1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lưu danh sân cỏ ( Nơi lưu giữ các bài viết hay về bóng đá VIỆT NAM ).

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi nguyenvantruongvn, 21/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. crazy_fans

    crazy_fans Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2004
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Lưu danh sân cỏ 18/03/2004 - 14:17 GMT+7



    Văn Sĩ Chi: Một tài năng kỳ lạ, hiếm có!
    Nếu có dịp ghé thăm thành phố Vinh - Nghệ An (đặc biệt là ở những sân bóng), bạn hãy để ý đến một người đàn ông đã lớn tuổi nhưng còn rất nhanh nhẹn, dáng người chắc khoẻ, mặt xương xương luôn luôn ?oồn ào? cùng trái bóng? Người đàn ông đó có tên Văn Sĩ Chi, cựu cầu thủ Thể Công - một thời mang áo số 10 nổi danh khắp miền Bắc.
    Ông là một cầu thủ có tài năng đặc biệt, một năng khiếu bẩm sinh, hiếm có từ trước đến nay. Không chỉ mình ông là người đặc biệt mà ngay cả gia đình ông cũng thuộc vào loại ?ođộc nhất vô nhị? của Việt Nam: Một gia đình mà tất cả những người con trai đều là cầu thủ bóng đá. Vinh quang và cay đắng, vất vả và sung sướng? tất tần tật cái gì cũng gắn với bóng đá là nét điển hình của danh thủ Văn Sĩ Chi và gia đình ông.
    Văn Sĩ Chi và sự nghiệp bóng đá ?ocó một không hai?
    Ông Văn Sĩ Chi sinh ngày 15/5/1934 tại làng Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, một địa phương đã có phong trào bóng đá từ rất lâu đời. Cả 3 anh em ông Văn Sĩ Chi cùng chơi cho đội tuyển của xã. Tuy nhiên, ở một nơi hẻo lánh, xa xôi như vậy, tài năng của ông Chi không được ai để ý đến. Năm 1958, tức là khi đã 24 tuổi, chàng trai Văn Sĩ Chi tham gia lớp nghĩa vụ quân sự đầu tiên của tỉnh Nghệ An và là lính thuộc Sư đoàn 335 đóng quân tại Mộc Châu. Ở đó, tài năng của anh lính tên Chi mới có đất phát triển.
    Sau giải bóng đá Quân khu Tây Bắc, từ đội Sư đoàn 335 (còn gọi là đội Bông Lau), Văn Sĩ Chi được tuyển vào đội QK Tây Bắc. Năm 1959, sau giải bóng đá vô địch toàn quân, những cầu thủ xuất sắc của các binh chủng, binh đoàn được rút về Thể Công, cùng lớp với ông Chi còn có Nguyễn Văn Nhi (Pháo binh), Hà Hiển (QK4), Nguyễn Văn Nguyệt (Bông Lau)? những cầu thủ sau này đã nổi danh. Và thế là từ một cầu thủ ?ochân đất?, trưởng thành từ phong trào bóng đá của ?onhững anh lính? chỉ sau một năm, ông Chi chính thức bước vào đời cầu thủ. Thật độc đáo là không lâu sau đó (ở tuổi 25), ông Chi đã chứng tỏ cho mọi người thấy rằng: Ông sinh ra là để chơi bóng!
    Khi lớp danh thủ Diệp Phú Nàm, Trần Tương Lai, Trương Tấn Nghĩa, Trần Văn Thành? ra làm nhiệm vụ ở Trường Huấn luyện TDTT TW, dàn cầu thủ trẻ Chi, Vinh, Hán, Ngọc Chi, Gia Xuân, Nhi, Út, Tiền... được thay thế. Và kể từ giải Vô địch Miền Bắc từ năm 1960 trở đi, họ đã hoàn toàn xứng đáng mang tên Thể Công. Trận đầu tiên năm 60, được mang áo số 10, chơi tiền đạo trái, ông Chi đã ghi 4/5 bàn thắng giúp đội TC thắng giòn giã Tổng cục Bưu điện, từ đó, chiếc áo số 10 gắn bó với cái tên Văn Sĩ Chi cho đến khi ông rời Thể Công.
    Tài năng và sự nhạy cảm ghi bàn của Văn Sĩ Chi thật tuyệt vời. Có thể ghi bàn từ mọi cự ly, mọi góc độ và bằng mọi động tác, điểm chạm mà bóng đá cho phép.
    Năm 1961, TC đi tập huấn ở CHDC Đức và được bố trí đá 12 trận. Trong tổng số 18 bàn thắng mà TC ghi được vào lưới đội bạn, phần lớn do công của Văn Sĩ Chi. Sau khi trở về từ chuyến tập huấn, TC ghé qua Trung Quốc và được mời thi đấu với Bát Nhất. Khi đó, bóng đá bạn là bậc thầy so với Việt Nam. Trận đấu đó, TC thắng 1-0, tạo ra cú sốc lớn cho giới mộ điệu Trung Quốc, thậm chí, khi lãnh đạo TC điện về Hà Nội, không ai tin đó là sự thật. Bàn thắng lịch sử đó được ghi bởi Văn Sĩ Chi: Khi đang có bóng ở gần giữa sân, thoáng thấy TM đội bạn lên cao ngang vạch 16m50, Văn Sĩ Chi lập tức sút bóng từ cự ly gần 40m qua đầu TM Bát Nhất vào lưới trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người.
    Cuối năm 61, đúng dịp 22/12, ta mời Bát Nhất sang thi đấu. Đội bạn thắng tất cả những trận trước và đang hừng hực khí thế. Trận gặp TC trên sân Hàng Đẫy (đá đêm), giữa hiệp 1, Văn Sĩ Chi đột phá rất ngoạn mục, lừa bóng qua háng trung vệ nổi tiếng của Bát Nhất thời bấy giờ là Tôn Nguyên Văn (3) mở tỷ số 1-0. Hiệp 2, Bát Nhất gỡ 1-1, nhưng rút cục cũng không đòi được nợ.
    Năm 1962, sau khi dự SKDA ở Tiệp Khắc về, TC tham gia giải Vô địch Miền Bắc và đã có những chiến thắng giòn giã: Thắng CAHN: 4-1, Tổng cục Bưu điện: 3-0, TN Nam Hà: 8-1, Cảng HP: 6-1, Tổng cục Đường sắt: 4-1? Riêng mùa bóng này, Văn Sĩ Chi ghi tới 65 bàn ?" một kỷ lục cho đến nay chưa ai phá được!
