mà xông lên như một kẻ ra trận ấy thì mới thắng nó chứ! Mà cấm có được giở trò vờ vịt hoặc móc ngoặc thắng thua, loại ấy chỉ có thể cho ra rặng rào? Rồi cụ lại đạp xe đi tiếp.
    Thắp một nén nhang chia tay lão tướng, các cầu thủ Việt Nam xin hãy nhớ lời cụ Tý Bồ - một danh nhân bóng đá đã để lại cho sân cỏ hôm nay.



    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
    Được nguyenvantruongvn sửa chữa / chuyển vào 15:09 ngày 03/04/2004
  5. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0

    Nhớ cụ Tý Bồ

    Tin nghe khá bất ngờ: cụ Tý Bồ, tức cựu danh thủ bóng đá Nguyễn Văn Thành, đã từ trần ở tuổi 86. Lại một người Mohican nữa của bóng đá Việt Nam trở về với hồn thiêng sông núi và với tổ tiên. Nhiều fan kỳ cựu tại TP.HCM đã nói lời chia buồn với thân nhân người quá cố, bởi họ không có điều kiện ra Bắc dự lễ tang cụ vào hôm qua, 20-9.


    Danh thủ Tý Bồ nhỏ con như thể Zola của nước Ý vậy, song tài năng quyết là không kém. Nghĩ về Tý Bồ và liên tưởng đến Zola là bởi vào năm ?~57, nghĩa là ở giai đoạn cuối cùng khi chơi cho Thể Công trên sân Cột Cờ và trong một trận ?othủy chiến?, Tý Bồ nhỏ con xông xáo và cực xuất sắc trong một pha lừa bóng từ điểm phạt góc bên trái, rất giống với pha bóng của Zola mà VTV3 chiếu đi chiếu lại trong năm qua. Hồi đó, ?onạn nhân? của Tý Bồ là các hậu vệ của đội Hoàng Diệu, và lũ chúng tôi ngày ấy đã trố mắt ngạc nhiên về tài năng của cao thủ này, kể cả sự sảng khoái của một nửa lớp 7 trường phổ thông A (tức THPT Việt Đức bây giờ) đi xem hôm ấy khi mà ngay sau đó một cú sút của Tý Bồ đã làm cho chiếc giầy bay vút lên cao? Hồi ấy, lũ trẻ chúng tôi đã được lớp đàn anh kể rằng, Tý Bồ nhỏ người mà ?ochơi? cả bọn Tây, những đồng đội cũ ở Nội Châu hay đối thủ ở Eclair ngày nào đều khiếp cái lối đi và vào bóng của cầu thủ nhỏ nhưng cực nhanh và dũng mãnh này. Nhạc sỹ Tân Huyền nhớ rằng, Tý Bồ nhanh và lì lắm. Theo ông, cái lối chơi "ác" như thế, sau này cũng có một số cầu thủ giỏi của trường huấn luyện TW đạt đến nhưng chưa sắc sảo bằng, đó là những Út Đô, Trương Tấn Nghĩa, hay hậu vệ Tòng "cháy", còn bây giờ, khó tìm ra lắm - nhạc sỹ kết luận.
    Cụ Tý Bồ vui tính ra trò. Cách đây chừng 8 năm, các phóng viên thể thao ở Hà Nội thường thấy cụ đạp xe mini rong ruổi trên đường phố và nhiều hơn cả là khu vực sân Cột Cờ, nơi cụ từng tung hoành trăm trận. Một lần cụ đã ghé thăm tòa soạn Báo TTVN, anh em ra tiếp, cụ nói hãy mời thủ môn Trần Văn Khánh của Thể Công đến sân Hà Nội, cụ sẽ thi đá phạt 11m với anh 5 quả và hứa sẽ thắng bàn ít nhất là 3 lần. Tiếc quá, hồi đó chúng tôi đã không thực hiện được lời đề nghị ấy của cụ.
    Một lần khác, trả lời phỏng vấn, cụ lớn tiếng sảng khoái: Đã vào đến sân không được sợ bất cứ điều gì, đối thủ có to cao đến mấy cũng cứ mặc kệ, hãy cầm bóng mà xông lên như một kẻ ra trận ấy thì mới thắng nó chứ! Mà cấm có được giở trò vờ vịt hoặc móc ngoặc thắng thua, loại ấy chỉ có thể cho ra rặng rào? Rồi cụ lại đạp xe đi tiếp.
    Thắp một nén nhang chia tay lão tướng, các cầu thủ Việt Nam xin hãy nhớ lời cụ Tý Bồ - một danh nhân bóng đá đã để lại cho sân cỏ hôm nay.



    VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
    Được nguyenvantruongvn sửa chữa / chuyển vào 15:09 ngày 03/04/2004
  6. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0

    Minh Quang: chàng trai đất võ
    Kể từ SEA Games 19 năm 1997 tại Jakarta tới nay, Minh Quang luôn là thủ môn không thể thay thế của ĐTVN trong các lần tham dự các giải quốc tế. Anh luôn là chỗ dựa đáng tin cậy cho các cầu thủ ở tuyến trên và là người làm nản lòng các chân sút đối phương.
    Minh Quang có vóc người phù hợp với vị trí mà anh đảm nhiệm lại cộng thêm năng khiếu bắt bóng của một chàng trai đất võ. Anh ra vào khá hợp lý và đặc biệt phản xạ của anh với bóng được xem là xuất sắc. Bốn trận đấu vòng bảng vừa qua tại Tiger Cup 2002 đã cho người xem thấy lại một Minh Quang luôn cống hiến, miệt mài và có những cú đẩy bóng ngoạn mục cứu thua cho ĐTVN. Những chân sút hàng đầu như Bambang, Gendut (Indonesia), Gonzalez (Philippines), Lwin Oo (Myanmar)...đã nhiều lần phải tiếc nuối vì không khuất phục được tài năng của chàng thủ môn ĐTVN. Anh đã được các cầu thủ đội bạn khen ngợi nhưng trên hết đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng và trong chiến thắng ấy có phần đóng góp không nhỏ của anh. Những chiếc HCĐ tại SEA Games 19, HCB SEA Games 20 là những phần thưởng lớn lao cũng là sự ghi nhận thực tế về tài năng của Minh Quang cùng các đồng đội. Trong giải đấu hạng Nhất năm 2002, đội bóng Bình Định của Minh Quang đã đoạt chức vô địch và thăng lên hạng chuyên nghiệp vào mùa giải năm nay. Chắc hẳn vào giờ phút này niềm tự hào của người dân Bình Định đang được nhân lên gấp bội sau thành tích của anh cùng các đồng đội trên các sân cỏ trong vào ngoài nước.
    Chảo lửa Senayan có lẽ sẽ còn ghi mãi hình ảnh của Minh Quang sau hai lần xuất hiện. Năm năm trước, cũng tại đây anh còn là một thủ môn trẻ nhưng đã khiến các chân sút chủ nhà phải nhiều lần bó tay thì nay anh đã trở lại, trưởng thành hơn để cùng đồng đội viết tiếp trang sử vẻ vang cho bóng đá nước nhà.
    Con đường đi lên của BĐVN còn nhiều gian nan nhưng những gì Minh Quang và đồng đội của anh đã làm khiến cho lòng người dân đất Việt ấm lại bởi những niềm tin và hy vọng.
    Trần Minh Quang
    Năm sinh: 1973
    Chiều cao: 1,75m - Cân nặng: 65 kg
    Vị trí: Thủ môn - CLB: Bình Định
  7. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0

