1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lưu tinh. Hồ điệp. Kiếm!!! "Đạo văn" cao thủ?

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi vietfonevn, 19/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vietfonevn

    vietfonevn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Lưu tinh. Hồ điệp. Kiếm!!! "Đạo văn" cao thủ?

    "Chỉ là một vệt lưu tinh, tuy ngắn ngủi nhưng trên bầu trời có vì sao nào chói lọi, huy hoàng bằng nó?

    Khi xuất hiện lưu tinh thì cả những vì tinh tú được coi là vĩnh hằng bất biến cũng bị lu mờ.

    Cuộc sống của loài hồ điệp tuy ngắn ngủi. Nhưng cuộc đời của mọi loài hoa, cho dù lộng lẫy nhất so với nó còn ngắn ngủi hơn.

    Hơn nữa, nó vĩnh viễn chỉ sống dưới trời xuân ngát hương.

    Nó đẹp đến sặc sỡ. Nó tự do. Nó chỉ chuyên có một việc ghẹo hoa hút mật.

    Cuộc đời nó tuy ngắn ngủi nhưng huy hoàng.

    Chỉ có kiếm mới có thể so sánh với sự vĩnh hằng.

    Tính mạng và niềm vinh quang của kiếm khách là phụ thuộc vào thanh kiếm trong tay người đó.

    Nhưng giá như kiếm cũng có tình thì biết đâu niềm vinh quang của nó cũng trở nên ngắn ngủi như vệt sao băng thôi?"

    Lưu Tinh. Hồ điệp. Kiếm là tác phẩm dựa Bố Già của M.Puzo. Tuy nhiên những đoạn tuyệt bút như trên thì đúng là mang dấu ấn đặc trưng của Cổ Long.

    Em chưa đọc ... Bố Già bao giờ híc híc và cứ cầm đến quyển đó là thấy ngại ngại vì đã trót xem phim phéng mất roài... Nhưng mà không hiểu giữa Lưu tinh Hồ điệp Kiếm của Cổ Long "dựa" Bố Già đến mức nào! Dẫu sao em cũng quá ấn tượng với Cổ Long và cách xây dựng nhân vật của ông.
  2. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Sau đây là một vài điểm "đạo văn" rất dễ dàng nhận ra của Lưu Tinh - Hồ Điệp - Kiếm:
    + Đoạn vào đề với sự mô tả "Lão Bá" giống gần y hệt nhân vật "Bố Già". Cả hai truyện đều bắt đầu bằng việc mô tả những sự khó khăn của một số nhân vật phụ nào đó ở xung quanh Lão Bá/Bố Già. Sau đó các nhân vật phụ này khi không thể nào giải quyết được nữa thì bèn nghĩ đến việc "phải đến nhờ "Lão Bá/Bố Già" thôi". Thậm chí cả chuyện phải nhờ cũng khá giống nữa. Cả hai truyện đều mô tả một người cha đau xót nhìn con gái bị người ta đánh đập chà đạp, sau đó thì bèn đi nhờ "pháp luật" can thiệp, nhưng mà "pháp luật" thì chỉ xử sơ sơ mà hai người cha đâu khổ đều ko làm gì được vì thế lực của bọn ác ôn quá lớn. Thậm chí cả cảnh "xử án" cũng giống nhau. "Ông toà" trong cả hai truyện đều mắng mỏ hai tên tội phạm không tiếc lời, nhưng sau đó đều chốt hạ giống nhau là "may mà cô gái chưa làm sao, lại phạm tội lần đấu, cho nên ...." Sau đó ho đi tìm Bố Già/Lão Bá nhờ trả thù hộ. Cả hai nhân vật lớn này đều nhận giúp người ta mà ko tính đếm công xá. Có điều một khi họ đã nhờ vả lại chuyện gì thì ai nấy cũng đều ra sức.
    + Con trai (ca?) của Bố Già là Tony và con trai của Lão Bá là Tôn Kiếm đều giống nhau ở chỗ nóng nảy, thô hào, tính tình cương trực, ...
    + Cả Bố Già lẫn Lão Bá đều có một sát thủ cực kỳ trung thành, cực kỳ hiếu sát tàn nhẫn. Cả hai tên sát thủ này đều ko sợ chết, chỉ sợ bị Bố Già/Lão Bá giết mà thôi. Tuy Bố Già và Lão Bá sử dụng hai tên sát thủ này, nhưng họ đều có ý không muốn gần gũi quá với hai tên này. Tóm lại là hai tên sát thủ này rất giống nhau và quan hệ giữa chúng với Bố Già/Lão Bá cũng giống nhau nốt.
    + Nhân vật Lục Hương Xuyên lúc ban đầu có nét gì đó giông giống với nhân vật Tom Haghen, nghĩa là cũng có nết làm việc chu đáo, được ông trùm dạy dỗ không tiếc công sức. Tuy nhiên Lục Hương Xuyên cũng có khác Tom ở chỗ y không phải là "quan văn" mà là một kẻ văn võ toàn tài (trong khi đó Tom thì kém trong khoảng "cơ bắp").
    + Câu truyện Lục Hương Xuyên đi đàm phán rồi cắt đứt cổ con ngựa cũng hao hao giống như câu truyện của Tom Haghen. Tuy nhiên chi tiết về sau thì có khác. Tom Haghen thì thành công, còn Lục Hương Xuyên thì "đi nhầm nước cờ" (thực ra thì ko nhầm thì đó là tính toán riêng của hắn),
    Tóm lại mở chuyện rất giống, còn chi tiết về sau tất nhiên là có khác.
  3. GILMOUR