    Khả năng và hiệu suất ghi bàn của Văn Sĩ Chi thuộc vào loại ?oxưa nay hiếm? mặc dù cho tới 24, 25 tuổi, ông mới biết thế nào là kỹ thuật cơ bản của bóng đá. Vừa thi đấu, vừa khổ luyện, vừa nhận thức nhanh về kỹ chiến thuật, Văn Sĩ Chi đã tiến bộ nhảy vọt. Sự ổn định về kỹ thuật của ông được thể hiện ở những pha ghi bàn ngoạn mục được lặp đi lặp lại nhiều lần. Người ta kể rằng, khi thi đấu cho TC, nếu Văn Sĩ Chi đã vào góc độ ấy, vị trí ấy dù có người kèm, một khi Văn Sĩ Chi đã sút, bóng sẽ đi thẳng vào lưới 10 quả giống nhau cả 10. Cho đến nay, cú đảo người về bên trái, gạt bóng bằng má ngoài chân phải rồi tung cú sút vòng cung ?okiểu quả chuối? từ xế đầu 16m50 bên trái vào góc chữ A bên phải cầu môn của Văn Sĩ Chi đi vào tiềm thức của mọi người đã từng có cơ hội xem ông thi đấu. Cú sút được mệnh danh là ?olá vàng rơi? của Văn Sĩ Chi đó đã nhiều lần hạ các TM mặc dù không ít người biết ông có món ?otủ? như thế.
    Văn Sĩ Chi và những kỷ niệm không thể nào quên
    Năm 1963, đội bóng đá Việt Nam DCCH tham dự giải bóng đá GANEFFO châu Á tại Indonesia. Trong đội hình có các danh thủ như: TM Duy Bỉnh Koóng, Đàm Thu Trang, Nguyễn Văn Nguyệt, cùng các cầu thủ Diệp Phú Nàm, Trần Tương Lai, Trần Duy Long, Lê Thế Thọ, Lê Đình Chính, Văn Sĩ Chi, Ngọc Hiển, Văn Vinh, Văn Tiền, Văn Út, Hoàng Kính Dịp? (TC có 13 người). Để lọt vào vòng trong, trận cuối cùng, Việt Nam phải thắng Campuchia mà không có sự lựa chọn khác (trước khi sang dự giải, chúng ta đã thắng Campuchia 3-0). Trận đấu này, đội bạn ngỏ ý ta chỉ nên thắng ?onhẹ nhàng? 1-0, nhưng không được chấp nhận. Vào trận, sau khi bà Nguyễn Thị Bình đá quả giao bóng danh dự, hiệp 1 ta đã dẫn trước 2-0. Hiệp 2, ta chủ trương để hậu vệ Lai phạm lỗi trong vòng cấm cho bạn gỡ một bàn bằng quả 11m. Nhưng sau đó vài phút, do phòng ngự lơi lỏng, đội bạn bất ngờ gỡ 2-2. Sau đó, đội ta cố gắng ghi bàn và Văn Sĩ Chi, Kính Dịp, Lê Thế Thọ, Trần Duy Long liên tiếp bắn phá khung thành Campuchia nhưng đều bị TM bạn hoá giải. Cho đến phút 88, tỷ số vẫn là 2-2, đội ta căng thẳng, nôn nóng ghi bàn, còn đội bạn chủ trương thủ hoà, phá bóng cho hết giờ nhằm loại Việt Nam ra khỏi VCK. Phút 89, Campuchia được hưởng quả phạt bên phía sân nhà, trung vệ đội bạn từ từ đặt bóng phát lên nhưng có lẽ do mừng quá, cầu thủ này đá mà không quan sát, bóng trúng đầu Trần Duy Long dội ngược vào đúng ngực Văn Sĩ Chi đứng gần đó, cùng lúc hậu vệ đội bạn lao vào đạp thẳng vào chân Văn Sĩ Chi, trọng tài không thổi còi. Văn Sĩ Chi tránh được cú đá ác ý đó, vừa giữ bóng bằng ngực, vừa xoay người sút vô lê thật căng, bóng đập xà ngang tung nóc lưới trước sự ngỡ ngàng của đội bạn và người xem. Chung cuộc, Việt Nam thắng 3-2 và lọt vào VCK. Ngày hôm sau, tất cả báo chí Indonesia đăng ảnh Văn Sĩ Chi (10), cầu thủ xuất sắc nhất của Việt Nam. Một nhà báo thể thao của Trung Quốc đại diện cho toà soạn tại Jakarta đã tới thăm đội và tặng Văn Sĩ Chi pho tượng ?oĐại bàng cắp Công chúa? trị giá 20.000 đồng tiền Indo. Sứ quán nước ta nhận món quà đó của bạn và quy ra tiền gửi Văn Sĩ Chi, đó là số tiền thưởng rất lớn thời đó và Văn Sĩ Chi đã dùng nó để mua radio, đồng hồ, quần áo tặng HLV và đồng đội.
    Văn Sĩ Chi - tố chất và sức khỏe thiên phú
    Có một kỷ niệm đặc biệt nổi bật cho tố chất sức khoẻ của Văn Sĩ Chi mà ông trời đã ban tặng cho ông. Đó là vào năm 1963, các ĐT Indonesia, Myanmar, Thanh niên Thượng Hải sang thăm và thi đấu tại nước ta. Sau khi Thể Công thủ hoà 1-1 với ĐT Indonesia (Văn Sĩ Chi ghi bàn), ông nhận được điện bố mất và tức tốc lên đường về quê chịu tang. Không may, năm đó, Nghệ An lụt nặng, nước lũ cuốn trôi nhà cửa, đồ đạc. Người dân phải sống trên thuyền và ăn khoai lang chống đói. Chôn cất bố xong, ông lập tức ra tập trung cùng đội. Tới ga Hàng Cỏ lúc 17h30 chiều, ông mới biết tin 19h đội Thể Công đá với ĐT Myanmar. Ngay sau đó, ông xin HLV Mười Tiền được làm nhiệm vụ. Ông Tiền chấp nhận và xếp Văn Sĩ Chi ra sân ngay từ đầu. Được sự tin tưởng của lãnh đạo và đồng đội, với ý chí quyết tâm cao, Văn Sĩ Chi quên cả đói và mệt, ra sân với phong độ tuyệt vời. Phút 15, Văn Sĩ Chi ghi bàn đưa Thể Công dẫn trước 1-0. Mặc dù lúc đó Myanmar chơi rất hay (là ĐKVĐ SEAP Games) nhưng phải đến gần cuối trận họ mới có bàn gỡ hoà. Tan trận, khán giả Hà Nội đợi ở ngoài cổng SVĐ ùa tới ôm hôn và tung Văn Sĩ Chi lên cao?
    Nhiều năm sau đó, ông Chi được tăng cường cho QK3 và đã đoạt giải nhì Vô địch Miền Bắc. Thời điểm đó, ông Chi vẫn là chân sút số 1. Cho đến năm 1971, khi đã 37 tuổi, Văn Sĩ Chi mới giã từ Thể Công về làm HLV kiêm cầu thủ cho đội Công an Thanh Hoá theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh. Ở đây, ông Chi thi đấu 4 giải cho Công an Thanh Hoá và dù đã 40 tuổi, ông vẫn là chân sút chủ chốt của đội, đồng thời là một trong những cầu thủ hàng đầu ở giải Vô địch miền Bắc hồi đó.
    Sau đó, có thời gian ông Chi còn làm HLV kiêm cầu thủ cho đội A1 Thủ Công nghiệp Thanh Hoá. Ông Chi chính thức giã từ sân cỏ vào năm 1980 khi đã 47 tuổi. Với tuổi nghề cầu thủ kéo dài trong suốt 23 năm, Văn Sĩ Chi là một hiện tượng kỳ lạ, hiếm có của làng bóng đá Việt Nam.