    Minh Quang: chàng trai đất võ
    Kể từ SEA Games 19 năm 1997 tại Jakarta tới nay, Minh Quang luôn là thủ môn không thể thay thế của ĐTVN trong các lần tham dự các giải quốc tế. Anh luôn là chỗ dựa đáng tin cậy cho các cầu thủ ở tuyến trên và là người làm nản lòng các chân sút đối phương.
    Minh Quang có vóc người phù hợp với vị trí mà anh đảm nhiệm lại cộng thêm năng khiếu bắt bóng của một chàng trai đất võ. Anh ra vào khá hợp lý và đặc biệt phản xạ của anh với bóng được xem là xuất sắc. Bốn trận đấu vòng bảng vừa qua tại Tiger Cup 2002 đã cho người xem thấy lại một Minh Quang luôn cống hiến, miệt mài và có những cú đẩy bóng ngoạn mục cứu thua cho ĐTVN. Những chân sút hàng đầu như Bambang, Gendut (Indonesia), Gonzalez (Philippines), Lwin Oo (Myanmar)...đã nhiều lần phải tiếc nuối vì không khuất phục được tài năng của chàng thủ môn ĐTVN. Anh đã được các cầu thủ đội bạn khen ngợi nhưng trên hết đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng và trong chiến thắng ấy có phần đóng góp không nhỏ của anh. Những chiếc HCĐ tại SEA Games 19, HCB SEA Games 20 là những phần thưởng lớn lao cũng là sự ghi nhận thực tế về tài năng của Minh Quang cùng các đồng đội. Trong giải đấu hạng Nhất năm 2002, đội bóng Bình Định của Minh Quang đã đoạt chức vô địch và thăng lên hạng chuyên nghiệp vào mùa giải năm nay. Chắc hẳn vào giờ phút này niềm tự hào của người dân Bình Định đang được nhân lên gấp bội sau thành tích của anh cùng các đồng đội trên các sân cỏ trong vào ngoài nước.
    Chảo lửa Senayan có lẽ sẽ còn ghi mãi hình ảnh của Minh Quang sau hai lần xuất hiện. Năm năm trước, cũng tại đây anh còn là một thủ môn trẻ nhưng đã khiến các chân sút chủ nhà phải nhiều lần bó tay thì nay anh đã trở lại, trưởng thành hơn để cùng đồng đội viết tiếp trang sử vẻ vang cho bóng đá nước nhà.
    Con đường đi lên của BĐVN còn nhiều gian nan nhưng những gì Minh Quang và đồng đội của anh đã làm khiến cho lòng người dân đất Việt ấm lại bởi những niềm tin và hy vọng.
    Trần Minh Quang
    Năm sinh: 1973
    Chiều cao: 1,75m - Cân nặng: 65 kg
    Vị trí: Thủ môn - CLB: Bình Định
  8. crazy_fans