    GILMOUR Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    552
    Đã được thích:
    3
    Tưởng gì, cái chuyện này mình biết lâu rồi.
  4. Nicotine

    Nicotine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Gọi là "đạo văn" thì có lẽ hơi quá!
    - Thế tại sao người ta lại không cho rằng Nguyễn Du đạo văn từ "Kim Vân Kiều" để viết thành thơ nôm lục bát.
    - Thế tại sao người ta lại không cho rằng bức tranh "Vụ thảm sát ở Triều Tiên" của Picasso là lấy ý tưởng từ một bức tranh khác.
    - Thế tại sao người ta lại không cho rằng bộ "Liên Thành Quyết" của Kim Dung có một phần nào đó lấy từ ý tưởng của truyện "Bá tước Montercristo" của Alexan Duma.
    Theo tôi, "Lưu tinh - Hồ điệp kiếm" đúng là lấy ý tưởng từ truyện "Bố Già" nhưng thủ pháp viết văn theo kiểu kiếm hiệp như thế thì chỉ có Cổ Long mới viết hay được như vậy.
  5. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ chính vì chữ "đạo văn" cũng có hơi quá, cho nên ở đây mới phải cho nó vào trong ngoặc kép. Bản thân tác phẩm truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, bọn Tàu không phải là không lên án cụ về cái vụ đạo văn. Bản thân người Việt thì cũng không bao giờ phủ nhận rằng tác phẩm của cụ chỉ là "chuyển thể" từ truyện sang Thơ chứ cũng không ai dám nói rằng cụ đã "sáng tác" hoàn toàn tác phẩm này. Tuy nhiên giá trị của Truyện Kiều mà đem so với giá trị của "Lưu tinh - Hồ điệp kiếm" thì hơi buồn cười. Dù sao Truyện Kiều cũng là tác phẩm được đánh giá hay hơn so với nguyên tác "Kim - Vân - Kiều", trong khi đó Lưu Tinh - Hồ Điệp - Kiếm thì không thể sánh với "Bố Già" được.
    Bây giờ tiện thể bạn có thể so sánh "Liên Thành Quyết" với "Bá Tước Montercristo" được không? Tôi thấy chúng chỉ có những điểm sau là giống nhau:
    - Một kẻ hãm hại người khác rồi chiếm vợ của kẻ bị hại làm vợ. Tuy vậy, cách hãm hại là rất khác nhau mà tội danh cũng lại khác nhau nốt.
    - Trong tù kẻ bị hại đưọc bạn tù dạy dỗ một số kiến thức và truyền cho một bí mật về kho báu. Tuy nhiên ở đây hoàn cảnh gặp bạn tù cũng khác, mà bí mật về kho báu lại cũng khác nốt. Điểm khác biệt lại còn quan trọng hơn là ở chỗ trong "Bá Tước" thì việc tìm kho báu trở thành mục tiêu, thành phương tiện của cuộc trả thù. Còn trong "LTQ" thì nhân vật chính lại chẳng màng gì đến kho báu cả. Hơn nữa ở trong tù của LTQ thì kẻ bị hại cũng chưa được truyền hết cả bí mật về kho báu. Sau này rất lâu sau khi ra tù anh ta mới nhận được kho báu đó.
