1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lý Quang Diệu: "Lào là tiền đồn của Trung quốc ở Đông Nam Á"

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thtcaymamtep, 14/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    1.571
    Cái dòng đỏ đó là có nghĩ trước ghi không đấy?
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Nói như thế thì xả rác cũng đem người ta ra quật tế mông đít là nghiêm minh hả? nếu nói quản lý không tốt do luật pháp thì phải dùng từ "chưa chặt chẽ" cái này có thể hoàn thiện được qua các lần sửa đổi, Tư duy lãnh đạo không phải là nguyên nhân khó quản lý nhiều lãnh đạo Đảng nhà nước ta có tư duy đổi mới phù hợp cho con đường phát triển đất nước ( Kim Ngọc,Bác sáu Dân...) nhưng do cơ chế lãnh đạo ra cả nên người ta mới nói cải cách cơ chế. Còn cơ chế thế nào thì vào website ĐCS đọc nhá!
  2. scorpion_king84

    scorpion_king84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2011
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    1

    Bác đang tổ lái hay là khơi mào cuộc phím chiến vậy??

    Nói chung học hỏi cái hay của người khác đó là điều mà Việt Nam ta cần phải làm cho tốt, đổi mới có cấu chính sách nên kinh tế thì mới mong hóa rồng được!
  3. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Hồng vệ binh Hinado mới vừa được đi học lớp cảm tình Đảng thử nêu ra ở đây cho bà con xem vị lãnh đạo nào của Việt Nam đang sống (kể cả chết rồi cũng được nhưng tốt nhất vẫn là đang sống) có trình độ học vấn cao hơn ông Lý Quang Diệu xem nào!
    Đồng chí nghĩ rằng tốt nghiệp đại học luật (thậm chí là tại chức) ở Việt Nam cũng ngang bằng tốt nghiệp trường luật Cam chăng? Nên nhớ những năm 40, 50 thì trường Cam vẫn là số 1 thế giới chứ chưa bị các trường Yale, Harvard vượt mặt. Về đào tạo chính trị học và quản lý chính sách công thì hiện nay nó vẫn là top đầu thế giới đồng chí ạ.
    Vào được đó mửa mật ra, kiểu HVB như đồng chí thì chắc cố mười đời cũng không vào được đâu.
  4. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    1.571
    Bác làm ơn đọc lại mấy trang trước đi, Ônn Diệu học chung với LS Ngô Bá Thành.
    Luật sư Ngô Bá Thành: sinh năm 1931 tại Hà Nội;Tiến sĩ luật ĐH Pari;giải thưởng Levy- Ullmann ( luận án tiến sĩ luật so sánh xuất sắc nhất – Pháp); nguyên giáo sư, giám đốc tổ chức và nghiên cứu Khoa học ĐH Quốc tế giảng dạy luật so sánh Strasbourg( Pháp); đã qua học tập tại các trường ĐH Luật của Mỹ, Anh, Tây Ban Nha; nguyên Chủ tịch Hội phụ nữ quốc tế Sài gòn; nguyên chủ tịch phong trào đòi quyền sống Sài Gòn; nguyên đại diện lực lượng chính trị thứ ba Sài Gòn( bị bắt ở tù 5 năm), nguyên phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ giải phóng Miền Nam ; nguyên chủ nhiệm uỷ ban pháp luật ************ khoá 8, đại biểu ************ khoá 6,7, 8,10; uỷ viên ban dự thảo hiến pháp 1980 và 1992 CHXHCNVN; uỷ viên uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt nam ; uỷ viên Đoàn chủ tịch, phó chủ nhiệm Hội đồng dân chủ- pháp luật UBTƯMTTQVN; phó chủ tịch Hội luật gia Việt nam ... Ngày 20 –3 –2000 bà vinh dự được nhận danh hiệu Người phụ nữ của thiên niên kỷ do tổ chức quốc tế IBC trao tặng. Bà cũng là nữ luật gia xuất sắc nhất của Việt nam trong thế kỷ 20.

