1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luyện gân là luyện cái gì?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Koone, 14/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vota

    vota Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Koone,
    ... Muốn biết mấy cái đó làm gì thì mang nó đi đấm bao thử thì biết.
    tự quan sát và suy ngẫm đi, cái gì người ta cũng dọn sẵn thì sẽ ỷ lại và ù lì trong tri thức.
    Được vota sửa chữa / chuyển vào 14:01 ngày 23/01/2008
  2. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi tại sao tuy bình thường nhưng lại không tầm thường
    Nếu không mọi việc lại giống tôn giáo : nhất nhất nghe lời dạy bảo của giáo chủ
  3. TocHuiCua

    TocHuiCua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2008
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Ý tôi không phải vậy bác ạ, hiểu biết của tôi hạn hẹp, sao tôi dám coi câu hỏi, ý kiến của các anh em đưa lên đây là tầm thường được. Chỉ có điều, các bác tham gia chủ đề lại hay lan man, nhân tiện góp thêm cái "tôi" to to vào nữa, cuối cùng chủ yếu các bác quay ra vặn vẹo nhau là chính, trong khi câu hỏi lại chẳng được bác nào hạ cố lý giải cho từng bước để sáng tỏ, khổ thế...
    Xã hội ngày nay khác xưa rồi, và giáo chủ trước khi nói gì cũng sẽ phải chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi "Tại sao...?". Cho nên... bác cứ yên tâm trả lời ngắn trước đi, sẽ lại có câu hỏi nữa để bấy giờ các bác đi sâu vào vấn đề, có phải không ạ?
  4. Koone

