1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ly hôn thực tế - Đọc xong muốn bỏ nghề luật sư luôn!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi justice_more, 07/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. justice_more

    justice_more Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Ly hôn thực tế - Đọc xong muốn bỏ nghề luật sư luôn!

    Bó toàn thân! Em đọc xong thấy tiếc mấy năm trời học luật của em! Mời các bác bình luận:

    Nguồn: http://www.phapluattp.vn/news/ban-doc/view.aspx?news_id=248572


    Chồng tự ý bỏ vợ đi ?otòm tem? với bà khác, tòa công nhận đã ly hôn trên thực tế?

    Chuyện tức mình này đã xảy ra với bà N. Vừa chớm qua tuổi 18, bà và ông H. được gia đình hai bên tổ chức lễ cưới nhưng cả hai không đăng ký kết hôn. Theo luật định, đây là hôn nhân thực tế vì hai bên đã chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1974, tức trước ngày 3-1-1987.

    Không sống chung, mất chồng như chơi!

    Cuộc sống vợ chồng ban đầu cũng hòa thuận, hạnh phúc. Năm 1982, khi bà N. mang thai con thứ năm thì quan hệ của họ trở nên căng thẳng. Biết chồng mình đang để ý đến người khác nên bà N. ra sức ngăn cản. Khổ nỗi ông H. đã không lắng nghe mà lại còn đánh vợ. Tủi thân, bà bỏ về nhà cha mẹ ruột sinh sống và tần tảo nuôi con, lòng vẫn mong có lúc chồng sẽ quay về với mình.

    Nhưng ông H. vẫn quyết đâm đơn ra tòa đòi ly hôn vợ. Tại tòa, ông công khai thừa nhận mình và vợ bé đã có với nhau bốn mặt con. Hội đồng xét xử sơ thẩm hôm ấy bày tỏ thái độ bất mãn thay cho bà N. Họ cho rằng ông H. thiếu trách nhiệm làm chồng, làm cha và quyết định bác yêu cầu ly hôn của ông. Cấp sơ thẩm còn tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông H. với người vợ hai. Sau đó, tuy chống án không thành nhưng ông H. vẫn tiếp tục chung sống với vợ hai.

    Năm 1994, ông H. xích mích với bạn nhậu nên bị đánh chết. Chín năm sau, cha ruột của ông kiện đòi con dâu thứ hai trả đất do con trai chết để lại. Ông bảo ngày xưa mình giao đất cho con trai theo kiểu cho sử dụng tạm chứ không cho luôn. Phúc thẩm vụ án hồi tháng 3-2004, TAND tỉnh Bình Dương xác định đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của ông H., giờ ông H. chết thì phát sinh thừa kế. Nếu muốn thì cha ông H. cần khởi kiện yêu cầu chia thừa kế.

    Lạ lùng ở chỗ TAND tỉnh lại kết luận ông H. và bà N. đã ly hôn trên thực tế. Tòa này cho rằng tuy cả hai cấp tòa không cho ông H. ly hôn với bà N. nhưng quan hệ vợ chồng giữa họ đã không còn tồn tại. Họ không sống chung suốt từ năm 1982 đến khi ông H. bị đánh chết. Hơn nữa, khi ông H. bị đánh chết, bà chẳng thể hiện sự quan tâm, cũng không tố giác kẻ gây án. Trong khi đó, người vợ sau đã chung sống với ông H. từ trước năm 1987 nên đủ tư cách là vợ thực tế của ông H. (!?).

    Nhận định oái oăm của TAND tỉnh khiến bà N. ngẩn người vì bị tước mất quyền làm vợ, mất luôn quyền thừa hưởng di sản của chồng. Đến khi bà được người khác chỉ vẽ cách nộp đơn xin giám đốc thẩm thì thời hạn kháng nghị đã không còn.

    Chưa ly hôn thì vẫn là vợ chồng

    Năm 1977, ông B. chung sống không đăng ký kết hôn với bà T. và có hai con chung. Năm 1987, ông bỏ quê lên thị xã chung sống với bà K. nhưng chừng 10 năm sau mới đăng ký kết hôn với bà này. Ít năm sau, ông B. lại quan hệ với phụ nữ khác. Nói không được, bà K. bèn nộp đơn yêu cầu TAND thị xã cho ly hôn với ông B.