    Luật sư Ngô Bá Thành thuộc thế hệ những luật sư đầu tiên ở Việt Nam, cùng thời với các luật sư như Nguyễn Thành Vĩnh, Trần Thị Phương Đức… Có lẽ bà cũng là một trong số không nhiều những luật sư nữ thành danh thuộc thế hệ thứ nhất này, đồng thời cũng là một tên tuổi được bạn bè quốc tế biết đến và bày tỏ lòng ngưỡng mộ.
    Tham gia hoạt động cách mạng ngay từ những năm đầu của tuổi thanh xuân, nhưng cô gái Ngô Bá Thành ngày ấy đã khiến Mỹ ****** phải khiếp sợ và không ngừng cho mật thám theo dõi và tìm cớ bắt bớ, tù đầy. Nhưng lòng yêu nước, cùng với bản lĩnh vững vàng của một luật sư đã giúp người nữ cộng sản Ngô Bá Thành bám trụ kiên cường giữa Sài Gòn máu lửa, cùng đồng chí, đồng đội hoạt động bất chấp mọi hiểm nguy, đấu tranh vì một mục tiêu duy nhất: giành độc lập thống nhất nước nhà.
    Vì vậy dù phải chịu cảnh ra tù vào tội, cuộc sống nhiều khi ngàn cân treo sợi tóc nhưng người nữ cộng sản - luật sư Ngô Bá Thành vẫn vững vàng vượt qua mọi sóng gió, hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình mà cách mạng đã giao cho:nguyên Chủ tịch Hội phụ nữ quốc tế Sài gòn; nguyên chủ tịch phong trào đòi quyền sống Sài Gòn; nguyên đại diện lực lượng chính trị thứ ba Sài Gòn, nguyên phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ giải phóng Miền Nam.
    Chuyện về luật sư Ngô Bá Thành, tôi đã từng được nghe nhiều, nên cứ thầm ao ước được một lần gặp mặt "nhân vật của lịch sử ấy". Bởi vậy lần đầu tiên chuẩn bị gặp bà, tôi không khỏi lo lắng và tự hình dung: chắc hẳn đó sẽ là một người phụ nữ hơi khô khan và nghiêm khắc. Bởi lẽ bà là một nữ luật sư, đồng thời lại là một nhà hoạt động chính trị lâu năm và rất nổi tiếng. Thời gian tiếp khách có thể phải tính theo phút, thậm chí cả đến đơn vị giây. Và khách tìm đến thì nhiều nên không phải ai cũng có duyên may được tiếp kiến. Trong khi đó tôi lại muốn "tham lam" ngồi hỏi chuyện cả một buổi chiều, chuyện đời, chuyện nghề, có biết bao nhiêu thứ có thế khai thác ở "người phụ nữ của thiên niên kỷ " ấy. Nhưng tôi liệu có 1/10 duyên may? Thật không ngờ, qua điện thoại, luật sư Ngô Bá Thành tiếp tôi khá xởi lởi :" ờ cứ đến đi cháu, muốn hỏi gì thì hỏi".
    Hoá ra bà lại là người rất dễ gần. Đưa quả xoài cát vàng ruộm cho tôi tự gọt, bà ngồi đung đua trên chiếc ghế mây yêu thích của mình, đặt cạnh cửa sổ, mắt hướng vào chiếc ti vi. Và câu chuyện giữa chúng tôi lại do chính luật sư Ngô Bá Thành mở đầu một cách hết sức tự nhiên và thân tình. Bà trò chuyện về các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế với tôi một cách thẳng thắn và nghiêm túc như với một người đã trưởng thành chứ không phải là với một sinh viên luật vừa mói ra trường, còn nhiều bỡ ngỡ và rụt rè. Phong cách nói chuyện của bà khiến người tiếp chuyện thêm tự tin. "ừ, nữ học luật tốt lắm đấy, sao lại nói là không phù hợp. Phụ nữ nhạy cảm và tinh tế, thêm kiến thức vững vàng về pháp luật sẽ rất cần cho xã hội, trước tiên là để nói lên tiếng nói của chính giới mình, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ trong xã hội".
    Luật sư Ngô Bá Thành khoe với tôi công trình nghiên cứu sắp hoàn thành của mình “ Sự bình đẳng về cơ hội kinh tế của phụ nữ trong pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt nam”. Giọng nói của bà trở nên sôi nổi " Chúng ta cần những quy định cụ thể, những việc làm cụ thể để tạo cơ hội hơn nữa cho người phụ nữ. Bao giờ công trình này xong, cháu đến đây, ta tặng một cuốn".
    Tôi được biết công trình này đã góp phần tích cực nhằm thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đại hội ******* toàn quốc lần thứ IX và những mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt nam giai đoạn 2001 – 2005, đồng thời triển khai Báo cáo nghiên cứu chính sách “ Đưa vấn đề giới vào phát triển” của Ngân hàng tái thiết và phát triển Quốc tế năm 2000 ( ngân hàng thế giới).
    Bà nói với đầy nhiệt huyết: “Cần phải quán triệt đường lối: sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Phụ nữ hãy tự khẳng định mình. Và hãy tạo điều kiện cho lớp trẻ tự do sáng tạo. Đó là nền tảng của một xã hội văn minh”. Trong lúc bà nói, tôi đã bắt gặp trên khuôn mặt người phụ nữ tuổi ngoại thất tuần ấy những tâm huyết và trăn trở cả một đời.
    Quả thật, suốt cuộc đời mình, luật sư Ngô Bá Thành đã hoạt động không ngừng nghỉ vì sự tiến bộ của phụ nữ, bà là một tấm gương đáng kính phục cho những người phụ nữ Việt Nam noi theo. ở tuổi mà lẽ ra bà phải được hưởng sự nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt đề bù đắp lại những năm tháng hoạt động vất vả, song bà vẫn miệt mài làm việc và cống hiến hết mình cho xã hội.
    Giờ đây, người phụ nữ ấy đã được nghỉ ngơi yên tĩnh ở một nơi chốn khác, nhưng những công trình của bà, những công lao của bà vẫn sẽ còn được người đời nhắc nhớ. Xin vĩnh biệt bà.

