1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LUYỆN CHỊU ĐÒN - Lợi ích và bất lợi ????

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 25/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    LUYỆN CHỊU ĐÒN - Lợi ích và bất lợi ????

    Nhân xem một bộ phim đề tài về Đặc Công Nam Triều Tiên có một đoạn luyện sức chịu đựng, chịu đòn của họ tui lại nảy ra ý làm 1 topic về đề tài hay ho này.

    Nói về luyện chịu đòn trong võ thuật thì cơ man không đến xuể các cách luyện muôn hình vạn trạng mà người ta có thể nghiên cứu và nghĩ ra được. Nó thật sự là một bộ môn khoa học mà từng môn, từng phái phải nghiên cứu - thử nghiệm để tìm ra một cách luyện phù hợp với môn võ đõ
    Xin liệt kê một số để anh em cùng tham khảo luận bàn:
    - Trường phái chủ chương luyện chịu đòn cấp tốc như Đặc Công ...chịu ăn đòn đấm đá mạnh ngay từ lúc mới tập đòn kèm các bài tra tấn thể lực và cơ bắp,.... Lối luyện này làm người tập quen ngay với chiến đấu thật sự tìm sự sống trong gang tấc.
    - Trường phái chủ trương luyện chịu đòn từ từ như "sao tẩm" làm người luyện cảm nhận và dần cho cơ thể có khả năng chịu lực theo thời gian từ nhẹ rùi tới mạnh dần, lâu ngày người tập cũng có được khả năng. Cách này có lẽ chậm mà chắc chăng.
    - Trường phái chủ trương luyện khí, nội công sau một thời gian dài dài người tập tuỳ theo cơ địa và khả năng cảm nhận riêng mà có. Các luyện này khá lâu dài, có vẻ như chậm, có vẻ như dưỡng sinh, lại có vẻ kỳ bí - bí hiểm. Cách luyện này trở thành bảo bối của nhiều môn phái võ cổ truyền.
    - Luyện theo Thiết Bố Sam,.....
    - Luyện chịu đòn theo bùa trú, ngải,...
    - Luyện chịu đòn theo thuốc bổ trợ,....
    Vô số các cách luyện khác

    Còn các bạn, các bạn đã từng luyện chịu đòn chưa, nếu đã có xin cho biết cảm nhận khi luyện, kinh nghiệm của cá nhân,.... Còn nếu chưa từng luyện thì bạn nghĩ sao về khả năng chịu đòn của võ thuật, có nên luyện hay không ? và nếu được chọn thì luyện theo cái nào ? nếu không muốn luyện cũng cho biết lý do ?


    Được thieulam_vietnam sửa chữa / chuyển vào 16:34 ngày 08/05/2006
  2. donghailongvuong

    donghailongvuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    1
    E chưa đánh nhau thật ! mà cũng dát ![​IMG] nên ko rõ chịu đòn mức độ nào !    Chỉ một lần chứng kiến một thằng bạn cùng xóm (hồi lớp 9) học quyền thề đấu với một cậu hơn tuổi ko rõ môn nào ở Cung Văn Hoá Hữu Nghĩ - Việt Xô (thời điểm năm 1991).     Chỉ thấy Nó chắp tay niệm, lẩm bẩm cái gì đó...xông vào rất dũng mãnh vào cậu kia, cậu kia đấm mấy cái vào đầu Nó, Nó cũng kệ...vào đấm túi bụi. Cậu kia dát đòn chạy tháo, hai bên vào can. Cậu hơn tuổi kia thua !    Còn nguyên lý thiếu lâm hắc hổ, hồi xưa E học. Chủ trương tấn trung bình thấp, nhập nội nhanh,mục tiêu là mắt, hàm răng, đầu gối, ống đồng, hạ bộ. Đánh liên tục, áp sát không bao giờ dừng đòn đến khi đối phương gục (bắt chước hổ vồ mồi, quần cho con mồi chết hẳn). Trong quá trình áp sát, giả sử bị dính đòn cũng chấp nhận, liên tục không ngừng thế tiến công. Sau vì dát đòn, ko chịu được khổ luyện nên E bỏ cuộc.    Có lần hỏi mấy cậu hiện làm vệ sĩ (bảo vệ) ở công ty E, hỏi chúng Nó học môn gì. Chúng Nó bảo ko biết, chỉ nói là học các thế tự vệ, kĩ năng nghiệp vụ vệ sĩ . Quan trọng nhất là khả năng chịu đòn !   Qua mấy ví dụ trên, E rút ra một điều là học võ gì thì học nếu ko có khả năng chịu đòn thì có là võ sư đi quyền rất đẹp nhưng ko có khả năng chịu đòn thì khó thắng khi va chạm thực tế. Cố nhiên người học võ chẳng ai đi gây sự đánh nhau vô cớ, chỉ để phòng khi hữu sự mà thôi     Nếu ai có thời gian, đam mê võ thuật, có điều kiện thì nên luyện phương pháp chịu đòn theo kiểu "mưa dầm thấm lâu" thì hay hơn. Chứ luyện theo kiểu cấp tốc thì chỉ dành cho một số nghành đặc thù mà thôi
  3. tuyhiep

    tuyhiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2005
    Bài viết:
    281
    Đã được thích:
    133
    Nói về cách tập chịu đòn thì có rất nhiều , mỗi môn phái có những cách riêng , tốt nhất là tập từ từ không nóng vội . Theo tôi nghĩ nếu chúng ta tập võ đều đặn thường xuyên thì cơ thể tự nhiên sẽ cứng cáp , rắn chắc hơn người bình thường và tất nhiên là khả năng chịu đòn cũng tốt hơn .
    Ngoại trừ những võ sĩ chuyên nghiệp suốt ngày chỉ có tập và tập thì họ có thời gian tập chịu đòn phục vụ cho việc thi đấu .
    Còn chúng ta phải lo biết bao việc khác trong cuộc sống , có thời gian chút ít để tập võ cũng là quá tốt rồi , dĩ nhiên nếu có điều kiện để tập chịu đòn thì cứ tập .
    Còn việc tập chịu đòn có cần thiết không thì theo tôi không cần thiết bằng việc tập né đòn , tránh đòn , phản đòn , rất cần thiết cho tự vệ ngoài đường phố . Da thịt dù cứng cáp cách mấy cũng có chổ hiểm ( yết hầu , chấn thủy , hạ bộ ,. . . .) , hơn nữa nếu đụng đối thủ có hung khí thì khả năng tránh né và phản đòn chớp nhoáng sẽ hữu hiệu hơn rất nhiều so với khả năng chịu đòn lúc này coi như vô dụng .
  4. cryforwife

    cryforwife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.249
    Đã được thích:
    0
    Óe, đại ca là cao thủ ẩn dật ùi
    Em cũng không đồng ý lắm nhưng nghĩ mãi chẳng nói ra được như thế
  5. songhongvnde

