1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lý Liên Kiệt từ võ sinh trở thành ngôi sao Hollywood

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi vietlinhhn, 15/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vietlinhhn

    vietlinhhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/01/2002
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    Lý Liên Kiệt từ võ sinh trở thành ngôi sao Hollywood

    Em xin post bài này cho những bác nào quan tâm và hâm mộ Lý Liên Kiệt



    Việc trở về Trung Quốc nhận vai Vô Danh trong "Anh hùng" của đạo diễn Trương Nghệ Mưu với mức thù lao "ít ỏi" 3 triệu USD đã chính thức đưa tên tuổi Lý Liên Kiệt lên một tầm cao mới. Thành công vang dội của bộ phim giúp anh tạo được vị trí vững chắc ở Hollywood.



    Lý Liên Kiệt sinh ngày 26/4/1963 ở Bắc Kinh, là con út trong một gia đình có 5 anh chị em. Bố rời bỏ gia đình từ năm cậu lên 2, nhưng dưới sự dạy dỗ nghiêm khắc của mẹ, Lý Liên Kiệt tỏ ra rất ngoan ngoãn, không nghịch ngợm, quậy phá. Thế nhưng, ngay khi mới 8 tuổi, Lý Liên Kiệt được làm quen với võ thuật và lập tức chứng tỏ được năng khiếu đặc biệt của mình. Cậu là thành viên trẻ nhất trong số 20 người được đào tạo một lớp võ thuật đặc biệt. Kể từ đó, Lý Liên Kiệt phải sinh hoạt theo một thời gian biểu rất khắc nghiệt, ban ngày học văn hoá, từ chiều đến tối tập võ, đêm về lại chuẩn bị bài vở. Năm 9 tuổi, cậu bé tham gia vào Đại hội võ thuật toàn năng Trung Quốc lần thứ nhất và ngay lập tức đoạt giải quán quân ở nội dung biểu diễn. Cậu bé cũng được tuyển thẳng vào đội biểu diễn đặc biệt của quốc gia (bao gồm Kinh kịch, ca vũ và võ thuật), nhằm giới thiệu nền văn hoá Trung Quốc với cộng đồng quốc tế.

    Kể từ sau lần vô địch đầu tiên, Lý Liên Kiệt được triệu tập vào Học viện thể thao Bắc Kinh và chuyển hẳn sang luyện tập võ thuật. Một ngày 8 tiếng, một tuần 6 buổi, cậu bé chỉ được về nhà vào tối thứ 7 và quay lại trường vào tối chủ nhật. Lý Liên Kiệt đã không dưới một lần bị gãy chân, gãy tay, còn những vết bầm tím thì xuất hiện ở khắp cơ thể. Thế nhưng, bù lại chuỗi ngày gian khổ đó, cậu bé đã liên tiếp giật thêm 4 chức vô địch biểu diễn Giải võ thuật toàn năng nữa và trở thành hiện tượng hiếm có của nền thể thao Trung Quốc ở thời điểm đó. Năm 1974, Lý Liên Kiệt chính thức có tên trong đội võ thuật Trung Quốc sang Mỹ biểu diễn ở Nhà Trắng và tại đây, khi được Tổng thống Nixon hỏi: "Võ nghệ của cháu rất tuyệt! Lớn lên, cháu có muốn làm cận vệ cho tôi không?", cậu trả lời: "Cháu không muốn bảo vệ riêng ai. Cháu muốn bảo vệ tất cả đồng bào của cháu". Người Mỹ sững sờ, các tờ báo lớn đua nhau đưa cậu bé lên trang nhất, còn người Trung Quốc thì tự hào. Năm 16 tuổi, Lý Liên Kiệt đã trở thành huấn luyện viên võ thuật cấp quốc gia và là huấn luyện viên trẻ nhất từ trước đến giờ.

