1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luyện gân là luyện cái gì?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Koone, 14/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TocHuiCua

    TocHuiCua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2008
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi hiểu là như vậy. Các động tác duỗi tay, xoắn tay, ép chân, văng chân, xoạc... trong khởi động nhằm giúp chân tay có thể ở trạng thái lỏng nhất khi ra đòn. Các động tác này cũng có tác động đến 1 vài nhóm cơ liên quan nhưng rất ít và không làm phát triển các nhóm cơ này. Tôi vẫn cho rằng luyện gân khác với luyện cơ.
  2. ton_tho_tuong

    ton_tho_tuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng các chú em đang bước dần ra khỏi bóng tối của sự thiếu hiểu biết! Biết tự đặt câu hỏi cho chính mình!
    Giợi mởi: Cái từ luyện gân là một từ ngữ ?otrừu tượng? nói đến phương pháp rèn luyện gân, cơ, cốt. Trong quá trình luyện tập này thì người tập phải trải qua rất nhiều công đoạn.
    1. Phải trải qua công đoạn vượt qua/khống chế được bộ nhớ của cơ. Đây là định nghĩa của ?omuscle memory? http://en.wikipedia.org/wiki/Muscle_memory
    2. ?..
    3. ?..
    4. Thành phẩm thì chắc ra một cục gân. Cho tôi mượn lý thuyết của năng lượng bảo toàn ?ogân không tự nó mất đi mà nó di chuyển từ chỗ này qua chỗ khác?
    Khi trải qua giai đoạn #1 xong thì lúc đó mới biết nó vận hành như thế nào trên cơ thể mình, rồi mới nói đến công đoạn phân biệt gân khác với cơ ra sao khi vận hành để rồi mới bước vào giai đoạn luyện gân (giai đoạn này có rất nhiều trình độ). Ba cái lý thuyết về cơ thể học chỉ diễn tả gân cơ cốt trong cơ thể con người là cái gì chứ không cho ta phương pháp rèn luyện nó.
    Loạn bàn: chỉ có cái công đoạn #1 thôi mà đã sản sinh ra rất là nhiều môn phái rồi, những môn phái này tập luyện theo trường phái mì ăn liền
    Trân Trọng Kính Chào
    Người Thèm Vịt Tàu Quay Kính Bút
    Tôn Thọ Tường
  3. Koone

