1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lý Quang Diệu: "Lào là tiền đồn của Trung quốc ở Đông Nam Á"

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thtcaymamtep, 14/01/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thtcaymamtep

    thtcaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    1
    Lào tham vọng làm “cục pin Đông Nam Á” bất chấp hậu quả

    Theo www.tinkinhte.com – 5 tháng trước
    Với kế hoạch xây dựng 55 đập thuỷ điện, Lào nuôi tham vọng trở thành “cục pin của Đông Nam Á”, xuất khẩu điện đi các nước láng giềng. Tuy vậy, nhiều ý kiến chỉ trích tham vọng của Lào sẽ gây nhiều tổn thất cho dòng sông Mekong và cuộc sống của hàng triệu nông dân.
    [​IMG]

    Dân Thái Lan phản đối Lào xây dựng thuỷ điện Nam Theun 2 từ năm 2005. Ảnh: IRs

    Lào đang đứng vị trí 133/177 của thế giới về chỉ số phát triển con người. Lào đang nuôi tham vọng trở thành “nguồn điện của Đông Nam Á” với dự án xây dựng 55 nhà máy thuỷ điện quy mô lớn. Nam Viyaketh, bộ trưởng Thương mại và công nghiệp Lào, nói: “Nếu tất cả nguồn năng lượng có thể phát triển, Lào trở thành nguồn điện của Đông Nam Á. Chúng tôi có thể bán điện cho các quốc gia láng giềng. Nước Lào sẽ giàu có”.
    Tham vọng “đổi đời” nhờ thuỷ điện
    Ngày 17. 4 vừa rồi, Lào vận hành nhà máy thuỷ điện Nam Theun 2 (NT2) có công suất 1.070MW. Nhà máy NT2 được kỳ vọng sẽ đem đến cho Lào khoản thu nhập 2 tỉ USD trong vòng 25 năm tới nhờ vào việc xuất khẩu 95% sản lượng điện năng của nó sang Thái Lan. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cùng Chủ tịch ngân hàng Thế giới (WB), ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự kiến sẽ tham gia buổi khánh thành chính thức nhà máy NT2. Bởi nguồn vốn đầu tư trị giá 1,45 tỉ USD dành cho dự án NT2 do nhiều nhà đầu tư quốc tế cung cấp, trong đó có công ty Điện lực Pháp.
    Trước khi có nhà máy NT2, tổng sản lượng điện năng của Lào chỉ đạt mức 1.600MW. Xa hơn, ông Nam Viyaketh cho rằng sản lượng điện năng của Lào sẽ đạt 23.000MW vào năm 2030, Lào dự tính rằng Việt Nam và Thái Lan sẽ nhập từ Lào 7.000MW mỗi nước, Campuchia dự tính nhập 2.000MW và Trung Quốc cũng có kế hoạch sẵn sàng mua điện của Lào. Trung Quốc cũng là một nhà đầu tư vào các dự án thuỷ điện của Lào, điển hình là mạng lưới điện lực Nam Trung Hoa tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 300 triệu USD vào dự án thuỷ điện Namtha có công suất 168MW. Trung Quốc và Lào đã ký bản ghi nhớ về thoả thuận đầu tư trên vào ngày 15.6 vừa qua.
    Những chỉ trích và lo ngại
    Bên cạnh những tương lai tươi sáng được Lào kỳ vọng thì không ít chỉ trích cho rằng các dự án thuỷ điện này sẽ gây ra những thiệt hại về môi trường cũng như cuộc sống của người dân.
    Một người dân được di dời vào năm 1997 để phục vụ cho dự án thuỷ điện ở hồ Huouay, tỉnh Khammuan, xin giấu tên cho biết thực ra vẫn còn nhiều cam kết mà chính quyền chưa thực hiện như đã hứa. Họ mất đất để tạo ra điện nhưng bản thân họ vẫn chưa có điện. Và tệ hơn nữa, họ không được cung cấp đầy đủ đất nông nghiệp, dù nông nghiệp vốn dĩ là thu nhập chính của những người này.
    Ikuko Matsumoto, nhà nghiên cứu thuộc tổ chức phi lợi nhuận Những dòng sông quốc tế (International Rivers), lo lắng những người bị dự án NT2 ảnh hưởng có thể sẽ không còn sinh sống nhờ vào các khu rừng và dòng sông. Bà Ikuko Matsumoto nói qua một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại khi bà đi thực tế đến tỉnh Khammuan: “Tôi nghĩ rằng vấn đề quan trọng nhất cho người dân là an ninh lương thực. Cuộc sống hàng ngày của họ dựa vào bắt cá, trồng lúa và thu lượm nguyên liệu rừng. Làm thế nào để các doanh nghiệp và chính phủ có thể giúp họ khôi phục trở lại cuộc sống như trên? Đó là thách thức lớn nhất và tôi thực sự không nhìn thấy thành công đáng kể”.
    Mới đây, một nhóm công dân phản đối kế hoạch xây dựng thuỷ điện Xayaburi, dự án sẽ ảnh hưởng hơn 40 ngôi làng từ tỉnh Luang Prabang đến tỉnh Xayaburi. Người ta cho rằng việc xây dựng đập thuỷ điện sẽ phát sinh các vấn đề về sinh thái. Theo dự tính sẽ phải có mười ngôi làng, 391 hộ gia đình với 2.130 nhân khẩu phải di dời. Một dân làng 47 tuổi nằm trong diện phải di dời cho biết ông không muốn di dời và ông lo lắng về kế sinh nhai của mình trong tương lai. Hầu hết những người này đều sống nhờ vào đánh bắt cá trên sông.
    Mới đây, một báo cáo của Uỷ ban sông Mekong đánh giá tác động của các dự án thuỷ điện ở tiểu vùng hạ lưu sông Mekong cho biết, 12 dự án đập thuỷ điện sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hai triệu dân sống ở hạ lưu. Danh sách bao gồm bảy đập của Lào là: Pak Beng, Luang Prabang, Xayaburi, Pak Lay, Latsua, Don Sahong, Thakho; ba đập trên biên giới Thái – Lào là Sanakham, Pak Chom và Ban Koum; Campuchia có hai đập Sambor và Stung Treng. Theo đó, 12 dự án đập thuỷ điện sẽ ngăn chặn 55% dòng chảy tự do, ảnh hưởng đến 40 chi lưu và là ổ chứa cho các loại cá da trơn. Báo cáo cho thấy các đập Pak Chom và Ban Koum ở biên giới Thái – Lào sẽ ảnh hưởng đến 588.189 người sống xung quanh đó. Nhiều người dân Thái lẫn Lào đã phản đối mạnh mẽ các dự án trên khiến cho nhiều dự án phải tạm ngưng.
    Vì thế, nhiều chuyên gia tin rằng lợi ích từ các thuỷ điện có được sẽ khó bù đắp vào thiệt hại mà chúng gây ra.
    (Theo Ngô Minh Trí // SGTT Online)
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Ai điên cuống chống Khựa làm gì nhưng cũng phải nghĩ về vấn đề an ninh quốc gia chứ? Bài học Khmer đỏ vẫn còn đó. Một mai chung quanh toàn bọn thân Tq thì e rằng Tq bảo gì ta phải nhất nhất nghe theo.
    Bản thân ông Diệu là người gốc Hoa và Singapore khá xa TQ mà ông ấy còn có vẻ không hài lòng thì đủ biết rồi
  2. thtcaymamtep

    thtcaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    1
    Đập thủy điện Xayaburi trên sông MeKong:
    14 triệu người dân VN bị ảnh hưởng
    TT - Việt Nam có khoảng 14 triệu người bị ảnh hưởng gián tiếp bởi các dự án thủy điện dự kiến xây dựng ở hạ du sông Mekong. Cảnh báo này được Ủy ban sông Mekong Việt Nam nêu tại hội thảo lấy ý kiến các tỉnh ĐBSCL về đề xuất xây dựng thủy điện Xayaburi trên sông Mekong của Lào ngày 14-1.
    >> Mối đe dọa từ đập Xayaburi
    Đây cũng là một trong những kết quả đánh giá môi trường chiến lược thủy điện dòng chính sông Mekong mới nhất do Trung tâm Quản lý môi trường quốc tế (Úc) thực hiện. Theo đó, lượng phù sa về ĐBSCL hiện khoảng 26 triệu tấn/năm sẽ giảm còn 7 triệu tấn/năm, chất dinh dưỡng từ trên 4.150 tấn/năm xuống còn trên 1.000 tấn/năm. Đồng thời sản lượng đánh bắt cá sẽ giảm 200.000-400.000 tấn/năm.
    Đối với dự án thủy điện Xayaburi, hầu hết đại biểu tham dự hội thảo đều không khuyến khích xây dựng và đề xuất Chính phủ Việt Nam có phương án khác giúp Lào giải quyết thiếu hụt điện năng. Xayaburi là dự án đầu tiên trong 11 dự án thủy điện dự kiến xây dựng ở hạ lưu sông Mekong và Việt Nam có vai trò lấy ý kiến giúp Ủy hội sông Mekong ra quyết định về thực hiện dự án. Dự án này cách ĐBSCL 1.930km, dự kiến vận hành năm 2019 với sản lượng bình quân trên 6.000 GWh/năm.
    TRUNG CƯỜNG
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Mối đe dọa từ đập Xayaburi
    TT - Ngày 9-12, Lào đã chính thức khánh thành Nhà máy thủy điện Nậm Thun 2, một trong những đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Không những thế, Lào còn chuẩn bị cho một dự án khác khổng lồ không kém trên dòng Mekong.
    Nhà báo Tom Fawthrop (*) viết riêng cho Tuổi Trẻ về vấn đề này.

