1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ly Thân - Trần Mạnh Hảo

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi A6188, 29/09/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. A6188

    A6188 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Song le, lỗi này thuộc về tôi. Vả lại, còn một món đồ gần như một thứ quốc cấm là cuốn nhật ký của tôi, Ruộng vẫn còn giữ. Tôi ngồi xuống giường bất lực lặng im. Ruộng ôm con đứng nhìn qua cửa sổ khóc thút thít. Đến nỗi, bà hàng xóm phải sang can gián, khuyên nhủ. Bi kịch này ai tạo ra cho tôi vậy trời? Nếu tổ chức không cấm tôi lấy Oanh thì mọi sự đâu có như vầy. Vâng, bi kịch này cũng chính là do sự hèn nhát của tôi lựa chọn. Tôi là con gián bò trên đời này. Vì không dám đương đầu với số phận, tôi đã từ bỏ Oanh, chấp nhận cuộc hôn nhân với Ruộng do tổ chức sắp đặt. Nhìn Ruộng đứng khóc, tôi tan nát cõi lòng. Ruộng chỉ là nạn nhân của vở bi kịch này. Cô hoàn toàn không có lỗi. Xét về vai trò người vợ, người mẹ, thật khó lòng chê bai được cô. Vả lại, Ruộng đâu có xấu xí gì cho cam. Dáng cô khỏe mạnh, thân hình chắc nịch tương đổi hấp dẫn. Ruộng lại có địa vị xã hội, đang học lớp chính trị trung cao ra làm nghề lãnh đạo. Nhưng tình yêu, một hình ảnh gần gũi nhất của tạo hóa, vốn ít khi chiều theo ý muốn con người. Tổ chức có thể làm được mọi thứ, trừ việc bắt người ta phải yêu nhau. Tình yêu là yếu tố tự thân, tự nguyện, tự híến, tự giác, đôi khi đồng bóng, bí ẩn. Thực lòng, tôi cũng muốn quên Oanh đi cho rồi. Nhưng hình ảnh cô như hồn ma bóng quỷ, càng xua đuổi, càng cố quên đi lại càng tưởng nhớ, kể cả trong giấc mơ. Chính vì vậy, cuộc sống của tôi là cuộc sống của kẻ thất tình, luôn luôn bị đau khổ và dằn vặt. Tôi là kẻ phản bội lớn nhất trên đời Tôi phản bội tất cả mọi người, phản bội Oanh, phản bội Ruộng, phản bội cả tổ chức và gia đình...
    Ruộng bỗng quay lại phía tôi, chìa thằng bé đang bấu chặt lấy vai áo mình cho tôi, nói tức tưởi:
    - Bố con đấy Văn.
    Tôi đỡ lấy thằng bé. Nó vẫn bám chặt lấy mẹ như kẻ leo núi, khiến tôi không sao rứt nó ra được. Ruộng lại bế thằng bé, ngồi xuống cái ghế đẩu hỏi:
    - Ai là mẹ thằng bé này anh Hưng?
    - Em chứ còn ai.
    - Sao anh viết trong nhật ký là con Oanh, cái con quỷ cái ấy sinh ra thằng bé Trần Văn Văn này.
    Ơi hay, tôi lại điên đến mức này khi viết ra những chữ ấy trong nhật ký. Oanh ơi, Ruộng ơi, tôi là kẻ sinh ra làm khổ các người. Sao tôi không chết đi, không bị tù tội chung thân cho rảnh? Suốt ba ngày đêm liền sau đó, trừ lúc nào Ruộng đi họp hay đi học thì thôi, còn ở nhà, hai đứa chúng tôi lại cãi nhau như mèo với chó. Tôi đòi lại cuốn nhật ký nhưng cô ấy trả lời đốt rồi. Tôi không tin là cô ấy đã đốt những dòng năm tháng của tôi. Với trái cấm này, người ta rất sợ nhưng lại rất thèm ăn. Vả lại, tôi biết cô ấy mới đọc sơ sơ. Tôi đoán Ruộng đã giấu cuốn nhật ký của tôi ở một nơi nào bí mật. Khi Ruộng đi làm, tôi đã mất công lục mọi xó xỉnh trong nhà nhưng không sao tìm thấy cuốn nhật ký chỉ nhỉnh hơn bàn tay. Tôi hoảng sợ. Những ý nghĩ thật của mình mà lọt vào tay người thứ ba là nguy hiểm, là bỏ bố. Người ta, một thời đại, chỉ quen nghe những lời mòn sáo, dối trá, mọi người nói năng suy nghĩ giống y như nhau. Cái món chính kiến chính cỏ này, những suy nghĩ thật riêng tư về nhiều vấn đề này, những mảnh đời riêng cần giấu giếm này sẽ là tiếng bom với những lỗ tai quen nghe lời nịnh hót, là độc dược với những cái lưỡi a dua bao giờ cũng chỉ ưa nói lời kẻ khác. Tôi sẽ dùng mọi biện pháp để dụ Ruộng trả lại cuốn nhật ký. Chính vì vậy, tôi phải lộ dần chất đê tiện của một con rệp từ trong người ra. Tôi thay đổi chiến lược và chiến thuật với Ruộng, trở thành người dễ thương, biết chăm sóc vợ con một cách tỉ mỉ, tế nhị. Đồng thời, tôi bắt đầu chiến dịch nịnh hót vợ. Tối đó, từ hơn ba năm, vợ chồng chúng tôi ngồi ăn cơm chung với nhau. Đứa con đã quen, đã gọi tôi bằng bố. Tôi dùng Văn làm cái cớ nói chuyện với Ruộng, gắp thức ăn cho cô trong bữa ăn, pha trò khiến cô ấy đã tủm tỉm cười. Đêm ấy, mặc dù trong bụng tôi vẫn còn giận cô giấu cuốn nhật ký của tôi, đã ghen tuông kiểu hàng tôm hàng cá, nhưng tôi vẫn phải làm màn tán tỉnh yêu đương ăn nằm với cô. Ngay trong lúc chăn gối này, tôi vẫn chỉ nghĩ đến Oanh và cuốn nhật ký bị đánh cắp. Tôi tin là đứa con gái Vương Thi của tôi được hoài thai trong lần ân ái này. Ngay sau chuyện đó, khi hai đứa còn chưa kịp mặc lại quần áo, tôi tranh thủ hỏi Ruộng:
    - Em yêu, trả anh cuốn nhật ký đi.
    Ruộng bèn ngồi thằng dậy, đùng đùng nổi giận:
    - Chỉ vì cái cuốn sổ chết rấp đó mà anh phải ăn nằm với tôi ư? Tôi biết mà, anh đâu có yêu tôi bao giờ đâu. Anh chỉ lợi dụng tôi thôi.
