1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luyện thở - dưỡng sinh... trong võ thuật.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 02/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Nhận hết luôn, tết này giá cả tăng vù vù, mà nhắc lão chuyển sang tiền mặt cho nó lành, quà cáp thế này người ta lại bảo tôi làm MOD mà lại nhận hối lộ của cái lão chuyên nghề ăn nói ỡm ờ họ Ton thì mang tiếng quá.
    Mà nói thêm nhé, kiến thức của lão cũng thuộc dạng võ đoán gà mờ y như cái bài viết về của 1 thằng cha Tây Y về "Cạo gió" của Đông Y trên Wikipedia ấy.
    He, he, he,..............
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Này thì Âm lịch là của người Việt.
    http://www9.ttvnol.com/forum/f_533/986449/trang-7.ttvN
    Cuối năm góp ý một tý với bác TLVN.
    Thứ nhất: Cách dùng từ "Kinh dịch" là không chính xác. Những cái mà bác đang đề cập đến là một quan niệm và một nền học thuật ảnh hưởng nhiều đến Á Đông, tạm gọi là Dịch học. Còn Kinh Dịch là tên một quyển sách bằng chữ Hán có nội dung được xác định. Không thể nói người Việt là tác giả quyển sách đó được. Còn việc chứng minh dịch học là môn học có nguồn gốc từ người Việt thì tuỳ. Nhưng thực sự chả để làm gì cả. Tui cũng khoái cạo gió, giác hơi, massage lắm. Bệnh hoạn cạo một tý cũng thấy đã đã. Nhưng hình như nó chỉ "sướng" lúc đó mà thôi.
    Thứ hai: Tôi thấy các nhà tranh giành bản quyền Kinh dịch có lập luận về một số từ ngữ cổ của Trung Quốc như tên các quẻ Ly, Khảm... Tên các vị thần tiên (Thần Nông, Đế Lai, Đế Minh... thay vì Nông Thần, Lai Đế, Minh Đế...) theo trật tự ngữ pháp Việt. Tôi cũng muốn tranh giành bản quyền môn múa Lân. Tôi khẳng định rằng chữ "Mủ xía" (Vũ sư, chứ không phải "sư vũ") trong tiếng Quảng đông (Mủ: múa, xía: Sư tử) là một từ hoàn toàn theo trật tự ngữ pháp Việt Nam chứ không phải ngữ pháp Tàu. Vì vậy, hoàn toàn có đầy đủ cơ sở để khẳng định rằng môn múa Lân là có nguồn gốc từ Việt Nam. Ngoài ra còn có thể khẳng định rằng dân tộc Nhật Bản có nguồn gốc từ Việt Nam. Bởi vì họ tự xưng là con cháu của Thái Dương Thần Nữ. Nếu đúng theo trật tự chữ Hán hay tiếng Nhật thì phải là Nữ Thần.
  3. thieuhoacon

    thieuhoacon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0
    vấn đề kinh Dịch nên hỏi bác Canvithien. bác í là cao thủ đó !
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Mời bác ấy dùng kinh Dịch để giải thích những hiện tượng "Của Thiên trả Địa", "Quýt làm cam chịu"...
  5. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1

    ây dà, các bác khỏi lo, cái tôi ngờ ngợ thì vẫn dùng từ là ngờ ngợ mà thôi, còn cái tôi biết rõ hơn thì mới dám nói. Ví dụ câu "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu", cái ngờ ngợ ở đây chính vì từ ngữ "đồng thanh" trong tiếng việt quá nhiều như: Cổ - cổ tay - cổ chân, sống lưng (xương sống) - sống mũi - sống chân, hòn dái - dái tai, đầu - đầu ngón tay - đầu ngón chân,.... Cái đặc biệt nữa là những thứ đó chỉ bộ phận cơ thể người tuy khác nhau mà lại "tương ứng" thật sự với nhau.
    Cạo gió, giác hơi, sông hơi, massage,... nó chỉ là những cái rất rất nhỏ trong cái kho tàng về Y thuật cổ xưa. Nếu mà chỉ có cào gió bằng đồng tiền kim loại không thôi thì trong nhiều trường hợp có thể tác dụng ngược, cái cảm giác ớn lạnh trong người sẽ nổi lên. Những thứ ở trên không nên lạm dụng. Ở ngoài Bắc thời tiết khắc nghiệt, giao mùa hay ốm đau, bệnh tật lâu khỏi, nên có lẽ sử dụng lối chữa Đông y nhiều hơn miền Nam. Củ gừng sẽ không chỉ là củ gừng nếu ta chỉ vứt nó lăn lóc ở góc nhà, hay vui hơn là làm món ăn, chứ chưa biết công dụng khác của nó. Nói đơn giản một tý như cái lược chải đầu, nó không đơn giản chỉ là cái lược không thôi đâu. Ngày xưa tại sao các cụ lại chỉ dùng lược bằng sừng, các chất liệu khác ít gặp hơn. Đầu tóc bóng mượt tại sao lại chải đầu, đừng nghĩ rằng các cụ đỏm dáng nhé. Cái châm cài tóc ngày xưa đâu chỉ có mỗi tác dụng dùng để cài đầu. Rồi nữa răng đen, tại sao không để trắng mà lại nhuộm đen. Rồi nhai trầu nữa, đâu phải miếng trầu chỉ là mở đầu câu chuyện không thôi đâu,..... Những thứ đó đều có những tác dụng khác mà ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển nhiều nên người ta đã vô tình phủ nhận những cái xưa cũ đó do không hiểu, hay qua nhiều thế hệ mà bị hiểu lệch lạc đi đâm ra mất phương hướng.
    Thôi không bàn luận xa xôi nữa, vấn đề này tạm dừng ở đây. Năm mới chúc bà con đón tết vui vẻ nhá.
    He, he, he,..................
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Tôi lại đồ chừng rằng Kinh Dịch chép sai ý tứ của người xưa.
    "Đồng thanh tương ý. Đồng khí tương cầu" như thế mới hợp với tâm lý chung của con người. Ông già bà lão thường dạy con cháu rằng, nếu thấy đứng trước một sự kiện đột ngột nào đó, nếu trong số những người chứng kiến sự kiện có hai người cùng nhận xét một lời hoà cùng một nhịp thì hai người đó là người có "duyên tiền định" với nhau.
  7. thieuhoacon

