1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luyện tập Nhị Khúc để thực chiến và biểu diễn [chủ đề có số người đọc cao, được mod lyhl giới thiệu

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi TamTai, 27/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TamTai

    TamTai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Chia sẻ cùng box chút xíu kinh nghiệm khi tập nhị khúc...
    1. Bắt đầu bằng nhị khúc bằng gỗ vừa với người sử dụng. Tức là dây xích (hay dù) quấn vừa cổ tay hay dài hơn 1 chút cũng được. Côn nặng vừa phải, dài côn đo từ chỏ đến cổ tay hoặc giữa lòng bàn tay.
    2. 6 tháng đầu bạn nên tập những đòn côn quất thẳng, xéo, ngang... các đòn chuyền qua cánh tay, hông, cổ, vai, qua chân,... các đòn loan côn số 8, loan côn che chắn hai bên thân, búng côn, vv... Lưu ý rằng thường đòn thế nhị khúc có hai chiều thuận và nghịch, bạn tập cho đều tay trái và tay phải nữa là 4 động tác cho một kỹ thuật (đòn) côn.
    3. Sau 6 tháng nếu bạn bắt đầu có cảm giác ( hổng phải "linh giác" của VX à nghe... hi hi... ) đánh đâu được đó không cần suy nghĩ trước sẽ đánh đòn (chiến đấu) gì... thì bắt đầu chế cặp côn mới... Cặp nhị khúc này sẽ làm bằng ống nước sắt ( đường kính phi = ? chỉ có bạn mới biết sức của bạn nên tui không nói trước), lúc này dây nối chắc chắn phải là dây xích rồi. Cặp nhị khúc ống nước bằng sắt này bạn sẽ sử dụng vào giữa buổi tập.
    ( Nếu buổi tập nhị khúc khoảng 45 phút, bạn sẽ dùng 10 phút để khởi động , tập 10 phút thật sự với côn gỗ, sau đó là 15 phút với côn sắt, và 10 phút cuối cùng là tập nặng - dùng toàn lực - với côn gỗ). Nhớ là sau khi vừa tập côn sắt, bạn sẽ đánh cực nhanh với côn gỗ, nên thường tay không thuận sẽ không bắt kịp đầu côn còn lại >>>> sẽ chấn thương, xin cẩn thận.
    4. Bắt đầu từ 1 năm, nếu như cảm giác của bạn là "không thấy khác biệt giữa côn gỗ và côn sắt, bạn thử mỗi buổi tập dành 5 phút nhắm mắt đánh các đòn côn, và hãy bắt đầu từ đòn dễ đến các đòn khó. Khoảng thời gian này tăng lên dần theo thời gian, okie?
    5. Đồng thời bạn chế lại cặp côn sắt : đổ xi măng (gì cũng được - chẳng cần phải dùng ximăng Hà Tiên đâu) vào ống nước để tăng độ nặng. Cái khó là bạn đổ cho đều, ĐỪNG BAO GIỜ ĐỂ CÔN MẤT CÂN BẰNG vì sẽ CHẤN THƯƠNG RẤT NẶNG. Để tăng độ an toàn, bạn thay dây xích nối bằng loại lớn hơn, chịu lực cao hơn. Với cặp super-nunchuck này, không phải đòn nào cũng tập được, bạn cẩn thận với các đòn vụt côn (coi chừng bị lật cổ tay rất phiền)...
    6. Trong các buổi tập, thỉnh thoảng nếu có thể nhúng cây nhị khúc gỗ vào nước cho thật ướt rồi hãy tập. Lý do: nếu sau này đụng chuyện, trời mưa, ta vẫn sử dụng nhị khúc rất tốt mà chẳng sợ trơn trượt (vì quen tay rồi).
    7. Binh khí gì cũng vậy, chiến đấu là một mục tiêu, nhưng tập lâu bạn sẽ có nhu cầu biểu diễn ( nghệ thuật sử dụng binh khí).
    Nhị khúc có mấy chiêu quay dây xích quanh cổ tay, quay qua chân, qua cổ, qua vai, quanh người (như trường côn) từ trước ra sau,... tung côn quay trên không rồi bắt lại... Ngoài ra còn một số tuyệt chiêu nữa... hi hi...
    8. Tập hai côn.
    9. Võ thuật dù là dùng tay chân nhưng mà ... hi hi... ở mức này chắc dùng cái đầu nhiều hơn rồi. Nếu bạn đã tập tới mức này, có nghĩa là bạn có thể sáng tạo đòn thế, và bất kỳ đòn thế - dù mới- của ai, nếu để bạn nhìn thấy lúc đang tập, thì bạn có thể "lủm" luôn... hi hi....
    Mới nhớ tới đây à, khi nào nhớ nữa kể các bạn nghe nữa... xin chỉ giáo.... ;-))
  2. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Bài này rất hay Tam Tai àh. Vote cho 5* hè.
  3. chumsi28