    Đọc xong biết mình @ nhá!:-c
    Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Nhà trí thức yêu nước vĩ đại

    LTS: Ngày 10-7 năm nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, *************, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ-một trí thức yêu nước tiêu biểu, nhà hoạt động chính trị xã hội nổi tiếng ở trong nước cũng như trên thế giới, một luật sư tài năng, đầy uy tín, một nhân cách lớn, một ngọn cờ tập hợp các tầng lớp nhân dân. Dịp này, Báo SGGP xin trích lược và giới thiệu đến bạn đọc bài viết của đồng chí Huỳnh Đảm, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam về cuộc đời và những đóng góp to lớn của đồng chí Nguyễn Hữu Thọ với đất nước (đầu bài và các tít nhỏ do Báo SGGP đặt).
    Bỏ phú quý theo cách mạng
    Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, bí danh là Ba Nghĩa, sinh ngày 10-7-1910 trong một gia đình công chức trung lưu tại làng Long Phú, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An).
    Năm 1921, mới 11 tuổi, Nguyễn Hữu Thọ từ giã quê hương, một mình vượt đại dương sang Pháp du học. Suốt 11 năm miệt mài đèn sách ở xứ người, năm 1933 ông tốt nghiệp cử nhân luật hạng ưu và trở về nước mở văn phòng luật tại Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ rồi Sài Gòn - Chợ Lớn.
    [​IMG]
    Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ với các chiến sĩ Quân giải phóng. Ảnh: T.L.
    Được trực tiếp chứng kiến cuộc khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940 và sự đàn áp dã man của thực dân Pháp cũng như những phiên tòa do thực dân Pháp dựng lên để buộc tội các chiến sĩ khởi nghĩa Nam kỳ đã giúp luật sư tiếp cận với thực tại cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, cảm nhận được lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường và lý tưởng cao đẹp của những người cộng sản, thấy rõ bản chất thâm độc, tàn bạo, tội ác man rợ của chính quyền thực dân ở thuộc địa. Con đường dẫn Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đến với nhân dân, với cách mạng bắt đầu từ đó.
    Khí thế hào hùng của dân tộc trong cách mạng Tháng Tám; cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Nam bộ - thành đồng của Tổ quốc; sự tham gia hàng ngũ kháng chiến ngày càng đông đảo của các nhân sĩ, trí thức có tên tuổi và có địa vị cao trong xã hội, trong đó có cả bạn bè, đồng nghiệp đã thôi thúc luật sư dấn thân vào con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.
    Từ năm 1947 đến 1950, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tham gia vào nhiều phong trào yêu nước ở miền Nam như phong trào của trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn, Mặt trận Liên Việt, rồi được bí mật kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tham gia lãnh đạo cuộc biểu tình chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đầu năm 1950. Đây là cuộc biểu tình chống Mỹ đầu tiên ở nước ta. Những người biểu tình giương cao cờ đỏ sao vàng, đốt xe Mỹ, xé cờ Mỹ. Khí thế đấu tranh sôi sục của cả nửa triệu dân thành phố đã buộc hai tàu chiến của Mỹ rút khỏi cảng Sài Gòn, ra khỏi miền Nam Việt Nam…
    Lo sợ trước ảnh hưởng to lớn của luật sư đối với nhân sĩ, trí thức và nhân dân Sài Gòn - Gia Định nói riêng, Nam bộ nói chung, thực dân Pháp đã bắt và đày luật sư ra Bắc quản thúc tại Bản Giẳng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, nơi mà “một tiếng gà gáy cả ba nước cùng nghe” và sau đó khi Quân đội nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng Tây Bắc thì chúng đưa luật sư về giam ở Sơn Tây.
    Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của Đoàn Luật sư và nhân sĩ, trí thức tên tuổi Sài Gòn - Gia Định, tháng 11-1952 luật sư được trả tự do và trở về Sài Gòn, mở lại văn phòng luật và tiếp tục chiến đấu với kẻ thù ngay tại sào huyệt của chúng. Từ đó Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tiếp tục tham gia vào việc tổ chức hoạt động hàng loạt phong trào cách mạng. Để ngăn chặn ảnh hưởng to lớn của luật sư, ngày 15-11-1954, chính quyền bù nhìn Sài Gòn đã bắt giam và lưu đày luật sư gần 7 năm ở Tuy Hòa và miền núi Củng Sơn, Phú Yên.
    Tháng 2-1962, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tiến hành Đại hội lần thứ nhất. Tại đại hội, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo cuộc chiến đấu đầy gian khổ hy sinh của đồng bào và chiến sĩ miền Nam.
