1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luyện Solo Ghita

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi LongNhim, 01/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kirk_hammett

    kirk_hammett Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2002
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi quét (sweep) thế nào cho nó sạch ạ, nhất là khi mà dùng distortion ấy ??? Em nghe nói chúng nó có thằng buộc vải xung quanh cổ đàn rồi sweep!
    Flash before my eyes
    Now it's time to die
    Burning in my brain
    I can feel the flames
  2. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    Cái thế mà bác longnhim post ở đầu bảo là Dm hình như là F hay sao ấy ạ !

    I am gonna kill you and cut you in pieces and than eat them all !

  3. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    Cái thế mà bác longnhim post ở đầu bảo là Dm hình như là F hay sao ấy ạ !

    I am gonna kill you and cut you in pieces and than eat them all !

  4. hnhan

    hnhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    thì Dm với F có khác gì ?
    H.Nhân
  5. hnhan

    hnhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    thì Dm với F có khác gì ?
    H.Nhân
  6. Scorps

    Scorps Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    723
    Đã được thích:
    1
    Bác Longnhim và bác Hailua ah,em đọc mãi đến bài thứ 3 của các bác thì em mới hiểu là bác đang dạy về vấn đề gì.Thà các bác cứ viết mẹ nó các nốt ví dụ như e3-e5-e6 thôi,còn nốt nó nằm trên cần đàn như thế nào thì các bác ko cần phải vẽ ra giải thích đâu,thằng nào mà còn ko biết các nốt đấy nó nằm ở đâu thì chơi thế nào được.Nhưng các bác lại vẽ ra rồi nói thế tay này kia làm em cứ ngó mãi mà đ-é-o hiểu sao lại như thế được,cả bàn tay mình chỉ có 5 ngón mà mấy ông này vẽ thế thì mình phải dùng đến 10 ngón may ra mới bấm nổi hết các nốt.Hoá ra là các bố vẽ mấy nốt của thế tay đó.Đến khổ thằng em ngồi tưởng tượng,confused mất mấy ngày.
    Các bài của các bác thiết thực lắm,nhưng hình như mới chỉ là mấy bài cơ bản đầu tiên đúng ko.Em chưa nhìn thấy các ký thuật quan trọng như vít dây,rung dây,hay vuốt lên vuốt xuống nhiều lắm.Hay 1 kỹ thuật cũng rất quan trọng khi đánh móng gẩy là vê móng,cái này giúp tiếng đàn được liên tục,ko bị ngắt quãng,đặc biệt là ở bài solo có tốc độ cao thì kỹ thuật này là ko thể thiếu.
    Em cũng có 1 bài chạy dạo thế Dm khá hay,dùng để súc miệng thì rất tốt,tốc độ kha khá nhưng cần kỹ thuật vê móng thì nghe mới đạt.Để tí nữa về nhà có cái đàn thì ngồi viết còn post lên được ,bây giờ đang ở trường đếch tưởng tượng được.
    Hehe.Hẹn gặp lại các bác.Chủ đề này hay đấy.

