1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luyện thở - dưỡng sinh... trong võ thuật.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 02/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Nói thêm về thở trong tư thế Hoa Sen (một bài tập hít thở sơ khởi ban đầu của hầu hết các môn võ cổ truyền):
    Ngồi xếp 2 chân khoanh vào nhau (chân trái ở trên, chân phải ở dưới), lưỡi đưa nhẹ lên hàm trên (để nối 2 mạch Nhâm - Đốc), 2 tay buông lỏng để nhẹ lên 2 đùi (hoặc tay bắt ấn Tam Muội). Tư thế ngồi thẳng vuông góc với mặt đất, thả lỏng và buông lực toàn thân. Bắt đầu hít vào thì thẳng người, hơi ưỡn nhẹ ngực, hít sâu từ từ (có thể thở bụng - thở đan điền). Thở ra thì hơi trùng người xuống, hít vào nâng người lên,.....
  2. Freeman72

    Freeman72 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    1.315
    Đã được thích:
    0
    Khi thở còn phải quan tâm tới việc sử dụng cơ hoành nữa !
  3. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Thở cơ hoành = thở bụng = thở đan điền.

    3 tên khác nhau nhưng chỉ có 1 ý.
  4. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1


    "Sống là thở, thở là sống". Sau khi bị cắt trọn phổi phải và một phần phổi trái, bác sĩ NKV được tiên đoán là chỉ có thể sống thêm nhiều nhất 3 năm. Nhưng trên thực tế, ông đã sống thêm 58 năm (bác sĩ V. mất năm 1999, thọ 85 tuổi). Phép màu của ông nằm gọn trong một bài thơ ngắn về phép thở bằng cơ hoành (tức thở bụng).
    Năm 27 tuổi, NKVbị bệnh lao phổi nặng, phải nằm viện trong 10 năm, lên bàn mổ 6 lần. Lúc ra viện, sức thở của ông chỉ còn 1/3, dung tích sống chỉ có 1 lít. Hồ sơ bệnh lý ghi: "Thiếu thở trầm trọng, không được làm việc". Các bác sĩ cho rằng ông chỉ có thể sống thêm nhiều lắm là 3 năm.
    Thế nhưng, nhờ tập thở bụng để tận dụng công suất của phổi (bằng cách tăng tối đa dung tích thở trong 1 giây), bác sĩ V. đã sống vượt mức tiên đoán 19 lần. Trong thời gian đó, ông không ngừng làm việc. Phép thở này được ông gói gọn trong 1 bài thơ 12 câu, mỗi câu 4 chữ:
    Thót bụng thở ra
    Phình bụng thở vào
    Hai vai bất động
    Chân tay thả lỏng
    Êm, chậm, sâu, đều
    Tập trung theo dõi
    Luồng ra luồng vào
    Bình thường qua mũi
    Khi gấp qua mồm
    Đứng ngồi hay nằm
    Ở đâu cũng được
    Lúc nào cũng được.
    Bài thơ là sự đúc kết cô đọng các nguyên tắc chính của kỹ thuật luyện thở:
    - Động tác khởi đầu và là động tác quan trọng nhất là thở ra để xả hết khí bã. Sau đó, cần chủ động thở vào. Lượng khí hít vào và đẩy ra tương đương nhau.
    - Thở tức là luyện nội công, tăng cường nội lực. Khi luyện thở, thân phải ngay ngắn, điều hòa, yên lặng; nhưng không được kênh cứng mà phải thả lỏng, thư giãn (điều thân).
    - Êm chậm sâu đều là 4 tính chất của hơi thở, giúp ta thở đúng quy cách, hơi thở điều hòa (điều tức).
    - Không nghĩ ngợi lan man, cần cắt đứt những liên lạc bên ngoài để giữ tâm được yên tĩnh (điều tâm). Nếu đạt được điều đó, hơi thở sẽ từ từ, sâu nhẹ, sự tập trung càng tăng mà không cần phải cố gắng. Đây là trạng thái thư giãn cao độ mà Phật giáo gọi là "nhập định".
    - Việc luyện tập không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
    Theo bác sĩ V. , đây là môn thuốc vạn năng giúp tiêu trừ bá bệnh. Nếu mỗi lần thở, cơ hoành chỉ hạ xuống thêm 2 cm là mỗi ngày ta được thêm 100 lít không khí, đồng thời cũng đẩy ra được ngần ấy khí đọng. Khi nào sực nhớ thì luyện, quên thì thôi. Cứ như vậy, lâu dần thành quen; lúc không chú ý, phổi vẫn tự động hô hấp ở mức sâu hơn trước.

    ...........

