1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luyện thở - dưỡng sinh... trong võ thuật.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 02/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhquanjp

    anhquanjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    1
    Không hiểu sao từ trước đến nay cứ vào box Võ đọc đến cái chỗ có các bác tranh luận Tàu-Việt lại làm em nhớ đến 01 đoạn văn trong truyện ngắn "Vàng lửa" của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.Gần 20 năm trước (hình như 18 năm thì phải ) có vô số người khen và đầy rẫy kẻ chê về đoạn này nhưng đều chung một nhận xét -tay nhà văn này vừa thâm vừa đểu nhưng cực có ma lực cuốn hút người đọc.
    "....Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó. Vua Gia Long hiểu điều ấy và đấy là nỗi cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng đồng phải chịu đựng. Nguyễn Du thì khác, ông không hiểu điều ấy. Nguyễn Du là đứa con của cô gái đồng trinh kia, dòng máu chứa đầy điển tích của tên đàn ông khốn nạn đã cưỡng hiếp mẹ mình. Nguyễn Du ngập trong mớ bùng nhùng của đời sống, còn vua Gia Long đứng cao hẳn ngoài đời sống ấy. Người mẹ của Nguyễn Du (tức nền chính trị đuơng thời) giấu giếm con mình sự ê chề và chịu đựng với tinh thần cao cả, kiềm chế. Phải ba trăm năm sau nguời ta mới thấy điều này vô nghĩa...."
  2. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Anhquanjb chắc bị mấy động từ mạnh làm giật mình
    Xem ra dân võ dễ bị kích động
  3. anhquanjp

    anhquanjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    1
    @anh agui,
    he he ...Lần đầu đọc truyện ngắn nì trên báo Văn nghệ cách đây gần 20 năm em không hề giật mình ,mà chỉ ngạc nhiên.Bỏ qua những thông điệp sâu sa về chính trị xã hội ẩn chứa trong những con chữ mà ông Thiệp muốn gửi đến độc giả ,hồi đó em chỉ ngạc nhiên sao một ông nhà văn tài hoa lọc lõi như ông Thiệp mà lại ngô nghê khi viết " ...cô gái đồng trinh bị cưỡng hiếp ...vừa thich thú....",viết cô ấy căm thù,nhục nhã khi bị cưỡng thì được chứ bảo cô ấy thích thú thì không đúng,thực tế cô ấy chắc rất đau,nếu bị cưỡng mà thích ,chắc phải là cô nào quen cái việc đó rồi.
    Ông Thiệp đã chỉ ra được cái bùng nhùng về tư tưởng của nhiều người Việt khi bàn về cái Tàu-Việt,về cái tự tôn của người Việt nọ kia, nhưng những kiến thức ông lượm được ,như ông từng nói,lại chủ yếu qua các đại thuyết,tiểu thuyết Tàu,ông vẫn bùng nhùng như chính ông viết về Nguyễn Du,câu cú của ông vẫn loanh quanh âm u thích luận kiểu nào thì luận như mấy ông tiền bối Tàu.
    Gần đây qua các Topic Võ lại thấy nổi lên tranh luận bản quyền ,thái dụng Tàu -Việt ....., ở các Box ngoài Võ cũng vậy.Nhưng xem qua các tranh luận em cứ thấy bùng nhùng thế nào ý.
    Đưa lại đoạn văn của Thiệp có nhắc đến Nguyễn Du là em có ý nhắc đến một người Việt cố tình ngang nhiên thái dụng tích cũ của Tàu để làm nên một tượng đài thơ Việt.Và ông Tàu nào dám nói cụ Nguyễn Du thái dụng của họ?Và trong Võ Việt cho đến nay thì cụ Võ sư nào đã làm được như cụ Nguyễn?
  4. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Hehehe... tượng đài Vovinam, tượng đài Bình định...
  5. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    Nếu theo đúng ba?i ba?n, đê? phân biệt sự giống - khác nhau giưfa các hệ thống, trươ?ng phái trong lifnh vực văn hóa, nghệ thuật thi? pha?i căn cứ va?o nhưfng tiêu chí na?o ? thống nhất được vấn đê? na?y thi? trang luận sef bị xếp xó, ba?n quyê?n sef rof ra?ng. Lúc ấy chắc mọi ngươ?i sef rất tự tin tha?o luận các vấn đê? vê? chuyên môn !