    Bước qua thập niên 80, nền điện ảnh Trung Quốc bắt đầu khởi sắc, phim võ thuật từ lâu bị mai một bỗng có cơ hội tái xuất hiện. Võ công và danh tiếng của Lý Liên Kiệt đã hấp dẫn được các nhà làm phim và họ liều mời anh giữ vai chính trong Thiếu Lâm tự, một bộ phim trọng điểm của năm 1982. Thật bất ngờ, khả năng diễn xuất của anh không hề thua sút các diễn viên trong phim và Thiếu Lâm tự đã thực sự trở thành cơn sốt tại Trung Quốc. Thế nhưng, sự nghiệp điện ảnh của Lý Liên Kiệt chỉ thực sự thăng hoa sau khi anh gặp gỡ Từ Khắc, một trong những đạo diễn hàng đầu Hong Kong, bậc thầy của thể phim hành động.

    Năm 1990, đạo diễn Từ Khắc đã không ngần ngại mời anh giữ vai Hoàng Phi Hồng trong bộ phim cùng tên, bộ phim mở màn cho trào lưu tân kiếm hiệp của điện ảnh Hong Kong. Hoàng Phi Hồng là cả một sự thay đổi lớn lao trong phong cách làm phim lúc bấy giờ. Tiết tấu nhanh, dồn dập, những màn chiến đấu ngoạn mục theo một kiểu hoàn toàn khác, động tác hoa mỹ, bay ****, nhiều kỹ xảo hơn... Phần hai của phim này Nam nhi đương tự cường được coi là một trong những chuẩn mực của dòng phim võ thuật với giải Kim tượng năm 1993 dành cho phim xuất sắc và Chỉ đạo võ thuật xuất sắc. Phần 3, Sư vương tranh bá lại giới thiệu cho người xem một nét độc đáo khi các nhà sản xuất khéo léo ***g võ thuật vào nghệ thuật múa lân truyền thống của Trung Quốc. Rời khỏi hình tượng Hoàng Phi Hồng, Lý Liên Kiệt tiếp tục hoá thân vào vai Lệnh Hồ Xung, tay kiếm khách tài hoa trong Tiếu ngạo giang hồ. Lý Liên Kiệt thuộc tuýp cổ hủ nên việc nhập vai Lệnh Hồ Xung quả thật gây cho anh rất nhiều khó khăn. Anh tâm sự: "Buổi sáng, nhân vật của tôi âu yếm một người và buổi chiều anh ta lại đeo đuổi một người khác. Đó không phải là những gì xảy ra trong cuộc của tôi. Tôi cảm thấy mối tình chung thuỷ của Hoàng Phi Hồng mới thật sự giống những gì tôi vẫn quan niệm về phụ nữ và tình yêu".

    Sau khi hoàn thành vai Lệnh Hồ Xung, Lý Liên Kiệt tự thành lập công ty chế tác của riêng mình, mang tên Chánh Đông. Anh sản xuất Phương Thế Ngọc, Hồng Hy Quan, Ỷ Thiên Đồ Long ký, Thái Cực Trương Tam Phong, Tinh Võ Môn... và đều đạt doanh thu cao. Hầu như năm nào anh cũng có mặt trong top 10 diễn viên có thu nhập cao nhất Hong Kong.

    Cho tới lúc này, khán giả mới thật sự biết được tài năng của người từng 5 lần liên tiếp giành ngôi quán quân Võ thuật toàn Trung Quốc. Võ công Thiếu Lâm của Hoàng Phi Hồng, Hồng Hy Quan được anh thể hiện một cách xuất sắc. Khi vào vai Trương Tam Phong, ***** của phái Võ Đang hay Trương Vô Kỵ, các chiêu thức Thái Cực quyền được Lý Liên Kiệt thể hiện lúc nhu, lúc cương, bay **** nhưng hiệu quả. Đó là kết quả của 28 năm rèn luyện võ thuật.