    Koone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    0
    @ bác TTT
    Đọc bài của bác em chỉ đồng ý mỗi chỗ luyện gân là một từ
    ngữ "trừu tượng". Bởi vì trừu tượng nên mỗi người có thể
    hiểu khác nhau ( ai cũng đúng cả) nên kết quả là ông nói gà
    bà nói vịt. Cái muscle memory chỉ đơn giản là nói đến những
    hoạt động đã trở thành phản xạ. Các lý thuyết về cơ thể học
    không chỉ cho ta phương pháp rèn luyện nhưng lý thuyết về
    thể dục thể thao thì có.
  4. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Thôi đc rồi để cụ thể thì đây cũng là cơ hội để anh em với các kiến thức khác nhau cùng ham mê võ thuật ngồi lại bàn về các khái niệm cho thật cụ thể và chính xác ; Có nhiều cách bắt đầu nhg tôi xin bắt đầu từ bài viết trong wiki mà anh/chị/cô/chú/em ... TTT đã đưa link ra vậy (chú ý bài này viết tốt nhưng không đưa ra phần tài liệu tham khảo nên mọi người cũng lưu ý nếu nó có sai ...)
    Muscle memory is a common term for neuromuscular facilitation, which is the process of the neuromuscular system memorizing motor skills.
    Quan trọng nhất là cái định nghĩa, còn phần dưới là đi vào phân tích cụ thể. Cái định nghĩa trên nói là :
    " Quá trình ghi nhớ của cơ là quá trình mà hệ thần kinh cơ ghi nhớ các kỹ năng vận động "
    Cái này chẳng phải trùng với cái gọi là các phản xạ có điều kiện còn gì .
    Phần sau cụ thể cũng rất quan trọng chú VoVe - chuyên gia Mẽo Việt chuyển sang tiếng Việt cái .
    À mà cái facilitation kia tiếng Việt gọi là cái gì hả chú VoVe ?
    -------------
    [e***] Overview
    When an active person repeatedly trains movement, often of the same activity, in an effort to stimulate the mind?Ts adaptation process, the outcome is to induce physiological changes which attain increased levels of accuracy through repetition. Even though the process is really brain-muscle memory or motor memory, the colloquial expression "muscle memory" is commonly used.
    Individuals rely upon the mind?Ts ability to assimilate a given activity and adapt to the training. As the brain and muscle adapts to training, the subsequent changes are a form or representation of its muscle memory.
    There are two types of motor skills involved in muscle memory: fine and gross. Fine motor skills are very minute and small skills we perform with our hands such as brushing teeth, combing hair, using a pencil or pen to write, touch typing or even playing video games. Gross motor skills are those actions that require large body parts and large body movements as in the throwing sports such as bowling, American football, and baseball, sports such as archery, basketball, golfing, judo, swimming, and tennis, and activities such as driving a car (especially one with a manual transmission), playing a musical instrument, and marksmanship.[citation needed]
    Muscle memory is fashioned over time through repetition of a given suite of motor skills and the ability through brain activity to inculcate and instill it such it they become automatic. Activities such as brushing the teeth, combing the hair, or even driving a vehicle are not as easy as they look to the beginner. As one reinforces those movements through repetition, the neural system learns those fine and gross motor skills to the degree that one no longer needs to think about them, but merely to react and perform appropriately. In this sense the muscle memory process is an example of automating an OODA Loop insofar as one learns to Observe, Orient, Decide, and Act.
    When one picks up a hair brush, one automatically has a certain motion, style, number of strokes, and amount of pressure as the hair is brushed without requiring conscious thought about each movement. Other forms of rather elaborate motions that have become automatic include speech. As one speaks, one usually does not consciously think about the complex tongue movements, synchronisation with vocal cords and various lip movements that are required to produce phonemes, because of muscle memory. In speaking a language that is not one''''s native language, one typically speaks with an accent, because one''''s muscle memory is tuned to forming the phonemes of one''''s native language, rather than those of the language one is speaking. An accent can be eliminated only by carefully retraining the muscle memory.[citation needed]
    [e***] Physiology