  6. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Năm 1979, đường phố HN đầy những hầm với hố, những kiểu hầm hố giống như thời chiến người ta làm tạm thời bằng nguyên liệu là những cái vòm bê tông mà người ta hay làm giếng ngày trước có thêm cái nắp đậy. Hai bên đường xem kẽ những cây lớn là những hầm kiểu như thế. Khắp trong vườn các nhà tại HN (lúc đó tại HN còn rất nhiều đất trống, người ta hay làm vườn, ngày nay thì là cửa hàng cửa hiệu mặt đường), lại càng nhiều hầm hơn. Cũng may ngày đó chưa có những con nghiện với những bơm kim tiêm đầy máu me đỏ lòm, nên bọn trẻ hay rủ nhau chơi trò chốn tìm, chui xuống những cái hầm xen kẽ với cây cối lúp xúp ở trong vườn nhà và yên tâm không ai tìm thấy. Loa phóng thanh hàng ngày phát oang oang miễn phí cho bà con dân phố biết tin ?othời sự? và ?ochiến sự? hàng ngày
    Mịa thời đó, các trường học tại HN sôi sùng sùng khi các lớp đồng loạt kiểm tra, Ban giám hiệu đọc tên những học sinh gốc Hoa trên loa phát thanh của trường về lệnh đuổi học tất cả những học sinh này. Các lớp học nhốn nháo, học sinh nhòm nhau xem ?othằng bạn? cùng lớp hay cùng trường với mình là người Việt hay người Tàu. Đi đâu người ta cũng bàn tán ?ođuổi tất cả bọn Tàu về nước?. Học sinh gốc Hoa mếu máo khi bị thông báo đuổi học, mặt cúi gằm xuống đất khi bị người ta gọi là ?othằng Tàu?. Tháng 2 năm 1979, nhà nào có người thân còn kẹt lại ở các tỉnh sát biên giới với TQ thì lo ngay ngáy, không biết là họ còn sống hay đã chết. Bà con chạy loạn từ Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Cạn,? đổ về các vùng cách HN khoảng 50 ?" 100 km. Các nhà có con trai tuổi 18 tới tấp nhận giấy báo nhập ngũ. Năm 1979 nhiều con suối gần biên giới với TQ đã được gắn với tên mới là ?osuối máu? vì máu người nhiều quá, hoà lẫn nước suối. Có lẽ chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Hoa luôn tạo thành những con suối như thế?.
    Kỷ niệm những năm 70 còn nhiều lắm, lúc nào ngồi nhớ lại kể tiếp vậy. Mà những năm tháng đó anh Bana ở đâu vậy, VN hay nước ngoài. ?
    He, he, he,..........
  7. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    He, he, he,.......
    Cái box mình giờ có thói quen mới là : "cởi truồng kể truyện"; thói quen này hay đấy các bác như Vove, Msgvovit, Agui, Banabinhdinh, ton_tho_tuong,.... đừng đánh mất nhá.
    Chúc các bác cởi truồng kể được nhiều truyện vui.
    He, he, he,................
  8. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    He, he, he,..............
