1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luyện tập Nhị Khúc để thực chiến và biểu diễn [chủ đề có số người đọc cao, được mod lyhl giới thiệu

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi TamTai, 27/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Àh ! trao đổi đến đây , chú em đã bộc lộ khá rõ về "thân thủ" của chú em rùi - chú em "bỏ quên" khá nhiều sự sống động của các ngón tay (có lẽ do chú em vẫn lấy sự linh hoạt của cổ tay làm chủ nên mới cảm thấy như thế)
    Không riêng gì với Nhị khúc - bất kể vật nào cầm trên tay, nếu chú em ứng dụng được nguyên tắc "cộng tốc" của chín tốc (chín thang tốc độ trên một cánh tay - 9V ) và bốn "cách tay đòn" trong lòng một bàn tay (4L) ... Thì không riêng gì chơi đàn, khua trống, lau nhà, ném "củ đậu", phi đao, múa côn, loan thương, xả kiếm ..vv..vv.... chú em sẽ thấy được "tiếng nói chung" của nó ...
  2. TamTai

    TamTai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bà con vì hai anh em tui hơi lạc đề ....he he...
    Để dành chỗ cho nhị khúc phát triển, kính mời mọi người tham gia giao lưu.
    Nunchuck, mại dzô... he he...
    To Tristian:
    Chú đừng giận vì anh trả lời hơi muộn, hén!
    "Xin cảm ơn anh TamTai. Các bài viết của anh đều rất bổ ích cho luyện nhị khúc. Em đề nghị anh có thể nói sơ qua thêm về nhị khúc chiến đấu được không? Một số kinh nghiệm đấu với người cầm gậy, cầm mã tấu, chuỳ xích, vỏ chai... Ngoài ra anh có kinh nghiệm gì để khả năng vào khám là ít nhất không khi mình có đụng độ? Khi tập nhị khúc chiến đấu thì mình nên tập bổ trợ thêm các kĩ thuật gì?"
    Bà mẹ ơi... câu này không muốn trả lời tí nào... Tristian, chuyện gì "riêng tư" quá như vấn đề này thì lần sau chú vào P.M nhá!
    1. Phải biết khi đánh người và bị người đánh: chỗ nào trúng đòn thì chết, chỗ nào thì... ngáp, chỗ nào trọng thương - mất sức chiến đấu, chỗ nào ... vv và vv.... Riêng với nunchuk, mục tiêu tấn công là các đầu xương và thân xương lộ, nói chung là nếu đòn đánh có điểm rơi lực tốt thì chỗ nào cũng nguy hiểm. Theo thứ tự từ nhẹ đến nặng (tương đối thôi): mu bàn chân (không tính tử huyệt khu vực này vì nếu đối thủ mang giày và có luyện tập thì khó đánh chính xác, và cũng vì người ta đâu đưa chân cho mình tìm huyệt rồi đánh?), mu bàn tay, cẳng chân, cẳng tay, đầu gối, chỏ, bả vai, sườn, xương đòn, vùng cằm - quai hàm, ....
    Các vùng khác trên đầu thì nói ra để đừng đánh: từ đỉnh đầu đo xuống các trục cơ thể khoảng cách 10 cm, hoặc từ chấn thuỷ đo lên và xuống dài bằng gan tay... đều là tử huyệt, làm ơn né dùm.... (xin không nói tên huyệt, kinh mạch gì gì đó để chủ đề này không loãng). Hoặc đòn búng côn THẲNG để đầu côn đâm tới( không phải búng côn để đập từ trên xuống) trúng vùng ngực che tim, đánh đúng đòn - đúng lực ---> ép tim, đối phương "dính" đòn cũng dễ "chán cơm thèm đất".