    Khi đứa con ngủ, chúng tôi nhất trí là phải làm đơn ly dị. Tôi thảo xong tờ đơn, cô ấy ký liền. Đoạn, tôi bỏ hết đồ đạc vào ba lô, đeo lên vai, hôn con rồi cầm tờ đơn ly dị bỏ vào túi, bước ra cửa.
    Đột nhiên, Ruộng kéo tay tôi lại hỏi:
    - Anh bỏ mẹ con tôi thật ư?
    - Thật, em đã đồng ý để tôi đi rồi còn gì?
    Ruộng chổng hai tay vào hông như nữ tướng, truyền:
    - Hưng, anh ở lại đây. Anh đừng hòng thoát khỏi mẹ con tôi đâu. Giữa hai cái, xin anh cứ việc mà chọn lấy một: đi tù hay ly dị.
    Tôi giật thót người. Rõ là cái thằng sợ tù nhất nước. Một con cáy chứ không phải người đàn ông từng mặc áo lính, từng giương lê lao vào đồn Tây như vào chỗ không người. Tôi dừng lại, vặn cái con người đang đứng thách thức mình, đã là vợ mình:
    - Tôi bị tù? Vì sao nào? Tôi giết người phỏng?
    - Cuốn nhật ký của anh tôi không bao giờ đôdt đâu. Nếu anh thích ngồi tù thì cứ việc đi, cứ việc bỏ mẹ con tôi mà bám váy cho cái con bò cái biết khám bệnh ấy.
    Mắt tôi nhảy lửa. Trời ơi, nếu con mẹ điên này nộp cuốn nhật ký ấy cho tuyên huấn hay công an văn hóa, coi như đời tôi đi đứt. Tôi làm hòa, thay đổi giọng điệu. Phương pháp chính trị, cách sai khiến người của vợ tôi phải chăng là cách trị người của thời đại: chỉ khi nào ta làm cho người sợ thì người mới thuộc về ta?
    - Tình nghĩa vợ chồng với nhau, dù sao chúng ta cũng đã có một thằng con trai. Sao em nỡ nói như thế?
    Ruộng nắm được cái thóp của tôi rồi, như nhà cai trị nắm đuợc cái thóp của đám đông: nỗi sợ. Từ nay, cô sẽ dễ dàng điều khiến tôi như điều khiến một con rối.
    - Anh phải thề quên con mụ tư sản thối tha bác sĩ đó đi.
    Tôi nói như máy:
    - ừ, quên.
    - Anh thề đi.
    Tôi tiếp tục như máy:
    - Anh thề.
    - Anh hứa yêu thương mẹ con em mãi đi.
    - Anh hứa.
    Từ đó, chúng tôi như thể có thỏa thuận ngầm, không nói về cuốn nhật ký nguy hiểm ấy nữa. Tôi hiểu rằng vợ tôi đã dùng cái bùa này để buộc đời tôi vào chân cô như buộc một con chó. Tôi cũng lờ đi luôn, coi như chưa từng có cuốn nhật ký ghi đầy rẫy chính kiến về mọi chuyện của một thằng ngứa tay, ngứa miệng, ngứa óc. Tôi phải biết cách sống trong khuôn phép của Ruộng, của tổ chức. Tôi trở thành kiểu mẫu cho thứ tình yêu có lãnh đạo, theo kiểu hôn nhân theo chỉ thị.
    Nhà xuất bản cho biết cuốn tiểu thuyết Sống bên những người đã chết của tôi vào kế hoạch xuất bản năm 1961. Tôi báo cho vợ là sắp có một món tiền để đón đứa con thứ hai chào đời.
    Ruộng đã biết cưng chiều, săn sóc tôi. Bề ngoài, gia đình tôi ai dám bảo là không có hạnh phúc? Thời ấy, người ta chấp nhận cái công thức này: thà một hạnh phúc giả còn hơn một sự tan vỡ thật.
  2. A6188

    A6188 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Chương 10


    Ruộng sinh đứa con thứ hai, là gái.
    Tôi đang mê làm thơ, ôm mộng thi hào thi bá nên đặt tên con là Trằn Thị Vương Thi. Tiểu thuyết của tôi đang chạy ở nhà in với số lượng gần chục ngàn cuốn. Rồi Sống bên những người đã chết in xong. Tôi hồi hộp mượn nhà in một cuốn mẫu về đọc thử. Nhưng một tin sét đánh đến với tôi giữa lúc tôi đang hí hửng chắc ăn trăm phần trăm. Bát cơm đã đưa lên tới miệng nhưng bị giằng ra: có lệnh giam toàn bộ số sách của tôi, không được giao cho phát hành. Tôi hoảng hồn, rõ là cái số ăn cám. Tôi chạy ba chân bốn cẳng tới nhà xuất bản thì được biết lệnh cắm này của công an văn hóa. Trời, tôi như Từ Hải chết đứng. Công an văn hóa, chỉ nghe thấy mấy từ này là người cầm bút đã dúm vào như giẻ rách. Huống hồ đây là lệnh cấm nhãn tiền của họ. Đối với những người cầm bút, lệnh của công an văn hóa là lệnh ông trời. Chỉ cần một cú điện thoại của người trong cơ quan công an văn hóa đến là các nhà xuất bản, các nhà báo và cả hội nhà văn nhà vẻ đều xanh mặt. Bởi vì công an ở ngoài mọi luật pháp chính thức đã được công bố. Người viết không được xử bằng luật thành văn mà là thứ luật lệ xử lý nội bộ. Cái đáng sợ nhất là ở chỗ đó. Anh không được bảo hiểm lao động như những ngành lao động chân tay. Người viết văn bị tước mất quyền được sai lầm, quyền được vắp ngã. Tôi đành mang tin dữ này về nhà với cái mặt đưa đám. Tôi không dám nói với Ruộng vì sợ cô hoảng hồn bị sản hậu. Tôi nằm gác hai chân lên vách nhà suy nghĩ lung tung. Chết cha, năm nay tôi ba mươí ba tuổi, vừa bằng tuổi Chúa Jêsu bị đóng đinh câu rút. Nhưng Jêsu là một thiên tài, còn tôi chỉ là một con rận. Mấy ngày sau, có giấy mời tôi lên công an văn hóa. Tôi giấu Ruộng nói dối là đi họp.
    Người công an chừng nhỏ hơn tôi vài tuổi, dáng vẻ xởi lởi, nhanh nhẹn mời ngồi uống nước, hút thuốc nữa. Đoạn ông ta ngồi đối diện với tôi, tay cầm bút lăm lăm hỏi:
    - Anh có biết vì sao chúng tôi mời anh lên đây không?
    - Tôi đoán là vì cuốn sách bị cấm phát hành.
    - Đúng, còn vài chuyện khác chúng ta sẽ bàn sau. Bây giờ yêu cầu anh trả lời chúng tôi một cách thành thật. Anh viết cuốn tiểu thuyết Sống bên những người đã chết nhằm mục đích gì?