    Mịa nói đến Nguyễn Du người ta lại liên tưởng đến tác phẩm Truyện Kiều của ông. Trong truyện Kiều, ông miêu tả cuộc sống thác loạn của Kiều đến là kinh dị, lọc lõi, sành sỏi, trác táng mà đến các gái làng chơi thời nay cũng phải thua xa mấy bậc. Đây tui trích bản phân tích về cuộc sống thác loạn của nàng Kiều dưới con mắt của tác giả Hồ Đắc Duy để anh em có thêm 1 cái nhìn mới về nàng:
    "Sau mồi tình đầu với Kim Trọng, những người tình đến sau đều được Thúy Kiều thỏ thẻ tâm sự : Thiếp như hoa đã lìa cành, chàng như con **** lượn vành mà chơi hay Rộng thương cỏ nội hoa hèn, chút thân bèo bọt dám phiền mai sau
    Và khi đã yêu ai thì đối với người đàn ông nào đã đi qua đời nàng cũng say đắm nông nàn, cũng nhớ nhung quay quắc, cũng nồng nhiệt hợp tác
    Mối tình đầu với Kim Trọng nhẹ nhàn và thanh thoát nhưng với Thúc Sinh sau khi nàng nếm trải qua những biến cố thăng trầm của cuộc đời và ******** thì lại khác hẳn
    Một chấn thương về mặt tâm lý của nàng Kiều,môt phụ nữ khi thất thân lần đầu tiên với một người không yêu : Mã Giám Sinh
    Thô bạo và tàn nhẫn Mã Giám Sinh đã đi vào đời sông ******** của Kiều như một trò chơi không hơn không kém : Thỏa mãn ******** và chấm dứt cuộc giao hoan
    Đêm xuân một giấc mơ màng
    Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ
    Sau khi : Màu hồ đã mất đi rồi, Tú Bà đã sỉ nhục Kiều như sau : Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao
    Tâm trạng của nàng là : Phần căm nỗi khách, phần dơ nỗi mình
    Tàn bạo và bỉ ổi khi Kiều bị bắt buộc phải khỏa thân trước mặt đông người
    Cởi xiêm, lột áo chán chường
    Trước thần sẽ nguyện mãnh hương lầm dầm
    Dần dần trong kiếp đời cùng quẫn nàng đã chấp nhân làm gái lầu xanh
    Dẫu sao bình đã vỡ rồi
    Lấy thân mà trả nợ đời cho xong
    Vấn đề ******** và mục đích của nó được Tú Bà xác định với Kiều một cách rõ ràng
    Nghề chơi cũng lắm công phu
    Làng chơi ta phải biết cho đủ điều
    hay là :
    Ở trong còn lắm điều hay
    Nỗi đêm khép mỡ......
    Tú Bà dạy những bài học căn bản về ******** cho Kiều như sau :
    Này con thuộc lấy nằm lòng
    Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề
    Chơi cho liễu chán hoa chê
    Cho lăn lóc đá cho mê mẫn đời
    Khi khóe hạnh khi nét ngài
    Khi ngâm ngơi nguyệt khi cười cợt hoa
    Điều là nghề nghiệp trong nhà
    Đủ ngần ấy nếp mới là người soi
    Tại sao Tú Bà lại nói với Kiều phải học thuộc lòng " Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề" vì đó là nghệ thuật sống để đạt được khoái cảm trong hoạt đông ********, không phải riêng Kiều và các cô gái bán phấn mua hương mới đươc biết tới các phương pháp và thủ thuật này, mà ngay những nàng cung nữ hay nhửng phụ nữ muốn gữi gìn hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng, muốn thăng hoa trong cuộc sống lứa đôi, muốn tránh những tình trạng không đồng bộ trong hoạt động ******** với người hôn phối cũng nên để ý đến, vì bản chất nó không phải là điều xấu, xấu hay không là nó thực hiện với ai và với mục đích nào
    Trong đời sống vợ chồng bao gồm hai yếu tố ; Tình Yêu và Thân Xác
    Thân xác : Trong Truyện Kiều Nguyễn Du gọi nôm na là vành trong, đó là các tư thế giao hợp căn bản mà cả người vợ lẫn ngưới chồng phải biết đến, nếu không thì e rằng sẽ có những trục trặc trong quan hệ
    Tám tư thế đó đã được nhắc lại rất nhiều lần trong các sách nói vể tính dục, trong các sách cẫm nang, sách nói về hôn nhân thai nghén, trong các tác phẫm của Kinsey, Master-Johnson, Reuben , Tracey Cox, Ruth K Westheimer...và ở một số sách bằng Việt ngữ
    Đó là 8 tư thế cơ bản mà trong sách Tố Nữ Kinh chép là chính thường vị , thân triển vị ,cao yêu vị,khuất khúc vị, nữ thượng vị,phản vị, kỵ thừa vị và ngọa chiếu vị và từ các vị thế này đã biến thễ ra nhiều kiễu nhiều dạng trong mục đích tránh thai hay điều trị vô sinh,bao gồm nhưng phương vị như Tự trù mâu (Quấn quít, nam nữ quyện lấy nhau).Thân khiển quyển(Nam, nữ thân mật nắm tay nhau vuốt ve.) Bạo tự ngư, Kỳ lân giác,Toản mặc cẩm, Long uyển chuyển, Ngư tỉ mục,Yến đồng tâm, Phỉ thuý giao, Uyên ương hợp, Không phiên diệp,Bối phi cưu, hoàng ngạc túc, Mã dao đề, Bạch hổ thắng, Côn kê lâm trường, Miêu thử đồng huyệt.....
