1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lưu ý quan trọng thi đại học môn Vật lý

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi lightphantom, 20/12/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lightphantom

    lightphantom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2012
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Trung tam luyen thi dai hoc Thống Nhất

    I. CÁC BÀI VẬT LÝ HAY CHO KÌ THI ĐẠI HỌC
    1. Đặt điện áp u=Ucan2cos100pit (V), trong đó U không đổi, vào đoạn mạch AB gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=1/pi(H), tụ điện có điện dung C=10^-3/5pi(F) và biến trở R mắc nối tiếp theo đúng thứ tự trên. Gọi MB là đoạn mạch chứa tụ điện và biến trở. Điều chỉnh biến trở đến giá trị R=R0 thì điện áp hai đầu đoạn mạch MB lệch pha pi/2 so với điện áp hai đầu đoạn mạch AB. Giá trị R0 bằng?

    2. Một mạch dao động LC lý tưởng, L=4/pi(uH), C=16/pi(pF), đang dao động điện từ tự do. Khi t=0 thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ cực đại. Sau đó 1 khoảng thời gian ngằn nhất là bao lâu thì cường độ dòng điện trong mạch đạt cực đại?

    3. Hai con lắc dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g .Biết khối lượng vật nhỏ của 2 con lắc bằng nhau. Chiều dài con lắc 1 là 1m,con lắc 2 là 1,44m. Biết cơ năng hai con lắc dao động bằng nhau. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Tỉ số biên độ góc của con lắc 1 với con lắc 2 là?

    tìm tỉ số có vẻ không ổn
    Nếu đề ra cho dao động với biên độ góc nhỏ thì đc

    2,5 s = 25T => sóng truyền đc quãng đg = 25 lần bc sóng

    II. MỘT SỐ NỘI DUNG GIẢM TẢI TRONG KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012
    • Dao động cơ: Bài toán về con lắc đơn sẽ không sử dụng đến công thức tính vận tốc
    • Điện xoay chiều:
    + Bỏ đi phần kiến thức liên quan đến các cách mắc mạch ba pha hình sao và hình tam giác đồng nghĩa với việc loại bỏ những bài toán dùng công thức …
    + Phần động cơ không đồng bộ chỉ cần nhớ duy nhất định nghĩa động cơ không đồng bộ ba và đặc điểm của động cơ (tốc độ góc của khung dây nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường quay).
    • Mạch dao động điện từ: Bỏ đi phần thuyết điện từ của Max-oen, hai giả thuyết của max-oen thì chỉ nắm được giả thuyết về từ trường biến thiên.
    • Lượng tử ánh sáng: Chỉ yêu cầu học sinh nắm được định nghĩa Laze và các đặc điểm của laze (có 4 đặc điểm).
    • Từ vi mô đến vĩ mô: Bỏ hoàn toàn.

    III. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012
    1. Dao động cơ học (9 câu)
    • Đại cương về dao động điều hòa:
    o Các khái niệm cơ bản về dao động, các loại dao động: tắt dần, duy trì, cưỡng bức, tự do.
    o Bài toán so sánh về pha: li độ, vận tốc, gia tốc, lực hồi phục.
    o Hệ thức độc lập với thời gian.
    o Đồ thị dao động của các đại lượng đặc trưng.
    o Viết phương trình dao động.
    • Bài toán về quãng đường, thời gian trong dao động:
    o Tìm thời gian vật chuyển động ở hai li độ khác nhau, bài toán thời gian hỏi thông qua lực, năng lượng….
    o Tính quãng đường vật đi được, quãng đường lớn nhất, nhỏ nhất.
    o Bài toán về tốc độ trung bình.
    o Bài toán xác định số lần vật qua một li độ nào đó, hoặc xác định thời điểm vật qua li độ nào đó lần thứ bao nhiêu (đã khai thác trong đề thi năm 2011).
    • Con lắc lò xo:
    o Viết phương trình dao động của con lắc lò xo.
    o Bài toán lò xo dãn, nén.
    o Tìm chiều dài lò xo, tính độ lớn lực đàn hồi.
    • Con lắc đơn:
    o Viết phương trình dao động của con lắc đơn, một số dạng tính toán liên quan đến sự tăng giảm chu kỳ.
    o Hệ thức liên hệ của con lắc đơn
    o Bài toán chu kì con lắc ảnh hưởng bởi lực điện trường, lực quán tính, ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ cao hoặc sự tăng giảm chiều dài… Đặc biệt chú ý dạng bài có kết hợp cả lực điện trường và lực quán tính.
    • Năng lượng dao động điều hòa:
    o Các biểu thức năng lượng của con lắc lò xo và con lắc đơn.
    o Tìm thời gian thông qua năng lượng.
    • Tổng hợp dao động điều hòa:
    o Viết phương trình dao động tổng hợp.
    o Tìm các yếu tố như vận tốc, gia tốc, năng lượng… của dao động tổng hợp (khi đó yêu cầu học sinh phải viết được phươn trình của dao động tổng hợp).
    o Bài toán tìm ngược phương trình dao dộng (tức là biết x1 và x tìm x2). Tuy nhiên các dạng bài toán này thì đều bị máy tính Casio Fx bắt bài nên xác suất thi kiểu này không cao lắm.
    o Tìm biên độ dao động thành phần để biên độ A1 hoặc A đạt max. Với các dạng toán này các em nên vẽ hình rồi dùng định lí hàm sin để giải. Chỉ một bước đánh giá cơ bản sinx < hoặc = 1 là thu được kết quả ngay. Đây là dạng bài mới mà cỏ thể xuất hiện trong đề thi. Các em nên lưu ý nhé!
    • Câu hỏi Nâng cao:
    Như truyên thống trong một số năm gần đây, chương này luôn có một câu hỏi “dị” để phân loại học sinh. Với năm 2010 là câu hỏi về tốc độ cực đại trong dao động tắt dần, năm 2011 hỏi về khoảng cách giữa hai vật từ khi chúng tách nhau. Hai kiểu bài trên giờ chúng ta hầu như đã nhẵn mặt, và thuộc lòng cách giải rồi, thế nên sẽ chẳng có lí do gì để ban ra đề thi sử dụng lại những ý tưởng cũ cho đề thi mới. Đặc biệt, những câu hỏi loại này là dành cho học sinh giỏi muốn kiếm 9-10 điểm.
    Vậy đề thi năm nay sẽ có câu hỏi phân loại phần dao động cơ như thế nào nhỉ? Thầy đưa ra một số gợi ý để các em tham khảo:
    • Bài toán va chạm của hai vật (chủ yếu là va chạm mềm và có dùng bảo toàn động lượng).
    • Bài toán tính quãng đường trong dao động tắt dần.
    • Bài toán về dao động duy trì.
    2. Sóng cơ học (5 câu)
    • Đại cương về sóng cơ:
    o Các đặc trưng cơ bản về sóng: chu kỳ

Chia sẻ trang này