    Thường xương đòn (?) là tối ưu. Mất một tay nếu gặp thằng lì lợm cầm dao chơi dạng "hy sinh" mình cũng mệt. Nhưng hễ gãy xương đòn là "buông"...
    Vấn đề KHÁM: Tập võ là cũng là rèn luyện một môn nghệ thuật, và nghệ thuật thì môn nào cũng đòi hỏi công phu. Nếu nhịn được thì nhịn, nhường được thì nhường, quên được thì cố quên... vì nếu biết được đối phương giỏi hơn mình là mình cũng đã giỏi lắm rồi! Còn đã chấp nhận đánh thì phải thắng, và phải chấp nhận sự phán xét của pháp luật. Nếu ta tự vệ chính đáng thì chẳng có gì phải ngại. Học để biết các điểm có thể - và nên - đánh là cho ý nghĩa này: đánh cho đối phương mất sức chiến đấu. Tuy nhiên, nếu đứng trước lựa chọn Sinh Tử mà người tấn công quá nguy hiểm thì đành vậy...
    2. Chém khó chết - theo tiêu chuẩn mã tấu và kiếm Nhật loại trung bình, thậm chí khá trên đường phố, hổng tính dân xài đồ "pro" và chém vào vùng đầu - cổ, okie? (cái này mấy tay kendo sẽ lại "bình lựng" cho xem), đâm dễ chết ( đâm xong địch thủ xoay tay có mà tiêu!).
    3. Nếu trả lời đầy đủ thì dài lắm. Nói chung, đối với binh khí ngắn sẽ dễ thở hơn. Vì nhị khúc là binh khí CHỦ CÔNG. Đối phó với binh khí dài, ai thân pháp nhanh hơn sẽ thắng, vì thường người sử dụng NK phải nhập nội để được chủ công, hoặc mất một nhịp để tránh đòn (tránh chứ không phải thủ) rồi phản công. Chung quy là vẫn tuỳ vào công phu luyện tập của đôi bên, sự bình tĩnh khi đối đầu, ai nhanh hơn, và... 1 chút may mắn!
    Nếu được lựa chọn trên đường phố, lấy tay không thuận móc vào một ghế đẩu dạng quán cóc đưa lưng ghế ra ngoài, hoặc ghế nhựa to thì đưa chân ghế ra ngoài. Dùng cái mộc đấy phụ đỡ - hay khoá đòn địch thủ ở nhịp 1 đồng thời phản công, có thể là sau đòn đối phương (nhịp 1) nhưng chắc chắn là chưa tới nhịp 2. (Cái này hơi giống VX hén).
    4. Về hướng đánh côn sao cho hiểm, bất ngờ.... vui lòng các bác P.M liên lạc riêng với em... không la lối ở đây được... Phương pháp tập luyện thì không sao...
    5. Tập bổ trợ như đã trình bày: dẻo và lực cho cổ tay, ngón tay, các khớp nối cánh tay. Tập đánh điểm, đòn đánh điểm thật dứt khoát bao giờ cũng khó đỡ, bất ngờ và uy lực. Tập đánh "cường lực", vận lực để đòn sau mạnh hơn đòn trước theo những thế đánh bổ trợ liên hoàn.
    Bài dài wá đi... để xem lại nếu có thiếu sót TamTai sẽ bổ sung sau vậy.... Đi ngủ.
  3. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Kinh quá! Hai anh chiêu qua chiêu lại mà gần hết đêm. Anh TamTai nhớ lời hứa bổ sung nốt cho bài hoàn chỉnh nhé.
  4. uic