    Scorps-NTH
  7. Scorps

    Scorps Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    723
    Đã được thích:
    1
    Bác Longnhim và bác Hailua ah,em đọc mãi đến bài thứ 3 của các bác thì em mới hiểu là bác đang dạy về vấn đề gì.Thà các bác cứ viết mẹ nó các nốt ví dụ như e3-e5-e6 thôi,còn nốt nó nằm trên cần đàn như thế nào thì các bác ko cần phải vẽ ra giải thích đâu,thằng nào mà còn ko biết các nốt đấy nó nằm ở đâu thì chơi thế nào được.Nhưng các bác lại vẽ ra rồi nói thế tay này kia làm em cứ ngó mãi mà đ-é-o hiểu sao lại như thế được,cả bàn tay mình chỉ có 5 ngón mà mấy ông này vẽ thế thì mình phải dùng đến 10 ngón may ra mới bấm nổi hết các nốt.Hoá ra là các bố vẽ mấy nốt của thế tay đó.Đến khổ thằng em ngồi tưởng tượng,confused mất mấy ngày.
    Các bài của các bác thiết thực lắm,nhưng hình như mới chỉ là mấy bài cơ bản đầu tiên đúng ko.Em chưa nhìn thấy các ký thuật quan trọng như vít dây,rung dây,hay vuốt lên vuốt xuống nhiều lắm.Hay 1 kỹ thuật cũng rất quan trọng khi đánh móng gẩy là vê móng,cái này giúp tiếng đàn được liên tục,ko bị ngắt quãng,đặc biệt là ở bài solo có tốc độ cao thì kỹ thuật này là ko thể thiếu.
    Em cũng có 1 bài chạy dạo thế Dm khá hay,dùng để súc miệng thì rất tốt,tốc độ kha khá nhưng cần kỹ thuật vê móng thì nghe mới đạt.Để tí nữa về nhà có cái đàn thì ngồi viết còn post lên được ,bây giờ đang ở trường đếch tưởng tượng được.
    Hehe.Hẹn gặp lại các bác.Chủ đề này hay đấy.

    Scorps-NTH
  8. Scorps

    Scorps Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    723
    Đã được thích:
    1
    Hehe,đây rồi,chạy dạo thế DM.
    r : rung
    ^ : vuốt
    * : kéo
    e10-e10-e10-e12-e13-e12-e10-b13-b11-e10-b13-b11-b10-b13-b11-b10-g12-b11-b10-g12-g10-b10-g12-g10-g9-g12-g10-g9-d12r*-d7^-d7-g6-b5-b8^-b5-b6-b5-b8-e5-b8-b6-b8-b6-b5-b6-b5-g7-b5-g7-g6-g7-g6-d8-g6-d8-d7r*
    Tốc độ nhanh,càng nhanh càng tốt,cố gắng vê dây ở các nốt cần thiết thì tốc độ sẽ càng nhanh và tiếng sẽ ko bị đứt quãng,còn vê 1 nốt thành mấy nốt và vê ở đâu thì các bác tự mày mò,bài solo dạo thế DM này có quy luật nên cũng ko khó,chủ yếu là cần đạt được tốc độ và kỹ thuật vê móng gẩy.
    Bác nào chơi cổ điển thì cũng ok,chạy 2 ngón trên 1 dây,đồng thời ở các nốt lặp lại thì đánh thêm cả dây trầm cùng 1 lúc.
    Mời các bác tham khảo và mong được ý kiến đóng góp.

    Scorps-NTH
  9. Scorps

    Scorps Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    723
    Đã được thích:
    1
    Hehe,đây rồi,chạy dạo thế DM.
    r : rung
    ^ : vuốt
    * : kéo
    e10-e10-e10-e12-e13-e12-e10-b13-b11-e10-b13-b11-b10-b13-b11-b10-g12-b11-b10-g12-g10-b10-g12-g10-g9-g12-g10-g9-d12r*-d7^-d7-g6-b5-b8^-b5-b6-b5-b8-e5-b8-b6-b8-b6-b5-b6-b5-g7-b5-g7-g6-g7-g6-d8-g6-d8-d7r*
    Tốc độ nhanh,càng nhanh càng tốt,cố gắng vê dây ở các nốt cần thiết thì tốc độ sẽ càng nhanh và tiếng sẽ ko bị đứt quãng,còn vê 1 nốt thành mấy nốt và vê ở đâu thì các bác tự mày mò,bài solo dạo thế DM này có quy luật nên cũng ko khó,chủ yếu là cần đạt được tốc độ và kỹ thuật vê móng gẩy.
    Bác nào chơi cổ điển thì cũng ok,chạy 2 ngón trên 1 dây,đồng thời ở các nốt lặp lại thì đánh thêm cả dây trầm cùng 1 lúc.
    Mời các bác tham khảo và mong được ý kiến đóng góp.