    - Thưa các ông, tôi chẳng có mục đích gì ngoài việc phục vụ cách mạng. Như các ông đã biết, tôi từng tham gia kháng chiến. Hiện nay, tôi vẫn là đảng viên của đảng.
    Chúng tôi biết rồi. Anh qua mặt được nhà xuất bản chứ không qua mặt được chúng tôi đâu. Đọc xong cuốn sách của anh, ngưởi ta thấy cuộc kháng chiến chống Pháp thật là bi thảm, đầy rãy những bi kịch và chết chóc.
    - Đúng như vậy, thưa các ông. Chiến tranh là như thế thật.
    - Nhưng các ông chỉ nói đến phía bi kịch, phía hy sinh trong cuốn sách mà quên đi chất anh hùng ca, chất lãng mạn cách mạng.
    - Vì chất anh hùng ca đã bị cái bi thương làm mờ hết.
    - Chúng tôi xin nói thẳng nhé: cuốn sách của anh tuyên truyền cho tinh thằn sợ chiến tranh, hòa bình chủ nghĩa. Chiến tranh không như anh tả đâu. Nó đơn giản hơn nhiều. Mọi người học nghị quyết, thắm nhuần lòng yêu nước, căm thù giặc, xông lên và cuối cùng là ta thắng địch thua. Chiến tranh không bi kịch và khốc liệt như anh xuyên tạc đâu. Các anh cứ mượn văn với chương, mượn cái tình người chung chung để vẽ chuyện.
    - Đấy là quan niệm đơn giản, một chiều muôn thuở của các ông. Chiến tranh là ngày hội, là cuộc liên hoan, người người vui vẻ lao vào chẳng khác những con thiêu thân. Hiểu như vậy, chúng ta vô tình đã hạ thắp giá trị của chiến thắng, xúc phạm xương máu của bao người. Tại sao địch dễ đánh như vậy, hèn nhát, đụng đâu chạy đó như vậy mà cuộc kháng chiến nào cũng cứ trường kỳ gian khổ?
    - Anh không có quyền hỏi lại chúng tôi. Chúng tôi mời anh đến đây là để trả lời nghe chưa?
    - Vâng, tôi biết phận mình ạ.
    - A, anh đừng có quen thói châm chọc nhé.
    - Xin các ông hỏi tiếp.
    - Trong một đoạn văn, anh dám bôi nhọ quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Anh viết rằng có một chiến sĩ chiến đấu nhiều trận rất anh dũng, nhưng rồi một hôm chạy sang đầu hàng địch.
    - Tôi không bôi nhọ quân đội ta. Thực tế có những kẻ phản bội đầu hàng vì sợ hãi, vì ham sống, vì coi sinh mạng mình cao hơn sinh mạng đất nước. Lẽ nào trong đời sống có những trường hợp ấy mà văn học không được quyền đề cập đến?
    - Anh lại hỏi chúng tôi rồi? Văn học là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình nghe chưa? Anh viết chiến sĩ ta đầu hàng tức là quân đội ta đầu hàng.
    - Các ông có quyền nên muốn chụp mũ, quy kết gì cho tôi cũng được cả. Có điều, sự thật không phải như vậy.
    - Chúng tôi đã đi đến kết luận: cuốn Sống bên những người đã chết anh viết theo chỉ thị của bọn xét lại.
    - Trời, từ bé đến giờ, tôi đã nhìn thấy bọn xét lại xét đi gì đâu. Chính anh Tràng Giang đã chỉ thị cho tôi viết cuốn này ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp.
    - Anh nghe đài của bọn xét lại nhiều rồi chứ?
    - Thưa các ông, tôi có đài, nhưng chỉ bắt được đài Hà nội thôi.
    - Ai mà biết được anh bắt thêm bóng bán dẫn vào rađiô lúc lén nghe đài của bọn xét lại. Bọn xét lại đang tuyên truyền cho tư tưởng sợ chiến tranh, sợ Mỹ, mê hòa bình. Tác phầm của anh viết ra phục vụ ý đồ bọn xét lại chứ không phải viết ra để phục vụ cách mạng Việt Nam.
    - Tôi không công nhận kết luận của các ông.
    - Anh đừng có mà bướng. Rồi chúng tôi sẽ có cách làm cho anh phải khai ra toàn bộ sự thật.
    Sau đó, bằng lối suy diễn chủ quan của mình, người công an đã phân tích, quy kết hai bài thơ tôi làm trên Tây Bắc mà có người đã chép được để báo cho họ. Tôi trình bày cho ông công an hiểu hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ nhỏ tâm sự riêng tư ấy là bài Đêm rừng và bài Chúng tớ học làm người. Ông công an đọc thuộc lòng hai bài thơ của tôi, rồi phân tích từng câu. Trong bài Đêm rừng anh viết: Trăng liềm con cá cắn câu. Giật lên đỉnh núi đêm đau, trăng tà. Anh biết mặt trời, mặt trăng, căc ngôi sao biểu tượng cho cái gì không? Cho đảng, cho cách mạng và các lãnh tụ. Vậy mà anh dám viết trăng là con cá cắn câu. Anh bảo ai cắn câu hả. Tất nhiên không phải anh rồi, vì anh đâu có phải mặt trăng. Vậy thì còn ai ngoài những biểu tượng thiêng liêng cao quý kia nữa. Tôi chưa phân tích mấy từ giật lên đỉnh núi mà chỉ nói đến hai từ đêm đau. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa của chúng ta, ngày lao động hát ca, đêm ngon giấc, làm gì có chuyện đêm đau. Rõ là anh vu cáo rồi nhá. Chỉ có bọn bóc lột, bọn trí thức tư sản văn nghệ sĩ chưa chịu cải tạo mới thấy đau đớn về ban đêm, vì chúng đang bị giai cấp bần cố nông tấn công từ mọi phía. Hai câu lục bát tiếp anh viết rằng: Sương giăng giăng lạnh làm màn. Chiếu chăn rừng thằm, đêm hàn giường êm. Anh muốn vu cáo chế độ tốt đẹp của chúng ta là màn trời chiếu đất chứ gì. Lại vu cáo nữa, bôi nhọ nữa. Khổ thứ hai của bài thơ, anh viết: Chim Oanh còn đậu bên thềm. Trái tim một nấm cỏ mềm người ơi. Chim Oanh, vừa là cô Oanh con tay quốc dân đảng, vừa là biểu tượng cho những cái cũ đã mắt mà anh hằng tơ tưởng, nghĩa là anh còn mơ thời kỳ lãng mạn tư sản phong kiến kia trở lại phải không? Anh viết: Trái tim một nấm cỏ mềm, trái tim đã chết thành mồ mả. Thật là tang thương, xã hội trong câu thơ của anh là một xã hội chết, đến trái tim người cũng xanh cỏ mộ. Đấy phải chăng là sự ca ngợi chế độ ta hả anh Trần Hưng? Còn hai câu tiếp: Bão giông thổi nát một thời. Mắt ai lá rụng bên trời lửa thiêu. Anh ước muốn giông bão thổi nát thời đại cách mạng của chúng ta hả? Thật là tinh vi và nguy hiểm. Trong một xã hội mà mắt người như lá rụng bên trời rồi bị lửa thiêu thành tro bụi hết, thì xã hội đó ắt là ngày tận thế. Anh muốn xã hội ta, cuộc sống ấm no hạnh phúc có chăn bông, phích nước của chúng ta tận thế ư? Tôi xin đọc tiếp bốn câu thơ cuối của anh:
    Đêm rùng cọp rống tình yêu
    Cu li khóc kể những điều ngày xưa
    Rừng ơi, đừng có dối lừa
    Trái tim anh vốn đong đưa suốt đời.