  2. crazy_fans

    crazy_fans Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2004
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Góc trái Vũ Thế Luân

    Ông Vũ Thế Luân (đứng bên phải)
    Ông Luân quê ở huyện Vụ Bản nhưng sinh ở thành phố Dệt năm 1942. Đá bóng từ hồi để chỏm cùng lứa với Tuấn ?ogáo? (TM) và Hiếu (hậu vệ cho đội tuyển sau này).
    Khi hai ông bạn được chọn lên Trường Huấn luyện TW thì ông Luân cũng được ông Lư Hùng Phán (bố của Lư Đình Tuấn) đón về Thể Công trẻ. Tháng 7/1961, ông nhập ngũ, tập ở tuyến 2 do ông Hiếu và ông Sinh làm HLV.
    Lứa trẻ này của TC khá đông đều về tầm vóc và năng khiếu: Hiển, Bền, Thiêm, Sơn, Lễ, Mỹ, Minh, Vĩnh, Biên?..Được rèn cặp chu đáo, lại có chuyên gia Huỳnh Quế Phúc (TQ) giúp đỡ, các VĐV trưởng thành nhanh. Số đông năm 1963 đã được ra sân trong đội hình I. Ông Luân là một trong số đó.
    Vóc dáng thấp nhưng người đậm, có sức mạnh và vượt trội về tốc độ, ông chạy 100m chỉ hết 11 giây 2/10, nhiều người nói đó là do ông tuổi Ngọ, nên phi như ngựa! (Trong cuộc thi điền kinh toàn quân, đội tiếp sức 4 x 100m của Bộ Tổng Tham mưu gồm 4 cầu thủ bóng đá trẻ: Luân, Liêm, Mỹ, Bền đã về nhất dễ dàng). Kỹ thuật tốt, đá góc trái, ông được lên thay ông Út với cách đá riêng. Ông ít đi bóng vào phía trong mà thường cầm bóng đột phá rồi đua tốc độ theo dọc biên cực nhanh. Nhiều khi đua đến sát cột cờ góc, cứ tưởng như bóng đã trôi ra biên ngang, ông vẫn nghiêng người tạt vào thật khéo. Cú tạt mạnh và chuẩn vào những điểm quy ước, thường được cặp chân của Văn Chi, của Bền hoặc cái đầu của Nguyễn Bính tận dụng chuyển thành bàn thắng. Ông cũng là cây sút có hạng, hai chân đều nhưng chân trái thuận hơn.
    Trong các trận quốc tế, gặp hậu vệ bạn cao lớn, ông vẫn dùng cái nhanh đoạn ngắn và kỹ thuật nhỏ để đột phá và tạt bóng hiệu quả. Những chuyến đi cùng đội TC hoặc đội tuyển quốc gia sang Đông Aâu, Liên Xô, biệt hiệu Luân ?olùn? ra đời là do sự khen ngợi của anh em sau những cuộc đọ tài luồn lách của ông giữa các hàng phòng thủ to cao.
    Đầu thập kỷ 70, khi Ba Đẻn khẳng định được vị trí thì ông từng bước nhường chỗ. Năm 1973 ông nghỉ đá, về làm trợ lý cho CLB một thời gian rồi chuyển sang làm HLV tuyến trẻ mới.
    Gần 15 năm, ông giúp ông Ngọc Chi đào tạo thành công cho TC 4 lớp nối nhau, trong đó phải kể đến những cầu thủ đã thành danh như: Ngọc Tuấn, Anh Quang, TM Việt Dũng ? rồi Mạnh Cường, Mạnh Dũng, Sỹ Long, Thanh Hải? tiếp đến là Hồng Sơn, Hải Biên, Ngô Dũng? Những bài học thực tế tích luỹ được trong thời kỳ này cùng với mấy lần được cử vào hỗ trợ xây dựng đội bóng đá Quân khu 5 đã giúp ông thêm vốn liếng, kinh nghiệm cho những thành công về huấn luyện sau này.
    Năm 1990, theo đề nghị của Giám đốc Sở TDTT Thuận Hải ?" Đặng Nhật Lễ, ông Luân được phái vào đó xây dựng, huấn luyện đội bóng đá của tỉnh. 4 năm ở đây, ông đã cùng đội đi từ không đến có, từ chưa có hạng đến vào chung kết hạng B.
    Thuận Hải tách tỉnh, ông ra Ninh Thuận giúp ông Lộc, lại đưa đội này vào đến chung kết hạng B.
    Biết tiếng, ông Minh ?" Bình Dương ra đón. Năm ấy Bình Dương trúng mùa to, chỉ chịu hoà 2 trận, còn thì thắng cả 13 trận, chung kết thắng Long An 1/0 và cùng đội này lên hạng đội mạnh! Đây là năm làm ăn vượng nhất trong đời HLV của ông Luân.
    Một thành tích đáng kể nữa là ông đã cùng đội Long An nhận huy chương đồng Cúp Quốc gia năm 2000. Có người đã khen ông và ông Ninh Văn Bảo rồi truy nguồn gốc để kết luận: ?o? họ là dân Thành Nam cả đấy!?
    Ông còn đến với Thừa Thiên Huế, Tây Ninh, Gia Lai, Bình Thuận (lần 2), Long An, trở lại Bình Dương rồi QK2??8 lần đổi chỗ, đến đâu ông cũng hết lòng tận tụy và làm việc có hiệu quả, sống giản dị và khiêm nhường, được lãnh đạo địa phương và các cầu thủ yêu mến. Năm 2002, vì để thu xếp việc nhà, ông tạm nghỉ. Nhưng nhiều nơi vẫn muốn đón, đến nay cũng thế, bởi họ thấy ông còn khoẻ, từng trải và rất tin mỗi khi ông đã nhận và sẽ ra sức làm tốt
  3. crazy_fans

    crazy_fans Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2004
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Góc trái Vũ Thế Luân

