1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luyện tập thế nào để đỡ đòn hiệu quả

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi jb, 27/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Nếu xét về khía cạnh thời điểm ra đòn thì chia làm 3 loại:
    1. Tấn công trước khi đối thủ có thể ra đòn. Muốn như vậy thì ta phải quan sát rồi nắm được ý đồ của đối phương. Trường hợp này là "lấy công làm thủ".
    2. Tấn công trong lúc đối thủ đang ra đòn. Trong lúc đối thủ đang ra đòn ta tìm chỗ sơ hở, điểm yếu của đối thủ để phản công. Đề phòng bị bẫy.
    3. Tấn công sau khi đối thủ ra đòn: Có thể là đỡ đòn rồi phản công; di chuyển tránh đòn rồi phản công; tác động để làm chệch hướng đòn của đối phương rồi tấn công.v.v...
    Mời các bác tiếp tục cho ý kiến!
  2. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Thật sự chưa đọc bài trả lời nào trong topic này, nhưng nhìn tên topic thì em cũng xin phép được đưa đẩy cùng các bác:
    - Nên luyện tập những bài tập để tạo sự nhanh nhẹn, khi đã nhanh nhẹn thì phản xạ của cơ thể cũng tốt hơn, có thể tránh đỡ tốt hơn. Có rất nhiều bài tập liên quan đến sự nhanh nhẹn: bụng to ì ạch làm thân người chậm chạp thì tập gập bụng (nhớ thêm xoay chuyển eo hông cho cân đối).... , chân nặng chưa quen chạy nhảy thì tập các bài tập dậm bật, nhảy cóc, bật nhảy cao, kết hợp tập chạy cự ly.... , tay lèo khèo chậm chạp thì tập các bài tập khớp, bật tay, vung tay...v.v...
    - Nên luyện tập những bài tập để tay chân cứng cáp, vì sẽ giúp cho việc chống đỡ hiệu quả hơn, có thể giúp chặn, đẩy, (và tấn công tùy nghi...) tốt hơn... hít đất, lăn cây, đấm đá bao cát (kết hợp đánh bằng cánh tay và ống chân) .v.v...
    - Nên tìm hiểu cách che chắn những bộ phận cần che đỡ, mặt, ngực, bụng, hạ bộ, ... (một đường thẳng đấy)..., luyện tập thủ tay che phần trên, chân co che phần dưới kết hợp xoay chuyển để che khi chuyển hướng
    Nhiêu đó cũng đủ để đỡ bị đau rồi
    Nếu có điều kiện thì tìm hiểu thêm về cách gạt, phản đòn (môn phái nào cũng được, hoặc tự nghĩ tự chế nếu thấy hiệu quả ), luyện tập sao cho thật nhuần nhuyễn thuần thục ...
  3. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Đây là chủ đề về đỡ đòn cơ mà.
    Tui có ý kiến là khi tập ĐỠ ĐÒN thì cần phải tập các thế đỡ trước sau đó rùi kiếm một ai đó để liên tục ra đòn còn mình thì tìm cách đỡ, lúc đầu đánh chậm sau đánh nhanh dần. Lúc đầu để 1 người tấn công, còn mình chỉ đỡ, sau để 2 hay 3 hoặc 4 người tấn công liên tục để nâng cao khả năng đỡ đòn.
    Ở đây chỉ bàn đến ĐỠ ĐÒN còn NÉ ĐÒN và PHẢN ĐÒN thì chắc là bàn đến ở một chủ đề khác.
  4. nguoiyeunuoc01

    nguoiyeunuoc01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
  5. nguoiyeunuoc01

    nguoiyeunuoc01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Trong Nhất Nam co kiểu đỡ chống đá vòng cầu rát hay.Nguyên tác chặn đòn từ gốc luôn là ưu tiên hàng đầu,không bao giờ đối lực .cách thứ hai la dỡ bằng thân pháp,thực hiện như sau:chân phải giữ nguyen,chan trai xoay sang phai hoạc sang trai tuỳ hướng dánh dến từ bên nào.
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Đồng ý với quan điểm của bác. Em xin góp ý kiến thêm là tăng dần độ phức tạp của đòn để người đỡ đòn có thể thích nghi được tốt nhất. Ngoài ra xét về yếu tố tâm lý thì phải gan dạ. Khi nhát đòn thì dễ bị dính đòn.
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Chân phải luôn giữ nguyên hả bác? Tôi thấy điểm này cần xem lại.
  8. PhanTran

    PhanTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Thieulambacphai lại hỏi khó rồi, làm sao chân luôn giữ nguyên được. Mình thấy nguoiyeunuoc01 nói đúng đấy, đỡ đòn nên đỡ từ gốc, mình di chuyển vào lúc đòn đánh của người ta bắt đầu xuất phát, lúc này lực đánh ra là nhỏ nhất. Trong trường hợp vào không kịp thì phải nương theo đòn mà mượn lực thôi.
  9. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Theo kevin thì phương pháp đỡ đòn trong võ thuật phải : nhanh, mạnh, chính xác:
    Thầy tui ngày xưa có dạy mấu câu khẩu quyết cũng hay , đại khái là :
    "Dụng quyền, phóng cước hợp tung
    Nhập xà, xuất hổ, tranh hùng thượng phong"
    nghĩa là quyền cước phải phối hợp, công thủ che đỡ bổ xung lẫn nhau để tạo hiệu năng tối đa; trong chiến đấu, khi muốn tiến tới thì tràn mình qua phải, lách qua trái như rắn lượn, dương đông kích tây, tạo yếu tố bất ngờ làm đối phương khó lượng định, khó toan tính chận đánh; lúc thối lui, dáng điệu phải oai phong, hùng dũng như cọp beo gây cho đối phương ấn tượng nể sợ không dám tấn công theo vậy.
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

    [/quote]
    Thieulambacphai lại hỏi khó rồi, làm sao chân luôn giữ nguyên được. Mình thấy nguoiyeunuoc01 nói đúng đấy, đỡ đòn nên đỡ từ gốc, mình di chuyển vào lúc đòn đánh của người ta bắt đầu xuất phát, lúc này lực đánh ra là nhỏ nhất. Trong trường hợp vào không kịp thì phải nương theo đòn mà mượn lực thôi.
    [/quote]
    to Phantran: Tôi không "hỏi khó" như bác nghĩ. Đương nhiên là chân không thể luôn giữ nguyên rồi. Nhưng nói là chân phải luôn giữ nguyên (làm trụ) thì khônghẳn như vậy. Chân phải hay chân trái "giữ nguyên" để chân kia di chuyển là tuỳ thế, tuỳ lúc.
    Theo như cách viết của bác thì quan niệm về "đỡ từ gốc" , tôi không đồng tình lắm. Đỡ gốc đòn không chỉ mang yếu tố "thời gian" mà còn "không gian" nữa.

Chia sẻ trang này