    Sơ thẩm vụ án hồi tháng 5-2008, TAND thị xã xác định hôn nhân giữa ông B. với người vợ đầu là hôn nhân thực tế. Tòa tuyên hủy quan hệ hôn nhân giữa ông với bà K. mặc dù họ có đăng ký kết hôn. Theo dõi vụ việc, dư luận râm ran nhận xét vì sao bà K. có đăng ký kết hôn với ông B. đàng hoàng, đã sống chung 21 năm, có hai mặt con mà vẫn bị đẩy ra đường tay trắng.

    Tuy nhiên, cách xử lý nêu trên của TAND thị xã được TAND tỉnh cho là hợp lý và được giữ y tại phiên xử phúc thẩm. Bởi lẽ Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 cấm kết hôn trong trường hợp đang có vợ hoặc có chồng. Vào thời điểm đăng ký kết hôn với bà K., ông B. đang bị ràng buộc bởi cuộc hôn nhân hợp pháp với bà T. Tuy bị hủy kết hôn trái pháp luật, quyền lợi về tài sản của bà K. vẫn được xem xét, giải quyết tùy thuộc khả năng chứng minh tài sản nào là ?ocủa anh, của em, của chúng ta?.

    Pháp luật về hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ đều quy định việc ly hôn phải được tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc ra bản án ly hôn. Trước giờ, pháp luật chỉ thừa nhận hôn nhân thực tế chứ không thừa nhận ly hôn thực tế. Bởi vậy, nếu bên vợ hoặc bên chồng chưa chết, cũng chưa ra tòa ly hôn thì không ai có quyền tùy tiện ?okhai tử? cuộc hôn nhân hợp pháp của họ.
  2. ckhaiphong

    ckhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/01/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy tiếc cho bao nhiêu năm trời ăn học của cậu (không phải chỉ mấy năm học luật không đâu).
    Cậu còn theo cả nghề luật sư nữa cơ à? Thật đáng buồn cho những ai đã là thân chủ của cậu.
    Hơi quá lời chăng? Cậu trích dẫn nguyên một bài báo và phang vào đó một câu nhận xét (mà tôi cho rằng rất lố bịch). Cậu chẳng chứng tỏ được vì sao cậu tiếc, cậu chẳng bình luận, phân tích, đề xuất được gì, cậu ăn cắp tri thức của người khác (cụ thể là bài báo) để nêu lên một "tuyên ngôn" hùng hồn.
    Bái phục!
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Hôn nhân thực tế là khái niệm người đời sau đặt ra, mấy chục năm trước làm gì có khái niệm này. Trai gái thấy hợp thì sống chung, con chung, nhưng sau đó ko hợp thì chia tay, người lấy chồng, người lấy vợ, con đàn cháu đống, có khi có cả chắt chít. Mấy chục năm sau, cụ thể là 2001, nếu toà khôi phục lại hôn nhân cũ, huỷ hôn nhân sau này thì cũng ko hợp lẽ, bao nhiêu gia đình sẽ bị tan vỡ.
    Mà nếu đòi hỏi họ phải ly hôn trước khi lấy chồng, lấy vợ mới thì cũng khó, vì trước năm 2001, thì trước pháp luật, họ đâu có là vợ chồng, lấy gì mà đòi lý hôn.
    Quy định về hôn nhân thực tế có cái hay là, hợp pháp quá những cặp vợ chồng, cho họ danh chính ngôn thuận vì trước giờ người Việt ko có thói quen đăng ký kết hôn nhưng thực tế thì chắc phức tạp hơn những gì nhà làm luật dự liệu, khi làm ra luật, chắc nhà làm luật cũng ko nghĩ tới các trường hợp như trên.
  4. justice_more

