1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lý lẽ hưởng lạc của mps, mời tranh luận

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi mps, 03/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    Lý lẽ hưởng lạc của mps, mời tranh luận



    Ai không hưởng lạc thì người đó chưa bao giờ cảm thấy được nếm mùi đời, cả cuộc đời thực sự là gì.

    Hưởng lạc của con người có phải là hưởng thụ cuộc sống cao nhất không? Trước khi trả lời là phải hay không phải, trước hết phải xem hưởng lạc là gì đã. Nó có phải là sự cá nhân hóa quan niệm sống không? Không phải. Nhưng nó vẫn chỉ tồn tại với tư cách là ý thức hưởng thụ cá nhân của hàng tỷ người trong quá khứ, hịen tại và tương lai. Song nếu tôi nói rằng sự hưởng lạc của tất cả những con người ấy là sự hưởng thụ cao nhất đối với cuộc sống, thì như thế là tôi đã nói một điều khá vô bổ. Vì sự hưởng lạc của chúng ta chắc chắn rằng hầu như khác nhau ở mỗi người, căn cứ vào vào tất cả kinh nghiệm từ trước đến nay của chúng ta thì những sự hưởng lạc ấy, không trừ một kinh nghiệm nào, ở mỗi người bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố có thể cái tiến được nhiều hơn nhiều so với những yếu tố không cần một sự cải tiến như thế ở người khác trong việc hưởng lạc. : )). Theo ý nghĩa đó thì hưởng lạc vừa là hưởng thụ cao nhất vừa là không cao nhất, và khả năng hưởng lạc của mỗi người vừa là vô hạn vừa là có hạn. Cao nhất và vô hạn ?" xét theo bản tính, khả năng và mục đích sống; không cao nhất và có hạn ?" xét theo sự thực hiện cá biệt và thực tế của mỗi cá nhân hưởng lạc trong mỗi một thời điểm nhất định.

    Nếu như trong vấn đề đạo đức, sự hưởng lạc phải đối mặt với phán xét đúng đắn và sai lầm, thì trong vấn đề thiện và ác, tình hình lại càng tồi tệ hơn nữa. Từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, những quan niệm về thiện và ác đối với hưởng lạc đã biến đổi nhiều đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau . Nếu chúng ta thấy rằng trong cuộc sống hiện đại, mỗi người đều có đạo đức riêng của mình, thì từ đó chúng ta chỉ có thể rút ra kết luận nói rằng con người ta, dù tự giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút những quan niệm hưởng lạc của mình ra từ những quan hệ đạo đức đang làm cơ sở cho quan hệ xã hội của mình

    Hai người, một người đàn ông và một người đàn bà họp thành một cặp hoặc thành một gia đình, hình thức đơn giản nhất và đầu tiên của sự hưởng lạc nhằm mục đích hưởng thụ cuộc sống. Hai người đàn ông hoặc hai người đàn bà, với tư cách là như vậy, đều hòan toàn bình đẳng với nhau, khi kết lại thành một đôi thì đó chẳng những không phải là một sự hưởng lạc thuần túy mà thậm chí lại là một sự cường điệu hướng lạc quá đáng. Hai người ngang nhau về giới tính - tòan bộ mục đích sống để hưởng lạc ?" nếu tạm thời chúng ta tán thành cái trò đồng giới này, thì nhất định ngay từ đầu cái sự hưởng lạc tương lai sẽ không tránh khỏi phải diệt vong, vì hai người đàn ông hay hai hai người đàn bà ở với nhau không bao giiờ đẻ con được. Trong khi đó, về đạo đức và pháp lý thì hai người khác giiới, cụ thể là trong hai người thì A không thể buộc B nhằm hưởng lạc bằng một uy quyền nào được mà chỉ bằng cách đặt B lâm vào một tình trạng không thể không cần đến A. Hai người A và B hay ý chí của hai người này đối với vấn đề hưởng lạc, về mặt hình thức, là hoàn toàn bình đẳng và cả hai đều công nhận như vậy. Nhưng về mặt vật chất lại có một sự bất bình đẳng lớn. A thì quả quyết và cương nghị, B thì do dự và mềm yếu ; A thì tinh khôn, B thì khờ khạo. Phải bao nhiêu lâu thì A mới có thể bắt được B phải tuân theo ý chí của mình một cách thuyết phục nhằm hưởng lạc và sau đó là do thói quen, nhưng bao giờ cũng dưới hình thức tự nguyện ? Dù cho hình thức tự nguyện được tuân thủ, hay bị khinh miệt, thì sự hưởng lạc đã diễn ra và tồn tại mãi cho tới khi A hoặc B hay cả hai không còn cần đến nhau.