    Scorps-NTH
  10. LongNhim

    LongNhim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    To HNhan: Bác vẫn chưa phân biệt được giữa hai hợp âm ấy sao ?
    Trước tiên: hai hợp âm C và Am này đều có điểm chung là không có một nốt thăng(#)giáng(b) nào cả. Nhưng như vậy không có nghĩa là hai gam này là một. Một ca khúc viết trên gam Am không thể đệm với gam C (cái này chắc bác cũng biết). Bởi vì nó còn phụ thuộc vào các nốt chủ đạo của hai gam này.
    Nốt chủ đạo:
    Nào! Bác thử bấm hợp âm C trên cần đàn xem sao, Sẽ phải có 3 nốt chủ đạo Đô, mi, sol phải không. (Bác bấm hợp âm từ thế tay một đến thế tay...24 mà cứ luẩn quẩn ở 3 nốt đó thì sẽ có được gam Đô trưởng-C)
    Còn hợp âm của của Am thì : La, đô, mi.
    Như vậy hai hợp âm này chỉ có hai nốt chung là Đô, Mi. Còn hai nốt khác nhau - và cũng chính là hai nốt khiến ta phân biệt được hai gam này - đó là Sol và La. Hai nốt chủ đạo này quyết định rất nhiều.
    Nếu chạy solo, tuy rằng nốt solo của cả hai thằng này giống nhau (vì không có thăng giáng) nhưng nếu solo ở hợp âm Am mà bác để phách mạnh hay các nốt cuối của một đoạn nó rơi vào nốt Sol thì nghe ngang phè. Cũng như vậy, nếu solo cho hợp âm C mà bác cứ: tén tèn ten loạn lên rồi câu cuối lại đánh phẹt vào nốt La thì thằng "Co" nó cho cả cái đàn vào đầu bác đấy !
    Cũng như vậy, nếu như bác coi thằng Dm với thằng F như nhau như lời bác nói " Dm với F thì có khác gì" thì rất là tệ...
    Những nốt chủ của âm Dm là La, rê, pha. Còn thằng F thì là Fa, la, đô. Như vậy hai thằng chỉ khác nhau hai nốt Rê và Đô. Solo mà có mấy nốt đầu-cuối hay các phách nhẹ rơi vào nốt Rê thì dễ là Dm, còn vào nhiều nốt Đô thì là F.
    Thằng Kissme phản ánh rất đúng. Đoạn solo của tui ở bài đầu tiên bắt đầu từ nốt Đô và kết thúc cũng là nốt Đô, chính vì vậy nó chính là F chứ không phải là Dm. Nhưng đó là tui muốn cho các bác biết các nốt chạy hợp âm Dm trên thế tay 5. Đúng ra nếu chạy với hợp âm Dm thì chỉ nên bắt đầu từ nốt Rê hoặc La, Fa.
    Cám ơn Kissme !
    CÁCH SOẠN GAM CHO MỘT NHẠC PHẨM - QUY ĐỊNH VỀ NỐT TRONG MỘT HỢP ÂM
    (Đây là phần hơi nặng về lý thuyết, có thể một số bác sẽ cảm thấy lùng bùng lỗ nhĩ nhưng tốt nhất là các bác nên cầm cây đàn và nghiên cứu kỹ, bởi vì đây chính là những lý thuyết cơ bản nhất để các bác soạn gam, đây cũng là cách giúp cho các bác tìm ra gam nếu các bác phải cầm đàn mà đệm hát cho một con bé nào đó. Và cũng từ cái này các bác cũng sẽ tìm được những nốt mà mình sẽ solo khi mà ta phải đệm với một Gam quy định)
    Trong các tổ hợp gam sẽ có các nhóm gam "mẹ-con" giống như hai thằng cha Đô trưởng (C) và La thứ (Am) trên. Mỗi nhóm đều có một sự khác biệt về các nốt trong hợp âm. Nhóm thì có một nốt thăng, nhóm thì có hai nốt... Cũng chính từ đặc điểm đó người ta nhìn vào những nốt thăng giáng của nhạc phẩm mà biết được nhạc phẩm đó thuộc gam gì.
    VD: - Nếu như một bài hát mà từ đầu đến cuối tiệt không có một nốt thăng giáng gì thì chắc chắn là nó sẽ thuộc một trong hai gam chủ là C hay Am (Còn muốn phân biệt được C hay Am thì các bác lại phải dựa vào các nốt chủ đạo của C hay Am - giống phần trên đã nói)
