1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luyện tập thế nào để đỡ đòn hiệu quả

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi jb, 27/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. jb

    jb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Luyện tập thế nào để đỡ đòn hiệu quả

    Xin phép lập chủ đề bàn luận về các phương pháp đỡ đòn trong võ thuật, cách tập luyện...
    Khi đỡ mình ngại nhất bị dính đòn vào cổ tay hay cạnh bàn tay. Tưởng tượng một cú đá vòng cầu ( mawashi ) mà phang vô thì còn gì cái bàn tay nữa. Khi tập đỡ đòn mình vẫn bị dính luôn, thường tập xong là cổ tay đau nhức!
    Sau một thời gian tập võ, mình hiểu là phải nhìn vào mắt đối phương thì phán đoán đòn chính xác nhất. Nếu tập luyện lâu dài mình tin là người tập võ có khả năng nhìn "toàn thể" để nắm bắt động tĩnh của đối phương. Kiểm soát được ý nghĩ của đối thủ thì có lẽ đã đạt đến đỉnh cao của võ thuật rồi.
    Trên đây mình có vài ý kiến, mong các bạn chỉ bảo, đóng góp kinh nghiệm cho chủ đề thêm sôi động.
  2. m_rudky

    m_rudky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    trời nhìn vào mắt mà đoán được ý đối phương thì dễ toi lắm, em cứ nhìn loạn lên rồi em đá bác chắc bác mất phương hướng. he he
  3. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Đỡ đòn ngoài dùng mắt ra còn phải dùng trực giác (hay là linh giác cái khỉ gì đó), nếu chỉ dùng mắt không thì dễ bị lừa lắm.
    Đòn Mawashi vòng cầu mà đỡ bằng cùi chỏ thì thế nào nhỉ, chắc chắn người ra đòn chỉ có đi bệnh viện mà bó bột khỏi phải tập võ nữa. Nói vậy thôi tập luyện mà ai lại hạ sát bạn tập như thế, phải không?
    Nghe qua bạn nói thì hình như cách đỡ đòn của bạn có vấn đề rồi, tập đỡ đòn là một trong những phần rất quan trọng khi luyện võ. Người ta luyện võ còn đỡ được cả trường côn, côn nhị khúc,...chứ còn đỡ đòn chân của đối phương thì mới là phần cơ bản nhất mà thôi.
    Muốn đỡ đòn tốt bạn còn phải tập sự chịu đựng va đập của đòn đánh vào các phần khác nhau của cơ thể. Để tập được người ta hay sử dụng các trụ gỗ hoặc cây gỗ tròn có bọc rơm (hoặc là cái gì đấy tương tự) dùng tay liên tục đập mạnh vào trụ gỗ (nhớ là trụ gỗ có sự đàn hồi một chút, chứ không phải là trụ sắt hay bê tông cứng đờ ra đâu đấy).
    Luyện tập đỡ đòn phải trải qua 3 giai đoạn luyện tập : Chậm - Trung bình - Nhanh. Tập chậm để có kỹ thuật đỡ đòn chuẩn, tập TB để có phản xạ thực hơn, tập nhanh khi đã có kỹ thuật chuẩn và phản xạ khá.
    Đỡ thì có nhiều cách đỡ, và biện pháp đỡ khác nhau như:
    - đỡ bằng bàn tay (cạnh ngoài bàn tay - cạnh trong bàn tay, nắm đấm, ức bàn tay)
    - đỡ bằng cơ trước cánh tay - cơ trong cánh tay,
    - đỡ bằng bắp tay,
    - đỡ bằng cùi chỏ,
    - đỡ bằng bả vai,
    - đỡ bằng ngực
    - đỡ bằng lưng
    - đỡ bằng bàn chân (mu, cạnh trong, cạnh ngoài, gót, ức)
    - đỡ bằng ống đồng
    - đỡ bằng đầu gối
    - đỡ bằng đùi
    - đỡ bằng mông
    - ...........
    Ngoài phương pháp đỡ trực tiếp còn có đỡ gián tiếp, đỡ trợ lực hay mượn lực,...
    Tóm lại bạn phải luyện tập đỡ đòn nhiều thời gian, tập đỡ kỹ thuật hơn mà phải từ từ không thể làm quá nhanh đốt cháy giai đoạn được, có như thế khả năng đỡ đòn của bạn sẽ khá dần lên.
    Các anh em khác có ý kiến gì nữa chúng ta cùng thảo luận tiếp.
    Luyện quyền bất luyện công
    Đáo lão nhất trường không