    chumsi28 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Tưởng ông TamTai nào vào mở box Nunchaku, hoá ra là anh H.An. Tập chưa đã hay sao mà còn lên box võ thuật để thảo luận nữa. Đã đi tập Thái cực đường lang chưa.
  4. TamTai

    TamTai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0

    Cây nhị khúc bên trái của hình được xếp vào loại 8 inches. Đối với tụi Tây có hai công dụng:
    1. cho vừa cỡ tay con nít tập (với loại này thì xích nối ngắn hơn).
    2. tuy nhiên sau một thời gian, hầu hết mọi người (hổng phải con nít) đều đồng ý rằng đây là một biến tấu "hơi bị được": bạn rất dễ dàng cho vào túi quần, rất thực tế !
    Tuy nhiên nếu bạn để ý, loại nunchuk 8 inches sẽ có những đòn phối hợp của nunchaku chuẩn, xích vạn năng mariki, và một số đòn của nhuyễn tiên (loại 7 khúc, không phải loại 9 khúc). Các đòn khóa, xiết bằng dây phải thay đổi một chút mới dùng được (vì dây nối dài quá), tuy nhiên loại côn này cực kỳ thuận tiện với tư thế cầm côn nghịch...
    Hai cặp côn inox bên phải hình được chế từ tay cầm lan can (dân xây dựng có nhiều kiểu đẹp mê hồn, tha hồ cho bạn chọn). Các vòng xoắn là để tăng độ bám của tay vào côn. Bạn chỉ cần "nêm" hai đoạn sắt hình trụ ở hai đuôi côn rồi hàn lại là... hết biết luôn đó. Ở hai đầu côn bạn cũng nêm hai đoạn sắt hình trụ (ngắn hơn một chút so với hai đoạn ở đuôi côn) để tạo độ cân bằng cho côn. Kích cỡ đoạn sắt "nêm" ở bên trong ống inox tùy thuộc vào sức mạnh cổ tay của bạn, đừng cố quá sức!
    Cặp côn ở giữa tui mua rồi để chơi cho đẹp, gỗ cẩm lai có cẩn xà cừ. Nhưng nói thiệt, nặng còn hơn côn sắt, tui chơi cặp này thấy giống tập tạ hơn tập côn nên ít dùng.
    Chúc các bạn chế được những cặp nhị khúc thật vừa tay để luyện tập...
  5. TamTai

    TamTai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    http://www.doubledna.com/freestyle/viewforum.php?f=2
    Link trên đây là một forum chuyên về biểu diễn ( freestyle ) nunchuk. Có rất nhiều các videoclip , nhiều thằng oánh được, nhiều thằng oánh oải lắm. Nhưng mà rất nhiều nên không thể nhớ được, các bạn vào tải về rồi từ từ "ngâm cứu".
    http://www.dynamicchux.com/Dynamic%20Chux.html
    Link này có đúng một đoạn trailer chắc để quảng cáo thôi, nhưng mà thằng Tây trong này có cái hay là tuy đánh biểu diễn, nhưng đường côn vẫn rất có lực...
    TB: Các bạn chú ý tốc độ đường truyền rồi hãy tải về nhá. Nhất là link đầu tiên đấy!
  6. TamTai