    songhongvnde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    579
    Đã được thích:
    1
    Da thịt con người đánh vào nhất định sẽ đau, muốn chịu đựng tốt hơn người bình thường chỉ có kiên trì luyện tập theo thời gian sẽ làm tăng khả năng chịu đựng lên mà thôi. Thời gian bắt đầu luyện tập võ thuật, chưa cần đánh nhau, cơ thể cũng rã rời rồi. Nhưng càng luyện tập lâu ngày, chính sự căng thẳng của cơ bắp lại mạng lại cho tôi cảm giác khoan khoái dễ chịu, lâu ngày thành quen, nên khi va chạm trong khi đối kháng không còn cảm giác đau nữa, nói chung tránh tối đa không để cho đối thủ động đến những nơi yếu điểm trên cơ thể.
    Tôi không rõ những người luyện tập nội công, khí công bằng cách nào họ có sức chịu đựng tốt như vậy chuyện này mọi người cũng thấy nhiều rồi.
    Các bạn nào đã tập Karate cũng biết, tập thể lực rất nhiều, chạy, nhảy, gập bụng, chống đẩy tay... tất cả đều tạo nên sức khỏe dai bền, cơ bắp săn chắc điều đó tự nhiên làm tăng nên sức chịu đòn, va chạm trong đối kháng nhiều sẽ quen. Tôi nhớ lúc trước luyện tập, mọi người đều phải để cho bạn tập hoặc huấn luyện viên đấm hết lực vào bụng, trong thời khắc đó phải hét lên đồng thời dồn hết khí ra ngoài làm cho cơ bụng săn lại, tất nhiên là phải có một quá trình luyện tập. Hoặc là mọi người nằm ra sàn kề sát bên nhau rồi từng người thay nhau chạy trên bụng cho đến hết lượt thì thôi.
    Theo tôi thì chỉ có luyện tập, luyện tập cơ thể sẽ quen dần với khả năng chịu đòn thôi
  6. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    Tuyhiep nói đúng đấy Cry à , khi đánh nhau thì phải luôn luôn biến hóa ... là thượng sách . Nhưng vẫn cần phải có những bài tập về sự chịu đòn trong phương pháp huấn luyện ( luyện tập chịu đòn chứ không phải là khi đánh nhau lười biến hóa để mang khả năng chịu đòn ra thể hiện với địch thủ )
  7. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Tập chịu đòn không VÔ DỤNG như bạn nghĩ đâu.
    Tập chịu đòn có các mục đích như sau :
    - Học được chữ NHẪN.
    - Tăng cường thể lực, khi chịu các va đập thì nó từa tựa như ta đi mát sa hoặc tẩm quất vậy. Cái này về phương diện y học cổ truyền có nói tới rùi, tui không phân tích thêm, tuỳ theo sự khổ luyện, tuỳ theo bài bản, tuỳ theo môn phái,... ,tuỳ theo cảm nhận của mỗi người mà có những lợi ích khác nhau.
    - Rèn luyện sự dũng cảm, khi phải đối đầu với khó khăn cả trên võ đài lẫn cuộc sống.
    - Tăng khả năng chịu đựng đòn đánh nếu chẳng may bị dính đòn, không ai lúc đánh lại dơ người cho đối thủ đánh cả trừ phi người đó bị hâm.
    - Hiểu được chính mình, hiểu thêm mọi người. Hiểu được chính mình là biết khả năng của mình, cảm nhận của mình,... Hiểu thêm mọi người là khi ta chịu 1 đòn như thế nào thì ta sẽ biết rằng có nên đưa cái sự chịu đựng đó cho người khác không khi mà ta vô cớ cậy có học võ mà đánh người khác. Điều này khi mới học võ, tính khí con người ta hay muốn thể hiện, muốn chứng minh với 1 ai đó khả năng của mình đó là đánh người.
    Khi người ta tập lâu năm, tính khí trầm ổn, khả năng chịu đòn tăng lên,... sẽ không hành sử theo lối vô cớ đánh người nếu không thật sự cần thiết.
    -.......
    Tập chịu đòn không phải ai cũng được tập:
    - Chỉ dành cho các lực lượng Đặc Công, Đặc Nhiệm, Cảnh Sát hình sự.
    - Chỉ dành cho những người tập võ thuật đỉnh cao của các môn phái Cổ Truyền cũng như Hiện Đại
    - Chỉ dành cho những võ sỹ lên đài thi đấu
    - Chỉ dành cho những truyền nhân của các dòng võ, lò võ.
    - Chỉ dành cho những ai có tư cách tốt, có niềm đam mê, có nghị lực, có sự kiên trì, có tố chất,.....
  8. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    Tập chịu đòn cũng có tác dụng "nhận biết thời điểm phát lực của đối phương. Chuyện các cao (trung) thủ dùng bụng, ngực hứng quả đấm của đối phương rồi dùng nội lực phản chấn lại, làm trặc/gãy tay đối phương chính là thể hiện công phu này.
    Có thằng bạn tập Tae bảo rằng nó tập như sau: hít vào, phình bụng dưới, "rặn" vận khí lên lưng, nằm sấp xuống cho bạn tập nhảy lên lưng hoặc đứng cho bạn đấm vào bụng. Nhưng mà chỉ được vài chục giây, người như 1 khúc gỗ.
    Tập chịu đòn đúng cách, chấn thuỷ dường như có 1 lớp gì đó bảo vệ, nếu bỏ thì một thời gian sau cũng mất.
    Nói chung là nếu có điều kiện tập chịu đòn một cách bài bản thì cũng rất thú vị, như 1 cách để khám phá bản thân vậy.
    Cá nhân tui thấy cứ chạy bộ, hít đất, đánh quyền, đánh vo+''i dụng cụ lâu ngày thì sức chịu đòn tự nó tăng lên rồi. Đơn giả n bởi vì cơ thể khoẻ, cứng cáp hơn thì sức chịu va chấn cao hơn.
  9. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Nhận biết thời điểm phát lực của đối phương
    cái này đúng phần nhỏ thui à, nhưng nếu đối phương là người có trình độ võ công khá thì chưa kịp nhận biết là đã Out rùi.
    Tập chịu đòn là để có bản lĩnh hơn khi phải đối đầu với đối thủ mạnh (tất nhiên là tay không rùi).
    Cái này thì đúng rùi, tập chịu đòn cũng như một hình thức tập dưỡng sinh thui. Khi tập thì cơ địa, nội tạng, dây chằng, gân, xương, khí, lực,... đều gia tăng theo thời gian và cũng do phương pháp tập luyện tốt sẽ đem lại hiệu quả toàn diện cho cơ thể.
    Có những bài tập trông qua thì thật là vớ vẩn, nhưng về lâu dài ta sẽ nhận ra tác dụng tích cực của nó.
    Nói một cách toàn diện thì TẬP CHỊU ĐÒN đúng cách đem lại cho ta những điều mà ta không ngờ tới.
    Được thieulam_vietnam sửa chữa / chuyển vào 16:39 ngày 08/05/2006
  10. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Một cách tập chịu đòn ngày nay?
    Cầm giò gà sát cánh tay trên để đứng, một chân trước, một chân sau, trụ chân trước, người hướng về trước, để cho bạn mình tập đạp.

Chia sẻ trang này