    Ông Vũ Thế Luân (đứng bên phải)
    Ông Luân quê ở huyện Vụ Bản nhưng sinh ở thành phố Dệt năm 1942. Đá bóng từ hồi để chỏm cùng lứa với Tuấn ?ogáo? (TM) và Hiếu (hậu vệ cho đội tuyển sau này).
    Khi hai ông bạn được chọn lên Trường Huấn luyện TW thì ông Luân cũng được ông Lư Hùng Phán (bố của Lư Đình Tuấn) đón về Thể Công trẻ. Tháng 7/1961, ông nhập ngũ, tập ở tuyến 2 do ông Hiếu và ông Sinh làm HLV.
    Lứa trẻ này của TC khá đông đều về tầm vóc và năng khiếu: Hiển, Bền, Thiêm, Sơn, Lễ, Mỹ, Minh, Vĩnh, Biên?..Được rèn cặp chu đáo, lại có chuyên gia Huỳnh Quế Phúc (TQ) giúp đỡ, các VĐV trưởng thành nhanh. Số đông năm 1963 đã được ra sân trong đội hình I. Ông Luân là một trong số đó.
    Vóc dáng thấp nhưng người đậm, có sức mạnh và vượt trội về tốc độ, ông chạy 100m chỉ hết 11 giây 2/10, nhiều người nói đó là do ông tuổi Ngọ, nên phi như ngựa! (Trong cuộc thi điền kinh toàn quân, đội tiếp sức 4 x 100m của Bộ Tổng Tham mưu gồm 4 cầu thủ bóng đá trẻ: Luân, Liêm, Mỹ, Bền đã về nhất dễ dàng). Kỹ thuật tốt, đá góc trái, ông được lên thay ông Út với cách đá riêng. Ông ít đi bóng vào phía trong mà thường cầm bóng đột phá rồi đua tốc độ theo dọc biên cực nhanh. Nhiều khi đua đến sát cột cờ góc, cứ tưởng như bóng đã trôi ra biên ngang, ông vẫn nghiêng người tạt vào thật khéo. Cú tạt mạnh và chuẩn vào những điểm quy ước, thường được cặp chân của Văn Chi, của Bền hoặc cái đầu của Nguyễn Bính tận dụng chuyển thành bàn thắng. Ông cũng là cây sút có hạng, hai chân đều nhưng chân trái thuận hơn.
    Trong các trận quốc tế, gặp hậu vệ bạn cao lớn, ông vẫn dùng cái nhanh đoạn ngắn và kỹ thuật nhỏ để đột phá và tạt bóng hiệu quả. Những chuyến đi cùng đội TC hoặc đội tuyển quốc gia sang Đông Aâu, Liên Xô, biệt hiệu Luân ?olùn? ra đời là do sự khen ngợi của anh em sau những cuộc đọ tài luồn lách của ông giữa các hàng phòng thủ to cao.
    Đầu thập kỷ 70, khi Ba Đẻn khẳng định được vị trí thì ông từng bước nhường chỗ. Năm 1973 ông nghỉ đá, về làm trợ lý cho CLB một thời gian rồi chuyển sang làm HLV tuyến trẻ mới.
    Gần 15 năm, ông giúp ông Ngọc Chi đào tạo thành công cho TC 4 lớp nối nhau, trong đó phải kể đến những cầu thủ đã thành danh như: Ngọc Tuấn, Anh Quang, TM Việt Dũng ? rồi Mạnh Cường, Mạnh Dũng, Sỹ Long, Thanh Hải? tiếp đến là Hồng Sơn, Hải Biên, Ngô Dũng? Những bài học thực tế tích luỹ được trong thời kỳ này cùng với mấy lần được cử vào hỗ trợ xây dựng đội bóng đá Quân khu 5 đã giúp ông thêm vốn liếng, kinh nghiệm cho những thành công về huấn luyện sau này.
    Năm 1990, theo đề nghị của Giám đốc Sở TDTT Thuận Hải ?" Đặng Nhật Lễ, ông Luân được phái vào đó xây dựng, huấn luyện đội bóng đá của tỉnh. 4 năm ở đây, ông đã cùng đội đi từ không đến có, từ chưa có hạng đến vào chung kết hạng B.
    Thuận Hải tách tỉnh, ông ra Ninh Thuận giúp ông Lộc, lại đưa đội này vào đến chung kết hạng B.
    Biết tiếng, ông Minh ?" Bình Dương ra đón. Năm ấy Bình Dương trúng mùa to, chỉ chịu hoà 2 trận, còn thì thắng cả 13 trận, chung kết thắng Long An 1/0 và cùng đội này lên hạng đội mạnh! Đây là năm làm ăn vượng nhất trong đời HLV của ông Luân.
    Một thành tích đáng kể nữa là ông đã cùng đội Long An nhận huy chương đồng Cúp Quốc gia năm 2000. Có người đã khen ông và ông Ninh Văn Bảo rồi truy nguồn gốc để kết luận: ?o? họ là dân Thành Nam cả đấy!?
    Ông còn đến với Thừa Thiên Huế, Tây Ninh, Gia Lai, Bình Thuận (lần 2), Long An, trở lại Bình Dương rồi QK2??8 lần đổi chỗ, đến đâu ông cũng hết lòng tận tụy và làm việc có hiệu quả, sống giản dị và khiêm nhường, được lãnh đạo địa phương và các cầu thủ yêu mến. Năm 2002, vì để thu xếp việc nhà, ông tạm nghỉ. Nhưng nhiều nơi vẫn muốn đón, đến nay cũng thế, bởi họ thấy ông còn khoẻ, từng trải và rất tin mỗi khi ông đã nhận và sẽ ra sức làm tốt
  4. TCfans

    TCfans Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Trong những bài giới thiệu về các danh thủ của BĐVN mod nguyenvantruong đã sử dụng 1 số bài của TCFC tuy nhiên cuối bài lại không ghi xuất xứ bài viết. Mod đã hầu như copy tất cả những gì nói về HôngSơn và Công Tuyền kể cả những chữ viết tắt luôn
    Không hiểu sau bài viết này mod có khoá nick tôi không nữa. Nhưng đây là sự thật mod nguyenvantruong cần phải xem lại sau mỗi lần copy bài của mình, bài viết nào cũng có xuất xứ của nó. Không phải bài nào cũng ký nguyenvantruong ở dưới bài viết copy mình.
  5. STTM