    uic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    1
    Tư? nga?y vô coi room này là em tím hai cùi chỏ và bươu sau gáy,nên có gì sẽ bắt đền bác TamTai. Thằng em đang cố gắng rèn luyện thể chất và tinh thần để theo chân được các bác Sài Thành. Chắc lại chuẩn bị bóp miệng bóp mồm dành tiền để vào thăm các bác. Chúc các bác luôn mạnh khỏe và thành đạt.
    Được uic sửa chữa / chuyển vào 19:03 ngày 18/07/2005
  5. TamTai

    TamTai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    To: uic
    Chú nhớ rằng lúc mới tập phải luôn luôn kiểm tra:
    1. Khoảng cách hai tay nằm trong dài côn (tổng chiều dài hai thân côn và đoạn dây nối). Và luôn tự nhắc mình trong khi tập cho đến khi có được cảm giác đó.
    2. Với mỗi đòn thế (binh khí sử dụng ở đây là nhị khúc) thường sẽ có 1 vị trí "tối ưu", vài vị trí "sao cũng được".... tuy nhiên chắc chắn có 1 vị trí rất "tồi tệ". VD:
    *** vị trí tối ưu: giả sử chú đánh đòn loan côn (số 8 hay một bên thân hay gì gì đó...) rồi kẹp côn, sẽ có 1 vị trí kẹp tối ưu TƯƠNG XỨNG VỚI VỊ TRÍ CẦM CÔN của chú. Ở vị trí này, nếu búng côn đúng kỹ thuật, lực của đòn đánh sẽ mạnh nhất, nhanh nhất. Và uic - hay bất kỳ người tập nào - phải tự tìm ra vị trí đó. Không ai chỉ được, trừ khi người hướng dẫn cũng có cách nắm côn tương tự, dài tay tương tự, và cùng kỹ thuật ra đòn.
    *** vị trí tồi tệ: dễ thấy lắm.
    - Khép chỏ không đúng cách khi kẹp côn: chấn thương chỏ và dây thần kinh (lúc này do chỏ khép nên lộ ra ngoài).
    - Tay côn đi quá sâu khi muốn vỗ côn vào cánh tay trong hoặc kẹp côn , sẽ kẹp trúng dây, đầu côn còn lại bật vào gáy rất nguy hiểm.
    - Tay đánh nhanh hơn tay bắt côn, chấn thương ngón tay, vv...
    (( Chắc phải có một bài "các kiểu chấn thương khi tập nhị khúc wá" ... he he .... ))
    Do đó, phải cố gắng để nhớ đúng vị trí hai tay. Các đòn khác nhau đương nhiên vị trí này cũng sẽ thay đổi (nhưng cũng không nhiều lắm đâu).
    Hi hi, còn một chuyện nữa: cố gắng đừng sai đòn để chấn thương vì sẽ rất dễ "nhát" đòn đó, sau này khó sửa lắm. Nhưng không được "liều" vì sẽ rất nguy hiểm. Trừ một số đòn đặc biệt cố tình làm chùng dây nối, ngoài ra hầu hết các đòn thế đều phải đánh để dây nối căng. Nguyên tắc thật đơn giản: chưa đủ lực để dây chùng cũng sẽ gây chấn thương vì khi đó đường côn sẽ không như ý.
    bye....
  6. uic

    uic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    1
    Em sèf nhớ lơ?i bàc dày, mới dình thĂm mẶt cù và?o thài dương bĂn phà?i và? gĂ?n dưới mf́t bĂn trài. NHĂn thĂ? hò?i bàc luĂn em thấy cò mẶt sẮ sàch sau ko biẮt sàch cùf sà?i gò?n hay thư viẶn cò?n cò ko?
    -LĂi Phong-Vìfnh xuĂn quyĂ?n NXB ĐĂ?ng nai Sà?i gò?n 1974
    Toan Ành-mùa thiẮt lìfnh 1974
    ....là? sàch tham khà?o ơ? bì?a sau cuẮn nhì khùc cĂn cù?a HĂ? Tươ?ng
    Hò?i luĂn bàc mẮy vcd mà? thieulamthaicuc nòi vĂ? cĂn nhì khùc xem nò dày hòc theo cò Ă?n ko vì? mẮy clip load trĂn net vĂ? tò?an là? càc Ăng biẮt mùa hẮt rĂ?i. Thanks bàc
  7. TamTai

    TamTai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    To: uic
    Nếu như bộ đĩa đó gồm 3 đĩa, và người biểu diễn quay trên Vạn Lý Trường Thành thì là khá kỹ. Tuy nhiên côn nhị khúc trong tài liệu này là loại côn có thân ngắn, dây rất dài. Nên học các đòn của tụi nó phải sửa đổi 1 chút. Được cái là mỗi đòn có 3,4 góc quay và có tốc độ nhanh - chậm hẳn hoi, cũng dễ theo dõi lắm.
    Nếu mua mà thấy không phải thì... he he ... lần sau ra HN tặng chú bộ VCD nhị khúc, hổng chừng lúc đó có cuốn sách luôn rồi... he he
    Chúc thành công!
  8. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    UIC dính nhiều chấn thương quá nhỉ. Có thể do hăng hái quá mà hơi thiếu chút phương pháp chăng? Anh TamTai giới thiệu luôn đôi côn gì bằng chất dẻo của anh đi cho mấy anh em mới tập biết.
  9. sihyeu

    sihyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    chà?o motdikotrolai, anh là? khongchieuthuc 'ò hà?? lĂu rĂ?i khĂng gf̣p rĂ?i nhì?, anh vĂfn khò?e chứ?
    vĂ? nunchaku, TT nòi cùfng cò phĂ?n 'ùng, nhưng nf̣ng vĂ? lỳ thuyẮt quà, là?m cho ngươ?i mới hòc chf?ng thĂ? nà?o nf́m bf́t 'c 'Ău (VD như 'oàn nòi vĂ? cĂ?m cĂn lò?ng chf̣t thẮ nà?o Ắy mà?, mày mòc quà). cùfng 'Ă?ng ỳ với khongchieuthuc, TT chf́c chưa chiẮn 'Ắu thực sự bf?ng nun ơ? ngoà?i 'ươ?ng rĂ?i. nun chì? tẮn cĂng là? tẮt thĂi, phò?ng thù? thì?...với lài, ngoà?i 'ươ?ng thì? chì? phĂn thf́ng bài bf?ng mẶt và?i 'ò?n thĂi, khĂng loan liẮc gì? hẮt. cf́c...bùp mẶt phàt, rĂ?i rùt ngay.
    Gòp ỳ vẶy thĂi, TT nhiẶt tì?nh thẮ là? quỳ rĂ?i, vote 5* nhè!
    anh khongchieuthuc dào nà?y cò phàt triĂ?n 'c kỳf thuẶt mới nà?o ko? hĂ?i anh ra HN, em cứ nghìf màfi vĂ? mẮy cài lỳ thuyẮt anh phàt triĂ?n trong karate, cĂng nhẶn cùfng cò hiẶu quà? 'Ắy, nhưng nò là?m cho newbies mẮt hẮt gẮc, ( nĂn chì? dù?ng 'c với trì?nh 'Ặ advance thĂi, mà? advance thì? chì? cĂ?n nf́m 'c mẮu chẮt, bòn nò tiẮn bẶ ngay), mà? anh biẮt 'Ắy, cài mĂn Ka nò coi trọng phĂ?n gẮc lf́m.
  10. TamTai

    TamTai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    To: syhyeu
    1. Đòn loan côn qua cổ tay (chỉ dùng để biểu diễn và khi người sử dụng muốn chuyển côn từ vị trí cầm thuận sang vị trí cầm nghịch - mong là bạn hiểu được mấy câu này) , không bàn ở đây.
    2. Nếu nói chiến đấu không sử dụng loan côn (số 8 thuận và nghịch, hay cầm côn nghịch đánh đòn "cối xay",vv.. - nếu bạn không hiểu cách đánh những đòn này thì mình sẽ không thể trao đổi tiếp, và cũng không cần phải trao đổi - okie?) là rất sai lầm. Khi đối phương cầm dao, chai bể, hung khí nhọn và NGẮN, người cầm côn có thể dùng đòn này để "càn lướt" đối thủ. Nếu bạn vẫn chưa hình dung ra được, xin mời gởi private message, anh em sẽ trao đổi thêm.
    Do đó, có thể nói tất cả những cách đánh (đòn thế chiến đấu) đều hữu dụng và chỉ có một vấn đề: người tập có công phu[/b tới đâu và sử dụng đòn đó có đúng chỗ hay không.
    3. Những vấn đề TamTai nêu ra ở đây là "rút ruột" từ khoảng 15, 16 năm gì đó cầm cây côn trên tay. Nó không phải là lý thuyết suông bởi vì nó dựa trên một quá trình tìm hiểu từ nhiều môn phái khác nhau, kinh nghiệm, và... he he... có cả máu nữa. TT vào đây giao lưu bởi vì rất muốn nhận được càng nhiều câu hỏi của các bạn càng tốt. Những gì đã trình bày là những điều TT hoàn toàn có thể làm được, chẳng phải sưu tầm dịch thuật từ các sách và các website khác đâu...
    Nói thật, chỉ mất khoảng 1 tuần, TT đã tập hết tất cả đòn chiến đấu của nhị khúc (không phải có đủ tiền mua côn đâu, hồi đó nhỏ xíu cũng hơi khó khăn phải xin thằng bạn cây tam khúc về cắt bớt 1 đoạn - nên cây dài cây ngắn...), vậy mà vẫn phải "nhai" các đòn đó và sự phối hợp của chúng cho đến bây giờ, bởi vì càng tập thì càng ... tinh xảo!
    Còn về vụ kinh nghiệm chiến đấu "đường phố", cám ơn bạn đã có nhận xét, nhưng mà chuyện đó không cần thiết phải vỗ ngực xưng tên để làm gì...
    4. Về vấn đề biểu diễn: Có thể đặt câu hỏi, tại sao phải tập các đòn biểu diễn? Đó là vì người tập cần thể hiện khả năng làm chủ một vật gì đó (ở đây là binh khí) sao cho người xem có thể thấy được độ khó của động tác, cái đẹp trong nghệ thuật biểu diễn... Người ta muốn thể hiện nghệ thuật bởi vì người ta đã có đủ kỹ thuật, và do đó - phải tìm tòi cái mới...
    Vài dòng gởi bạn chỉ mong mọi người hiểu đúng về nhau và về ... nhị khúc.

Chia sẻ trang này