    [​IMG]
    Nơi dự kiến xây đập cho dự án thủy điện Xayaburi ở Lào - Ảnh: Internationalrivers.org
    Từ lâu, dòng nước chảy xiết ầm ào của dòng Mekong hùng mạnh luôn làm du khách ngẩn ngơ, khuấy động cảm hứng của những người ưa khám phá và nuôi dưỡng 65 triệu dân nhờ nguồn cá nước ngọt lớn nhất thế giới này.
    Từ thượng nguồn những ngọn núi phủ tuyết của Tây Tạng, dòng Mekong chảy dài suốt 1.880km qua Trung Quốc và xuyên qua Đông Nam Á tới vùng đồng bằng phì nhiêu ở Việt Nam. Trong một cuộc phỏng vấn, bà Souvanna Thamavone - nhà nghiên cứu môi trường ở Vientiane (Lào), giải thích: “Với những người sinh ra ở đây, bên dòng Mekong, con sông này như máu của họ, là nguồn gốc của sự sống. Nếu con sông bị cản từ thượng nguồn xuống hạ nguồn (bởi các con đập) thì quả là điều đáng xấu hổ”.

    "Hai đập Tiểu Loan và Nuozhadu (con đập tiếp theo được xây dựng) sẽ tác động đến cơ chế dòng chảy của toàn bộ hệ thống xuống tận vùng châu thổ ở Việt Nam. Loạt đập này sẽ chuyển đổi dòng Mekong, làm vùng nước tự nhiên trở thành hàng loạt các hồ chứa nước tĩnh lặng và các vùng ứ nước”
    Giáo sư Philip Hirsch (giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mekong ở Đại học Sydney, Úc)
    Làm đập dễ kiếm tiền Đi ngược lên trên sông Mekong ở Chiang Khong, bắc Thái Lan, một nhà giáo và cũng là người Thái đi đầu trong chiến dịch quốc tế “Cứu sông Mekong” lý giải sự tôn kính với con sông hùng vĩ này: “Mekong rất đặc biệt với người dân. Cộng đồng ở đây hiểu đâu là điều quan trọng cho cuộc sống của bạn: rừng, nước, đất và văn hóa”.
    Nita, một nhà tổ chức cộng đồng luôn sống bên bờ dòng sông này, cho biết: “Nhiều chính phủ chỉ nghĩ về kinh tế. Không nghĩ gì về bản chất văn hóa, họ chỉ nghĩ tiền. Có các con đập thì dễ kiếm tiền”.
    Giờ đây dòng sông Mekong, vốn có độ đa dạng sinh học lớn thứ hai thế giới và nuôi dưỡng bao thế hệ ngư dân, các làng chài, đang chịu đe dọa khốc liệt từ đầu tư vào việc mở rộng các con đập thủy điện.
    Trung Quốc đã xây bốn đập ở sông Lan Thương (tên của phần sông Mekong ở Trung Quốc). Đập Tiểu Loan khổng lồ là đập hình cung cao nhất thế giới (292m) đã hoàn thành tháng 8-2010. Nó chỉ thấp hơn đỉnh tháp Eiffel ở Paris (Pháp) vài centimet. Bốn đập nữa ở Trung Quốc và 11 con đập được hoạch định tại Lào và Campuchia đã gây ra nhiều tranh cãi.
    Tuy vậy chính quyền ở Lào muốn có đập và tin tưởng thủy điện là công thức để thoát khỏi đói nghèo qua việc bán điện cho Thái Lan và Việt Nam. Họ đã trở thành quốc gia đầu tiên trong các nước thuộc hạ lưu Mekong thúc đẩy dự án đập trên dòng Mekong ở Xayaburi. Trong dự án trị giá 3 tỉ USD này, Công ty Thái Ch Karnchang sẽ đầu tư đến 90% nhằm xây dựng nhà máy thủy điện công suất 1.260MW. Dự kiến sau quá trình xây dựng kéo dài bảy năm rưỡi, nhà máy sẽ bắt đầu bán điện cho Thái Lan từ năm 2019.
    Cho dù các nhà đầu tư nước ngoài, các nhóm kỹ thuật và chính quyền Lào đều khẳng định thiết kế của họ sẽ mang lại phát triển cho quốc gia nghèo khó không có biển này, nhưng nhiều dân làng Lào vẫn hoài nghi. Bà Souvanna Thamavone kể khi nói chuyện với dân địa phương, họ đều nói: “Xây đập mang lại ánh sáng ở mắt nhưng bóng tối trong tim”.
    Người dân nghĩ khác
    Thật sự là gần đây giới khoa học môi trường, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư bên sông Mekong đã liên tục cảnh báo về một cuộc chạy đua xây đập khi còn chưa hiểu đầy đủ về tác động môi trường. Juha Sarkkala, một chuyên gia về Mekong từ Viện Môi trường Helsinki (Phần Lan), cảnh báo: “Tốc độ xây đập thủy điện hiện rất cao. Chúng ta cần phải nhìn lại. Chúng ta cần tạm ngừng việc xây đập để tìm một chiến lược phát triển khác”. Diễn đàn phi chính phủ Thái Lan gồm 24.000 người ở các cộng đồng ven sông đã kêu gọi thủ tướng Thái Lan hủy cam kết của Công ty Điện Thái Lan (EGAT) về việc mua điện từ đập Xayaburi.