    crazy_fans Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2004
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    TIỀN VỆ PHAN VĂN MỴ
    Quê hài phòng nhà ở cạnh sân lạch tray , lợi thế này đã đưa ông sớm đến với bóng đá rồi trở thành học trò cưng của HLV lừng danh Nguyễn Lan ( bóng đá và box đêu giỏi ).Năm 1965 ông vào tuyển trẻ thể công ngày 9/9 năm đó đang lúc gần 100 bạn kiểm tra tại soqwn tây thì máy bay giặc đến ném bom...
    Gần 10 nhười tử vong bác sỹ và một bạn tuyển vào thể dục hi sinh.Lớp bóng đá may không việc gì ,hú vía nhưng chẳng ai lao lúng , vài hôm ông và các bạn lại lên kiểm tra đúng henTủng tuyển ,ngày 8/11/1965 ông cùng các bạn Dũng, Cẩu, Hải ,Bội.. trở thành chiến sĩ trẻ đầu tiên của thế hệ thứ 5 bóng đá thể công
    Sánh trí tiếp thu nhanhvà chăm chỉ ,được HLV Mười Tiền quý và dày công uốn nắn , ông sớm nổi bật về kỹ thuật chuyền và sút bóng .Đi tập huấn ở TRiều Tiên , ông sớm được giao làm tiểu đội trưởng khối tiền vệ -tiền đạo , thủ quyân đội hình I, ra sân thi đấu nhiều nhất 30/40 trận với các bạn triều tiên.
    Thể hình không lớn , tốc độ không cao nhưng sức bền tốt .Nhờ cách quan sát , phán đoán tinh tế , ra bóng đúng lúc , lại ở tiền vệ công , ông là cây tổ chức tấn công sác sảo .Có người đã ví chân chuyền bóng của ông mềm , khéo như daothái thịt , Lúc ngắn lúc dài , khi má ngoài ,khi má trong...đường bóng rời chân ông rất thuận lợ cho đồng đội, nhưng lại kín và trái kèo rất khó cho hàng thủ đối phương .Khi về đội trẻ ông là người châm ngòi cho hàng trên CHI<Cầu ,Thêu,THẾ ANH,Lên cùng đội 1, nhiều bàn thắng của đàn anh BÍnh, Bền , và sâu này là cao cường do ông kiến tạo.
    Ông cũng là chân sút có uy lực ở nhiều cự ly và góc sút khác nhau .Ngay hồi đội trẻ , khi lần đầu tiên gặp đội panliungsan , ông đã ghi một bàn ở cự ly 35m , lamững sờ người xem .Ông thường được phân công đá các quả phạt trực tiếp , gián tiếp ,phạt góc , phật đền ...Mỗi lần được phạt , ông thường nói nhỏ với anh em , khán giả lại báo nó có vở mới , bởi được sưj phối hợp cùng các đồng đội tài ba như THẾ ANH , CAO CƯỜNG , CHI ... ông thực hiện quả phạt khá sáng tạo và hiệu quả ,
    Moọt thời gian làm đội trưởng thể công nam chinh bắc chiến , nhiều trận đấu với các đội mạnh nước ngoài , ông có những đoáng góp xứng đáng , được đánh giá là một càu thủ xuất sắc của thể công không chỉ ở thế hệ đương thời mà còn ở nhiều thế hệ khác của thể công.
  9. crazy_fans

    crazy_fans Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2004
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    TIỀN VỆ PHAN VĂN MỴ
    Quê hài phòng nhà ở cạnh sân lạch tray , lợi thế này đã đưa ông sớm đến với bóng đá rồi trở thành học trò cưng của HLV lừng danh Nguyễn Lan ( bóng đá và box đêu giỏi ).Năm 1965 ông vào tuyển trẻ thể công ngày 9/9 năm đó đang lúc gần 100 bạn kiểm tra tại soqwn tây thì máy bay giặc đến ném bom...
    Gần 10 nhười tử vong bác sỹ và một bạn tuyển vào thể dục hi sinh.Lớp bóng đá may không việc gì ,hú vía nhưng chẳng ai lao lúng , vài hôm ông và các bạn lại lên kiểm tra đúng henTủng tuyển ,ngày 8/11/1965 ông cùng các bạn Dũng, Cẩu, Hải ,Bội.. trở thành chiến sĩ trẻ đầu tiên của thế hệ thứ 5 bóng đá thể công
    Sánh trí tiếp thu nhanhvà chăm chỉ ,được HLV Mười Tiền quý và dày công uốn nắn , ông sớm nổi bật về kỹ thuật chuyền và sút bóng .Đi tập huấn ở TRiều Tiên , ông sớm được giao làm tiểu đội trưởng khối tiền vệ -tiền đạo , thủ quyân đội hình I, ra sân thi đấu nhiều nhất 30/40 trận với các bạn triều tiên.
    Thể hình không lớn , tốc độ không cao nhưng sức bền tốt .Nhờ cách quan sát , phán đoán tinh tế , ra bóng đúng lúc , lại ở tiền vệ công , ông là cây tổ chức tấn công sác sảo .Có người đã ví chân chuyền bóng của ông mềm , khéo như daothái thịt , Lúc ngắn lúc dài , khi má ngoài ,khi má trong...đường bóng rời chân ông rất thuận lợ cho đồng đội, nhưng lại kín và trái kèo rất khó cho hàng thủ đối phương .Khi về đội trẻ ông là người châm ngòi cho hàng trên CHI<Cầu ,Thêu,THẾ ANH,Lên cùng đội 1, nhiều bàn thắng của đàn anh BÍnh, Bền , và sâu này là cao cường do ông kiến tạo.
    Ông cũng là chân sút có uy lực ở nhiều cự ly và góc sút khác nhau .Ngay hồi đội trẻ , khi lần đầu tiên gặp đội panliungsan , ông đã ghi một bàn ở cự ly 35m , lamững sờ người xem .Ông thường được phân công đá các quả phạt trực tiếp , gián tiếp ,phạt góc , phật đền ...Mỗi lần được phạt , ông thường nói nhỏ với anh em , khán giả lại báo nó có vở mới , bởi được sưj phối hợp cùng các đồng đội tài ba như THẾ ANH , CAO CƯỜNG , CHI ... ông thực hiện quả phạt khá sáng tạo và hiệu quả ,
    Moọt thời gian làm đội trưởng thể công nam chinh bắc chiến , nhiều trận đấu với các đội mạnh nước ngoài , ông có những đoáng góp xứng đáng , được đánh giá là một càu thủ xuất sắc của thể công không chỉ ở thế hệ đương thời mà còn ở nhiều thế hệ khác của thể công.
  10. crazy_fans