    - Còn nếu mà một tác phẩm mà có một nốt thăng thì nó sẽ chỉ nằm trong hai gam: Sol trưởng (G) hoặc mi thứ (Em)...
    v..v...
    Tui sẽ cho một bảng hệ thống sau để các bác nhìn vào một bản nhạc hay nghe một nhạc phẩm mà biết được nó thuộc gam gì:
    Trước tiên sẽ có một hệ thống thăng giáng mà các bác phải học thuộc.
    +Thứ tự các nốt thăng (#):
    Nốt thăng bao giờ cũng nằm theo thứ tự như sau: Fa, Đô, Sol, Rê, La, Mi, Si.
    Nếu một nhạc phẩm có một nốt thăng thì chắc chắn đó là nốt Fa. Nếu xuất hiện hai nốt thì chắc chắn là hai nốt Fa và Đô.. Ba nốt thì là Fa, Đô và Sol...
    Sẽ không bao giờ có chuyện chỉ có một nốt Đô thăng mà không có nốt Fa thăng. Các bác phải học thuộc lòng cái thứ tự này . Tui biết nhiều bác tập bằng cách nghe đài và bắt nốt, như vậy mỗi khi các bác thấy có một nốt Sol thăng thì các bác nên biết chắc là sẽ có cả nốt Đô thăng và nốt pha thăng. Và từ đó sẽ tìm ra Gam chủ đạo.
    + Thứ tự các nốt giáng (b):
    Nốt giáng xuất hiện theo thứ tự ngược lại: Si, Mi, La, Rê, Sol, Đô, Fa.
    Cũng như trên. Nếu một nhạc phẩm có một nốt Mi giáng thì sẽ có nốt Si giáng...
    + Và đây là cách đối chiếu ra Gam:
    - Nếu có một nốt thăng (Fa): Gam Sol trưởng (G) - Mi thứ (Em).
    - Nếu có hai nốt thăng (Fa, Đô): Gam Rê trưởng (D) - Si thứ (Bm).
    - Nếu có ba nốt thăng (Fa, Đô, Sol): Gam La trưởng (A) - Fa thăng thứ (#Fm).
    - Nếu có bốn nốt thăng (Fa, Đô, Sol, Rê): Gam Mi trưởng (E) - Đô thăng thứ (#Cm).
    (Kinh nghiệm: Lấy nốt thăng cuối cùng tiến lên một nốt theo thứ tự "Đồ rê mi pha sol la si" thì sẽ ra gam trưởng, lùi lại một nốt sẽ có được gam thứ )
    ...
    - Nếu có một nốt giáng (Si): Fa trưởng (F), rê thứ (Dm)
    - Nếu có hai nốt giáng (Si, Mi): Si trưởng (H), Sol thứ (Gm)
    - Nếu có ba nốt giáng (Si, Mi, La): Mi trưởng (E), Đô thăng thứ (C#m)
    ....
    Ê này ! Có bác nào phát hiện nó lại quay vòng, gam của ba nốt giáng (Si, Mi, La) lại giống gam mà có 4 nốt thăng trên.
    Cứ thế mà các bác nghiên cứu nhé !
    Có thắc mắc thì tui sẽ giải thích sau.
    -------------------------------------------------------------------------------------
    Về phần kỹ thuật.
    Tui xin được nhắc lại là với sự hạn chế của ngôn ngữ diễn đạt trên cái Forum này, chúng ta chỉ có thể học hỏi và truyền đạt được những thế tay chạy và các kỹ thuật đơn giản là chính (mà đó cũng chính là những thứ cần thiết). Còn những kỹ thuật quá phức tạp thì chúng tôi sẽ cố diễn đạt được đến đâu thì đến.
    Bác Kirk có nói đến kỹ thuật quét (sweep). Đây là kỹ thuật dùng móng vuốt từ dây trên xuống dây dưới (hoặc từ dưới lên trên), khi móng gẩy đến dây nào thì đồng thời ngón bấm cũng bấm nốt tại dây đó theo một hợp âm...
    Đây là một kỹ thuật đòi hỏi độ nhuần nhuyễn của ngón bấm rất cao. Chỉ cần bác bấm nốt nhanh hay chậm một chút so với thời điểm quẹt móng là nốt của bác đã vứt đi. Nhất là khi ta dùng distortion, vì với âm thanh của distortion, nếu nốt trước ta vừa đánh chưa dứt tiếng (ngón bấm vẫn giữ nguyên) mà ta gẩy thêm một nốt (trên dây khác) thì nốt thứ hai này sẽ bị nhoè.