    Rời bỏ hình tượng đại hiệp của phim cổ trang, Lý Liên Kiệt ngay lập tức cuốn hút người xem bằng dáng vẻ khoẻ khoắn và phong cách võ thuật hiện đại, thực dụng. Phim Cận vệ Trung Nam Hải, kể về một sĩ quan Trung Quốc ngày đêm theo bảo vệ cô nhân chứng người Hong Kong được đánh giá là xuất sắc nhất trong dòng phim hiện đại của anh, với vô số tình huống đấu trí, đấu lực ngoạn mục. Bức thư gửi cha, Long huynh thử đệ, Vua sát thủ, Mặt nạ đen, Vua mạo hiểm dù đều thành công nhưng người ta vẫn nhắc đến Cận vệ Trung Nam Hải như một cột mốc khẳng định khả năng diễn xuất đa dạng và đầy sáng tạo của anh. Trước khi theo gót Châu Nhuận Phát tới Hollywood lập nghiệp, Lý Liên Kiệt quyết định thêm một lần nữa diễn vai Hoàng Phi Hồng. Tây Vực hùng sư là bộ phim cuối cùng của anh thực hiện tại Hong Kong, kể về chuyến phiêu lưu của thầy trò Hoàng Phi Hồng trên vùng đất Viễn Tây của đám cao bồi và dân da đỏ.

    Bước đầu tới kinh đô điện ảnh thế giới, Lý Liên Kiệt được mời tham gia bộ phim Lethal weapon 4, bên cạnh siêu sao Mel Gibson, trong vai kẻ ác. Vai diễn viên này dù rất thành công nhưng đã làm vô số fan của Lý Liên Kiệt buồn lòng. Thế nhưng, đó chỉ là bước khởi đầu, giúp anh tạo dựng tên tuổi ở đây. Bộ phim thứ 2, Romeo must die, thành công ngoài sức mong đợi và cho đến lúc quay Kiss of the dragon, thù lao của Lý Liên Kiệt đã lên đến con số 10 triệu USD, qua mặt cả người đi trước là Châu Nhuận Phát. The one, bộ phim thứ tư đẩy Lý Liên Kiệt lên hàng siêu sao và anh đã có đủ điều kiện để tổ chức sản xuất bộ phim thứ 5 của mình ở Hollywood: Cradle to the grave. Nhưng hầu hết các phim của Lý Liên Kiệt chỉ nói ngắn gọn rằng mọi người xem rồi sẽ biết và anh hy vọng sẽ không ai thất vọng về nó. Giờ đây, anh và Thành Long đã là hai diễn viên châu Á nổi tiếng nhất Hollywood.

    Lý Liên Kiệt là một tín đồ trung thành của Phật giáo. Hầu hết các cao tăng anh gặp qua đều nói rằng số mệnh của anh có liên quan chặt chẽ đến đạo phật. Ngay từ khi tới chùa Thiếu Lâm để quay phim Thiếu Lâm tự, các nhà sư ở đây đã khuyên anh nên xuống tóc quy y. Mục đích của Lý Liên Kiệt bây giờ không phải là kiếm thêm nhiều tiền mà đơn thuần là muốn thông qua phim ảnh, truyền hình hay Internet chia sẻ hiểu biết, suy nghĩ của anh về Phật giáo cho những ai quan tâm.





    vlinh
  2. Jet_li_new

    Jet_li_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    "Anh hùng" - cuộc tiến công của những giá trị châu Á