    Tháng 3-1964 Đại hội lần thứ hai Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam bầu luật sư làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
    Nhà trí thức yêu nước vĩ đại
    Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, với cương vị của mình, Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đã góp phần to lớn động viên quân và dân miền Nam tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Paris, với sự có mặt của đại diện Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
    Ngày 6-6-1969 tại Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam, luật sư được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
    Với cương vị người đứng đầu Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, được sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với sự chi viện sức người, sức của của đồng bào miền Bắc và sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và của bạn bè quốc tế, bằng đức độ, tài năng và uy tín của mình, luật sư đã lãnh đạo Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và cùng với Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam tập hợp, đoàn kết, động viên quân và dân miền Nam tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang, chính trị, ngoại giao, binh vận gay go và ác liệt vào bậc nhất trong thế kỷ XX chống đế quốc Mỹ xâm lược và ngụy quyền Sài Gòn theo lời kêu gọi thiêng liêng và phương châm chiến lược mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra là: “không có gì quý hơn độc lập tự do”, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” và đã giành được thắng lợi hoàn toàn, đất nước thống nhất, Bắc-Nam sum họp một nhà.
    Với những công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, luật sư Nguyễn Hữu Thọ được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Đảng, Nhà nước ta và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
    Luật sư cũng được Nhà nước Liên Xô (trước đây) tặng Giải thưởng quốc tế V.I. Lênin và Huân chương Hữu nghị vì sự nghiệp củng cố hòa bình giữa các dân tộc; Nhà nước Cuba tặng Huân chương Đoàn kết - chiến đấu; Nhà nước Bungari tặng Giải thưởng Đimitrốp; Hội đồng hòa bình thế giới tặng Huân chương Joliot Curie.
    Sau khi thống nhất đất nước, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ được nhân dân bầu làm đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII và được Quốc hội tín nhiệm bầu làm Phó ************* Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tháng 6-1976), Quyền ************* Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tháng 4-1980), Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tháng 7-1981).
    Về công tác Mặt trận, tại Đại hội thống nhất các tổ chức Mặt trận họp từ 31-1 đến 4-2-1977, luật sư được bầu làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tháng 11-1988, luật sư được bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
    Và tháng 8-1994, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã suy tôn luật sư làm Chủ tịch danh dự Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Với các cương vị của mình, Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tìm hiểu thực trạng, tháo gỡ khó khăn trong công tác Mặt trận, đề xuất với Đảng và Nhà nước những cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm vun đắp, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, mở rộng và phát huy vai trò Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam trong thời kỳ mới.
    Cuộc đời, sự nghiệp của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ là quá trình vận động từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản và gắn liền với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Luật sư là con người tiêu biểu của tình đoàn kết dân tộc, là một nhà lãnh đạo tài năng, một tấm gương sáng về đạo đức, tác phong, lối sống giản dị, khiêm tốn, trong sạch, hy sinh vì nghĩa lớn, không khuất phục trước cường quyền, không sa ngã trước tiền tài danh lợi, vì lý tưởng cộng sản cao đẹp. Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đã hiến dâng trọn đời cho Tổ quốc, cho dân tộc. Như Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ********************** Nguyễn Văn Linh đã đánh giá: “Luật sư Nguyễn Hữu Thọ quả là một nhà trí thức yêu nước vĩ đại”(1).