    thieuhoacon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0
    trải qua nhìu 4000 năm , mỡi thời đều có đặc trưng riêng, ngày nay 2008,, gọi là đầu thế kỷ 21, ngày càng xa rời bản chất sự kiện. chúng ta nói tiến hoá nhưng thực ra chúng ta càng xa rời chân lý , trên đừơng tới diệt vong ! đừơng tròn có 1 tâm thôi và những gì gần tâm đừơng tròn rất nhiều ! và bản chất tâm đừơng tròn nếu hcúng ta ZOOM lên tới 10-33cm thì thấy nó rất sống động ! vậy thì vật chuẩn ở đâu ? size nào ?
    bàn về đồng thanh tương ứng ! ĐUTC, là chỉ nói theo đa số ! còn xét về bản chất có ai đề cập tới ko nhở ? mới các bác mô tả chi tiết ! ý thức, hiểm họa hiện hữu, chân lý của việc XXX là gì ngoài duy trì nòi giống và khoái lạc .........
    nói chung là đủ thứ BR KL NM
    big septic tank the world
    Được thieuhoacon sửa chữa / chuyển vào 16:34 ngày 06/02/2008
  8. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    "Tương ứng" và "Tương ý" khác nhau xa đó chớ, Cuonglhvt lại bẻ đôi con chữ rồi. Nếu là 2 con người mà xét thì chỉ có 2 anh em hoặc 2 chị em sinh đôi thường có những biểu hiện của sự "Tương ứng" gần nhau hơn. Còn trong 1 con người cụ thể thì ví dụ của tôi là rất gần gũi và đời thường....
    Mà rông dài quá, bây giờ đã là chiều 30 tết rồi, cơm rượi vừa xong nằm nghỉ một lát để tối còn đón giao thừa.
  9. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Không biết bác Canvithien thích quẻ nào trong Kinh Dịch, chứ tôi thích nhất quẻ Mông (quẻ này không có nghĩa là... đít đâu nhé).
    Trong quẻ Mông, Thánh hiền có dạy rằng "Thượng cửu: Kích mông bất lợi vi khấu, lợi ngự khấu"
    Dịch ra như thế này: Hào trên cùng, dương : phép trừ cái mê tín mà nghiêm khắc quá thì kẻ mình dạy dỗ sẽ phẫn uất, có thể thành giặc, như vậy không có lợi, ngăn ngừa giặc ở ngoài (tức những vật dục quyến rũ kẻ đó) thì có lợi.
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 22:56 ngày 13/02/2008
  10. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    8 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN
    Người xưa, trong quá trình vận dụng trị liệu trên lâm sàng, đã đề ra 1 số phương pháp điều trị chính yếu gọi là Bát Pháp (8 cách trị bệnh).
    BÁT PHÁP
    Bát Pháp là 8 cách chữa bệnh gồm :
    - Hãn (làm cho ra mồ hôi),
    - Thổ (làm cho nôn ra),
    - Hạ (làm cho xổ),
    - Thanh (làm cho mát),
    - Ôn (làm cho ấm),
    - Tiêu (làm cho tiêu mòn),
    - Hòa (làm cho điều hòa cơ thể),
    - Bổ (làm cho bổ).
    Tùy theo bệnh tật đã được xác định, chẩn đoán (ở đâu, nguyên nhân nào, thuộc hội chứng gì...), chọn dùng cách này hay cách khác hoặc phối hợp 2, 3 cách với nhau để chữa trị.
    Về thuốc, mỗi phương pháp của Bát Pháp đều có bài thuốc đặc hiệu có công dụng cao do công lao thừa kế của hàng ngàn năm kinh nghiệm của người xưa.
    CÁC CÁCH CHỮA KHÁC
    Để hổ trợ cho 8 phép chữa bệnh trên, Y Học Cổ Truyền còn có 1 số phương pháp chữa khác như :
    1.- Xông : đặc biệt hay dùng trong các trường hợp cảm.
    2.- Rửa : nhất là các vết thương phần mềm.
    3.- Xoa bóp.
    4.- Đắp thuốc.
    5.- Dán cao.
    6.- Thổi vào miệng mũi, tai, họng...
    7.- Ngậm, xúc miệng.
    8.- Thông, bơm, hoặc đặt vào âm đạo, hậu môn,...
    Ngoài ra, trong dân gian còn phổ biến khá nhiều cách chữa bệnh độc đáo và hiệu quả cao như :
    - Chích lể,
    - giác,
    - cạo gió,
    - đánh gió,
    - khêu...
    - đốt
    Những phương pháp này gắn bó với đời sống của dân tộc, trải qua hàng ngàn năm, cần thừa kế và phát huy để tiếp tục sự nghiệp y học mà cha ông chúng ta để lại, đây là những vốn liếng rất qúy báu của dân tộc ta.
    (Lược trích từ Y học cổ truyền)

Chia sẻ trang này