  4. MuayThai

    MuayThai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0

    Đòn Mawashi vòng cầu mà đỡ bằng cùi chỏ thì thế nào nhỉ, chắc chắn người ra đòn chỉ có đi bệnh viện mà bó bột khỏi phải tập võ nữa. Nói vậy thôi tập luyện mà ai lại hạ sát bạn tập như thế, phải không?
    Nghe qua bạn nói thì hình như cách đỡ đòn của bạn có vấn đề rồi, tập đỡ đòn là một trong những phần rất quan trọng khi luyện võ. Người ta luyện võ còn đỡ được cả trường côn, côn nhị khúc,...chứ còn đỡ đòn chân của đối phương thì mới là phần cơ bản nhất mà thôi.
    Muốn đỡ đòn tốt bạn còn phải tập sự chịu đựng va đập của đòn đánh vào các phần khác nhau của cơ thể. Để tập được người ta hay sử dụng các trụ gỗ hoặc cây gỗ tròn có bọc rơm (hoặc là cái gì đấy tương tự) dùng tay liên tục đập mạnh vào trụ gỗ (nhớ là trụ gỗ có sự đàn hồi một chút, chứ không phải là trụ sắt hay bê tông cứng đờ ra đâu đấy).
    Luyện tập đỡ đòn phải trải qua 3 giai đoạn luyện tập : Chậm - Trung bình - Nhanh. Tập chậm để có kỹ thuật đỡ đòn chuẩn, tập TB để có phản xạ thực hơn, tập nhanh khi đã có kỹ thuật chuẩn và phản xạ khá.
    To anh Thieulam_Vn :
    Hehe , anh xúi bậy nhé , Bạn ấy mới tập , 1 cước Mawashi vòng cầu mà đỡ không nổi thì khi gặp ngọn cước Thái , dùng cùi chỏ là bể nát đấy !
    Gặp ngọn cước mạnh , theo em thấy , chỉ đỡ bằng những cách nầy của anh là hiệu quả nhất :
    - đỡ bằng bàn tay (cạnh ngoài bàn tay - cạnh trong bàn tay, nắm đấm, ức bàn tay)
    - đỡ bằng cơ trước cánh tay - cơ trong cánh tay,
    - đỡ bằng bắp tay,
    ..........................................
    - đỡ bằng bàn chân (mu, cạnh trong, cạnh ngoài, gót, ức)
    - đỡ bằng ống đồng
    - đỡ bằng đầu gối

    Em từng chứng kiến cách đỡ cúa 1 võ sĩ Cổ truyền VN trong SG( xin tạm dấu tên ) , lắc hông tiến tới về hướng đá tạt trung bình 45 độ , tiến vào đầu gối và bắp đuồi - người đá bị gãy chân phải nghỉ tập mất 5 tháng . Ông anh có đòn đỡ nầy hiện đã định cư bên Úc .

  5. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    hà hà chắc bác jbravo tái xuất giang hồ đây, bác ơi cái này đơn thuần là vật lý thôi mà nếu lực đánh và lực đỡ có phương vuông góc với nhau mà dùng cổ tay cạnh bàn tay đỡ thì dễ chấn thương thật, còn nếu 2 phương tạo thành một góc nhỏ hơn 90, tức là đỡ miết có khuynh hướng tiêu lực đối phương, tây nó gọi là parry đó.
    Muốn tập đỡ thì học cachs của LTL cũng hay, lấy cái ống nước nhựa dài khoảng 2 mét nhờ người cứ xỉa nhẹ vào mặt còn mình thì cứ vác mấy thế đỡ cơ bản ra sử cho nó quen.
    Nếu bạn muốn biết hơn thì hồng gia có thập nhị kiều đánh đỡ kinh lém, tiếc là tôi chỉ nhìn chứ chưa tập nên không dám nói kỹ
    Được fade_away sửa chữa / chuyển vào 16:44 ngày 28/10/2005
  6. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.209
    Đã được thích:
    5.444
    Cách đỡ đá tạt vòng cầu thì nhiều cách đỡ, mỗi võ có 1 cách riêng. Taekwondo thì dùng đá sau, đưa lưng và mông ra đỡ trong khi ra đòn đá. Đòn này là chiêu knock out trong trận chung kết hạng nặng Olympic 2004 đã mang lại huy chương vàng cho Hàn QUốc. CÒn đòn đỡ của bạn Muaythai nói chính là từ muaythai, chân gập lại, đưa gối về phía trước vào đùi hoặc gối đối phương. Em cũng đã thấy 1 trận muaythai 1 võ sĩ bị gãy đầu gối khi đá vòng cầu. Ngoài ra karate và 1 số môn cũng dùng cách đỡ này.
    Còn về việc đỡ đòn nói riêng và giao chiến nói chung thì nhìn vào mắt đối phương nhưng đừng tập chung vào mắt. Như thế ta sẽ có cái nhìn toàn thể cách ra đòn của đối phương và sẽ tránh cho đối phương đoán hướng ra đòn của mình!
  7. jb