    LS Nguyễn Hữu Thọ còn oai hơn. Đứng đầu chính phủ lâm thời CH Miền Nam VN để chống Mĩ đấy. Hơn ối kẻ bợ đít Mỹ để được bảo kê nhá![-X



  5. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    XXX lấy đâu ra chuyện bà Ngô Bá Thành học luật với ông Lý đấy???
    Nghe mấy thằng phóng tinh viên viết vớ vẩn mà cũng tin? Bà Ngô Bá Thành chưa bao giờ học cùng với ông Lý Quang Diệu cả. COn xxx stupid nghe gì liền ụt ịt lại.

    http://nld.com.vn/20101005103039859P0C1006/chuyen-tinh-ly-quang-dieu-may-nui-cung-treo.htm

    Ông Lý Quang Diệu sang Anh du học đại học Cam ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2 cùng người yêu và là vợ sau này là bà Kha Ngoc Chi và tốt nghiệp năm 1949
    Bà Ngô Bá Thành sinh năm 1931 nhé xxxx, tức là Lý Quang Diệu học xong ở Cambrigde thì Bà Thành mới 18 tuổi, học chung cái con tiều.
    Bà Thành học hoàn toàn ở Pháp, sau đó có đi làm nghiên cứu viên một thời gian ở Tây Bán Nhà.

    Dốt như xxx chỉ biết đọc và tin theo mà không có não để kiểm chứng mà cứ thích bi bô.

    NGô Bá Thành học chung lớp mẫu giáo với Lý Quang Diệu...hô hô... sinh hoạt đội thiếu niên tiền phong với luật sư Nguyễn Hữu Thọ :
    Con xxx cũng không biết là học luật hay chính trị ở Pháp như thế nào mà cứ so sánh với học ở Cambrigde...

    Học vấn hay tài năng của Lý Quang Diệu được cả thế giới này công nhận, ông ấy nay cổ lai hy rồi vẫn được mời đi khắp nơi diễn thuyết nói chuyện kể cả ở Việt Nam, còn mấy ông bà của HVB Hinado chỉ được các báo cách mạng quê ta bốc thơm, google chẳng thấy mấy tin của bọn tư bản giãy chết cả.
    Ông Lý như thế nào thì nhìn nước Sing của ông ấy, còn các vị của Hinado có thể giỏi nhưng tầm ngang cụ Lý thì may ra chỉ bọn trẻ chăn trâu trên Ba Vì đọc mấy bài báo bốc thơm của Hinado tìm được và tin.
  6. vyhachit

    vyhachit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Bài viết:
    1.173
    Đã được thích:
    62
    Ông Unique là người nước nào mà chửi dân Việt ác nhể :-"
  7. start123456