    justice_more Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ bạn không thận trọng khi phát ngôn như trên, điều này có thể xuất phát từ việc bạn không đọc kỹ bài báo và hiểu nhầm ý tôi. Tôi không đả kích bài báo mà đả kích tình trạng áp dụng pháp luật tùy tiện của tòa án trong giai đoạn hiện nay mà tác giả bài báo nêu ra. Nếu đọc kỹ bạn sẽ thấy ngay mục đích của nhà báo khi viết bài này:
    1. Đưa ra các vụ án thực tế đã có oan sai do cách áp dụng pháp luật tùy tiện của tòa án (cụ thể đây là tòa tỉnh Bình Dương và tùy tiện ở chỗ cho rằng có LY HÔN THỰC TẾ). Điều này khiến cho người hành nghề luật như tôi cảm thấy cực kỳ thất vọng, tôi thấy cần chia sẻ điều này với những người làm việc có liên quan đến pháp luật trên diễn đàn này.
    2. Đưa ra một kết luận về vấn đề này :"Pháp luật về hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ đều quy định việc ly hôn phải được tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc ra bản án ly hôn. Trước giờ, pháp luật chỉ thừa nhận hôn nhân thực tế chứ không thừa nhận ly hôn thực tế. Bởi vậy, nếu bên vợ hoặc bên chồng chưa chết, cũng chưa ra tòa ly hôn thì không ai có quyền tùy tiện ?okhai tử? cuộc hôn nhân hợp pháp của họ".
    Hy vọng, sau khi đọc xong, bạn hiểu và tự nhủ nợ JM một lời xin lỗi àh.
    Được justice_more sửa chữa / chuyển vào 10:24 ngày 10/04/2009
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Tớ lại nghĩ JM hơi thiếu tỉnh táo khi đọc bài báo này vì cách mà nhà báo diễn đạt lập luận của Tòa án hơi cứng nhắc và có tính suy diễn.
    Ví dụ:
    Vụ án 1:
    Người khởi kiện: Cha ông H;
    Người bị kiện: bà vợ thứ 2.
    Đối tượng vụ án dân sự này: Quyền sử dụng đất (căn cứ theo yêu cầu của cha ông H trong bài báo viết: đòi lại đất)
    (bà N có thể tham gia với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan nếu có yêu cầu).
    Vậy thì, những lập luận của Tòa án, được đặt trong bối cảnh nguồn gốc và quá trình sử dụng đất bên cạnh căn cứ mà chủ sử dụng đất thực tế đang chiếm hữu đất.
    Bên cạnh đó, tư duy cứng nhắc về quan hệ vợ chồng giữa bà N và ông H, trong trường hợp này, không đồng nghĩa với căn cứ về tính liên quan đến việc chiếm hữu và sử dụng lô đất, và việc loại bỏ bà N khỏi mối quan hệ này, cũng có lý của nó.
    Vụ án 2:
    Khỏi bàn, vì kô có gì để nói thêm.
    Chúc vui vẻ.
  6. justice_more

    justice_more Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Tks các góp ý của fsai. Đúng là không thể nói về tính đúng sai trong vụ kiện 1 khi chỉ dựa vào những chi tiết mà bài báo cung cấp, vì hẳn nhiên không thể nào đầy đủ, có chăng chỉ sau khi tiếp cận hồ sơ, đọc bản ản thì mới đưa ra nhận định được. Ban đầu mình định chỉ đưa đoạn này lên thôi vì thấy nó oái ăm và bất công:
    "Lạ lùng ở chỗ TAND tỉnh lại kết luận ông H. và bà N. đã ly hôn trên thực tế. Tòa này cho rằng tuy cả hai cấp tòa không cho ông H. ly hôn với bà N. nhưng quan hệ vợ chồng giữa họ đã không còn tồn tại. Họ không sống chung suốt từ năm 1982 đến khi ông H. bị đánh chết. Hơn nữa, khi ông H. bị đánh chết, bà chẳng thể hiện sự quan tâm, cũng không tố giác kẻ gây án. Trong khi đó, người vợ sau đã chung sống với ông H. từ trước năm 1987 nên đủ tư cách là vợ thực tế của ông H. (!?).
    Nhận định oái oăm của TAND tỉnh khiến bà N. ngẩn người vì bị tước mất quyền làm vợ, mất luôn quyền thừa hưởng di sản của chồng. Đến khi bà được người khác chỉ vẽ cách nộp đơn xin giám đốc thẩm thì thời hạn kháng nghị đã không còn."
    Nhưng e mọi người không hiểu nên phải đưa toàn bộ nội dung.
    Về nội dung bài báo thì mình ko ý kiến, vì "báo" mà, đôi chỗ thấy khó hiểu ví dụ như "vợ hai" và "con dâu thứ hai" không chắc có phải là một người ko...nhưng thôi ko để ý làm gì, điểm nhấn ở đây là có thẩm phán đã nhìn nhận có ly hôn thực tế, một kết luận mà hẳn là kết quả của sự diễn giải mang tính cá nhân của thẩm phán mà không dựa vào quy định của pháp luật (giả định rằng bản án kết luận như vậy, ko phải tác giả bài báo diễn giải, mà theo tôi thi có lẽ đúng như vậy vì nhà báo ko dám đi quá xa so với vụ việc). Nếu quả vậy thì rất đáng suy nghĩ.

Chia sẻ trang này