    Muscle memory starts with a visual cue. A classic example are chords while playing instruments such as the piano or guitar. The beginner must think and interpret these chords, but after repetition, the letters and symbols on the page become cues to the muscle movements. As the brain processes the information about the desired activity and motion such as a golf swing, one then commits to that motion thought as correct. Over time, the accuracy and skills in performing the swing or movement improve.
    Muscle memory is the control center of the movement. In maximizing muscle memory to learn a new motion, practicing that same motion over a long enough period makes it become automatic. This learning process could take months, even years, to perfect, depending on the individual''''s dedication to practice, and their unique biochemical neuromuscular learning system to retain that practice.
    In detail, inside the brain are neurons that produce impulses, which carry tiny electrical currents. These currents cross the synapses between neurons with chemical transporters called neurotransmitters to carry the communication. Neurotransmitters are the body?Ts communicative mechanisms and one of their many functions is to travel through the central nervous system and carry the signal from visual cue to the muscle for the contraction.
    Although there are many types of neurotransmitters, the communicative ones primarily used in muscle memory are acetylcholine and serotonin.
    Acetylcholine is the major neurotransmitter used in memory, focus, concentration, and muscle memory. It is the substance that transports messages from one nerve cell to another. Acetylcholine is critical to the process of creating and remembering the muscle contraction. It achieves this through motor neurons.
    Serotonin is imperative in the muscle memory process. Serotonin has multiple physiological actions at neuromuscular junctions where communication crosses over. This includes facilitation of transmitter release from nerve terminals and an increase in the communication to muscle fibers.
    When a motor neuron depolarizes, an electrical current is passed down the nerve fiber and the impulse causes the neurotransmitter acetylcholine to be released to the muscle cell. Acetylcholine then binds with receptors on the muscle membrane to create the contraction. Over time, with acetylcholine the brain-muscle learns the chosen motion and induces its own form of memory. This process is also called neuromuscular facilitation. Once muscle memory is created and retained, there is no longer need to actively think about the movement and this frees up capacity for other activities.
    Được haio sửa chữa / chuyển vào 12:29 ngày 18/01/2008
  5. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Hơi đâu mà phí thời gian với muscle memory hả Haio. Chú TTT tung hoả mù sa mưa, nói vung càn lên để cho mọi người biết rằng cái gì chú cũng biết hơn mọi người, để rồi chúc mừng mọi người đã khai mở tư duy, vv...Thật ra, chỉ có chú ấy biết kiến thức và thành kiến của chú ấy đến đâu.
    1. Gân là khái niệm rất rõ ràng, chẳng trừu tượng gì ráo. Dù rằng, cách dùng từ của VN ta như từ "luyện gân" có thể gây hiểu lầm hay mơ hồ, nhưng vẫn có thể suy gẫm và soi rọi được, nhất là ở thời buổi nầy. Tự nhiên nhớ đến những chàng họa sĩ vẽ tranh trừu tượng thì siêu lắm, nhưng khi chỉ một phác hoạ chân dung, lúng túng liền :-)
    2. Nhiều người hay lầm tưởng là cơ thể con người có các sợi gân dài nối kết toàn thân. Dù không phải vậy, nhưng họ cũng có cơ sở khi nghĩ thế nếu chỉ dùng cảm giác mà suy đoán. Trong các bộ môn điền kinh như ném dĩa, etc., người ta đi sâu trong việc tìm hiểu sự liên quan và phối hợp của các bộ phận trong cơ thể, như ném bằng tay, nhưng các gân và dây chằng ở đùi đều hổ trợ đồng bộ. Thành ra, khi các cụ ngày xưa nghĩ là gân đi hết cơ thể, ta nên hiểu theo nghĩa bóng. Tuy nhiên, lại nên nhìn một cách khoa học hơn. Và dĩ nhiên, các khoa học gia ít thèm học võ :-)
    3. Facilitation: Trong "context" nầy, có thể xem như sự vận hành, điều hành (hay điều hợp). Muscle memory, theo tui, trong tập võ, cũng có nghĩa tốt và nghĩa xấu.
    4. Bàn đến đâu, ta vẫn bị giới hạn về chuyên môn và kiến thức. Tốt nhất, đọc và học về cơ thể học, giải phẩu học, và tham khảo với giới chuyên môn, nếu muốn hiểu tường tận. Mịa, cả một bộ môn phong phú và đa dạng như thế, các võ sư chỉ nhoáng một cái là xong à? Văng miểng vừa thôi chứ :-) Hehehe.
  6. NhatNamTu

    NhatNamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Phản xạ có điều kiện được hình thành trong não bộ phải không nhỉ?
    Cái muscle memory này có được xếp vào phản xạ có điều kiện không? hay nó là cái khác?
  7. NhatNamTu

    NhatNamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi hiểu hệ thần kinh còn có thần kinh thực vật điều khiển các hoạt động khác của cơ thể như nhịp tim, nhu động ruột... phần này vốn không điều khiển được bằng lý trí đối với người bình thường.
    Bác Ton Tho Tuong cho em hỏi thần kinh (hay trí nhớ) của cơ bắp được phân loại vào thần kinh nào?
  8. ton_tho_tuong

    ton_tho_tuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    @NhatNamTu
    Cơ thể con người không cần suy nghĩ/lý trí nó cũng tự hoạt động. Hệ thần kinh thực vật nói cũng không sai trong trường hợp này.
    Giợi mở: Như đứa bé khi còn nhỏ thì không biết sợ là gì khi chạy vất té thật nặng rồi đứng lên cười hề hề chả sao hết, nhưng trái lại người lớn thì khác nếu mà bị té như vậy thì sẽ bị chấn thương nặng hay rất là đau. Tại sao vậy? Trong lúc ta té xuống thì ở lúc điểm va chạm con người ta tự nhiên rút lại, cái phản xạ này từ đâu ra? cho dù là ta đã cố gắn dùng ý chí để nói với cơ thể là không được gồng/co rút lại ở điểm va chạm. Cái thí dụ này cũng đủ để cho chú em chiêm niệm cho vui! Muốn tiến lên thì phải khống chế được cái gọi là muscle memory cái đã! Rồi gân cốt gì đó là chuyện sau này!
    @Chú vịt em,
    Không biết thì ngồi đó dựa cột mà nghe. Khi đã nói thì sẽ nói còn không thì chả bao giờ nói tới hết!
    Trân Trọng Kính Chào
    Người Thèm Vịt Tàu Quay Kính Bút
    Tôn Thọ Tường
  9. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Điều này cũng không lạ, chắc lão Vove đã biết rằng cơ thể con người có luật ?oĐồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu? có nghĩa là những cái gì tương ứng với nó thì sẽ lên tiếng. Có lẽ trong võ thuật khi con người ta quá chú trọng đến khả năng tự vệ, sinh tồn trong chiến trận thì sẽ quên đi những cảm nhận trong cơ thể mình. Trong các phái võ thuật thì sự ?ođồng bộ? (Copy right by lão M) thường thể hiện bởi ý đến thì chân tay đến, muốn đấm thì phải di chân vào. Những ý nghĩ đó sẽ bắt các sợi gân tương ứng ở những bộ phận tương ứng cùng hoạt động nhịp nhàng tại cùng thời điểm. Gân vốn dĩ không có sợi nào đi xuyên suốt cơ thể, nhưng đều được nối lại bởi những sợi thần kinh vận động, thần kinh cảm nhận,? Cho nên theo cách nói xưa của các cụ vốn dĩ cũng không sai, nói một cách khác các cụ ngoài chuyện đánh đấm ra thì ít nhiều cũng đều có tìm hiểu về cơ thể (Y thuật). Khi ra đòn thì toàn bộ cơ thể đều liền lạc một cách xuyên suốt như sợi chỉ (gân) và không đứt đoạn vậy. Ngoài ra tạng Gan lại chủ về gân, nên muốn gân hoạt động liền lạc thì tạng gan cũng phải khoẻ mạnh. Gan yếu sẽ kéo theo toàn bộ hệ gân suy giảm. Gân lại chuyên chủ về vận động, nên luyện gân nói cách khác vẫn là luyện vận động nhưng có khác là không vận sức mạnh của cơ mà vận gân, bật gân để cho gân đạt được độ đàn hồi tốt nhất và nhịp nhàng nhất. Theo thời gian, khi con người tuổi tác ngày một lớn thì cơ thể sẽ lão hoá, nhưng mỗi bộ phận lại có thời gian lão hoá khác nhau, hệ gân lại lão hoá chậm hơn nên một số người lớn tuổi vẫn đạt được sức bền, sức mạnh, độ dẻo dai không kém thanh niên là mấy. Ở tuổi thất thập cổ lai hy có nhiều lão ông tuy cơ bắp đã teo lại nhiều, da thịt đã nhẽo đi trông thấy, nhưng hệ gân xem ra vẫn còn ngon lành lắm. Con người ta nếu bị cắt đứt gân tay ?" gân chân thì coi như bị liệt dù cơ bắp có to lớn và mạnh mẽ cỡ nào đi nữa. Nói đến đây chắc mọi người sẽ hiểu là luyện gân quan trọng với con nhà võ như thế nào rồi.
    "Ý đến thì khí đến, khí đến thì toàn thân động" tương tự như khi thầy thuốc hỏi bệnh nhân đau ở đâu, đau chỗ nào tức là để người bệnh dồn ý vào chỗ đau (ý dẫn khí) rồi mới chữa trị. Khi một bộ phận nào đó của cơ thể bị đau thì tương tự nó sẽ phát ra (báo hiệu) ở một điểm nào đó trên cơ thể sẽ bị đau, và chỗ đó chính là nút thần kinh mà ta hay gọi là "huyệt đạo"... mà đó chính là định luật "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" mà các cụ nhà ta hay nói tới....
    Anh Vove kết luận " các võ sư chỉ nhoáng một cái là xong à? Văng miểng vừa thôi chứ " e rằng hơi sớm quá. Nếu kết luận vậy thì bây giờ chúng ta cũng chẳng có cái gì mà tập nữa rồi, cái gì được gọi là võ cơ chứ. Ngay cả cái lão Nguyễn Tế Công, người đã có công truyền bá môn Vĩnh Xuân Quyền nhà anh tại Việt Nam cũng hiểu rất rõ về Y lý đấy chứ. Các ông ấy không phải chỉ biết mỗi đánh đấm không thôi đâu, e rằng đời sau những người có sở học được toàn bộ những kiến thức của ông ấy chả được có mấy người nữa rồi. Lão tư vờ Bùi mộc nhân độ này lại có vẻ chịu khó tìm hiểu về Y lý nhỉ.
    Cố lên lão tư ời.
    He, he, he,...........
  10. NhatNamTu

    NhatNamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Giợi mở: Như đứa bé khi còn nhỏ thì không biết sợ là gì khi chạy vất té thật nặng rồi đứng lên cười hề hề chả sao hết, nhưng trái lại người lớn thì khác nếu mà bị té như vậy thì sẽ bị chấn thương nặng hay rất là đau. Tại sao vậy?
    Chắc tại trẻ con ngã "hồn nhiên" hơn người lớn
    Cái này phải mời "hồn nhiên gia" MDKTL vào tham gia mới được.

Chia sẻ trang này