    TamTai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp luyện tập hai nhị khúc
    1. Trước hết là phần khởi động (cũng thiết thực cho việc tập một nhị khúc hay các binh khí khác). Bạn cần phải ép dẻo cổ tay, cổ tay càng dẻo, biên độ đòn thế của bạn càng rộng và sẽ tăng lực đánh cho đòn thế. Đặc biệt chú ý tay trái (giả sử bạn thuận tay phải), vì lý do không thuận tay nên rất khó khăn ở bước khởi đầu. Trong các động tác ép dẻo cổ tay, bạn nên áp dụng cách khởi động của Aikido và Aiki-Jujitsu... ép dẻo rất tốt!
    2. Dùng tạ tay để tập động tác lắc cổ tay... tăng độ chịu lực cho cổ tay....
    3. Tập các đòn cơ bản của nhị khúc bằng tay trái: Với mỗi đòn thế, bạn dùng côn ở tay phải ra đòn trước, và sau đó là tay trái. Giả sử bạn có 3 đòn côn số 1, 2, 3: bạn sẽ đánh số 1 tay phải (tay thuận) rồi số 1 tay trái (tay không thuận), kế tiếp là số 2 tay phải - số 2 tay trái, vv...
    4. Tập đánh cùng đòn: với các đòn của nhị khúc như búng côn (từ tư thế kẹp côn), loan côn hai bên thân (xoay vòng từ dưới lên hoặc từ trên xuống), xoay 1 vòng trên đầu rồi vụt côn xéo xuống trước mặt, vv... hai tay bạn dùng 2 nhị khúc ra đòn cùng lúc. Với các đòn có điểm cắt (điểm mà hai đường côn giao nhau)như loan hai côn số 8 trước mặt chẳng hạn, bạn khéo léo cho hai côn "né" nhau. Hoặc một côn tới điểm cắt trước côn kia một chút ( thường là côn ở tay thuận - tay phải - sẽ đến nhanh hơn một chút để "né" côn ở tay không thuận).
    5. Tập đánh hai tay hai đòn khác nhau: Ở bước này bạn cần đầu tư thời gian để suy nghĩ về đòn thế ngang ngửa với thời gian tập luyện trên sân... Nếu không có HLV hướng dẫn và không có tài liệu, bạn sẽ phải tự nghĩ ra các đòn thế cho mình.
    Các nguyên tắc "sáng tác" đòn thế như sau:
    - Chia các đòn thế nhị khúc bạn biết được thành các bậc THỜI GIAN THỰC HIỆN khác nhau. Ví dụ: các đòn vụt côn, búng côn,... là bậc 1. Các đòn loan côn số 8 là bậc 2 ( gồm hai động tác vụt côn hai bên thân ghép lại )....
    - Suy nghĩ để ghép các đòn này lại, hai tay hai đòn khác nhau, tuy nhiên hai tay phối hợp phải hợp lý không gượng ép. Một trên - một dưới, một trước - một sau, một công - một thủ, hay thậm chí là cùng công cả hai tay côn.... Bạn nhớ dựa vào các bậc "thời gian thực hiện" (đã trình bày ở trên)... Vì không thể biết được tốc độ ra côn của các bạn là như thế nào nên sự phân chia thời gian ở trên chỉ là tương đối theo cá nhân tôi. Mỗi người cần kiểm tra lại thời gian thực hiện các đòn côn theo riêng mình!
    6. Sau khi đã đánh được hai tay hai đòn khác nhau. Bạn thử kết hợp nhiều đòn thành một "pha". Bạn sẽ phải tính "pha" của tay trái, "pha" của tay phải... Vẫn phải lưu ý các điểm cắt của đòn côn và đưa ra hướng xử lý. Các "pha" côn cần súc tích và bạn phải đảm bảo rằng bạn đủ THỂ LỰC để thực hiện đòn côn mà bạn "sáng tác" (do đó cũng nên tránh các "pha" côn quá dài). Nếu thực hiện được 5 pha kết hợp khác nhau... dù là "pha" của mình hay "pha" mình học được từ tài liệu cũng không quan trọng....xin chúc mừng bạn!
    7. Còn một lưu ý nữa là cũng như các động tác múa hiện đại, bạn nhớ sau một loạt các đòn mãnh liệt dùng toàn lực, bạn dành những điểm thở cho tay côn của bạn được nghỉ ngơi. Thực tế nunchucks vẫn có những đòn nhìn từ bên ngoài là rất khủng khiếp nhưng thật sự với đòn ấy, tay côn của bạn (người đang biểu diễn) được thả lỏng rất nhiều... Chúc các bạn thành công!
  7. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Các bài của anh TamTai viết rất hay. Rất mong anh nói thêm về cách cầm/vị trí cầm côn trong khi tập luyện và thi đấu.
    Cảm ơn anh rất nhiều.
    Được Tristian_the_fall sửa chữa / chuyển vào 08:10 ngày 10/07/2005
  8. TamTai