    Còn 7 chữ vành ngoài là thủ thuật tâm lý như phải biết nói năng, ứng xữ, thù tiếp, vuốt ve, khiêu gợi đễ cho
    Biết bao **** lả ong lơi
    Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm
    Dập dìu gió lá cành chim
    Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh
    Và khách làng chơi thì Trăm nghì n đổ một trận cười như không
    Hoài niệm về một quá khứ nhưng Kiều vẫn chấp nhận số phận hiện tại và nàng cũng cảm nhận trong ******** cũng vẫn có một cái gì đó
    Xót mình cửa các buồng khuê
    Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay
    Một là :
    Khéo là mặt dạn mày dày, càng treo giá ngọc,càng cao phẫm người...Sớm đưaTống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh...
    Hài là : một cuốc sống thác loạn
    Biết bao **** là ong lơi, cuộc say đầy tháng trận cười thâu đêm...khi tỉnh rượu, lúc tàn canh, khi gác gió khi trăng sân, bầu tiên chuốt rượu câu thần nói thơ, khi rượu sớm khi trà trưa, bàn vây điễm nước, đường tơ hòa đàn, mệt mê trong cuộc truy hoan....
    Cảm nhận một cách chua xót thân phận của mình trong các hoạt động ******** với khách làng chơi :
    Mặc người mua Sở mây Tần, những mình nào biết có xuân là gì và
    vui là vui gượng kẻo là, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
    Còn đối với tình nhân thì sao :
    Với Thúc sinh nàng đã gắn bó, nồng nhiệt hợp tác trong cuộc truy hoan : Hương càng đượm lữa càng nồng, càng xuê vẻ ngọc càng ***g màu sen
    Còn đối với Từ Hải : Hai bên ý hiệp tâm đầu,phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cởi rồng, nữa năm hương lửa đương nồng....Vinh hoa bỏ lúc phong trần, chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày
    Bản chất của Thúy Kiều là một người trong sáng, nhạy cãm và dể tin, một người phụ nữ với một khác vọng tình cảm và ước mơ muốn vươn tới cái đẹp cái dáng sống nhưng trong niềm tuyệt vọng cùng cực có lúc nàng đã quyên sinh
    Ê chề với những cuộc truy hoan trong qua khứ, nhưng khi gặp lại người tình đầu, nàng vẫn giử riêng cho mình một cỏi sống khác mà trong đó những nhọc nhằn va chạm, uốn éo về ******** quá thực tế, phủ phàn sẽ phá nát cái thế giới mờ ào lung linh cái thế giới : Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh, ấy hồn Thục dế hay minh đổ quyên"

  9. chentaibk

    chentaibk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài xong em lại hâm mộ bác TLVn quá xá. Bác TLVN có 1 tâm hồn trần trụi thật là trần trụi. Trần trụi đến mức tuyệt vời.
    Khen bác nhiều quá mắc công pá tánh nói em nịnh mod.
  10. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Thì khi sinh ra con người vốn dĩ đã trần trụi rồi, càng ngày con người ta càng dùng những mỹ từ kiểu như khoác bộ quần áo mới diện tết cho nó oách nên lâu ngày thành ra cái nếp nghĩ theo lối mòn, nay dùng lại cách nghĩ trần trụi hay còn gọi là theo CHỦ NGHĨA XÉT LẠI mà nói chuyện cho nó rôm rả vậy.
    He, he, he,..................

Chia sẻ trang này