    Chính vì vậy cái bí quyết quan trọng nhất của kỹ thuật quét này là ngón tay phải bấm vào đúng lúc và nhấc ra đúng lúc - ngón trước phải nhấc ra TRƯỚC KHI NGÓN SAU ĐƯỢC BẤM XUỐNG.
    ( Hi hi, trên đời này ối thằng khổ vì cái tội rút vào rút ra không đúng lúc ấy ! )
    Nói thật với các bác, ngày xưa tui đã từng tập cái kỹ thuật này đến nỗi mà ngón tay mỏi rã rời, ngoáy mũi còn không nổi !
    Còn cái chuyện mà buộc vải vào cổ đàn là cái việc làm phản khoa học. Chắc là làm thế để bớt đi những tiếng tạp âm, nhưng những tiếng tạp âm chỉ có khi kỹ thuật chưa đạt được và khi ngón bấm không đồng thời với ngón gẩy. Và cả khi ngón bấm các bác nhả ngón ra không đúng cách cũng tạo nên một tạp âm trên cái dây vừa nhả ngón.
    Cái này thì các bác phải tập theo kiểu sau: Các bác bấm một nốt bất kỳ trên dây đàn (vào khoảng giữa cần đàn). Gẩy móng đúng nốt đó và sau khoảng 1/2 giây, nhấc nhanh ngón tay bấm nốt lên. Nếu các bác mà nghe thấy một tiếng dây buông ngay đó thì cách nhấc ngón của bác có vấn đề. Bác nên làm lại, nhấc dứt khoát, nhưng phải nhấc thẳng ngón, không miết dây trước khi nhấc...
    Đây là một số hợp âm cơ bản để quét:
    Am:
    ))))[ 1[ - [ - [ - [ 5[ - [ - [ - [ - [10[ - [ - [ - [ -[15[ - [ - [ - [ -[20[ - [ - [ - [
    e: [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ 0[ - [ - [ - [ 0[ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [
    h: [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ 0[ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [
    g: [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ 0[ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [
    d: [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ 0[ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [
    a: [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ 0[ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [
    e: [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [
    Dm:
    ))))[ 1[ - [ - [ - [ 5[ - [ - [ - [ - [10[ - [ - [ - [ -[15[ - [ - [ - [ -[20[ - [ - [ - [
    e: [ - [ - [ - [ - [ 0[ - [ - [ - [ 0[ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [
    h: [ - [ - [ - [ - [ - [ 0[ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [
    g: [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ 0[ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [
    d: [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ 0[ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [
    a: [ - [ - [ - [ - [ 0[ - [ - [ 0[ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [
    e: [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [ - [
    Cám ơn bác Scorps đã góp phần. Nhưng xin các bác lưu ý hộ đến phách mạnh phách nhẹ nhé ! Nếu không có phách mạnh thì solo dễ nhằm lém !
    Chúc các bác thành công !
    Nhím không lông !
    Được LongNhim sửa chữa / chuyển vào 03/07/2002 ngày 13:59

Chia sẻ trang này