    Trời ơi, tình yêu là khái niệm đẹp nhất của giai cấp vô sản mà anh lại để cho cọp nó rống? Anh nói ai là cọp, ai rống? Lại còn con cu li khóc kể lể về ngày xưa, tiếc nuối ngày xưa. Anh khóc, anh tiếc nuối thời thực dân phong kiến còn chưa đủ sao Trần Hưng, lại còn bắt cả con cu li cũng phải khóc, phải kể lể nuối tiếc. Câu thứ ba, tôi chỉ xin hỏi rằng ai đưa anh lên rừng khai hoang, có phải đảng không nào. Vậy mà anh trách rừng lừa dối anh, cũng có nghĩa là anh vu cáo đảng lừa dối. Trời ơi, tội anh nặng lắm. Câu cuối cùng của bài thơ, anh chả cần úp mở mà tuyên bố một cách hết sức trắng trợn, rằng trái tim tư sản của anh đong đưa suốt đời. Phải rồi, anh, các anh, những phần tử thuộc thành phần trí thức thì làm sao có được lập trường kiên định của giai cấp vô sản vĩ đại. Các anh nghiêng ngả chao đảo như con sứa, như phù du, không chết kiên định, lúc địch lúc ta, rất là nguy hiểm.
    Cứ một đà phân tích ấy, ông ta còn hàm hồ quy kết bài thơ thứ hai của tôi đến nỗi với tất cả những tội lỗi mà ông ta đã phán, có thể phải đem tôi ra mà chém đến trăm lần cũng chưa xứng đáng với tội đã phạm.
    Tôi đã bị gọi lên chất vấn, tra hỏi đến chục lần. Lúc đầu còn sợ són đái nhưng rồi dần dà thành ra liều, thành quen đi. Vâng, miệng người bé nhỏ mỏng manh của tôi làm sao cãi nổi miệng súng được hả trời? Nhờ sự can thiệp của nhà xuất bản, của một số anh em trong đó có mấy anh ở ban tuyên huấn trung ương, tôi mới khỏi bị ngồi tù vì tội viết tiểu thuyết theo chỉ thị của bọn xét lại và làm thơ chống đối chế độ. Cho hay, làm nghề viết văn trong xã hội ta phải biết uống *******, phải có một tí chất Chí Phèo. Từ đó, mỗi khi giận dữ vì ghen tuông, lúc cãi nhau với vợ, tôi lại phải nghe Ruộng rống lên sầu thảm: ôi chao, đời tôi sao khổ thế này, lấy ai không lấy, lại đi lấy phải cái thằng chồng xét lại!

  3. A6188

    A6188 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Chương 11


    Trò đời thật hay, hết bĩ cực đến thái lai là chuyện có thật đấy các bạn ạ. Sau ba năm nằm thâm nhập thực tế dưới nông thôn đang tập thể hóa. Trong sáu tháng đầu năm 1963, cuốn tiểu thuyết của tôi được in ra và phát hành rộng rãi. Cuốn sách có tựa đề là Lúa reo. Nhờ trời, một lần nữa, tôi lại được báo chí tung hê. Lên voi xuống chó, xuống chó lại lên voi là hành trình viết văn của tôi. Một vị trong ban tuyên huấn trung ương đã viết bài ca ngợi. Rằng tác phầm Lúa reo là cuốn sách phục vụ chính trị kịp thời, sâu sắc và hấp dẫn. Rằng, Lúa reo đã minh họa cho đường lối tập thể hóa nông thôn của đảng ta là vô cùng đứng đắn. Cuốn sách này, vẫn theo nhà phê bình kia nói, rằng nếu nhà văn không biết hòa mình với công nông binh, hóa thành vô sản, thì không thể có tác phẩm lớn. Sau đó, các báo thi nhau viết bài ca ngợi cuốn Lúa reo, đến nỗi có bài đọc xong tôi ngượng đỏ cả mặt vì sự bổc quá đáng, gọi tôi là Sôlôkhốp của Việt Nam. Tôi được cắp trên ban cho ân sủng, được đi thăm hai nước đàn anh vĩ đại là Trung Quốc và Liên Xô.
    Số là năm 1961, năm đỉnh cao muôn trượng, năm miền Bắc thiên đường của các con tôi như một vị thi sĩ lãnh đạo từng tuyên bố, tôi sống rất mỏi mệt vì không khí nghi kỵ, rình rập xung quanh. Một hôm Ruộng từ cơ quan về bảo:
    - Em đã gặp đồng chí phó ban tuyên huấn trung ương, người đã cứu anh trong cái vụ xét đi xét lại ấy.
    - ừ, rồi sao nữa?
    - Em thưa là tinh thần nhà em xuống quá. Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị quy chụp bắt bớ.
    Tôi thở dài:
    - Thực ra, cái sợ của anh đã hết cỡ rồi nên không còn sợ nữa. Chỉ có điều buồn quá. Thật phi lý, ai cũng nghi ngờ, ai cũng có khả năng ********* cả hay sao vậy?
    Ruộng gạt đi bảo tôi đừng phát biểu vô tổ chức. Cô tiếp tục khoe thành tích với tôi:
    Nghe kể về anh, đồng chí phó ban rất thông cảm. Anh ấy còn bảo chồng cô có tài đấy, nhưng chỉ phải cái tội xuất thân từ thành phần trí thức tiểu tư sản. Anh ấy bảo em là vô sản chính cống phải luôn giúp đỡ anh về tư tưởng cách mạng tấn công. Ruộng còn kể con cà con kê nữa mới gút lại:
    - Đồng chí phó ban hỏi em có sản lòng để anh đi thâm nhập nông thôn hợp tác hóa dài hạn không? Em suy nghĩ rồi trả lời rằng tuy một nách hai con, ai lại muốn chúng đi xa, nhưng nếu vì nhiệm vụ cách mạng thì em sẵn sàng. Đồng chí ấy nói là ngày mai sẽ làm giấy giới thiệu với đồng chí bí thư tỉnh ủy tỉnh X., nơi anh và em tham gia cải cách ruộng đất ấy, để anh xuống đó ba năm tìm hiểu thực têd viết sách phục vụ giai cấp. Tôi gật đầu:
    - Tốt. Nhờ em báo cáo với đồng chí phó ban là anh sẵn sàng đi ngay khi có giấy giới thiệu xuống tỉnh.