    Một cách ngụy biện thì con người có tính người có thể chống lại con người có thú tính đến mức nào, con người có tính người ấy có thể sử dụng sự nghi ngờ, mưu chước, những thủ đoạn nghiêm khắc, thậm chí cả thủ đoạn đê tiện hoặc lừa bịp đến mức nào để chống lại con người thú tính mà vẫn không vi phạm một chút nào đến đạo đức hưởng lạc cả; Nhưng bản thân cái sự kiện là con người xuất thân từ loài thú vật, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của thú vật, thành thử bao giờ cũng chỉ có thể nói đến việc những đặc tính ấy có nhiều hay ít, đến sự chênh lệch về mức độ thú tính và tính người đối với hưởng lạc mà thôi.

    Như vậy, quan niệm về hưởng lạc, dưới hình thức này cũng như dưới hình thức khác, bản thân là một sản phẩm con người, mà muốn hình thành thì cần phải có những điều kiện nhất định, bản thân những điều kiện này lại giả định phải có một quá trình tác động lâu dài lẫn nhau trước đó. Cho nên quan niệm về hưởng lạc là cái gì cũng được, những quyết định không phải là một sự hưởng thụ cao nhất. Và nếu như theo nghĩa này hay nghĩa khác, nó trở thành một điều dĩ nhiên đối với mọi người, thì nó không phải là kết quả của tính người hay thú tính, mà là kết quả của việc những mục đích sống của mỗi người được thực hiện và vẫn còn giữ ý nghĩa của họ cho đến tận cuối đời. Vậy, hưởng lạc là hoàn toàn tự nhiên. Nhưng tại sao quan niệm ấy lại có vẻ tự nhiên đối với người này lại không tự nhiên đối với người khác!
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Khó tranh luận !
    Tớ chỉ xin trích đăng 1 đoạn trong tác phẩm "Nhà Tiên Tri" của Kahlil Gibran.
    "............................
    Tiếp đó, một nhà tu khổ hạnh, mỗi năm 1 lần tới thăm thành phố, bước lên nói, xin ngài nói cho chúng tôi về Lạc thú.
    Và người trả lời :
    Lạc thú là 1 bài ca tự do,
    nhưng nó không là tự do.
    Nó là dục vọng của bạn nở hoa,
    Nhưng không kết trái.
    Nó là chiều sâu gọi tới chốn cao,
    Nhưng nó chẳng là cái thâm sâu cũng chẳng là cái vút cao.
    Nó là kẻ trong lòng được mọc cánh.
    Và có 1 số người nhiều tuổi trong các bạn hồi tưởng lại lạc thú với niềm hối tiếc như những sai phạm mắc phải trong lúc rượu say.
    Song hối tiếc chỉ làm mù mờ tâm trí chứ không trừng phạt nó.
    Họ nên nhớ lại những lạc thú với lòng biết ơn, đúng ra là vậy, như nhớ lại vụ gặt của 1 mùa hè.
    Song nếu hối tiếc mà khuây khỏa, thì hãy để họ được khuây khỏa.
    Và trong các bạn có những người không còn trẻ để mà đi tìm lạc thú cũng chưa già để mà hồi tưởng.
    Và trong nỗi sợ đi tìm hoặc hồi tưởng, họ lảng tránh mọi lạc thú, e mình sao lãng hoặc xúc phạm tâm linh.
    Nhưng lạc thú thâm chí nằm ngay trong việc họ kiêng kỵ.
    Và như vậy họ cũng vớ được kho báu mặc dù họ đào đất tìm rễ rễ bằng đôi bàn tay run rẩy.
    Nhưng, hãy nói cho tôi hay, ai là người có thể xúc phạm tâm linh ?
    Liệu hoạ mi có xúc phạm cảnh yên tĩnh đêm khuya hoặc đom đóm có xúc phạm những vì sao ?
    Và liệu ngọn lửa các bạn hoặc đám khói các bạn có là gánh nặng cho gió trời chăng ?
    ........................................................
    Thường khi tự ngăn mình hưởng lạc thú bạn chỉ chất chứa dục vọng trong các ngóc ngách của bản thể mà thôi.
    nào ai biết những gì dường như là tạm bỏ hôm nay, vẫn đợi đến ngày mai ?
    Ngay cả thân xác bạn cũng biết rõ nó thừa kế gì, nhu cầu chính đang của nó là gì và không bị đánh lừa.
    Và thân xác bạn là cây thụ cầm của tâm hồn bạn, và nhiệm vụ của bạn là làm nảy ra từ đó bản nhạc ngọt ngào hoặc là những âm thanh hỗn độn.
    ......................................................................."