    Nói chung để biện minh cho CL thì người ta có thể viện dẫn ra nhiều những sự vay mượn khác trong các tác phẩm nghệ thuật nói chung. Thế nhưng, trong các trường hợp mà bạn nêu thì tôi thấy thế này:
    - Nguyễn Du là một sự chuyển thể tác phẩm, từ Văn sang Thơ. Cũng giống như là chuyển thể từ truyện sang phim chả hạn, là những sự chuyển thể quan trọng và đưa ra nhiều giá trị nghệ thuật mới cho tác phẩm mới.
    - Kim Dung mặc dù có một số tình tiết cũng có thể nói là giống truyện này truyện khác, nhưng dù sao sự giống nhau đó là rất ít, tới mức có thể nói là nó có thể chỉ do ngẫu nhiên mà thôi. Còn so sánh Cổ Long với Bố Già thì bạn có thể tham khảo lại bài trước của tôi - sự giống nhau là quá lớn, không chỉ là "ý tưởng" mà nó còn là sự vay mượn cụ thể đến từng tình tiết nữa cơ.
    Tất nhiên mặc dù vậy thì phần sau của Lưu Tinh - Hồ Điệp - Kiếm đọc cũng vẫn hay, kể từ khi nó thoát hoàn toàn ra khỏi cái bóng Bố Già. Tuy thế, đọc phần đầu của Lưu TInh - Hồ Điệp - KIếm thì rõ ràng là tôi thấy rất khó chịu và thất vọng.
    Còn nói rằng "chỉ có Cổ Long mới viết hay được như vậy" thì còn phải xem lại. Cổ Long cũng không phải là cây viết nổi nhất trong làng kiếm hiệp. Khi xưa thì ông vẫn mang tiếng là số 2, mà nếu kể tên các cây viết mới ngày nay thì e rằng người viết hay hơn CL cũng không ít. Tất nhiên CL cũng có đóng gớp được một cái "phong cách Cổ Long" - vốn làm cho các fan của ông rất thích thú, nhưng cũng rất khó chịu cho những người vốn không phải là fan của CL. Như tôi chẳng hạn, những truyện mà tôi thích nhất của CL vốn là những truyện ít "phong cách CL" nhất (vd: Ân Thù Kiếm Lục, Bất Tử Thần Long (nếu muốn thì cũng có thể so sánh sự giống nhau giữa truyện này với "Hiệp Khách Hành" nũa cơ đấy :-), và Lưu Tinh - Hồ Điệp - Kiếm (tất nhiên là sau khi bỏ qua phần đầu giống y Bố Già).
  6. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Kô nên so sánh ''Lưu tinh, Hồ điệp, Kiếm'' với ''Bố già''. Mặc dù có những đoạn Cổ Long ''vay'' Mario Puzo nhưng nội dung, ý tưởng của 2 tác phẩm hoàn toàn khác nhau. Một bên đơn thuần là chuyện về 1 đại gia đình mafia, 1 bên là những suy ngẫm về nhân sinh quan. Tôi cảm thấy văn Cổ Long mơ hồ thấp thoáng chút gì đó của chủ nghĩa hiện sinh.
    Bảo các tác giả sau này có nhiều người viết hay hơn Cổ Long e rằng kô đúng. Tôi có đọc 1 vài truyện của Ôn Thụy An, cảm thấy Ôn chịu ảnh hưởng khá nặng của Cổ. Nếu so với những tác phẩm đỉnh cao của Cổ thì thiết nghĩ những cây viết mới ngày nay chẳng thể viết hay được như thế. ''Tiểu Lý phi đao thành tuyệt hưởng. Nhân gian bất kiến Sở Lưu Hương'' kô phải kô có cái lí của nó.
  7. haimuoingan