    STTM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2004
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Danh thủ NGUYỄN CAO CƯỜNG (em trai danh thủ Nguyễn Thế Anh)
    -------------------------------------------
    - Họ và tên: Nguyễn Cao Cường
    - Sinh năm: 27/10/1954
    - Quê quán: Hà Nội
    - Vị trí: Trung phong
    - CLB: Thể Công
    - Chức vụ hiện tại: Thượng tá, Phó GĐ CLB bóng đá chuyên nghiệp Thể Công.
    1. Sự nghiệp cầu thủ (1970-1989):
    - Năm 1970: Gia nhập đội bóng đá Thể Công.
    - Năm 1973: đặc cách bổ sung lên đội hình 1 Thể Công.
    - Năm 1974: Thành viên ĐT QĐ thi đấu tại Trung Quốc.
    - Năm 1975, 1977, 1979: Thành viên Thể Công thi đấu và tập huấn tại CHDC Đức, Hunggari (2 lần).
    - Năm 1976: Thi đấu thành công với ĐT Thanh niên CHDC Đức.
    - Năm 1984, 1989: Thành viên ĐTQĐ thi đấu giải bóng đá SKADA tại Việt Nam.
    - Năm 1982: Tham gia ĐT Thanh niên Việt Nam thi đấu tại Liên Xô và Hungari.
    2. Thành tích nổi bật:
    - VĐ miền Bắc và QG những năm 1974, 1975, 1976, 1982, 1983, 1986...
    - 3 lần đứng thứ nhất trong số 10 VĐV tiêu biểu Việt Nam (do báo TTVN tổ chức năm 1981, 1982, 1984). 2 lần đứng thứ 4/10 và 1 lần thứ 6/10 cuộc bầu chọn VĐV tiêu biểu Việt Nam.
    - Cầu thủ xuất sắc nhất Việt Nam 20 năm đất nước thống nhất (1975 - 1995) do báo Lao Động bầu chọn.
    3. Trình độ chuyên môn:
    - Kiện tướng thể thao.
    - Năm 1986-1989: Vừa thi đấu vừa học đại học, chuyên tu HLV bóng đá.
    4. Kinh nghiệm chuyên môn:
    - Từ 1990-2003: HLV các đội bóng đá trẻ Trung tâm TDTT Quân đội.
    - Năm 2004: Thượng tá, Phó GĐ CLB bóng đá chuyên nghiệp Thể Công.
  6. SLiloveyou

    SLiloveyou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2003
    Bài viết:
    751
    Đã được thích:
    0
    Chào Huỳnh Đức!
    Huỳnh Đức đã nói lời giã biệt với bóng đá đỉnh cao. Trải qua đủ trạng huống ái, ố, hỉ, nộ, anh được coi là cầu thủ thành danh. 34 xuân xanh, tuổi nghề của Huỳnh Đức được coi là ?othọ?. Việc anh treo giầy được dự đoán từ trước và âu cũng hợp với quy luật của tạo hoá.
    [​IMG]
    Tiền đạo Lê Huỳnh Đức
    Biết là vậy, vẫn thấy bùi ngùi bởi một ?ongôi sao? đã lặn trên bầu trời vào đúng thời điểm quá ít những vì tinh tú.
    1. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh và cảm giác những ngày đầu Hè năm 2003. Chuyến công tác dài ngày đầu tiên trong đời là đến Trung tâm Thành Long, được chứng kiến sự kiện long trời ở làng bóng đá. Không khí nóng ran và căng thẳng ở ?ođại bản doanh? của NHĐA. Đúng thời điểm đó, ?oquả bom? khổng lồ được kích nổ. Người ta sử dụng ?obom tấn? để loại trừ cái gọi là ?othế lực đen? ở đội bóng TPHCM. Không nói ai cũng biết, cái đích mà ?ochiến dịch bàn tay sạch? của NHĐA hướng tới là Huỳnh Đức. Anh là thủ lĩnh của các thủ lĩnh. Cái bóng của Huỳnh Đức quá lớn khiến người ta nghĩ anh là ?ophù thuỷ? đứng sau tất cả những điều được coi là nhiễu nhương nhất.
    Huỳnh Đức nhừ đòn. Bị thanh lý hợp đồng trước thời hạn là nỗi đau của một ?ongôi sao?. Nhưng cay đắng hơn, búa rìu dư luận tới tấp giáng xuống đầu cầu thủ từng được coi là thần tượng của giới trẻ. Không ít người đã gọi Huỳnh Đức là tội đồ. Có cảm tưởng, bản thân anh cũng mất bình tĩnh trước sự phán xét của dư luận. Người ta thấy anh chạy đôn, chạy đáo gõ cửa báo chí để thanh minh. Chẳng ích gì. Huỳnh Đức rơi tõm xuống vực thẳm những lời công kích. Tôi cứ ám ảnh mãi hình ảnh trong phòng tập thể lực của CLB NHĐA tại nhà Thành Long 2. Nhóm các cầu thủ Huỳnh Đức, Ngọc Đài, Hứa Hiền Vinh tập luyện một cách đơn côi. Lớp đàn em nhìn họ một cách ái ngại. Không ai dám lại gần bởi sợ bị ?oliên đới?. Thế rồi, vào buổi nhá nhem tối trung tuần tháng 6, Huỳnh Đức cùng một vài đồng đội lặng lẽ thu xếp đồ đạc rời Thành Long mà không có một cầu thủ nào tiễn chân.
    2. Cái tin Huỳnh Đức đến Đà Nẵng khiến nhiều người ngạc nhiên. Ngạc nhiên bởi tưởng không còn đất sống, nhưng anh vẫn có được nơi nương náu với chế độ biệt đãi. Lương 19 triệu/tháng, được bán nhà giá ưu đãi, đó là điều mà những người giàu trí tưởng tượng cũng không dám nghĩ đến viễn cảnh đó. Huỳnh Đức đã trở lại. Không ồn ào, nhưng đủ sự đĩnh đạc để người ta nhìn thấy phong cách của một cầu thủ từng có ảnh hưởng lớn đến các đồng đội.
    Khi ở bên kia sườn dốc sự nghiệp, Huỳnh Đức đã có mong muốn tột cùng là bước lên ngôi vô địch Tiger Cup. Cơ hội đã đến, anh được giao băng đội trưởng thời Tavares.Người ta thấy một Huỳnh Đức khác. Nghiêm nghị và suy tư nhiều hơn. Anh thay đổi để có được sự bừng sáng trong lần cuối cùng. Tiếc rằng, tuổi tác và những sai lầm của ông thầy người Brazil đã khiến giấc mơ của Huỳnh Đức vỡ nát.
    Đời người là một chuỗi những khám phá, chinh phục. Huỳnh Đức có thể tự hào về những năm tháng dữ dội của mình. Đáng nói hơn, anh đã không gục ngã trong những lúc tuyệt vọng nhất.
    * Khắc Sơn
    (Baobongda.com.vn)
  7. tete_a6