    Hai hôm sau, tôi lên đường xuống địa phương. Bí thư tỉnh ủy tỉnh X. tiếp tôi như thượng khăch. Họ đã mời tôi tiệc tùng ăn nhậu suốt mấy tuần lễ. Bí thư tỉnh ủy gọi điện cho bí thư huyện tiến tiến nhất tỉnh, dặn dò kỹ lưỡng về việc đón tiếp vị nhà báo kiêm nhà văn về huyện. Bí thư huyện ủy lại tổ chức tiệc lớn tiệc nhỏ, khách một mà chủ nhà có dễ hàng trăm, ăn uống tiệc tùng linh đình cả tuần lễ. Rồi bí thư huyện trực tiếp dẫn tôi xuống xã.
    Về sau tôi mới biết vì sao Ruộng trực tiếp gặp ban tuyên huấn đặt vấn đề để tôi đi thực tế nông thôn dài hạn. Vì Ruộng điều tra và biết được Oanh hiện chưa lấy chồng, đang làm bác sĩ ở một bệnh viện thủ đô. Cô đã đến tận cơ quan Oanh, quan sát người yêu sống yêu chết của tôi cho biết mặt. Ruộng sợ tôi ở thủ đô sẽ móc nối lại với Oanh vì nhất cự ly, nhì cường độ mà trời, cái trò yêu đương ai chả biết điều đó.
    Xã Thành Công có tám hợp tác xã nông nghiệp, là lá cờ đầu năm tấn của tỉnh X. Tỉnh, huyện đã dặn người có, dặn thư có, dặn miệng có rằng đồng chí Trần Hưng là nhà văn, nhà báo quan trọng của trung ương cử về tỉnh, các đồng chí vinh dự lắm mới được đón tiếp.
    Khi xe huyện ủy đưa tôi về tới đầu xã, Tấn bí thư và Thêm cỡ tuổi tôi là chủ tịch, mang cả dàn cán bộ đông đảo ra đón rước có đủ khẩu hiệu, cờ xí, cả trống ếch thiếu nhi nữa mới khiếp chứ. Tôi hoảng hồn, làm như họ đón một vị lãnh đạo cao cấp chứ không phải một thằng nhà văn quèn như tôi. Tấn bí thư đội mũ nồi đen, người thắp, béo híp cả mắt, chân đi đôi dép nhựa Hải Phòng tráng bóc, quần xanh kaki Nam Định, sơ mi trắng lốp, bắt tay tôi rồi ôm hôn tham thiết theo kiểu lãnh tụ đón lãnh tụ.
    - Báo cáo bác nhà báo, Thành Công chúng em sẵn sàng. Báo cáo bác bí thư huyện ủy, báo cáo bác phó chủ tịch huyện tất cả đều tốt ạ.
    Bí thư xã Tấn, tuy ngót nghét bốn mươi nhưng toàn xưng em với tôi thôi, xưng em với bất cứ anh cán bộ vắt mũi chưa sạch nào từ trên rót xuống. Bữa liên hoan đầu tiên đón tôi và hai căn bộ lớn nhất nhì của huyện làm tại ủy ban xã. Khách ba, kể cả lái xe là bốn, nhưng chủ nhà thì có tới hàng trăm vị. Thôi thì heo gà, vịt cá đủ cả. Rượu quốc lủi có tới hàng trăm chai. Cỗ bàn người ngợm cứ lênh láng một cái nhà ủy ban. Tôi phải làm màn bắt tay đến mỏi rã rời. Ai cũng một giọng báo cáo bác, chúng em sẵn sàng như cách nói của Tấn. Chủ tịch xã Thêm dáng người cao gầy, lông mày sâu róm, mắt sâu hoắm, mũi khoằm khoằm làm bài diễn văn long trọng mừng khách. Tiệc xong thì xe bí thư huyện về. Tôi ở lại với đám đầy tớ của nhân dân vừa no say bí tỉ. Tấn kể:
    - Thưa bác nhà báo, xã em có tám hợp tác xã, mỗi hợp tác xã bình quân có sáu đội sản xuất, vị chi có tới bốn mươi tám ông cán bộ đội trưởng rồi. Như vậy, cũng có nghĩa là có bốn mươi tám ông thư ký đội. Em chưa kể hàng ngũ đội phó sản xuất. Bốn mươi tám với bốn mươi tám là bao nhiêu hở đồng chí thống kê. à, thưa bác, riêng dưới hợp tác xã đã có chín mươi sáu cán bộ chủ chốt. Ngoài ra còn các loại cán bộ như thống kê, kế toán, kế hoạch, kỹ thuật, bảo vệ, đội cày, đội cấy, đội bừa, thủ kho, thủ quỹ, tài vụ vân vân, tính ra có cả trăm nữa ạ. Đấy là chưa kể hàng ngũ chủ chốt chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã. Ngoài ra, trên xã, cán bộ các ngành nghề của ủy ban, cán bộ cấp ủy từ đảng ủy đến tổ đảng, vị chi cũng ngót nghét hai trăm đồng chí cốt cán. Bây giờ em xin báo cáo bác nhà báo, con số cán bộ làm tròn là chín mươi sáu cộng một trăm, cộng hai trăm là bao nhiêu rồi ông thống kê? à thưa bác, cán bộ chủ chốt xã cả thảy là ba trăm chín mươi sáu đồng chí ạ. Nếu tính hết hền hệt có tới bảy trăm cán bộ tất cả. Tôi hỏi Tấn:
    - Dân số xã là bao nhiêu?
    - Báo cáo bác, bao nhiêu vậy ông thống kê, à sáu nghìn dân ạ. Sáu nghìn dân mà có tới bảy trăm ông cán bộ liệu có hơi nhiều không đồng chí Tấn? Tấn cười nịnh híp cả mắt:
    - Theo em là số cán bộ còn hơi ít đấy. Chúng em dự tính sẽ đề bạt lên cán bộ vài trăm nữa để có nguồn lãnh đạo dự trữ. Bây giờ nhường lời cho đồng chí chủ tịch xã làm việc với bác. Ông chủ tịch xã, dân bộ đội phục viên có khác, rất bài bản.