    Một ủy ban quốc hội của Thái Lan đang nghiên cứu tác động của đập với sông Mekong do nghị sĩ Kraisak Choonhavan làm chủ tịch. Ông là cựu thượng nghị sĩ và là phó chủ tịch Đảng Dân chủ đang cầm quyền. Ông bình luận: “Tác động của đập Xayaburi sẽ rất nặng nề với tất cả các nước Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. Theo các thỏa thuận quốc tế giữa bốn quốc gia thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC), Chính phủ Lào đã chính thức thông báo cho MRC việc này vào tháng trước. Tiếp theo sẽ là sáu tháng tư vấn với Campuchia, Thái Lan và Việt Nam - những nước có quyền phản đối.
    Xayaburi trở thành bài thử đầu tiên với việc coi một dự án đập trên Mekong là vấn đề quốc tế. Quá trình tham vấn sáu tháng của MRC đã có hiệu lực giữa bốn quốc gia thành viên MRC về vấn đề liệu việc xây đập có được phép tiến hành hay không. Nếu Thái Lan và Việt Nam biểu lộ sự phản đối thật sự, con đập có thể phải dừng lại. Lào sẽ không đi tiếp trừ khi họ chắc chắn Thái Lan sẽ mua điện.
    Với những quốc gia ở hạ lưu Mekong như Campuchia và Việt Nam, những con đập chặn dòng còn làm cạn kiệt nguồn thu từ cá. Với những người Campuchia sống dựa vào nghề đánh cá nước ngọt, các con đập cản sự di cư của cá sẽ là thảm họa cả về an ninh lương thực lẫn dinh dưỡng. Giáo sư So Nam từ Viện Nghề cá ở Phnom Penh giải thích: “Người dân phụ thuộc hoàn toàn vào cá. Chúng tôi có tỉ lệ tiêu dùng cá vào loại cao nhất thế giới. Hằng năm người Campuchia đánh bắt khoảng nửa triệu tấn cá. Đây là nguồn việc làm của hơn 6 triệu người”. Đại diện Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) ở Campuchia, Gordon Congdon, cho rằng “việc thay thế nguồn protein từ cá cho khoảng 65 triệu người có thể dẫn đến phí tổn khủng khiếp nếu như các chính phủ buộc phải nhập thêm thịt”.
    Nhiều tổ chức phi chính phủ và các nhà khoa học ở Việt Nam cũng lên tiếng phản đối xây thêm đập. Ông Trịnh Lê Nguyên, giám đốc Trung tâm Con người và thiên nhiên có trụ sở ở Hà Nội, nói: “Với Việt Nam, những con đập hiện có và đang được đề xuất trên dòng chính và dòng phụ sông Mekong rõ ràng đe dọa khoảng 20 triệu người sống ở đồng bằng sông Cửu Long”. Ông Trịnh Lê Nguyên phân tích: “Nếu đề xuất đập Xayaburi được thông qua và thực hiện, chúng tôi e là nó đồng nghĩa với sự đồng ý cho các dự án đập khác trên dòng chính. Đó là điều nguy hiểm. Suy cho cùng, “không có đập” là phương án tốt nhất cho tất cả các nước, không riêng gì Việt Nam”.
    Quyết định về đập Xayaburi có thể xác định số phận sông Mekong cho nhiều thế hệ tiếp theo. Liệu những nguồn tài nguyên vĩ đại của nó chỉ có thể chuyển tải thành phát điện, hay các nhà hoạch định chính sách sẽ tính toán chi phí trước khi xảy ra thiệt hại không thể đảo chiều?
    Giáo sư Philip Hirsch, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mekong ở ĐH Sydney (Úc), khẳng định vấn đề vô cùng quan trọng này “chỉ nên được quyết định dựa trên bằng chứng tốt nhất có thể. Hãy hoãn lại ít nhất mười năm”.
    Bốn phương án
    Ủy ban sông Mekong coi việc phát triển đập là nhu cầu cân bằng giữa cơ hội và rủi ro. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (SEA) cuối cùng từ các nhà tư vấn độc lập cho MRC đã chỉ rõ những rủi ro khổng lồ nếu tiếp tục xây thêm đập.
    Báo cáo cuối cùng của các tư vấn viên đánh giá môi trường chiến lược (tháng 10-2010) cho thấy tổng sản lượng cá chịu rủi ro từ các con đập ở dòng chính là từ 700.000 tấn tới 1,4 triệu tấn, trong đó Campuchia mất 170.000-340.000 tấn, Lào 60.000-120.000 tấn và Thái Lan 250.000-480.000 tấn.
    Báo cáo cũng đưa ra bốn phương án chiến lược cho việc phát triển thủy điện ở dòng chính:
    1. Dừng mọi việc phát triển đập.
    2. Dừng mọi quyết định trong một khoảng thời gian.
    3. Phê duyệt có chọn lọc các dự án đập.
    4. Phát triển dựa trên thị trường và cho phép xây mọi con đập.
    Các tư vấn viên của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gợi ý bốn nước thuộc MRC chọn phương án 2: “Các quyết định về đập trên dòng chính nên hoãn lại một thời gian khoảng 10 năm và cứ ba năm có đánh giá lại một lần”. Tuy nhiên, chủ tịch ban thư ký MRC đã từ chối thông qua báo cáo này mà sẽ chỉ gửi các đề xuất và phát hiện của họ tới các quốc gia thành viên.
    TOM FAWTHROP