    tete_a6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2005
    Bài viết:
    2.735
    Đã được thích:
    50
    Tin Ở Hoa.....Cúc Dại.
    (Bài này được viết trước trận bán kết AFF 2008: Việt Nam - Singapore. Khi mà Việt Nam chơi không thuyết phục ở vòng bảng, đội tuyển, HLV Calisto và các cầu thủ chịu sự chỉ trích nặng nề của nhiều nhà báo, chuyên gia. Không nhiều người tin vào thắng lợi của Việt Nam trước Singapore)
    Người ta tin ở Hoa Hồng ...tui tin ở hoa Cúc Dại ven đường, bị coi rẽ tầm thường nhiều lúc tiện tay ngắt nó ngữi cho đã xong rồi vứt. Nhưng hoa cúc dại lại có hương thơm những đêm yên tĩnh nào kém hoa hồng, thời xuân sắc cũng đẹp biết bao trăm hoa đua nở. Cũng được ướp vào trà và làm thành những món khác. Dễ tìm lại rẽ nhưng mang lại thiết thực đời sống chúng ta kém chi hoa hồng?
    Nói cho vui thôi.
    Thực tế những lần tuyển VN vượt qua vòng bảng ấn tượng và được báo chí đánh giá cao , nhm đặt nhiều niềm tin vào những gì họ thấy và báo chí vẽ vời thì trân knock out tuyển VN gục ngã thảm thiết nhất.
    Trước khi thua Sing 0-5 chẳng báo chí ta từng rất tự tin đánh giá cao khả năng thắng tuyển VN sao?
    Rồi trận chung kết thua Sing 0-1 vì cái lưng của chúa sư tử chẳng báo chí cho VN nằm kèo trên sao?
    Rồi trân chung kết SG tại VN thua Thái 1-2 chẳng phải báo chí đã nói khoảng cách tuyễn VN và Thái là....không có và VN có cửa cao hơn đánh bại Thái trên sân nhà sao?
    Rồi trận thua Phi 0-3 chẳng phải trước đó báo chí đề cao Quốc Vượng và cho rằng sẽ dập Thông Lao, Văn Quyến sẽ chói sáng hơn Teep sao? Họ chẳng quá tự tinh vào Văn Trương, Quốc Anh, Tấn Tài, Minh Đức Văn Quyến, Quốc Vượng và so sánh với thế hệ vàng sao?
    Kết quả thế nào? Những lần báo chí tự tin ũng hộ tuyển VN nhiều nhất. Những lần tuyển VN được xoi như hoàn hảo không có điểm yếu là những lần tuyển VN bị bắn rớt tan tác nhất. Hãy nhớ đấy.
    Tuyển VN thì vẫn là tuyển VN những con người có cái nền tảng VN...cho nên dù cực hay hay cực dở cái biên độ này cũng không nhiều. Bóng đá VN phát triển bao lâu thì bóng đá Miến, Mã, Thái, Sing và Indo cũng phát triển từng ấy năm. Cái trình độ thì ngang nhau, và cũng giống nhau ở chổ song hào kiệt đời nào cũng có. Vn từng vất vã khó khăn và cần thần may mắn để vượt qua những nước kia hoặc có chút sui xẻo thì ngược lại. Đó là chuyện muôn đời với bất kỳ HLV nào.
    Cái chúng ta cần là kết quả. Đá tưng bừng đẹp mắt mà thua bị loại phỏng có ích gì? Bài học Bồ Đào Nha đấy. Tuyển Anh nửa, Nga.
    Cái chúng ta cần là vô địch! Về nhì cũng không vui. Muốn và đòi hỏi....cứ nói thẳng ra việc gì phải khiêm nhường ức chế và chê bai lung tung hở các nhà báo?
    Trước khi vô địch phải vượt qua bán kết...Tồ đã làm được. Đã hai lần Tồ nắm tuyển VN đều không có thời gian dài nắm tuyển lần trước 1 tháng lần này 3 tháng...nhưng cả 2 lần tuyển VN đều vượt qua bán kết. Kết quả cũng ngọt ngào 2 thắng và 1 thua. Lần trước còn hoành tá tràng hơn đầu bảng thì phải. Cả hai lần tuyển VN trước đó bị thất bại cay đắng. Những chuyên gia đều bi quan trước viễn cảnh chẳng ai dám đứng ra đòi cầm chèo HLV trưởng tuyển VN....và cả 2 lần Tồ nhận khó khăn và lại sác định VN cũng vẫn là 1 trong tứ đại thiên vương ĐNA.
    Hai lần Tồ được đặt vào vị trí HLV trưởng khi mà cái mặt bằng bóng đá VN được coi là yếu nhất...các HLV tên tuổi đều chê chạy. Những lần khác tuyển sáng giá hơn Tồ ứng cử, bầu bán trên mạng rồi còn làm cả 1 kế hoạch cho bóng đá VN ra tận Hà Nội thuyết trình....và Tồ đã rớt. Những người không phải là người VN đều khó hiểu rằng để có 1 vị trí mong muốn sự quyết định không phải bằng thực lực công phu chuẩn bị tài năng vvv và vvv trong những tuyển hạch chính thức mà là ở quán nhậu và phong bì được chuyển giao chính thức.
    Cả hai lần Tồ được chọn đều là người đóng thế, không có trong kế hoạch của Tồ. Ông thậm chí không có trong danh sách ứng cử và ông cũng chẳng tự ứng cử hay kế hoạch gì cả. Hẳn chúng ta phải còn nhớ cái danh sách ứng cử viên nặng ký cho chức HLV kỳ này gồm những ông Úc, ông Anh, Nam Tư...nào kia mà....không có tên Tồ, và Tồ không tự ứng cử....nhưng bất chiến tự nhiên thành bổng dưng người ta tự lên danh sách ngắm nghía và cân nhắc và không còn ai....người ta lại nhớ tới 1 người thuộc dạng không muốn mời nhưng hể mời là được. Đã phải thuyết phục bầu Thắng và Tồ không bị cản trở làm khó mình mẫy ra sao? Hảy nhớ lấy. Đừng vô ơn. Đừng chưa qua sông đã tính dìm đò...đó không phải là cái điều ông bà ta dạy.