    crazy_fans Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2004
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Lão tướng" Vũ Công Tuyền
    Trích ngang:
    Họ và tên: Vũ Công Tuyền(hè bác nè em thích từ hồi đá cho quân khu3....cơ mà bây giờ(2003) đá được nữa ko đây
    Quê quán: Thị xã Thái Bình
    Năm sinh: 1969
    Gia nhập CLBQĐ: 1995
    Năm nhập ngũ: 1987
    Cấp bậc: Trung uý
    Cân nặng: 59 kg
    Chiều cao: 1,66 m
    Vị trí trên sân: Tiền đạo
    Số áo: 9
    Chân thuận: Phi
    Cầu thủ yêu thích:
    -Trong nước: Hồng Sn
    -Trong đội: Hồng Sn
    Thành tích cao nhất:
    Ước m: Học đại học TDTT
    Năm 1987, từ quê lúa Thái Bình, anh thực hiện nghĩ vụ quân sự. Vốn là cầu thủ năng khiếu của đội Công an Thái Bình, ngay lập tức Tuyền được tuyển chọn vào đội bóng đá Quân khu 3, ở vị trí tiền đạo. Với thành tích khá nổi bật ở gii hạng nhì quốc gia, năm 1995 anh được bổ sung cho CLBQĐ, cuối năm 1996 trở về tiếp tục thi đấu cho Quân khu 3 và mùa gii năm 1997 được gọi trở lại, khi đã bước vào tuổi 28.
    Với chiều cao bình thường (1m 66), thích lối đá nhỏ, ham rê dắt, Tuyền không phi mẫu tiền đạo của bóng đá hiện đại. Song, bù lại là sự khéo léo, nhanh nhẹn, xông xáo mặc dù thể lực của anh không được tốt. 5 bàn thắng ở mùa gii 1997, 6 bàn thắng ở mùa giải 1998 là sự đóng góp không nhỏ của anh cho đội bóng.
    Công Tuyền là một trong 2 cầu thủ CLBQĐ đã có gia đình riêng, với người vợ và đứa con trai 2 tuổi đang sống ở thị xã Thái Bình. Anh nói, từ vào gii đến giờ phi thi đấu triền miên, anh mới về thăm nhà được 2 lần. Nhớ vợ nhớ con cũng ráng chịu đựng để gánh vách trách nhiệm cùng đồng đội.

Chia sẻ trang này