    TamTai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Cách cầm (nắm) nhị khúc để biểu diễn và thực chiến:
    1. Để chiến đấu, nên nắm côn ở gần đốc côn - nghĩa là xa dây nối. tuy nhiên bạn nắm cách đốc côn một chút để còn có thể dùng đốc côn tấn công (thúc côn) vào vùng mặt, vùng đầu, và vùng ngực-bụng của đối thủ khi nhập nội. Khi cần cũng có thể nẹp côn sát cánh tay để đỡ đòn đánh của đối phương ( tương tự kiếm sai, tonfa, bát trảm đao - song tô,vv... )Tiêu biểu cho trường phái này là Okinawa Karate. Ở đây tính thực dụng là trên hết, không dành chỗ cho những đòn hoa mỹ đẹp mắt nhưng không thực tế. Các đòn đánh sẽ rất uy lực, tuy nhiên dễ lộ ý đồ tấn công (do biên độ các đòn đánh vòng sẽ quá rộng).
    2.Trường phái của Thiếu Lâm: võ sinh nắm côn ở giữa thân côn, có khi hơi lệch - gần với dây nối hơn đốc côn. Cách nắm côn này giúp võ sinh có những đòn thế dẻo và linh động hơn. Tuy nhiên, lực đánh sẽ giảm đi một chút. Do đó người sử dụng nên vặn hông kết hợp xoáy cổ tay để đòn đánh có lực hơn.
    3.Biểu diễn: do tính chất của các đòn biểu diễn là thể hiện độ khó của đòn thế, khả năng làm chủ côn của người biểu diễn nên thường họ sẽ nắm côn ở rất gần dây nối... vì ở vị trí đó người biểu diễn sẽ tận dụng được sự lắt léo của cổ tay và dây nối hai đầu côn (đặc trưng của nhị khúc).
  9. TamTai

    TamTai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    À quên còn một điều nữa, nếu bạn đã thật sự đam mê nhị khúc, bạn nên tập sử dụng côn ở cả 3 vị trí nắm côn đã trình bày ở trên. Ngoài ra cố gắng sử dụng được nhiều loại côn khác nhau: thân côn dài - ngắn, nặng - nhẹ, kích thước dây khác nhau, vv...
  10. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Em xin hỏi thêm anh TamTai về vị trí cầm côn. Em thấy cách cầm gần đốc côn có vẻ khó cho điều khiển đường côn của mình. Cách cầm gần đốc côn có thể dễ dàng trong trường hợp cán côn của chúng ta ngắn, nhưng với một số cây côn (giống như cây côn ở giữa của anh) có độ dài cán lớn (trên 40cm) thì việc điều khiển đường côn là rất khó. Thực chất đoạn côn từ hổ khẩu tay đến đầu dây là đoạn chết và điểm điều khiển đường côn đi chính là đoạn nối đầu dây và cán côn cầm. Có lẽ cách cầm côn xa đầu côn chỉ hợp cho những côn có độ dài cán côn nhỏ??? Ngoài ra, trong khi thực chiến thì độ chuẩn của đường côn là rất cần thiết. Vậy thì liệu cách cầm gần đốc côn có còn hợp lý vì em thấy đường côn khi cầm gần đốc côn khó kiểm soát hơn khi cầm sát gần đầu dây.
    Em cũng xin hỏi thêm anh TamTai về cách nắm côn. Thông thường em thấy cách nắm côn với ngón cái đặt trên bốn ngón còn lại (giống tư thế) của nắm đấm thì mình đường côn dễ linh động hơn nhưng có vẻ không uy lực khi ta làm động tác búng côn (với cách búng côn có vẻ như đặt ngón cái trên cán côn thì đường côn sẽ uy lực hơn). Vậy anh TamTai thường nắm côn kiểu nào?

Chia sẻ trang này