    Trích dẫn bài viết về phương pháp thở dưỡng sinh của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Theo tôi quan điểm thở của bác sĩ Viện phần nào gần với cách thở trong cách tập thở của một số môn võ cổ truyền.
    LUYỆN QUYỀN BẤT LUYỆN CÔNG
    ĐÁO LÃO NHẤT TRƯỜNG KHÔNG.
    Nếu coi luyện thở là 1 Công phu có ích thì không thể không bàn tới, dù chỉ là dưỡng sinh. Nếu đi quyền mà ta áp dụng phương pháp thở đúng đắn thì lại càng hay. Có thể nói trong các công pháp thì luyện thở Khai - Hợp trong Thái Cực Quyền đem lại nhiều giá trị tích cực về sức khoẻ, dưỡng lão. Trong môn Thiếu Lâm thì lại càng chú trọng. 1 đường quyền từ lúc khởi đến lúc phát thì bao gồm cả hơi thở vào ra nhịp nhàng.
    Mời các bạn quan tâm cùng loạn bàn thêm về phương pháp này
  5. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Thở thì ai chẳng thở, việc gì phải học ???
    Thế nhưng rách việc, muốn học... thì cũng có nhiều cái để học, tập.
    TCQ có 2 cách thở cơ bản là thở thuận và thở nghịch.
    Thuận là hít vào căng bụng (khai), thở ra thót bụng (hợp). Chủ về dưỡng.
    Nghịch là: ngược lại. Chủ về luyện.
    Ngoài ra còn có:
    - thai tức: thở bằng rốn.
    - Số tức: thở kết hợp đếm.
    - Thổ nạp: thở kết hợp ý niệm thải cũ nạp mới.
    - Đạo dẫn: thở kết hợp dẫn khí... đi chơi... theo kinh lạc.
    - Thở huyệt đạo: kết hợp hơi thở với khai hợp huyệt đạo.
    - Thở toàn thân
    ...
    TCQ có câu: ''khí trực dưỡng thì vô hại''.
    Người tự tập nên theo cách này.
    Muốn tập sâu hơn thì nên có người có hiểu biết, kinh nghiệm hướng dẫn.
  6. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0
    1. Tks bác TLVN đã đưa ra cho anh em xem 1 cách luyện thở
    2. Em xin hóng hớt thế này:
    Trong quá trình luyện thở nói riêng và luyện võ nói chung, tốt nhất là không nên hút thuốc, bởi vì thuốc lá có hại cho sức khoẻ, đặc biệt là những người tập võ. Cá nhân em đã có làm 1 topic về Thuốc lá và võ thuật, đã có bác nào giải thích về a b c x y z rồi, em không nhớ rõ lắm, đại khái là hút thuốc làm giãn tĩnh mạch, nên bỏ thuốc là tốt nhất. Tuy nhiên bác TLVN có thể giải thích hộ em là có rất nhiều cao thử, võ sư, võ sĩ vẫn đốt như bát hương, ấy vậy mà vẫn chả làm sao cả???
    Về cách luyện thở, hồi xưa em có tập một thời gian. Phương pháp thì cũng chỉ là lần mò theo sách vở thôi, không có thầy dạy. Đại khái như sau:
    Hít vào (chậm), ngừng - trong qúa trình ngừng thi đếm nhẩm trong óc từ 1 đến 5, sau đó thở ra (chậm như khi hít vào), rồi lại ngừng - thời gian ngừng cũng đếm từ 1 đến 5. Kết thúc một chu kì. Lại lặp lại, hít vào - ngừng - thở ra - ngừng - hít vào -......
    Cái thu về được thời kì đó là khi uống bia, ruợu thì uống vào gần như không say, không mệt, không buồn ngủ!!!!
    Lâu không tập thở nhưng vẫn tập Thái cực bia với Tửu lượng công, bụng tăng vùn vụt!!!!
  7. Koone

    Koone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    0
    Khi còn nhỏ tôi cũng mơ trở thành 1 cao thủ về nội công nên
    khi bắt được 2 tập sách mỏng THỞ NỘI CÔNG của bác sĩ NKV
    mừng như bắt được vàng. Đọc hết bộ sách tôi hơi thất vọng
    một tẹo vì BS chẳng đả động gì đến đả thông nhâm đốc mạch,
    vận khí phát kình gì cả. Thay vào đó ông nói rằng thở bụng để
    làm tăng dung tích sống, các cơ quan nội tạng tốt hơn vì được
    cơ hoành xoa bóp. Theo ông luyện thở bụng là trở về với các thở
    tự nhiên. Khi sinh ra người ta thở bụng nhưng khi lớn lên vì 1 lý
    do nào đó chuyển sang thở ngực ( ngực phình ra khi hít vô và
    tóp lại khi thở ra).
    Dù không có được cái hướng để tập cái mình muốn tôi vẫn kiên
    trì luyện tập thở bụng ròng rã suốt . . . 3 tuần liền. Chả thấy đạt
    được kết quả phi thường nào nên tôi quyết định nghỉ thở (bụng).
    Cái chuyện thở bụng của tôi không dừng lại ở đó. Sau đó nhờ bị
    một tai nạn (?!) mà tôi đã có thói quen thở bụng 24/24 một ngày.
    Cái đó có mang lại lợi ích gì không thì chịu. Không có cách nào
    để biết. Chỉ biết là cứ thở thì sống.
    Cách thở mà bạn Danhaiphong nói đến gọi là thở 4 thì. Hình
    như bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng (?) là người đầu tiên nói đến
    phương pháp này. Nó còn có các biến thể như kê mông, giơ
    chân giao động.
    Bình thường các bác thở bằng gì?