    Cái đẹp trong "Anh hùng" (Hero) bộ phim mới nhất của đạo diễn Trương Nghệ Mưu - không chỉ dừng lại ở những cảnh hay những trường đoạn quảng cáo hoàn mỹ cho võ thuật. Cái đẹp ấy là của những nội hàm giá trị châu Á, với cái vỏ là một câu chuyện dã sử võ hiệp.
    Lý Liên Kiệt trong phim "Anh hùng".
    Những người xem phim Anh hùng (Hero*) có lẽ sẽ không thể đừng được mà thốt lên: "Đẹp quá!". Đẹp thật, những cảnh vị "anh hùng" Vô Danh (Lý Liên Kiệt) đấu võ với tên thích khách trong một tửu quán mái chùa cong cong dưới những hạt mưa tí tách, cảnh hai thiếu phụ áo đỏ đọ kiếm trong rừng muôn lá đổ vàng. Nhưng cái đẹp không chỉ dừng lại ở một bức tranh hay một đoạn phim quảng cáo hoàn mỹ cho võ thuật. Cái đẹp ấy là của những nội hàm giá trị châu Á, với cái vỏ là một câu chuyện dã sử võ hiệp.
    Trước hết, phải nhìn nhận rằng rất nhiều tài tử châu Á nổi được ở Âu - Mỹ hầu hết đều xuất hiện dưới mầu sắc võ thuật: sau Lý Tiểu Long đến Toshiro Mifune, Thành Long, rồi Dương Tử Quỳnh, Lý Liên Kiệt, đến cả Chương Tử Di không biết có phải là cao thủ hay không mà trong phim cũng bay lượn ra chiêu.
    Kể từ khi loạt phim của Lý Tiểu Long làm mưa gió trên màn ảnh Âu - Mỹ thập niên 70, tới nay, người ta mới thấy người Âu - Mỹ phải nói nhiều đến phim châu Á như thế. Nhưng công chúng ngày hôm nay đã khác nhiều với cái ngày Lý Tiểu Long mê hoặc người xem bằng võ thuật thuần túy, múa nhị khúc cùng các cú đá như chớp. Ngày hôm nay là ngày mà phương Tây đang tìm về những giá trị tinh thần châu Á. Ngày hôm nay là ngày mà Thái cực quyền được hàng chục triệu người trên thế giới luyện tập không chỉ để cho khỏe mà còn để giúp tâm trí bình thản trở lại. Hôm nay cũng là ngày mà cái mềm mại châu Á của Hiệp khí đạo (Aikido) không còn được hiểu là cái bạc nhược yếu đuối; là ngày mà Thái cực đồ không còn chỉ là cái đồ hình để tập đánh đấm mà là cả một luận triết học về "sự thống nhất các mặt đối lập".
    Anh hùng tràn đầy những giá trị được ẩn chứa. Đó là cái sức mạnh tinh thần của "người hùng" xuyên qua từng vòng từng vòng nước của thích khách để hạ độc thủ; cái cách dùng bút để viết chữ "kiếm" 19 cách khác nhau của nhân vật Tàn kiếm (Lương Triều Vĩ); cái bình thản "tri ngộ" của vị thiền sư ngồi viết chữ Triệu trong cơn mưa tên của quân Tần; cái "dũng" của những đứa học trò nhỏ ngồi tập viết trên cát cho đến khi từng đứa, từng đứa gục chết vì tên cắm vào đầu; cái sự "biết" về cái sống cái chết; cái hữu hạn và vô hạn của đời người và tinh thần. Ở Ngọa hổ tàng long, đó là vẻ mặt "đau nõi đau cuộc đời" của Châu Nhuận Phát, vẻ mặt thanh tú nhưng ẩn chứa độ dữ dội khủng khiếp của Chương Tử Di; và cả cuộc truy lùng một cô gái có căn cơ để thuyết phục đi theo hướng thiện. Tất cả đều là nội hàm châu Á, không lời, giản đơn, nhưng như có sóng dậy trong lòng. Những thứ ấy không thể là mới với người châu Á, có chăng là mới với công chúng đã quen với cách nhìn Lý Tiểu Long như một thần tượng đánh đấm, có chăng là mới với cách thể hiện hoàn hảo bởi thế hệ những nhà làm phim châu Á của thế kỷ 21.
    Ngọa hổ tàng long đã đoạt giải Oscar cho Phim nước ngoài hay nhất. Như thế cũng chưa phải là một đảm bảo rằng Anh hùng có thể đoạt Oscar. Thế nhưng cùng với cơn lũ "made in China", "made in Thailand" của hàng hóa châu Á, một cuộc xâm lăng vào điện ảnh thế giới của nội hàm châu Á đang bắt đầu sau hàng thập kỷ áp đặt của các giá trị Hollywood. Lý An và Trương Nghệ Mưu là những người sẽ làm cho, một ngày nào đó, những người hùng châu Á áo vải có thể cầm ngang ngọn thương, đứng thẳng trên giang sơn châu lục mình mà kiêu hãnh với những giá trị tinh thần khó xóa nhòa.

