1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luyện thở - dưỡng sinh... trong võ thuật.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 02/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Thành quả luyện "Nội công" trong 9 tháng 10 ngày cơ đấy, kinh quá. Bác Agui đã đăng ký ở đâu chưa, thằng iem có người quen ở Viện C đấy. Ưu tiên, giảm giá, khuyến mại cho Nam giới.
    He, he, he,.................
  2. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    hêh, Agui chụp phần bụng trên c.h.i.m đi
  3. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Kinh nghiệm bản thân với việc luyện thở.
    Có một thời gian, tôi tập luyện tăng cường và dùng sức mạnh quá nhiều thì thấy cơ thể mình có rất nhiều triệu chứng như đau nhức toàn thân, hơi thở dồn dập có khi cảm thấy tức ngực ngộp thở, chân tay hơi cảm giác run khi cầm nắm 1 vật gì đấy sau mỗi buổi tập, các vết bầm tụ máu dưới da lâu lành,?. Có lẽ tuổi tác đã thực sự tác động đến hệ vận động toàn thân. Sau đó tôi quay trở lại với tập nhẹ nhàng hơn, kết hợp hít thở điều hoà theo mỗi động tác, thở sâu, thở bụng, luôn kiểm soát hơi thể với nhịp đều đều không gấp gáp thì kểt quả thu được rất khả quan. Cử động của tôi lúc này rất nhịp nhàng dù có đấm, đá, đạp, xô, ẩn, kéo trong một thời gian lâu mà không bị mệt. Các chứng như thở nhanh, gấp và run ở cơ bắp không bị trở lại. Các vết bầm trong quá trình tập va chạm mau tan. Chứng đau lưng kinh niên của tôi ngày trước có lẽ do tập luyện nặng và luyện va chạm nhiều ngày trước gây nên đã ngày một thuyên giảm hẳn,? có lẽ đó là những giá trị lớn nhất mà tôi thu lượm được khi kết hợp hơi thở với các động tác võ thuật một cách có ý thức. Có thể đây là ý kiến chủ quan của tôi, nhưng xét trên bình diện rộng nó cũng là vấn đề mà nhiều người tập võ gặp phải. Hy vọng mỗi người bằng chính thực chứng bản thân thu được kết quả cùng nhau luận bàn để soi tỏ thêm vấn đề LUYỆN THỞ TRONG VÕ THUẬT.
    Mời các bạn tiếp tục cho ý kiến, chúng ta cùng nhau thảo luận.
  4. chentaibk

    chentaibk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    Triệu chứng giống như bác TLVN em đã thấy qua rồi.
    Ở võ đường của LVS Trần Tiến, có 1 anh hồng đai tập và biễu diễn nội công rất "dữ". Về cách tập thì anh ta sau 1 thời gian có 1 ít thành tựu đã tập "ép xác" rất nhiều. Cụ thể là các bài nội công đều kéo dài thời gian ém, xả hơi. Tập luyện lại tăng khối lượng nặng hơn. Ặc, tập theo phương pháp cổ truyền cũng giống như con dao 2 lưỡi. Mặc dù lỗi do anh này "ham" quá nhưng cái phương pháp gây xác suất nguy hiểm nhiều quá.
    Các bác tập nội công có bao giờ nghĩ tới điều này chưa? Chỉ là hít và thở mà thôi. Thông qua việc hít thở làm tăng cường cơ của nội tạng khỏe hơn 1 tí. Còn việc ứng dụng ra "xài" thì rõ ràng phương Tây hơn rất nhiều (điền kinh, boxing, .. và các môn thể thao cường độ cao)
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
    "Ngồi thở" trên núi Lạn Kha, nơi có chùa Phật Tích. Tiên Du- Bắc Ninh.
  6. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    Góp ý chút là lần sau Thieulambacphai ngồi nên trải ít cỏ khô hay lá khô rồi hẵng ngồi toạ nhé, có 2 tác dụng:
    1) Giống "nguyên bản" các lão sư tổ toạ thiền trên đá hơn.
    2) Không bị khí lạnh từ đá nhập vào huyệt hạ âm (chỗ dưới 2 viên bi) lâu dài là sẽ ảnh hưởng đến vụ kia đấy.
  7. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Cái hình gì ở trên áo thế kia ?

  8. HiepVo

    HiepVo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2007
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    thở khí công mà ngồi được trên đỉnh núi như anh thì quá tuyệt zời .... 1 tháng tập liên tục bằng người khác tập cả năm nhưng hôm tập hôm ko
  9. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Trong qúa trình tập võ thuật, nhất là những môn hay lăn ?" nhào - lộn thì người tập rất hay bị các chứng đau như vai + cổ + gáy do không khởi động kỹ, sau đây là phác đồ điều trị khá hiệu quả, có hiệu lực ngay lập tức, các bạn có thể áp dụng cho bạn bè hay học viên nếu chẳng may bị:
    Ghi chú : Tài liệu viết tay nên hơi mờ của Hoàng Chu, phó chủ tịch CLB Diện Chẩn TP HCM. Có thể thay đầu bút bi cho que thuỷ tinh.
    [​IMG]
    Được thieulam_vietnam sửa chữa / chuyển vào 10:02 ngày 21/11/2007
  10. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Tốc độ đi quyền có ảnh hưởng tới việc thở ?
    Đi quyền là một chuỗi các vận động của toàn thân kết hợp với hơi thở. Thông thường, quyền đi càng nhanh thì tốc độ thở phải càng lớn. Tốc độ thở nhanh ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ Ô xi cho cơ thể, dễ gây chứng mỏi mệt, hoa mắt, chóng mặt,? Ngược lại tốc độ đi quyền chậm thì hơi thở sẽ chậm rãi hơn. Tốc độ đi quyền chậm đều đặn, ít mất sức, khả năng thở sâu tốt hơn, lượng vận động vì thế có thể được gia tăng với thời gian dài nhiều hơn, nhịp tim bình ổn hơn. Vì thế, những người có các triệu chứng về tim, cao huyết áp nên đi quyền chậm rãi hơn người bình thường. Chú trọng mềm dẻo, điều hoà hơi thở sâu, đều, nhịp thở dài. Trong một bài quyền, khi đi có động tác thở ra thì ắt phải có động tác hít vào. Với người tập lâu có thể dễ dàng nhận ra bài quyền nào hợp lý, bài quyền nào chưa hợp lý thông qua các lần hít thở và thu thế. Ở những bài quyền cấp độ cao, có thể có nhiều động tác trong 1 chu kỳ hít thở. Những bài quyền này yêu cầu khả năng thở sâu, thở chậm, động tác thường là nhu nhiều hơn cương. Những bài quyền chủ về Cương, nhiều động tác đấm ?" đá - đạp thì khả năng điều hoà hơi thở khó hơn, thường lấy hơi (hít vào) ở các động tác đỡ và thở ra ở các động tác đánh. Với bài quyền nhiều động tác di chuyển hoặc lăn lộn thì chú ý, hít vào khi di chuyển và thở ra khi đánh (hoặc đỡ). Với bài quyền ít di chuyển nhưng nhiều động tác đánh - đỡ, thì hít vào khi vung tay đỡ, thở ra khi vung tay đánh. Những bài cấp cao, đánh đỡ đồng thời trong 1 nhịp thì chú ý hơi thở ở những thời điểm khởi thức và thu thức (bắt đầu 1 chuỗi động tác và kết thúc chỗi động tác đó)?..

Chia sẻ trang này