    - Báo cáo đồng chí Trần Hưng, đại diện cho giai cấp nhà văn nhà báo nước ta. Khi nhân dân xã chúng tôi được chỉ thị của huyện ủy và ủy ban huyện cho biết, chúng tôi được vinh dự hơn các địa phương khác đón rước đồng chí về viết báo, viết văn. Chúng tôi đã ba lần họp đảng ủy, ba lần họp ủy ban xã, các hợp tác xã cũng họp cỡ đó để bàn việc tiếp đón đồng chí. Tất cả bảy trăm đồng chí cán bộ xã đều tự nguyện làm đơn lên đảng ủy và ủy ban, xin được tiếp đãi đồng chí, ít nhất là một ngày, để mời đồng chí ăn bữa cơm dưa muối, cho thắm tình trung ương địa phương. Như vậy, đồng chí phải ở đây với xã chúng tôi hai năm mới thăm viếng được hết cán bộ và gia đình cán bộ xã. Ngoài ra còn bà con nông dân khác, họ cũng đang ùn ùn làm đơn mời đồng chí. Bên cạnh ủy ban xã Thành Công có một vườn cây, một ao cá đầy hoa súng đỏ hình bán nguyệt. Một ngôi nhà ngói ba gian xây đẹp, sân gạch, giếng nước, phòng tắm, nhà vệ sinh sạch sẽ, tịnh không có một con ruồi. Đấy là nhà khách của xã. Tôi được Tấn và Thêm dẫn vào ở tại căn phòng đẹp nhất, giường Hồng Kông, bàn viết đánh véc-ni có bình hoa đẹp, một sa lông nhỏ dùng làm bàn trà với đầy đủ tiện nghi của thời đó. Tôi nghĩ bụng, xã điển hình có khảc, còn hơn ở Hà nội nhiều. Chỉ thiếu mỗi cái điện. Đi thực tế kiểu này khác gì lên thiên đường. Tôi bảo Tấn và Thêm:
    - Xin hai đồng chí cứ để tôi được tự nhiên. Mai tôi xin làm ~ việc với các đồng chí một ngày rồi sẽ xuống dân.
    Tấn bảo tôi:
    - Thưa bác nhà báo, nguyên tắc bảo vệ cán bộ trung ương của tỉnh huyện chúng em rất nghiêm ngặt. Dù không có chuyện gì xảy ra nữa nhưng vẫn cứ phải đề phòng. Thằng địch còn lặn trong dân nhiều lắm, y như lươn trạch lẩn trong bùn. Vì vậy, khi bác nhà báo đi đâu, chúng em sẽ cử ít nhất là một đồng chí trưởng hay phó công an xã đi kèm. Hoặc là chính em hoặc đồng chí Thêm chủ tịch sẽ tháp tùng nhà bác ạ.
    Từ đó, suốt hơn hai năm ở xã Thành Công, tôi đi đâu cũng có công an xã đi kèm, làm môi giới để tôi tiếp xúc với dân. Chỗ tôi ở được bảo vệ bằng người canh gác suốt ngày đêm và rào thép gai xung quanh gỡ ở đồn Tây về. Suốt những ngày tôi sống ở đây, bữa nào cũng rượu thịt, cũng cơm gà cá gỏi, hoặc tiết canh heo thịt cầy, că chép ba ba. Mỗi bữa lại một ông cán bộ chủ chốt mời tôi, khách một mà chủ nhà có đến hàng trăm, đủ dàn bí thư, chủ tịch, chủ nhiệm, công an, xã đội...
    Lần nào tôi về Hà nội thăm gia đình, xe huyện, tỉnh cũng đưa rước. Rồi thì quà cáp chật cả xe, chối không được, đành phải lấy tượng trung dăm cặp gà, một tạ gạo nếp đặc sản, mấy đòn chả lụa để gọi là không phụ lòng ưu ái của địa phương. Ngày đầu tiên thâm nhập thực tế của tôi là ngày bí thư Tấn, chủ tịch Thêm cùng gần hết ban ngành xã, các chủ nhiệm hợp tác xã... dẫn tôi đi thăm đồng. Chúng tôi men theo bờ ruộng ra xem bà con cấy cày tập thể. Ôi chao, ai bảo sản xuất tập thể buồn nào, ai bảo kinh để xã hội chủ nghĩa thua kêm kinh tế tư nhân nào? Hãy đến đây chứng kiến cảnh lao động lạ lùng, kỳ vĩ của giai cấp nông dân tập thể xã Thành Công. Năm ấy đã gặt xong lúa, đang cày bừa làm lúa vụ chiêm nhưng trời ắm lạ. Trước mắt tôi và dàn cán bộ thăm đồng có lẽ ngót một trăm các chị, các bà thợ cấy tới xẩp xỉ bằng những người tham quan đang cấy tập thể. Các bà các chị vừa cấy vừa hát tập thể bài quan họ tình bằng có cái trổng cơm ầm vang cả góc trời. Hát xong, bên điệp khúc lại với tiếng vỗ tay giòn giã, khiến bùn bắn tứ tung, bẩn lắm cả mặt mày người hát vì cấy lúa thì phải cắm bàn tay xuống bùn. Có chị thợ cấy sát bờ ruộng, vỗ tay bôm bốp khiến bùn bắn vào áo tôi, làm ông công an xã đứng kề tôi lườm chị có ý bảo vỗ tay thì phải tránh xa xa một tí chứ, khiến chị thợ cấy kia sợ tái cả mặt, cúi xuống hát, hết dám vỗ tay. Chúng tôi tạm biệt những người cấy đang vừa cúi xuống vừa lấy hơi hát tập thể tiếp bài ca ngợi đảng Hừng trời đông ảnh hầng soi sáng bình minh, đàn bồ câu phắp phới.... Tôi có cảm tưởng họ phải rút cả ruột gan để hát trong khi cấy, chứng tỏ phong trào hợp tác hóa vui đến mức nào. Phái đoàn cán bộ xã dẫn nhà báo tham quan đồng, như đàn kiến cỏ kéo sang xem các bác, các cụ thợ cày thợ bừa. Họ, những ông lão, những bác trung niên đang cày bừa tập thể hàng mười con trâu trên một mẫu ruộng. Cả mấy chục con người vừa cày bừa vừa hát tập thể bài kết đoàn, khiến những con trâu sợ quá đứng nghển cổ lên một lúc mới dám bước. Tiếng hát tập thể của phái đàn ông ồ ề, khàn khàn nghe buồn nhiều hơn vui. Tôi thấy có bác vừa nâng cày lên trở xá, vừa hát toát mồ hôi. Trời ơi, nơi sản xuất, nơi cày sâu cuốc bẫm nghìn đời đang được biến thành sân khấu hội diễn văn nghệ. Sau đó là đến tiết mục hò khoan giữa các chị thợ cấy và các bác thợ bừa. Toàn là những câu diễn ca về chủ trương chính sách được hò đối đáp khiến cánh đồng cứ sôi lên. Tấn chỉ tay cho tôi nhìn về phía xa một chết:
    - Báo cáo bác nhà báo, bác có nghe rõ tiếng hát chèo tập thể không ạ?
    - Có tôi nghe.