    Người ta nói về thế hệ vàng người ta chê bai lối chơi tuyển. Tốt thôi. Không thuyết phục và thắng may mắn. Không hề gì. Ngay cả Inter hay Chelsea của Mourinho cũng có nhiều trận như thế nhưng điều quan trong là đã thắng đã có đủ điểm để tiếp tục có mặt để sát định đẵng cấp. Chiến thắng là chiến thắng là 3 điểm, bàn thắng là bàn thắng...những giá trị không thể thay đổi tẩy xoá trong lịch sử....thắng nhờ bàn tay của chúa hay cái lưng của quỉ hay dùng mông đít ghi bàn cũng có giá trị 100% như vàng. Thắng nhờ may mắn vẫn là chiến thắng và cụng vẫn đẹp thôi. Tại sao may mắn không ở phía bên kia mà ở nên ta. Chẳng lẽ không đẹp và vì thế ta chê. Thế sui xẻo nhé hay tiếp tục muốn may mắn. Tạ sao may mắn có thể tới với ông Tồ mà không tới với Dido, Letard, Tavares, Rield?
    Thua giao hữu thắng chính thức và thua chính thức thắng giao hữu bạn muốn cái nào?
    Quên đi 10 trận không thắng trước giải....vì trong giải đã thắng 2 thua 1 không tồi. Thành tích trong giải của Tồ không tồi. Chắc chắn là không chưa bao giờ.
    Tồ đã đưa tuyển VN qua vòng bảng thế nào? Không cần đi đâu hết chỉ cần tập tốt sân nhà đi đâu loanh quanh cho đời mõi mệt. Tuy nhiên đã làm được cái chuyện với bóng đá VN ít nhất là vô bán kết. Sẽ nhục và mất mặt nếu không làm được chuyện này...ấy thế mà ta cũng từng nhục đấy. Mà có riêng gì VN đâu các chú khác cũng i xì vì bao giờ cũng có 3 chú ngang nhau cho chỉ 2 chổ. Không hảnh diện nhục vì không chơi thuyết phục mà thắng ư? Thế thua về sớm như Mã, Miến có vui không?
    Mặc dù không hoành tráng gì nhưng cả hai lần tuyển VN dưới trướng Tồ đã vượt qua ải bằng chính đôi chân của mình không cần xin sỏ hay mong ai làm giúp ta cái gì cả...đó không phải là công sức đáng trân trọng. Chúng ta đừng quên là nhờ UEA chúng ta mới vào bán kết Asia Cup. Nếu ai đó tôn thờ sự cao thượng bóng đá đẹp thì không nên hãnh diện với thành tích trên. Qatar đã đá sòng phẳng ngang ngữa hoà Nhật 1-1 còn chúng ta vô bán kết nhờ UEA thua chúng ta mà trọng tài sao đó bị cấm cầm còi 1 năm vì bắt thiên vị chúng ta lộ liễu. Nó kéo đến tận trận hoà Qatar 1-1 khi mới phút 91 là toét hết giờ. Nhưng nếu UEA không là hộ VN chuyện thắng Qatar liệu VN có đi tiếp. Chúng ta chê món quà thượng đế nhưng chúng đa lại thích món quà của người khác ban thí? Đó là cái sĩ...nhục.
    Món quà thượng đế có đến chăng cũng là tưởng thưởng công của những cố gắng vượt qua bản thân của những cá nhân nào đó lòng thành thấu trời xanh. Nó đâu chỉ là ơn mưa móc. Những kẽ không có lòng thành chỉ có lòng kiêu ngảo tại sao không bao giờ có được cái may mắn....tất cả cứ trôi trước mủi giầy? Đó chẳng phải là cái đẹp của bóng đá của thần may mắn sao? Đó chẳng phải là phim hay khi hảo nhân gặp những hảo báo ác nhân gặp ác báo sao?
    Lối đá VN từng lúc lọng cọng nhưng cũng chẳng có những lúc thăng hoa cần thiết để đi tiếp sao? Và những thăng hoa may mắn đó đã chẳng có sự tác động của chú Tồ sao? Trong 3 lần ít ra Tồ cũng mát tay bốc thuốc đúng 2.
    Bóng đá VN chẳng phải nhiều lúc ra sân đá không là chính mình nhưng HLV ngồi như ngỗng đực cho đến hết trận bất lực như một gả pe đê...mà người hm muốn điên lên ông ta phải làm gì đi chứ, phải làm gì đó hơn là cam chịu. Có thay đổi là có hy vọng chuyển cơ có thể vẩn thua và có thể là thắng nhưng hơn thua chắc mà không làm gì?
    Chẳng phải Tồ luôn thay đổi và chỉnh sửa trước và trong trận sao? Đừng lo lắng vì chúng ta không có bộ khung hoàn chỉnh lối chơi hoàn hảo...bởi vì chúng ta cũng không hơn ai. Không thể có cổ máy nghiền chiến thắng trước Sing và Thái bởi vì mặt bằng chúng ta không hơn họ. Nhưng chúng ta không hoàn hảo họ cũng không?
    Chúng ta sẽ cố gắng gia cố khuyết điểm bằng bất cứ cái gì đó chúng ta nghĩ ra trước trong khi và sau khi đụng những đối thủ mạnh....đó là tự hoàn thiện để vượt đối thủ. Chúng ta cũng làm như vậy để dò tìm điểm yếu đối phương...và Tồ là thợ mò, thợ quậy thợ mò mẩm nhiệt tình nhất và có lẽ hiệu quả nhất của bóng đá VN lúc này?
    Có ai chỉ ra được điểm yếu và có tự tin sẽ mang VN vượt Thái hay Sing lúc này không? Không họ chỉ cho thấy Thái Sing rất hoàn hảo và VN rất lọng cọng. Nhưng chúng ta lọng cọng thay đổi để làm chúng ta mạnh hơn để phá vỡ cái hoàn ảo của đối phương.
    Đá như Thổ ấy...lọng cọng nhưng bùng nổ bất cứ lúc nào. Hãy tin ở Hoa Cúc Dại nhé.
    -----------------------------------------------------------------------------------------
    TuanUSA
    Được tete_a6 sửa chữa / chuyển vào 11:34 ngày 24/12/2008
  8. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Việt nam - Thái Lan 2: 0​
    V-V​
    Việt nam vô địch.​
    Nếu chúng ta nêu cao tinh thần dân tộc thì nhất định sẽ có ngày Việt nam chiến thắng trong cuộc đấu tranh vì chủ quyền.
    Topic lưu danh à.......Lưu danh cả 11 cầu thủ Việt nam
    Cố lên.......Vì 1 chiến thắng cuối cùng.
  9. tietcanhga