    Jet li
    Được jet li sửa chữa / chuyển vào 15:26 ngày 16/07/2003
  3. toosonet

    toosonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2001
    Bài viết:
    4.042
    Đã được thích:
    0
    Lí Liên Kiệt là diễn viên hành động của châu Á tôi mê nhất hiện nay.
    Khuôn mặt, diễn xuất đều khá
    Sing with me, sing for the year
    Sing for the laughter, sing for the tears
    Sing with me, if it''s just for today
    Maybe tomorrow, the good lord will take you away
  4. vietlinhhn

    vietlinhhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/01/2002
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    Đây là trang web chính thức của Lý Liên Kiệt ,bác nào quan tâm thì ghé qua.

    www.jetli.com
    Các bác ai có thông tin gì về Lý Liên Kiệt thì post lên để những ai hâm mộ có thể biết được
    vlinh
  5. binhnaif

    binhnaif Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    0
    mình cũng là một fan hâm mộ củ LLK đấy, xem anh ta anh võ thật đệp mắt, nếu nói về phim vo thuật TQ thì anh ta là number 1. Cac bác đã xem phim "THời niên thiếu của trương Tam Phong chưa". thât j hay.

    www.tinphapk44.com
  6. vietlinhhn

    vietlinhhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/01/2002
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là đôi điều về đường tình duyên cúa Jet Li
    Về gia đình, Lý Liên Kiệt được xem là người khá đào hoa. Người vợ đầu của anh là Huỳnh Thu Yến. Theo báo giới Hong Kong, Lý Liên Kiệt lấy Thu Yến chỉ để chiều lòng mẹ chứ không có tình yêu. Bởi vậy, cuộc hôn nhân ấy nhanh chóng tan thành mây khói. 10 năm sau, anh cưới nữ diễn viên Trí Lợi. Theo anh, đó là người phụ nữ rất hiểu mình và hoàn hảo về mọi khía cạnh. Trong thời gian hai người yêu nhau, Lý Liên Kiệt cũng có vài ba cuộc tình vụn vặt, nhưng Trí Lợi đều xử sự khéo léo, bởi vậy anh rất phục cô.
    vlinh
  7. vietlinhhn

    vietlinhhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/01/2002
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    Đây cũng là một trang web nữa về Lý Liên Kiệt
    http://www.imdb.com/Name?Li,+Jet
    Trang này viết hơi sơ sài một chút nhưng có nhiều ảnh
    vlinh
  8. vietlinhhn

    vietlinhhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/01/2002
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    Lý Liên Kiệt: "Bạo lực chẳng giải quyết được gì"
    Giới hâm mộ nghệ thuật thứ 7 từng biết đến Jet-Li (Lý Liên Kiệt), ngôi sao đện ảnh võ thuật, qua một loạt bộ phim võ thuật như Ngày xưa ở Trung Quốc, Vũ khí giết người 4, Chùa Thiếu Lâm và Romeo phải chết. Anh hiện là một trong những diễn viên được trả thù lao cao nhất thế giới, 10 triệu USD/phim. Mới đây, phóng viên Time đã có cuộc phỏng vấn anh về bộ phim anh đang tham gia, Anh hùng (Hero) của đạo diễn Trương Nghệ Mưu - bộ phim tham vọng nhất của châu Á.
    Điều gì làm anh ngạc nhiên khi làm việc với đạo diễn Trương?
    Ông luôn thử thách và thay đổi văn hóa qua các tác phẩm của mình. Trước đây, ông luôn muốn phá vỡ những luật lệ, quy tắc, nhưng trong bộ phim này, ông lại cố gắng đặt ra những luật lệ mới, đưa những luật lệ cũ trở lại và đặt nó vào đúng chỗ.
    Theo anh, khán giả Trung Quốc sẽ đón nhận bộ phim như thế nào?
    Thế hệ lớn tuổi sẽ thích nó, nhưng với thế hệ trẻ, tôi không dám chắc. Chính phủ chắc chắn cũng sẽ thích bộ phim này bởi trước tiên nó nói về đất nước sau đó mới nói về thành phố, về gia đình.
    Đưa Donnie Yen vào phim dường như là một yếu tố mang tính thương mại?
    Donnie là do tôi đề xuất. Tôi đã nói với đạo diễn Trương Nghệ Mưu những suy nghĩ của mình về bộ phim. Tôi muốn những cảnh đấm đá trong phim cách đây 2000 năm giống như võ thuật. Vì vậy, Donnie là một giải pháp. Hiện nay, các phim toàn nói về những cảnh giết đối thủ càng nhanh càng tốt. Trước đây, thanh niên tôn trọng nhau hơn. Ngay cả trong cách đánh nhau họ cũng thể hiện sự tôn trọng này.
    Tính sáng tạo của anh thể hiện trong phim này?
    Các đạo diễn hành động như Yuen Wo-pin, Corey Yuen và Tony Ching giỏi hơn tôi. Tôi thường thảo luận ý kiến với họ. Một điều quan trọng với tôi là biên đạo múa. Tôi thường chỉ ký hợp đồng khi biết người đó là ai.
    Anh sẽ lại tiếp tục cộng tác với Luc Besson chứ?
    Tất nhiên rồi. Luc là bạn tôi. Tôi có thể sẽ đóng một bộ phim không có cảnh hành động nào và Luc là người sẽ giúp tôi làm được điều đó.
    Tại sao vậy? Anh đã chán đóng phim hành động rồi sao?
    Tôi sẽ theo đạo Phật. Tôi không muốn dùng bạo lực để giải quyết mọi chuyện.
    Tại sao trong khi anh rất thành công ở Mỹ thì nhiều diễn viên trẻ như Châu Nhuận Phát lại không được như vậy?
    Châu Nhuận Phát là một diễn viên tài năng, nhưng những bộ phim hành động anh ấy tham gia không gây ấn tượng cho khán giả. Có lẽ đó là bởi anh ấy khởi nghiệp là một diễn viên chứ không phải là một võ sĩ, không giống như Jackie Chan và tôi.
    Anh đã trở thành một diễn viên "thương mại". Đó có phải là do anh sống ở Mỹ?
    Có lẽ là như vậy. Tôi sản xuất phim cho truyền hình ở Mỹ. Tôi thấy vui khi làm thêm một việc gì đó ngoài đóng phim và sản xuất phim là một cách. Tiền bây giờ thực sự không quan trọng, đặc biệt là trong văn hóa Đạo Phật. Bạn không thể đem theo tiền bạc, nhà cửa hay bất cứ thứ gì khi sang thế giới bên kia. Tôi cảm thấy bây giờ mình phải có trách nhiệm. Tôi không muốn các em nhỏ 5, 6 tuổi xem những bộ phim như Nụ hôn của Rồng. Tôi muốn truyền những thông điệp tích cực hơn, trong đó đưa ra những giải pháp khác chứ không phải là bạo lực. Tất nhiên, trước tiên phải kiếm tiền sau đó mới có thể làm những việc bạn muốn.
    vlinh
  9. Sean

    Sean Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    2.899
    Đã được thích:
    0
    Xem một vài phim của Lý Liên Kiện sướng phết, oánh võ rất đã con mắt. Nhưng mà xem nhiều quá thấy tự nhiên nhàm nhàm, đặc biệt là nhiều phim lạm dụng quá nhiều vào việc LLK có võ. Chính vì vậy mà có thời anh này đóng liên tục phim , có khi một năm làm 3,4 phim cũng nên nhỉ. Bi giờ thấy nhan nhả toàn phim của LLK, làm cái Collection cũng được ấy chứ.
    Trong hàng tá phim của anh thì tôi vẫn thích nhất bộ Hoàng Phi Hồng nhất. Cái mặt vừa ngố ngố, vừa hào hùng, oanh liệt cộng với quả nhạc phim hay làm khán giả nhớ đến mãi, khi nhắc tới Hoàng Phi Hồng là nhắc tời LLK, chứ Triệu Văn Trác không thể nào bằng được.
    Cinema Paradiso
  10. vietlinhhn

    vietlinhhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/01/2002
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    Em lại thích nhất Lý Liên Kiệt vào vai Lệnh Hồ Xung trong Tiếu Ngạo Giang Hồ.Nhưng đối với em thì vai nào Lý Liên Kiệt đóng cũng hay cả,tuy nhiên đôi khi hơi lợi dụng đấm đá nhiều quá,ví dụ phim Cradle to Grave hay Kiss of Dragon.
    vlinh

Chia sẻ trang này