    Được Tran_Thang sửa chữa / chuyển vào 14:40 ngày 09/07/2006
  3. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Bạn đề cập đến một vấn đề rất thú vị và thậm chí quan trọng đối với XH VN hiện nay, chỉ tiếc tôi không rõ lắm đó là ý kiến cá nhân của bạn hay trong bài viết có bao hàm những vấn đề đã có sự nghiên cứu và thẩm tra.
    Nếu chỉ dừng lại ở ý kiến cá nhân thì thật khó nói - vì ai cũng có quyền có những quan điểm riêng và tranh luận sẽ không bao giờ có kết quả.
    Theo tôi, nghiên cứu "chủ nghĩa hưởng lạc" ở VN có thể rất có ích trong lý giải vì sao nhiều quan chức ăn chơi sa đọa, hoặc những đe doạ tới giới trẻ VN
  4. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    hưởng lạc chưa phải hưởng thụ cuộc sống cao nhất đâu.
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bạn mps có thể so sánh giữa "hưởng lạc" và ******** không ? Hoặc như khi xưa, các cụ nhà ta thích xem con hát, thích được hầu rượu, nặng hơn chút là hút á phiện. Hoặc như cụ Tú xương cũng đã có câu :
    Một trà, một rượu, một đàn bà.
    Ba thứ lăng nhăng nó quấy ta.
    Có chăng bỏ rượi với bỏ trà.
    Đấy có phải là lý lẽ hưởng lạc của cụ Tú không ? (thảo nào cụ chết sớm).
    Liệu lý lẽ hưởng lạc bây giờ có phá hủy những cảm xúc thẩm mỹ, lãng mạn không ?
    -----------------
    Tranh luận với Voicon thì khác nào đánh nhau với... cối xay gió.
  6. Monmerdefr

    Monmerdefr Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    Hưởng lạc à, hoho theo tôi cứ lấy cái tam giác của bác Maslow ra là ổn. Hiện nay cũng chưa thấy người ta phản đối mấy.
    Cá nhân tôi thì cũng khoái cái món này, chỉ chưa biết làm sao cho đỉnh trong điều kiện cho phép thôi. Xin chỉ giáo
  7. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Hihi thế ra bác là Don Quixote à?
  8. toanthui

    toanthui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2005
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Cuộc sống ở VN đầy nỗi bất công nên phải hửơng lạc thú để quên đi hiện tại đầy đau khổ,và chính em cũng đang hường những lạc thú đó đây
  9. Monmerdefr

    Monmerdefr Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    Hay hay, đồng ý 2 chân 2 tay. Có ý thức làm gì cho thêm khổ, rồi lại chìm đắm trong thế giới trí thức sống với tự do tối hậu. Cá nhân tôi thấy mình như đang sống trong một thế giới TB năm 1929 của Adam Smith với bàn tay vô hình : Mỗi cá nhân tự sống tốt, vậy cả XH sẽ đi lên . Tại sao lại phản đối Vietnam Airline đài thọ con em quan chức đi du học nhỉ ? Thứ nhất, ko thành công rồi cũng thành nhân, trăm người hỏng cũng có vài ba người được. Thứ hai, họ, những nam thanh nữ tú đầy tài năng đó mai sau sẽ là trụ cột cho XH, bi giờ lại bắt về thì đúng là làm thui chột các mầm non của đất nước, tai hại lắm thay.
  10. Monmerdefr

    Monmerdefr Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất, đồng ý về bản chất của con người là hưởng thụ. Nhưng cái kết luận cho cả công trình này "Ai không hưởng lạc thì người đó chưa bao giờ cảm thấy được nếm mùi đời, cả cuộc đời thực sự là gì. " xin thưa là SAI BÉT . Vâng, ai cũng hưởng thụ :
    1. Bằng cách này hay cách khác
    2. Vào lúc này hay lúc khác
    3. Có ý thức hay không có ý thức
    4. Vừa vô hạn , vừa hữu hạn
    5. Một cách tự nguyện đầy bất công và không phi đạo đức
    Vậy ai là người không hưởng thụ ??? Trong số người hưởng thụ đó thì ai đã cảm thấy được nếm mùi đời ???? Còn cái khoản cảm thấy được cả cuộc đời thực thụ là gì thì xin thưa là SAI BÉT sai bét . Chỉ có các đồng chí trí thức làm cái hành động gọi là mastubate intellectually bằng cách tuyên bố và chứng minh là : " Tôi, vâng chính tôi là người hiểu hết cả cuộc đời là gì."
    Feel hot ?
    Ném đá hội đồng, chọc gậy cối xay <<< my favorite

Chia sẻ trang này