    haimuoingan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    1.252
    Đã được thích:
    0
    Nhân topic này bàn chuyện linh tinh, em cũng nói linh tinh mấy câu. Ôn Thụy An chính ra em thấy viết chẳng hấp dẫn chút nào. Đọc Khô lâu họa, Sát Sở, Tứ đại danh bộ vì nghe người ta khen ngợi tung giời, thế mà đọc xong em cứ thấy nó tầm thường, giống như mấy phim TQ về võ hiệp hay chiếu trên đài Hà Nội kiểu "Quan huyện 9 tuổi" hay là "Thị vệ độc hành" vậy. Tình tiết dễ đoán, nhân vật thì thuộc dạng bất khả xâm phạm, Lãnh Huyết là giỏi gần nhất, khỏi phải bàn, chưa kể lại dựa thế một thằng cha Gia Cát chết dẫm nào đấy nên cũng cóc sợ cả quyền lực quan trường nữa. Hơ, giang hồ chả ngán ai, quan trường cũng chả ngán ai, em thấy y hệt anh Triển Chiêu....
  8. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Tôi cũng không thích Ôn Thuỵ An lắm. Vì Ôn thực ra nhái lại Cổ Long mà lại không bằng Cổ Long. Tôi thấy thích truyện của một người khác hơn Cổ Long thì người đó là Huỳnh Dịch (hay Huỳnh Dị).
    Chính vì Bố Già và Lưu Tinh - Hồ Điệp - Kiếm về tổng thể là hai truyện khác nhau cho nên tôi vẫn thích cả hai truyện này. Nhất là sau vài chương đầu thì về sau các tình tiết của LT-HD-K không còn có gì khiến người ta phải nghĩ đến Bố Già nữa. Tuy nhiên đoạn mở đầu và cách giới thiệu nhân vật của Lt-HD-K là sự vay mượn từ Bố Già thì tôi nghĩ không cần bàn cãi.
  9. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hà... ngoài Tầm Tần ký thì các truyện khác của Huỳnh Dị có trên mạng tớ đọc vài trang là nuốt kô trôi. Cái kiểu võ thuật chẳng ra Lương Vũ Sinh, cũng chẳng ra Kim Dung, lại càng kô phải Cổ Long đọc mà ngán ngẩm. Ngay cả sự thú vị của Tầm Tần ký cũng là ở chỗ Huỳnh Dị mô đi phê lịch sử 1 cách độc đáo, chứ những mô típ lặp lại khiến càng đọc càng ngán.
    Ôn Thụy An tuy nhái Cổ Long nhưng chỉ là giọng văn. Cốt truyện hoàn toàn khác. Tớ thấy Ôn giống với Conan Doyle hơn Cổ, mới thật sự là chân chính phá án nơi công môn, hắc bạch khó phân. Biết triều chính thối nát mà vẫn phải cúc cung tận tụy, như Bộ vương Lý Huyền Y, để rồi chính con mình cũng bị chết, thì quả thật khiến người cảm khái.
  10. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Thì là cái kiểu võ thuật Huỳnh Dị mà bác :). Tầm Tần Ký thì nhẽ ra nên cắt đi độ 1/2 là vừa, sau khi sang Tần thì chỉ nên quay lại Triệu để bắt Triệu Mục, sau đó nên cắt hết các đoạn đi sang nước khác đi thì sẽ hay.
    Ngoài Tầm Tần Ký ra còn có Đại Đường Song Long đọc cũng thú vị. Tất nhiên sự thú vị lại vẫn nằm ở chỗ mô đi phê lịch sử :). Mấy truyện ngắn/vừa của HD đọc cũng thấy được nữa. Cái hay của Huỳnh Dị theo tôi là ở chỗ lời văn chau chuốt, hóm hỉnh, cô đọng và tương đối sâu sắc. Ngoài ra Huỳnh Dị có cái giống Kim Dung là giọng văn uyên bác, thể hiện sử hiểu biết rộng rãi của tác giả. Hơn nữa Huỳnh Dị lại có cái kiểu viết khá hiện đại nên đọc cũng thấy có điểm thú vị.
    Có lẽ ở họ Ôn và họ Cổ cái mà tôi không thích nhất là cách hành văn. Nó vừa có cái gì đó cụt lủn (đặc biệt là trong lời thoại của nhân vật) mà cũng hơi gượng ép - cái này cũng có thể là do người dịch, nhưng nhiều người dịch khác nhau mà đọc thấy cũng na ná thì có lẽ nó là do nguyên tác. Ngoài ra cách triết lý của Cổ long tôi cũng không thích vì có nhiều cái nhẽ ra cứ để độc giả tự hiểu, tự suy nghĩ thì có lẽ thú vị hơn, đằng này ông ta lại diễn giải hết cả mọi chuyện ra nên nó mất lý thú. Hơn nữa nhân sinh quan của mỗi người là khác nhau, do đó cùng một chuyện mỗi người có nhiều cách cảm kách nhau. Cái kiểu diễn giải kỹ quá vì thế nó hạn chế trí tưởng tượng của độc giả quá vậy. (Cũng phải nói rằng tôi không dám nói là cái đó không hay, chỉ dám nói là tôi không thích mà thôi).
    Vừa rồi đọc bài của bác thì nhận ra thêm một điểm khiến tôi không thích Cổ Long và Ôn Thuỵ An - đó là vì tôi vốn không thích đọc trinh thám lắm :). Thế thì đáng đời cho tôi rồi, làm sao lại thích Cổ Long và Ôn Thuỵ An được chứ :).

Chia sẻ trang này