    Lào khánh thành Nhà máy thủy điện Nậm Thun 2
    CHDCND Lào đã chính thức khánh thành Nhà máy thủy điện Nậm Thun 2 (Nam Theun 2), một trong những đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, được xây dựng với sự tài trợ của Tổ hợp công nghiệp NTPC, đứng đầu là Công ty Điện lực EDF của Pháp.
    Nhà máy Nậm Thun 2 trên sông Nậm Thun, sau nhiều tháng vận hành thử đã khánh thành ngày 9-12 và được Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Thái Lan tài trợ với tổng vốn đầu tư 1,3 tỉ USD. Bà Mulyani Indrawati - giám đốc điều hành của WB - khẳng định việc đưa công trình thủy điện Nậm Thun 2 vào hoạt động chắc chắn sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Lào.
    Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda nhấn mạnh công trình khổng lồ này sẽ mở ra một thời kỳ mới cho phát triển và xóa đói giảm nghèo, sẽ đóng góp 7-9% cho ngân sách quốc gia và 3% cho GDP của Lào. Chính phủ Lào hi vọng trong 25 năm tới, Nậm Thun 2 sẽ mang lại khoản thu tổng cộng 2 tỉ USD nhờ bán điện cho Thái Lan. Chính phủ Lào cam kết sẽ sử dụng một phần thu nhập từ dự án thủy điện này cho chương trình cải thiện giáo dục, y tế và xóa đói giảm nghèo.
    TTXVN
    (*) Tom Fawthrop là nhà báo chuyên viết về khu vực Đông Nam Á trong 25 năm qua, đặc biệt về chủ đề chất độc da cam và chiến dịch đòi công lý của các nạn nhân ở Việt Nam, phiên tòa xét xử Khmer Đỏ ở Campuchia và các vấn đề môi trường cho báo chí Anh như BBC, The Guardian, The Economist.
  3. khongthudao

    khongthudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    1
    Cấp tình thì học ở Vịt, còn cấp bộ hay chính ph ủ thì học ở TQ :D.
  4. thanhthuyhuongtb

    thanhthuyhuongtb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    221
    Có một thực tế là hàng năm Trung Quốc đều mời rất nhiều cán bộ Lào cùng vợ con (nhất là quân đội) sang nghỉ ở Trung Quốc. Ngoài ăn nghỉ, đi lại, thăm thú miễn phí, họ con tặng nhiều tiền để tiêu vặt. Trong các cuộc chiêu đãi, đề tài được "bạn TQ" quan tâm nhiều nhất là "ở đơn vị (cơ quan) đồng chí, các bạn Việt Nam giúp đỡ những gì?".
    Đó là lời kể của 1 học viên Lào học ở Việt Nam. Bạn đó nói thêm: khi các bạn Lào hỏi vặn lại "Thế các đ/c Trung Quốc quan tâm đến việc giữa chúng tôi với các bạn Việt Nam làm gì?", thì "Bạn" bối rồi "À, Ờ, thì chúng tôi biết để cái gì Việt Nam không giúp các đ/c thì chúng tôi giúp, hoặc họ giúp không tốt thì chúng tôi sẽ giúp tốt hơn ấy mà...".
    =))=))=)):)):)):))^:)^^:)^^:)^
  5. quangiao

    quangiao Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    2.374
    Thằng Diệu biết gì mà phán như bố tướng, lãnh đạo 1 cái thành phố 3-4 triệu dân, được tách ra nhờ làm tay sai cho thực dân và được thực dân Anh Mỹ bảo kê tách ra từ Mã lai, có gì mà tinh tướng.
    Sing giàu lên nhờ ở vị trí qua lại đông, làm tay sai cho Mỹ hồi Mỹ XL VN
    Hồi VN diệt Pôn-pốt thì chính thằng Xinh là thằng sủa cho Mỹ và TQ 1 cách to mồm nhất.

    Hồi thằng Diệu sang VN, chính mắt tôi thấy nó phán trên VTV1 là VN nên giảng dạy trong trường đại học bằng tiếng Anh, tôi thấy thằng này ngu quá cỡ rồi.