    jb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Chà, xin đa tạ các bác đã chỉ bảo
    Đúng là khi đỡ nên tránh lực tác động vuông góc với cánh tay thật. Mình có xem Discovery, nó bảo nên đỡ sao cho lực đi dọc xương cánh tay. Còn về đỡ bằng cạnh bàn tay thì trước mình có lập hẳn một topic để hỏi đó Vẫn biết là dùng cạnh bàn tay ra đỡ là nguy hiểm nhưng không hiểu sao khi tập mình vẫn giơ lên đỡ. Cũng có lẽ do khi đỡ bằng cách ấy nó quá tiện Mà có choảng nhau thì SotoUke hay UchiUke có lẽ ít khi sài đến. Riêng cổ tay mình ngại nhất khi bị trúng đòn vào đấy, hix

    Cái cách giơ chân ra đỡ vòng cầu trước tớ có xem vài đoạn video clip võ sinh dùng lòng bàn chân đạp thẳng vào bắp đùi của đối phương, sau đó phản công ngay. Có đoạn võ sinh còn nhảy lên đứng cả 1 chân lên bắp đùi đối phương mà...
    Để oánh được đòn như bác muaythai đó thì quả thật chân phải cứng như thép, em thì chả dám đọ đầu gối với đối thủ đâu
    Cách của Taekwondo có lẽ em phải học tập thôi.
    Các bác xem có máy móc, dụng cụ gì đó tập cho độ ngạy cảm của đôi tay giới thiệu với mình cái. Thấy cái mộc nhân của bên Vĩnh xuân đó nhưng không biết họ tập tành ra sao.
  8. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.209
    Đã được thích:
    5.444
    cách của Muaythai chính là dùng định luật của đòn bẩy đó ,bạn đã thử chưa? Nó kô hề đòi hỏi chân phải cứng gì cả, bạn thử cầm 1 cái que đập xuống 1 thanh sắt nào đó chẳng hạn, nếu bạn đập phần đuôi que (tương tự như bàn chân) thì lực va chạm rất mạnh. CÒn nếu bạn đập phần giữa que (đầu gối) thì que sẽ rất dễ gãy.
    Bạn có thể thử qua với 1 người nào đó bằng cách đá nhẹ thôi thì sẽ thấy ngay. Cách này thì tiện lợi khi đứng gần thôi, còn đứng xa thì chỉ có tác dụng phòng thủ để bạn tránh bị đau. Bọn muaythai hay đánh áp sát nên cách này dễ làm, còn bọn taekwondo thì giữ khoảng cách hơn.
  9. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    muon do duoc don hieu qua ( bat ke la don chan hay don tay ) thi phai co cach tap luyen rieng va phai co phan the hoan hao,khi da thanh thao roi thi du don danh cua doi phuong co manh den may cung se bi minh hoa giai mot cach nhe nhang va hieu qua.co nhieu cach de hoa giai don danh cua doi phuong ( van luc va khong van luc )nhung cai chinh van la ky thuat cua mon vo minh dang theo tap
  10. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    khi giao dau thi phai nhin vao mat cua doi phuong (diem giao nhau giua hai mat va song mui )chi nhin binh than thoi ,khong can phai nhan mat tron mat lam gi ca.tu khac se bao quat duoc nhat cu nhat dong cua ho.

Chia sẻ trang này