    - Thưa đấy là đám nam nữ thanh niên đang nhổ mạ đấy. Mặc dù nhổ mạ mệt lắm, nhưng nếu họ không hát tập thể với nhau sẽ không sao chịu được. Hát xướng với bà con nông dân chúng em khi lao động nặng nhọc cũng cần thiết như hơi thở, như ăn uống vậy.
    Tôi gật đầu phục lăn bà con nông dân ở đây. Chỉ có thánh mới sánh nổi họ mà thôi. Thêm chợt dìu tôi ra một bên, chỉ tay về phía bờ ruộng cách chừng hai trăm thước. Tôi thấy cỡ bốn chục thanh niên đang gánh phân theo hàng dọc. Họ vừa gánh dập dìu vừa lấy tay vẫy chúng tôi, miệng cười như hoa. Thêm bảo:
    - Gánh phân nặng, phải bước dập dình nên họ chỉ vẫy tay cười với nhà báo được thôi. Nếu hứng lắm cũng không hát được, vì nếu hát, phân tro sẽ đổ hết. Nhưng xin nhà báo chờ một lúc nữa khi họ quảy sọt về làng lấy phân tiếp, rồi nhà báo xem, hát xướng điếc cả tai cơ đấy.
    Nhất, trưởng công an xã, cỡ nhỏ tuổi hơn tôi, người thấp, chắc như con cua gạch, đầu húi cua, da ngăm đen, môi tái nhợt, đi giày bộ đội, quần tây màu nước dưa, sơ mi xanh bạc, đeo xắc cốt một bên, súng lục một bên, lạch bạch chạy đến chen sát vào tôi nói:
    - Anh ạ, còn nhiều tiết mục hay lắm. Biến cánh đồng thành sân khấu, người nông dân thành diễn viên. Thời thế sướng muốn chết. Chả bù cho cái thời cá thể, cứ bì bà bì bõm như con cò con vạc ấy.
    Tôi đế vào:
    - Đúng. Lao động thế này thì thích thật. Mệt thế quái nào được nhỉ?
    Nhất khoe: - Quanh năm ngày nào nông dân ra đồng cũng vui như hội thế này đó anh ạ. Anh biết chỉ còn thiếu tí chút gì nữa thì nông dân ta sẽ hơn thành thị không?
    - Một tị điện. - Đúng, có tí điện nữa là dân thành phố chen nhau về đây xin đi gănh phân, đi cày bừa bằng hết.


    .

  4. A6188

    A6188 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Tối hôm đó, vẫn một vai đeo xắc cốt, một bên hông xệ khấu súng lục Nhất dẫn tôi đi thăm mấy gia đình xã viên. Chúng tôi đến thăm chừng mươi gia đình. Có đôi ba nhà xây nho nhỏ, còn toàn nhà vách đất mái rạ đen xỉn, mà nhà nào cũng có giường mô-đéc, bàn ghế, tủ, phích nước Trung Quốc, đài Hungari Oriôngtông hay đài Seng Mao Trung Quốc. Tôi đến nhà nào cũng nghe một giọng đài tiếng nói Việt Nam mở hết cỡ, đang phát thanh hoặc ca nhạc. Đèn bão, đèn tọa đăng thắp sáng ngang với điện. Tôi hỏi chuyện bà con ai ai cũng nói y một giọng: rằng nhờ đảng, nhờ ơn chính phủ đời sống sung sướng cả, chỉ thương đồng bào miền Nam đang quằn quại đói khổ dưới áp bức của Mỹ Diệm. Ai cũng khen làm ăn tập thể là tuyệt vời, cơm ăn không hết, gà vịt, lợn chó thịt ăn không thiếu, chè ngon thuốc thơm cũng nhiều khi thoải mái. Nhà nào cũng nằng nặc mời nhà báo ở lại ăn với chúng em bữa cơm dưa muối, khiến trưởng công an xã Nhất cứ phải thay tôi cám ơn và chối đây đẩy. Tôi chưa thấy một ai mặc áo vá, đến nỗi có những cụ già còn diện cả những cái áo hoa xanh đỏ lòe loẹt dài quá khổ vì thợ may vụng. Suốt cả tháng, tôi lội theo đoàn cán bộ xã đi thăm hết cánh đồng hợp tác này đến cánh đồng hqp tác khác. Tất cả không khí lao động, hát hò tập thể đủ bài, từ sẩm soan đến điệu cò lả vang lên có lúc còn sôi nổi hơn cả ngày đầu tôi được chứng kiến. Tối đến, tôi lại theo đồng chí trưởng hoặc phó công an xã dẫn vào thâm nhập quần chúng. Tôi được dẫn đến toàn nhà xã viên ban đêm, còn nhà cán bộ để ban ngày, vì tôi phải ăn cơm dưa muối với mỗi gia đình cán bộ từng ngày một. Tôi phục bà con nông dân xã Thành Công sát đất, nhà nào cũng nhiều đồ đạc và lắm tiện nghi, từ xe đạp đến đài... Tuy nhiên, nhiều ngôi nhà bé nhỏ và xác xơ cái vỏ bên ngoài, nhưng cái ruột thì phải biết. Tôi ghi vào sổ tay: hợp tác xã ăn rồi, nhất rồi, cứ đà này đến năm 1965 là toàn bộ nông thôn miền Bắc sẽ được điện khí hóa, sẽ biến thành thành phố. Một lần, sau buổi tối rượu đã ngà ngà, Nhất và Phát là trưởng phó công an xã, tiếp tục dẫn tôi đi thâm nhập quần chúng. Tôi hỏi hai đồng chí phụ trách công an xã:
    - Xã ta còn hộ nào làm ăn cá thể không? Nhất thưa: Còn anh ạ. Năm tên lý lịch xấu xin mãi mà chúng tôi không duyệt. Cho chúng mày ở ngoài tập thể đến mục xương cho biết thân.
    Phát thêm:
    - Còn tám hộ nữa chứ anh Nhất. Nhất cười trừ:
    - Quên béng nó ba hộ ngoan cố. Tôi đề nghị bắt cha chúng nó nhốt hết nhà báo ạ. Dọa cho các con vài trận vãi đái ra quần là sẽ làm đơn xin vào tập thể tuốt.
    Tôi can:
    - ấy chết. Phạm chính sách đẩy. Để họ tự nguyện vào chứ.
    - Tự nguyện có mà đến đời mục thất. Em xin nói nhỏ với nhà báo nhé, xã này mà không có công an chúng em là chúng nó còn ở ngoài làm ăn cả thể có đến ba phần tư dân số. Dân ở đây ngu lắm anh ơi, lại cứ mê làm ăn cá thể mới khổ chứ. Chỗ sướng muốn chết không ưa, lại ưa dọa đi tù. Em với thằng Phát đây không làm dữ, xã Thành Công muôn năm cũng chẳng được điển hình tiên tiến đâu anh.