    Còn chuyện nữa là chưa có bằng chứng nào chứng tỏ Uy-li-lich là trung thực cả, các nước có bản lĩnh như VN, I-răng, Bắc TT, Nga, TQ, Ấn, .... đều không coi trọng Uy-ki-lích, chỉ có Mỹ là giả vờ phản đối và làm ra vẻ Uy-ki-lích bất lợi cho Mỹ.
    Nhưng sau khi xem 1 số "tiết lộ" của Uy-ki-lich thì tôi thấy không có gì bất lợi cho Mỹ và bọn ALXX cả, không có gì bất lợi cho bọn Do Thái đang cướp nước Pa-lét-tin, mà toàn là "tiết lộ" nhằm chia rẽ các nước khác, điếu này có lợi cho các âm mưu bá chủ của ALXX.
    Bọn ALXX (ANh) lại làm trò "bắt" thằng chủ Uy-ki-lich rồi không chịu dẫn độ, chẳng qua để bảo đảm an toàn cho nó thôi.

    Đây là trò bịp nhằm chia rẽ các nước khác của bọn ALXX Anh Mỹ mà thôi.
  6. ngocminhanh

    ngocminhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2008
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Bác Lý này là người rất uyên bác, nhìn xa coi rộng, tư tưởng rất xây dựng với các nước láng riềng, đặc biệt có thiện cảm với việt nam, tuy nhiên không nhất thiết là cùng quan điểm với lãnh đạo VN về nhiều vấn đề. Bác Lý cũng nhìn ra tiềm năng hợp tác đặc giữa Việt Sing khác hẳn VN Malay, Indo, Phi hay Thái vì quan hệ này về mọi mặt 2 bên có thể bổ xung cho nhau, cũng hưởng lợi mà 2 bên không có sự cạnh tranh, không va chạm tranh chấp.

    Cùng thời điểm 92-93 Bác Lý này đi như con thoi đến VN và TQ, tại VN họ đầu tư vào khu CN VN Singapore, tại TQ là Shuchow township. VISP thì thành công rực rỡ và sau đó họ tiếp tực mở rộng ra VISP 2-3-4. Còn tại TQ, sau khi cấp phép cho Sing làm Shu Chow ở cách Shanghai khoảng 70 km, Sing làm một con đường từ Shanghai đến Shuchow, khi Shuchow gần đến ngày hái quả QT có ý đuổi Sing ra mua lại dự án, khi Sing không đồng ý bán lại toàn bộ thì TQ cấp phép cho làm một khu khác ngay trên đường từ Shanghai ra Shuchow hưởng luôn con đường của Shuchow, chặn họng hết các ưu thế của Shuchow.

    Bác Lý này người hoa hiểu rất rõ bản chất TQ. Tiếc rằng rất nhiều ý kiến của bác Lý không được lãnh đạo ta share.
  7. nguyenxuanphu

    nguyenxuanphu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    208
    dạ Bác Lý là pác sủa to mồm nhất hồi ta đánh Cam ! Pác ấy còn nói là không đội trời chung voi CS nữa mà ! Pác ấy cũng là người sủa to mồm nhất vần đế thuyền nhân VN hồi thập kỷ 80-90 ! Nói chung Sing và Thái là hai thằng nắng chiều nào theo chiều đó ...Tuy nhiên hiện nay chúng ta có mối quan hệ rất tốt với Sing còn thằng Thái thì hãy dè chừng no...
  8. giamadai

    giamadai Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    1.888
    Đã được thích:
    707
    Đọc bài này mà các chiên ra VN tin thì đúng là não có vấn đề, nhất là cái đỏ trên. Riêng việc chấp nhận một thành viên mới, Asean vẫn đảm bảo nguyên tắc đồng thuận. Một chính trị gia sừng sỏ mà lại đi nói câu "lẽ ra không nên..." à?
    Thông tin thì vô cùng nhiều, cái quan trọng nhất là não người đọc phải biết phân tích. Không lẽ ông ấy lá mặt lá trái thế sao?
  9. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.197
    Đã được thích:
    1.411
    Bình thường thôi,cái nào có lợi cho nó thì nó cứ việc làm.Đời béo tin ,hay thần tượng hoàn toàn thằng nào cả.Nhất là trong quan hệ giữa các nước.
    arrow3 thích bài này.
  10. ChuonggaCS

    ChuonggaCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2010
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    Chính vì nhu cầu điện cho cả ĐÔng Dương mà VN mình mới lên kế hoạch xây mấy cái nhà máy điện nguyên tử lận.
    [r2)] Rút bài học Dung Quất , hi vọng NMDHN sẽ vượt tiến độ chứ ko phải kịp tiến độ nữa.

Chia sẻ trang này