1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lý giải một chút về mút Tàu.

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi caigichaduoc, 23/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caigichaduoc

    caigichaduoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.095
    Đã được thích:
    0
    Lý giải một chút về mút Tàu.

    Gần đây trào lưu dùng mút Tàu đã bắt đầu nhen nhóm trong cộng đồng bóng bàn nói chung. Có nhiều thông tin về các loại mút xuất xứ từ Trung Quốc này, đôi khi chúng còn đối nghịch nhau. Qua kinh nghiệm hơn 2 năm sử dụng, em xin chia sẻ những gì đã rút ra được. 2 năm không phải là nhiều và số lượng mút vợt em thử cũng ít nên kinh nghiệm nếu có cũng chỉ là rất ít, còn thua kém nhiều người và có thể mang chút lệch lạc nữa. Vì vậy bên cạnh việc chia sẻ những gì em đã rút ra, rất hân hạnh được các cao thủ và chuyên gia chỉ giáo và chỉnh sửa thêm. Còn những ai chưa có kinh nghiệm đánh mút Tàu mà cảm thấy có điều gì sai sót hoặc chưa hợp lý thì xin chỉ dùm để em nghiền ngẫm chỉnh sửa dần dần. Qua việc này mong rằng thông tin về loại mặt này được rõ ràng và trở thành một lựa chọn rõ ràng chứ không phải là những tin đồn nữa. Qua đây em cũng hy vọng làm rõ được một loại ký thuật vẫn hay được rỉ tai trong giới giang hồ bóng bàn gọi là Giật Bạt Kiểu Tàu ở Hà Nội và Loop Drive trong giới bóng bàn mạng quốc tế.

    1. Những điểm khác biệt bên ngoài giữa mút Tàu và mút Nhật (còn gọi là mút Châu Âu).
    Một điểm nổi bật của mút Tàu là trên bề mặt của nó có cảm giác được phủ một lớp dẻo đặc biệt có tác dụng làm tăng độ bám bóng. Khi mút Tàu còn mới và đã dán vào cốt vợt, để một quả bóng vào mặt, ấn nhẹ, khi úp vợt xuống bóng vẫn còn dính trên mặt vợt một thời gian rồi mới rơi xuống. Tính chất này trên nhiều diễn đàn bóng bàn quốc tế gọi là Tacky, em tạm dịch là dính, danh từ Tackiness em tạm dịch là độ dính. Các loại mút của Nhật và Châu Âu rất hiếm khi có tính chất này, tức là khi úp vợt, có ấn mấy thì ngay sau lúc thả tay ra quả bóng sẽ rơi xuống ngay lập tức, cùng lắm chỉ lưu lại một thời gian cực ngắn đối với mút mới kính coong. Có một vài trường hợp đặc biệt như mút Tacky Fire của Butterfly hoặc Chinese Real của Stiga là có độ dính như mút Tàu. Có thể có một vài trường hợp khác nữa nhưng rất hiếm. Mặt Nhật, không có đặc tính dính, nhưng thay vào đó là đặc tính Grippy, em tạm dịch là tính bám thô. Có thể so sánh hai tính chất nôm na thế này, tính dính giống như trên một con đường đang làm, nhựa đường mới gần nguội, bước qua thấy dinh dính; còn độ bám thì, cũng là con đường đó, nhưng làm xong lâu rồi, có chú đua xe bị xoè, xe mài mặt đường xoẹt xoẹt rồi dừng lại chứ không trôi đến mãi tận cuối phố.

    Mệt phết, hôm nào rỗi em viết tiếp phần II. Mút Tàu nhanh hay chậm.
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Ủng hộ chủ đề này. CGCĐ cứ viết những gì mình biết, có gì anh sẽ bổ sung tíêp.
  3. caigichaduoc

    caigichaduoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.095
    Đã được thích:
    0
    2. Mút Tàu nhanh hay chậm.
    Thực ra chuyện đánh mút Tàu không phải là mới, nhất là trong giới bóng bàn miền Bắc. Giơ đánh thống trị ở đây là giật một càng phải, càng trái chỉ để gò và đôi công chặn đẩy. Với những kỹ thuật trái như vậy thì những mặt Tàu kiểu như 729 và 729-2 rất thích hợp. Dòng mút 729-2 có bề mặt cực dính, mút và lanh đều cứng, tốc độ chậm, dễ điều chỉnh và tạo xoáy, cho phép vào bóng nhanh và tận dụng cổ tay mà không sợ bóng bị tưng. Hiện thời những mút như Hurricane I, II, III (loại 160K hay 180K) có thể xếp cùng loại với mút 729 này. Đây là nhóm mặt vợt có lanh cứng và độ dính cao, mút cứng và đanh, xịt. Tốc độ của những mặt này rất chậm, khi bạt và giật bóng bay lờ đờ, khi đánh cảm giác khá hụt hơi.
    Nhóm mút thứ 2 bao gồm những mặt như Globe999, DHS G666, Palio CJ8000, 729-2 mút xanh hay 729 Higher...hàng chợ. Đặc điểm chung của những mút này là lanh và mút lót mềm hơn loại 1, thay vào cảm giác đanh khô là cảm giác hơi mềm và tưng hơn. Những loại mặt này vẫn thích hợp để đánh gò và chặn đẩy hơn, nếu dùng để tấn công thì thích hợp với biến hoá và dựa xoáy hơn là sức mạnh. Mặc dù khả năng kiểm soát kém hơn loại I nhưng khi giật bóng có độ xoáy vượt trội và có xu hướng tụt xuống ở đường vồng thứ 2. Nếu muốn phát huy khả năng tấn công của loại mặt này cần phải dùng rất, rất nhiều keo tăng lực. Tuy nhiên, khi đó thì độ kiểm soát khi gò và chặn đẩy sẽ mất đi khá nhiều. Mút này khi đánh phải hợp với lối đánh đờ mi gần bàn, khi giật mạnh nên phát động thêm lực cổ tay, vừa thêm lực vừa thêm độ vòng cung tăng xoáy. Nói chung độ nảy của những mút như thế này tuy hơn loại I nhưng không thể so sánh được với những mút Nhật dòng phổ thông như Sriver.
    Loại thứ 3 là những mặt như Globe999, Hurricane I, II, III tuyển tỉnh. Về mút lót thì khó nói. Đây là những mặt vợt được cung cấp cho vận động viên trong các đội tuyển tỉnh của tụi Tàu, độ cứng của mút lót có thể thay đổi tuỳ theo từng người nhưng nói chung đều có độ nảy hơn loại II, càng cứng càng này. Về bề mặt lanh ngoài thì độ bám dính ít hơn loại II, nhưng về số lượng chân gai trong trường hợp mút Globe999 thì nhiều hơn. Vì số chân gai nhiều hơn nên khi nhấn vào lanh có cảm giác cứng và chắc chắn hơn loại II. Độ mềm thật sự của loại này có phần hơn loại 2. Những mặt này khi không dùng keo tăng lực thì thực ra chỉ nảy hơn loại 2 một chút, nhưng khi dùng keo tăng lực rồi thì tính năng nâng cao lên rất nhiều. Sức hấp thụ keo của nhưng mặt này cũng rất lớn, có quét cho ướt nhẹp mút lót vẫn hút keo vào như thường. Cụ thể khi đã có keo tăng lực vào rồi thì độ nẩy và độ xoáy tăng lên ghê gớm, khi giật bóng đi nhanh và có xu hướng ***g và chìm khi nảy lần thứ 2, rất khó chặn. Độ nảy của những mặt này vượt trội so với Sriver hay Hammond, có thể tương đương với mặt Donic F1 nhưng có phần nhanh hơn và xoáy hơn.
    Loại thứ 4 là Hurricane và Globe999 hàng tuyển quốc gia. Bề mặt lanh vẫn duy trì một chút dính và cực kỳ mềm mại. Đến loại này thì độ bám và hình dáng bề mặt có phần giống với những mặt vợt dòng Nhật hoặc Châu Âu, cả độ bám khô (Grippy) cũng có luôn. Có điều phải nói rằng bề mặt những loại mặt như Bryce, Hammond X hay kể cả F1 còn xa mới có thể so sánh với loại thứ 4 này. Những lanh có thể so sánh phải là loại Bryce FX power sponge hay Tibhar Nimbus. Kể cả những mặt trên dù có thể so sánh độ mượt, mềm và độ bám khô nhưng vẫn không xoáy bằng vì không có độ dính (Tacky). Mút lót của những mặt này cũng được thay đổi tuỳ vào sở thích của từng vận động viên. Riêng mút lót thì khá giống với loại thứ 3 nhưng chất lượng đồng đều hơn và nhẹ hơn rất nhiều, khả năng ăn keo thì vô địch thiên hạ. Về độ nảy thì những mặt này khi bôi keo tăng lực có thể tương đương với Bryce FX power sponge và Nimbus, tuy nhiên độ xoáy và độ lưu bóng thì vượt trội.
    Đã có lần một người đánh cốt Joola Kool! với mặt Bryce cầm thử vợt em gồm cốt (phông) Petr Korbel mặt Globe999 tuyển tỉnh đánh thử, bóng toàn bị bung ra ngoài bàn, mồm không bớt kêu sao mà nhanh thế (tên này là Đức Ngân Hàng). Thực ra mà nói về độ nảy thì bộ Petr Korbel với Globe 999 làm sao mà nhanh bằng bộ Joola Kool! với Bryce. Lý do bóng bay ra ngoài liên tục thực ra là do độ bám bóng của mặt Globe999 lớn hơn nhiều, thêm độ mềm và dẻo từ cốt Petr Korbel làm cho bóng chạm vào vợt, chìm vào và bị kéo lên theo đà tay rồi bị đẩy lên cao ra ngoài. Hơn nữa bóng lưu trên vợt lâu, nhận lực trên một đoạn dài nên lực hiệu quả nhận được sẽ lớn hơn. Dùng cốt Joola Kool! tuy rằng nảy và mềm, nhưng mặt Bryce độ nảy lại rất lớn nên vừa chạm vào bóng đã dội ra ngay, lực hiệu quả nhận được sẽ ít. Có thể tưởng tượng như khi tay ta cầm một đầu thanh tre, đầu còn lại để một viên sỏi, kéo về và thả tay bắn viên sỏi đi, nó sẽ bay rất xa. Cùng với thanh tre và viên sỏi đấy, nhưng đầu thanh tre bịt sắt và để viên sỏi cách ra một đoạn, thả tay ra cho đầu bịt sắt đập vào viên sỏi, nó sẽ bắn đi nhưng còn lâu mới xa bằng lần thử đầu tiên. Nghĩ đi nghĩ lại thì đây chính là nguyên lý nhu chế cương trong nghệ thuật oánh nhau. Còn nói về độ nảy bộ Korbel vẫn không thể bằng bộ Kool! là vì khi bạt bóng thì bộ Kool! vẫn nhanh hơn, một phần là do độ dính của mặt Globe999 hạn chế độ bắn đi của bóng.
    Phần sau chắc em viết cách phân biệt chất lượng mút Tàu.

Chia sẻ trang này