  8. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Gửi các bạn cái hình vẽ nội quan tiết, tưởng cũng có chút liên quan đến luyện thở trong võ thuật, không ít thì nhiều nó cũng giúp ích cho một số bạn đang trong giai đoạn nghiên cứu.
    [​IMG]
  9. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Người bình thường tốt nhất không nên hút thuốc lá, vì nó chẳng bổ béo hay lợi lộc gì cả. Tuy nhiên người ta hay vin vào những lý do như, ăn sáng xong rồi uống 1 tách cà phê mà không hút 1 điếu thuốc thì cảm thấy nhạt mồm. Tôi nhớ thời 1980, chúng tôi khi thấy người ta hút thuốc lá cũng học đòi thử làm 1 điếu thuốc lá cho nó ra dáng "người lớn". Ngày đó đa phần là thuốc lá quấn tay, sang một tý có thuốc Sông Cầu, A Lào, Điện Biên, hoặc cái thuốc khỉ gió gì đó của Tầu (tôi quên tên rồi). Hút thử thì ho sặc sụa, nước mắt nước mũi thi nhau chảy. Lúc đó thì cả lũ chúng tôi đều thằng nào thằng đó đều lẩm bẩm chửi ** thằng nào nghĩ ra thứ giở hơi này, chẳng ngon lành quái gì cả, thấy người ta hút tưởng ngon lành lắm, bổ lắm, ai dè. Rồi đi chơi sang nhà hàng xóm thấy cái điếu cày cũng vào rít thử 1 hơi cho "người lớn", mẹ kiếp say từ sáng tới chiều, cả ngày hôm đó chẳng làm ăn được quái gì. Tai hại khi thử vài lần đâm quen với nó, rồi đến 1 ngày tự dưng nhìn người ta hút thuốc là mình lại thèm, thế rồi tôi cũng hút thuốc từ lúc nào không biết. Như vậy hút thuốc lá chỉ là thói quen khó bỏ, dễ nghiện, nên người ta vin vào đấy để mà cứ tiếp tục hút.
    Rồi câu chuyện về thuốc lá có chú ruột tôi, 1 người ngày hút 2 bao thuốc, uống khoảng 1 lít rượi mỗi ngày. Chú tôi là người mạnh khoẻ, tuổi 60, những người cùng tuổi với chú tôi ít ai khoẻ bằng. Mỗi sáng chú tôi tập thể dục bằng bài nâng tạ đúc bằng bê tông khoảng 50 kg lên trên đỉnh đầu, chạy bộ 1 vòng hồ Ha Le (đối diện công viên Thống Nhất). Thế rồi 1 ngày mọi người thấy chú tôi tự dung âm trầm hẳn, ít nói hẳn, không vui vẻ như trước. Chờ khi chú tôi đi ngủ, mọi người mới lần ngăn tủ riêng hay để tài liệu viết tay gì đó của chú tôi và lục ra được hồ sơ bệnh án với dòng chữ UNG THƯ PHỔI - giai đoạn cuối... Giờ đây, chú tôi đã mồ yên mả đẹp, vừa mới qua giỗ đầu xong, cô con gái của chú tôi (em họ tôi) mới lấy chồng, tạm gọi là yên bề gia thất......
    Các võ sư thì cũng là con người, ai ai cũng phải tìm kiếm 1 cái gì đó để nghiện, nếu không nghiện 1 cái gì đó thì cuộc sống buồn tẻ lắm.
  10. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Tớ có ông chú, không thuốc lá, không rượu bia gì hết, từ trẻ đến già không tập bất cứ môn gì, nay ngoài 80, mỗi tuần vẫn đòi ''sinh hoạt'' 1 lần, nếu không thì đá chó mắng mèo (vợ ông bảo thế ). Chẳng biết thế có phải là 1 dạng nghiện không hở TLVN?

Chia sẻ trang này