    tietcanhga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0

    Chủ topic đã xoá đi mấy bài sai xuất xứ do ăn cắp bài ở mục "Lưu danh sân cỏ" (tạp chí Thể thao Việt Nam, chủ biên là Đặng Tài Thuỵ) do nhà báo Nguyễn Lưu viết (Hùng xồm và Hiển cooc). Tốt. Giờ vẫn còn bài "Nhớ cụ Tý Bồ" cũng của nhà báo ấy, tra sổ sách lưu ở toà soạn là thấy ngay.
  10. remix

    remix Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    0
    Khi Công Vinh đi loè xoè, báo chí bơm vá ngất trời tui thì chuyện không có gì ầm ĩ . Cuối cùng thì hết ầm ĩ thật ...sau 5 trân liên tiếp không ra sân thì tay chay mặt nhất trong làng phóng tinh viên cục bộ cũng không còn can đảm viết gì nửa .
    Động viên khuyến khích ư ?
    Có nghĩa gì đâu khi vẫn ngồi dự bị.
    Chê bai dè bĩu ư ? Em nó còn chưa được trao cô hội thì nói gì đây ...thôi thì im luôn .
    Đến như bầu Hiển cũng cảm thấy quên chi tiền cho các phóng tinh viên sáng chế . Đánh bóng gì nổi khi hàng hoá chỉ nghe chứ không thấy xuất hiện . Thoạt đầu là ráng chờ rồi ...sẽ đá ...chờ riết chán coi như không được đá khỏi thất vọng .
    Riêng với Công Vinh có lẽ còn nợ 1 vài lời nhắn nhủ . Hay mượn tạm hôm nay với bài Khi Công Vinh không còn là Công Vinh .
    Khi Công Vinh Không Còn Là Công Vinh .
    Cái công nghệ bơm đểu và cái ảnh hưởng của nó lên bóng đá VN thì khỏi cần phải nói thêm . Ngoài công nghệ bơm đểu người nghệ còn sản xuất ra công nghệ mò tôm . Nghĩa là với những người không muốn cho xuất hiện thì sẽ được cho vào công nghệ cho đi ...mò tôm .
    Có câu khi yêu trái ấu cũng tròn, ghét thì trái bồ hòn cũng méo . Thực là đúng và quá đúng trong trường hợp này .
    Rất thành công khi đưa ra 3 biểu tượng nghệ Văn Quyến, Công Vinh và Huy Hoàng ở một tầm cao trên cả phần còn lại trong bóng đá VN. Quyến thì thần đồng khỏi nói . Đứa con hiếu thảo, đi xa tối anh ngũ không nổi vì nhớ bầu sữa mẹ Niềm . Riêng phần mẹ Niệm nếu như không có nhiều dân khác tỉnh phá thối mà cứ để công nghệ bơm đểu tiếp tục bơm có khi giờ mẹ đã được truy phong là mẹ VN anh hùng, nhà mẹ ở có khi là nhà đền ơ đáp nghĩa hoành tá tràng do tỉnh ta xin tiền chính phủ cả nước đóng góp xây tặng . Anh Quyến thì khỏi nói lẽ ra anh có tượng đông với tư thế đầu cắm xuống đất đít phiêu phiêu nhổng lên rê bóng sau thành tích lịch sữ hc bạc si gêm sân nhà . Cả VN dạo ấy được công nghệ bơm đểu khai thông trí tuệ là VN kém Thái 1 cái đầu ....là do cái đầu cầu thủ tỉnh khác nó thấp hơn tỉnh ta . Nếu không có cầu thủ tỉnh ta làm nòng súng thì còn thảm bại nữa . Cái công nghệ bơm vá này đã thành công tới mức mà khi VN thắng Thái vô địch thì vẫn còn nhiều người cho là may là ....Ngay hôm nay khi Bình Dương 2 lần đạp trên 2 đại biểu của Thái để đi tiếp vẫn nhiều người còn chưa chịu tin cái chân lý phản lại chân lý công nghệ bơm đểu . Tuy đã không còn toang toác SLNA là trung tâm đào tạo, hay thế lực bóng đá VN .....vvv và vvv...nhưng trong nhiều người thì họ vẫn tin một niềm tin như vậy .
    Chính nhờ thế khi Văn Quyến huỹ hoại niềm tin. Thì Huy Hoàng trở nên là trung tâm gia cố niềm tin huyền thoại bất tử địa linh nhân kiệt xứ ta ngọn cờ đầu theo kiểu đi đâu không biết đi đâu. Đi đâu không biết nhưng em đi đầu . Nhưng mà anh Huy Hoàng anh ấy không đủ năng lực với cái tư duy chặt chém đồ tể của anh mổ lợn không thể ca ngợi khí phách SLNA khi mà là trung vệ số 1 QG như anh ấy toàn cống hiến cho đội bạn những trái phạt chết người 18-20m trước khung thành góc sút toang hoác . Chưa kể đôi khi vì những lý do bí ẩn nào đó anh tặng luôn cho đội bạn những quả 11m cho dễ nuốt hay thậm chí anh động kinh quá cở khiến trọng tài mời ra sân luôn dùm . VN chơi 10 chấp 11 cho thêm thua mà vẫn ngẩn cao đầu. Cái triết lý thà thua vinh hơn thắng nhục là vậy . Mịa cho tới giờ phút này những tân binh mà Mr Tồ gọi vào vị trí trung vệ như Phước Tứ, Chí Công, Thanh Giang đều đã đang và tự cm mình sau những lời chê bai không tiếc lời của cái công nghệ mò tôm xứ nghệ . Những đứa con ưu ái ngay từ đầu của công nghệ bơm đểu nhiều thằng nghe tiếng thơm vang lừng trong khi mặt mũi còn chưa thấy đâu như Minh Đức nghệ, Như Thuật ....giờ là Âu Văn Hoàn, Thanh Thảo....tròn méo ra sao nỏ biết nhưng cũng như các sản phẩm hàng VN chất lượng cao (phần bao bì) ruột dõm thì chắc cũng sẽ mai một với thời gian.
    Trong các sản phẩm lò bơm này một sản phẩm nổi đình đám nhiều tai tiếng nhất là Lê Công Vinh .
    Anh được lăng xê con lợn xề từ thời tuổi 17 ...qua mãi mãi tuổi 20 giờ 23 anh là tất cả.
    Tên anh đã là tên sông tên núi của các em nhỏ đến các em mới nhớn đến các em đã nhớn xác nhưng ....
    Anh là tiểu tướng, mũi tên vàng, chiếc giầy vàng .....nước Nhật xa xôi nguyên cứu về anh suốt 2 năm trời ròng rã mổ xẽ băng thu Sakura để rồi từ ngoại hạng J League họ cho xuống hạng 1 và cuối cùng phải ngậm ngùi tiếc nuối tứ chối vì sợ không phù hợp ở cái môi trường bóng đá hùng hục sẽ làm sứt mẽ thui chột phí hoài cái tài năng bóng đá siêu sao đỉnh cao nhà anh đi .
    Nói tới đây thôi xin khuất vì ...xĩn ...không biết vì bia hay vì ngập trong những lời tâng bốc anh trong quá khứ . Đành hẹn hôm khác vậy .

Chia sẻ trang này