    start123456 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    199
    Singapore có một nền kinh tế giáo dục và khoa học kỹ thuật đáng để mọi dân tộc ngưỡng mộ. Tất cả dân Sing đều biết nhà nhờ công nhà họ Lý. Nhưng mà không phải là không có bất đồng. Tiêu biểu là việc Temasek dùng CPF để đầu tư, trong khi các công ty khác không được.
    Mình sống ở đây đã gần 10 năm, giá cả mọi thứ (trừ nhà cửa) hầu như không biến đổi nhiều. Ở VN thì cứ chóng hết cả mặt.
    Mình thật sự ngưỡng mộ đầu óc của Lý Quang Diệu. Lãnh đạo VN mà có được một người như vậy thì quá tốt. Luật pháp chặt chẽ, công bằng và vô cùng nghiêm khắc. Dân tộc đoàn kết (Sing về dân tộc hỗn loạn hơn ở mình nhiều). Có điều bọn Sing không có phúc lợi xã hội, những người già đi làm nhân viên vệ sinh rất nhiều.
    Mình cũng chưa đóng góp gì cho đất nước, nhưng chưa đóng góp không có nghĩa là không được phép nhận xét. Con ông cháu cha quá nhiều, có đổi mới nhưng còn chậm, làm việc theo lối suy nghĩ cũ, tham ô hối lộ trở thành một thói quen. Kinh tế mình đã có điểm xuất phát thấp so với thế giới, nhưng lại mắc sai lầm (bao cấp), khi nhận ra sai lầm, thay đổi, vừa có thành tựu thì đã bắt đầu tự mãn.
    Bây giờ không thể sống bằng hào quang quá khứ, bạn nào thấy bọn Sing nhục nhã, mình lại thấy bọn nó rất tự hào về đất nước tụi nó, từ nghèo nàn trở thành giàu có, đất nước không có tài nguyên, nhưng bây giờ có thể tự lo cho mình. Bạn nào thấy tụi nó nhục nhã, đó là việc của các bạn, nó vẫn sống tốt và vẫn tự hào:D
  8. Negi91

    Negi91 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2009
    Bài viết:
    898
    Đã được thích:
    1
    Ồ start ở đấy 10 năm cơ ~.~ làm cái quốc tịch rồi đi NS luôn cho nó vui :)) Cẩn thận nhá, lúc nó hỏi nguyện vọng sau khi train BMT thì đừng kêu vào: 1. Infantry regiment ( Iguard) 2. Nếu điểm BMT tốt mà nó hỏi vào lực lượng đặc biệt như Comandos, NC, SWG... thì khuyên lập tức xin ra ngay, đặc biệt là NC ấy, (quên NC được tuyển bên Comandos battalion qua). Tớ trước vào SWG, ~.~ đi 1 năm bye bye cái quốc tịch cho rảnh nợ.

    Cứ cố gắng mò vào được Logistic hoặc guard division cũng được hehe
  9. khongthudao

    khongthudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    1
    Trả lời dùm :D: bạn í là người nước Việt nhưng là người biết suy nghĩ cái nào đúng/sai, hay/dở. Chứ không phải như cái bọn đầu óc chỉ toàn bả đậu, chỉ biết đọc/viết chứ không biết suy nghĩ. Không biết phân biết cái hay/dơ để mà học hỏi.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Trả lời dùm :D: bạn í là người nước Việt nhưng là người biết suy nghĩ cái nào đúng/sai, hay/dở. Chứ không phải như cái bọn đầu óc chỉ toàn bả đậu, chỉ biết đọc/viết chứ không biết suy nghĩ. Không biết phân biết cái hay/dơ để mà học hỏi.
  10. start123456

    start123456 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    199
    Mình sợ chết lắm, làm PR thôi. Không quánh nhau thì mình được tha ko phải đi NS. Bao giờ quánh lộn, mình vọt lẹ về VN :D
    Nói đùa vậy chứ mình cũng chán ở Sing lắm rồi, ở đâu cũng không bằng ở nhà, muốn về nhà làm ăn thôi. Đám đồng nghiệp Singaporean của mình nó cũng chán Sing nói gì mình, đứa thì thích đi Úc, Mỹ, đứa thì muốn về già đi China... Làm ở Sing lắm tiền không có thời gian tiêu thì cũng vậy

Chia sẻ trang này