    Koone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói cái bài tập đó là luyện gân thực sự nhưng tôi nói bài
    đó là luyện cơ thực sự thì sao? Bạn không nói ra luyện gân là
    luyện cái gì và mục đích của nó thì bạn đưa ra bài tập nào mà
    chả được. Tôi nói bài trên là luyện cơ vì tập tạ nó cũng có.
  5. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Thực sự là trong tập luyện môn Thể hình cũng có bài tập và dụng cụ (máy tập) để tập nó. Nó là máy luyện tập cơ tay trước, do tôi thiết kế chế tạo cho 4 phòng tập Thể hình tại HN. Khi tập nó thì một phần nhỏ vào gân, phần lớn vào cơ. Sau một thời gian luyện tập cơ cánh tay trước gồm cơ lưng và cơ bụng cánh tay sẽ rất to và đẹp.
    Tôi thiết kế dụng cụ này theo sự quan sát về những người thợ cơ khí và thợ ống nước khi thấy họ có những động tác vặn - xiết - xoay bằng cánh tay trước khiến cho tay họ rất to và khoẻ, khác hẳn thợ rèn quai búa nhiều thì bắp tay to, người tập xà kép nhiều thì cánh tay sau và vai ngực to, tập xà đơn nhiều thì bắp trước to, dân chài lưới sông nước thì tay không to nhưng gân rất dẻo và dai, người rang xay cà phê và làm đậu phụ như bạn tôi thì đôi tay rất dẻo động tác tròn mà lực dàn đều,.......
    Trong cuộc sống nếu chịu khó quan sát thì thấy khá nhiều điều thú vị.
    He, he, he,..............
  6. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Hai bài tập nhằm vào hai đối tượng khác nhau: của bác TLVN là tập nhóm cơ+dây chẳng quanh ổ khớp vai, thuộc về trường quyền Bắc phái, còn bác newdom đưa ra bài tập cơ cẳng tay, thuộc về bên cầm nã thủ và Nam quyền.
    Có câu thơ "thịt với xương, dây khớp dính liền" đã tập là tập hết, tập không cẩn thận thì thằng nào yếu hơn thì hỏng trước, kiểu như dân chơi golf hay hỏng khớp chỏ, dân tennis hay bị khớp gối, ngón cái... chứ cứ nhìn cơ to hay nhỏ rồi bảo nhỏ ắt dùng gân, to ắt dùng cơ e là hơi võ đoán vì tay nhỏ có khi do hướng tác dụng lực dẫn đến cần huy động một nhóm cơ thay vì một cơ to duy nhất thì sao hoặc hướng của lực thường xuyên thay đổi như ngoáy cháo rang lạc thì rõ phải dùng một loạt cơ nhỏ và nhanh mới đáp ứng yêu cầu
  7. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
    Hì , các bác có để ý cái chân gà không , ví thế nó hơi buồn cười vì ví người với gà hay chó mèo có vẻ không xứng đáng. Nhưng từ cấp 2 học phẫu thuật , thày cô đã bắt phải mổ ếch, thỏ, cá, bồ câu..để chứng minh cho bọn nhỏ sáng mắt rồi
    bác cứ bẻ cái ngón chân một cái rồi rút ra một sợi gân dài nối với ngón chân, gân cứng , dai và dài đến tận khuỷu( vì người ta cắt đến khuỷu) nó bao lấy xương ở đầu gối rồi nối với gân đùi..Có vẻ con gà nó nhiều gân hơn mấy anh em béo ị nhà ta vì nó phải bới ăn hàng ngày . Mấy con gà công nghiệp thì gân mềm hơn gân mấy con gà ta , gà đồng. Gân mấy con gà công nghiệp mà ninh kĩ tý còn xơi được ấy chứ .
    Mà nói thế này để anh em cùng thông cảm , em nghĩ người ta làm gì thì để ý vào cái đó . Đi WC mà không để ý cũng chẳng xong được vớ vẩn còn tè vào chân mình ( có lần em bị rồi) . Tập cái gì thì được cái đó , đừng mong có được bí kíp gì đó luyện thành cao thủ hơn người nếu không đổ mồ hôi , công sức .
    Lên đây bàn chuyện cho rõ ràng hơn cái nhận định của mình là tốt lắm, mỗi người một ý cũng vui nữa.
    @fade_away . Đúng là cái đó để luyện bổ trợ cho cầm nã thủ đó , gân hay cơ là tuỳ người hiểu sao thì hiểu , luyện gì to đấy , tự cảm nhận là chính , phải không ạ?!
  8. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Cách suy luận của Fade_away cũng có phần hợp lý, Bắc chuộng dài, Nam chuộng ngắn. Thực tế cách lấy lực của tôi thiên lấy lực từ gốc, bung lực ra ở ngọn. Người có 3 khúc, chân có 3 đoạn, tay cũng 3 tiết, tầm đòn cũng có 3 tầm (Ngắn, trung, dài),... nên mượn cái tam ấy coi như ngọn roi, mà roi quất thì cái đau đớn sẽ ngấm sâu hơn, muốn quất được thì phải lỏng - phải mềm. Nếu nhìn bề ngoài thì lỏng mềm và hoa mỹ mà nói là vô lực, và vô thực thì sai lầm lớn. Nguyên tắc luyện lỏng hoá cứng, luyện nhu thành cương là cách tập luyện, nên không ít anh em thuộc chí cương phái phải ôm tay ôm chân bầm tím và đau đớn hàng tuần lễ không khỏi khi đụng phải thứ tay chân trông "màu mè hoa lá" này. Còn tại sao lại là luyện từ Nhu thành Cương chứ không phải từ Cương thành Nhu bởi câu : BÀN TAY NHƯ CÓ MẮT, BÀN CHÂN NHƯ CÓ MẮT, ĐÂU ĐÂU CŨNG CÓ MẮT. Nếu luyện chí cương, chân tay quá cứng, da thịt bị sừng hoá quá nhanh, sẽ làm chai lỳ và sừng hoá các thần kinh cảm nhận, (mà thần kinh cảm nhận của con người ưa nhẹ nhàng, ưa ve vuốt, ưa chậm,...). Dù lối có đánh mềm mại - hoa lá thật, nhưng thật sự nó là Thiết Cước công và Thiết Tý công của các phái Nhu - Cương. Người ngoài nhìn thấy nhẹ nhàng hoa lá, thậm chí coi là đồ bỏ là trẻ con, các phái cương thì coi là vô lực mà phải đấm đá vỡ hàng chồng gạch ngói mới là võ,... Còn thực tế, nhiều phái Nhu họ vung tay vung chân đánh gãy các cây gỗ cỡ cổ tay chỉ là chuyện nhỏ, công phá bằng cánh tay hay ống đồng thì không đáng nhắc tới, chịu đòn đấm đá chí mạng vào các phần hiểm trên cơ thể mà không bị chấn thương với khẩu hiệu "chơi như luyện, luyện như chơi".
    Thực tế những anh em của các phái này thích chơi hơn luyện, thích đùa cợt nhả hơn chửi bới, ham vui, đam mê tửu sắc,... rất dễ nhận ra họ.
    He, he, he,.................

  9. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm mới thấy anh quyền tàu thiếu lâm việt nam .... nói róc
  10. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Haio vẫn mãi mãi là Haio thôi, anh có cái hình này xem cho kỹ để hiểu, nếu chưa hiểu thì hỏi ông Ngô Xuân Bính thử xem, chắc là ông ấy biết đấy.
    He, he, he,...............
    [​IMG]
    Được thieulam_vietnam sửa chữa / chuyển vào 13:49 ngày 25/01/2008

Chia sẻ trang này