    Tôi bảo hai ông bạn công an đang đi bên cạnh, trên đường
    làng trăng non lờ mờ như sương muối:
    - Tôi sợ các đồng chí làm ăn quá tả đấy.
    Nhất vỗ vai tôi, phả hơi rượu vào mặt tôi:
    - Tả thể chó nào được anh. Nông thôn lạc hậu lắm. Em nói thật, không đe bắt là không trị được dân đâu anh ạ. Thời nào cũng thôi. Nếu cứ như ông bụt cả thì nhà nước sinh ra công an, quân đội, viện kiểm sát, bảo vệ an ninh làm quái gì?
    Phát đế vào:
    - Em cũng nghĩ vậy anh nhà báo ạ. Chính quyền là cứ phải nghiêm chỉnh. Không có oong đơ gì hết. Phải có uy chứ anh. Nghệ thuật lãnh đạo là người cầm quyền phải học được cách làm cho dân nó sợ. Dân nó sợ rồi là cứ một phép nhá, răm rắp,. bảo sao nghe vậy nhá. Bảo hát là hát, bảo cười là cười, bảo khóc là dân phải khóc, có thế mới lãnh đạo được chứ. Bảo họ lao động hăng đi bà con là họ ào xuống đồng như vịt cả ấy.
    Hai ông bạn tôi thở phì phò, ghê vào nhà dân uống nước cho giã rượu. Tôi hỏi sao không dẫn tôi cùng vào mà lại để đứng ngoài đường, thì họ nói nhà này đang có vấn đề, mình vô giả vờ uống nước xem nó làm gì?
    Sáng sớm hôm sau, hai anh phụ trách công an xã đến nhà khách ủy ban tìm tôi rất sớm, cười cười xởi lởi:
    - Tối qua, hai đứa em say quá phải không anh Hưng?
    - Say ít thôi.
    - Khi say là đến ông trời cũng cứ thích nói bậy. Anh bỏ quá cho chúng em nhá.
    Tôi không biết tối qua họ nói thật hay nói bậy, nhưng cứ xem phép trị dân ở đây thì thấy tổ chức quá tài giỏi.
    Tôi lại lội ra đồng thăm bà con lao động sản xuất. Có nhiều người hát xướng hăng quá đến độ giọng khàn như vịt đực. Trời ơi, làm ruộng mà vui sướng, hân hoan đến cỡ này, thì tôi cá trên đời này, đến các nông trang tập thể của Liên Xô, các công xã nhân dân của Trung Quốc cũng Tết ma rốc bằng được. Tôi xúc động thực sự trước đời sống mới tập thể hóa quá hạnh phúc của nông thôn, điển hình là xã Thành Công này, một cái nền của cuốn tiểu thuyết lớn của tôi. Ba tháng đầu ở đây, tôi đã viết được mấy bài báo chững chạc, đầy số liệu thuyểt phục. Tôi gởi đi Hà nội, nửa tháng sau thấy in liền. Xã Thành Công, một điển hình tiên tiến kỳ diệu cả nước biết tiếng, cả nước đòi về học tập. Tỉnh, huyện, đánh xe xuống xã nói mời tôi lên làm việc nhưng kỳ thực là để tiệc tùng chúc tụng và tặng quà cáp. Họ lại thưởng nhiều bằng khen cho Thành Công nữa chứ. Tôi trở thành ân nhân của cả tỉnh.
    Dịp Tết Nguyên đán năm 196l, tôi viết hai bài tùy bút về Thành Công, một in báo đảng, một in Văn Nghệ. Hai bài báo đều được phát trên đài phát thanh đêm giao thừa và đêm mùng một Tết. Thành Công trở thành niềm hãnh diện cho tỉnh X., trở thành niềm tự hào cho phong trào hợp tác hóa tuyệt vời của toàn miền Bắc. Khỏi phải nói, dưới con mắt của cán bộ Thành Công, tôi được kính trọng gấp nhiều lần hồi mới tới đây. Tháng ba năm 1962, tôi lại về nằm vùng ở Thành Công. Xã, hợp tác xã thì lao động giỏi, tôi lại tuyên truyền hay, quả xứng đào xứng kép. Tôi lại được ăn uống sung sướng gấp nhiều lần. Đến nỗi, tôi phải than với bí thư xã rằng, ăn uống thế này, thì lợn gà vịt cá tôm sao kịp sinh, kịp lớn để có cái ăn tiếp. Tấn vỗ vai tôi cười hì hì:
    - Ôi, bác cứ hay lo xa. ở đây, từ quan chí dân ăn uống sung sướng tất tần tật như vậy đấy bác ơi. Nếu cứ xét lý thuyết và thực tế, thì Thành Công chúng tôi gần tới sát nách chủ nghĩa cộng sản đại đồng rời, tức là làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Bác tiếp xúc với cán bộ chúng em rồi đó, thích làm là làm, khi nào thích ăn thì cứ sai người ra trại chăn nuôi bắt gà vịt lợn ngan, xuống ao hợp tác vớt cá, tha hồ ăn, nhiều vô kể. Mình chén, người phụ trách trại chăn nuôi họ càng mừng anh ạ, không chật chỗ, lấy chuồng trại đâu mà thả gia cầm, gia súc.
    Tôi phục lăn:
    - Khiếp nhỉ. Căc đồng chí tiến nhanh còn hơn gió.
    Tấn đế vào:
    - Vâng, gió ăn thua gì.
    Một lần, Tấn, Thêm, Nhất, bộ ba chủ tịch, bí thư, công an dẫn tôi đi ba ngày lội ruộng đến mệt phờ. Họ giới thiệu với tôi những cánh đồng cao sản, thả dày đặc bèo hoa dâu, lúa tốt bời bời. Tôi xúc động đến cháy lòng. Tiếng của cả cánh đồng lúa xanh đang thì con gái reo lên cùng gió lời tụng ca về hợp tác xã nông thôn. Tôi liền nảy ra tên của cuốn tiểu thuyết. A, Lúa reo. Tên cuốn sách đầy chất thơ, vừa vui, vừa hàm súc. Ba ông cán bộ lớn nhất Thành Công dẫn tôi đi xem ruộng của đám làm ăn riêng lẻ. Thêm chỉ tay xuống từng ruộng lúa:
    - Đấy, thực tế chứng minh, không có lại bảo chúng tôi báo cáo láo. Đồng chí nhà báo xem xem có phải lúa của bọn cá thể này vàng vọt hơn cả râu ngô không nào? Đấy, lúa chẳng ra lúa, èo uột chả ra làm sao, hàng lối thì xiêu vẹo. Đúng là cái quân không có lập trường, không có lãnh đạo, có tổ chức nên cấy hái xiên xẹo, lúa má đứng bơ vơ, ông chẳng bà chuộc. Còn ruộng hợp tác xã đồng chí thấy đấy, luôn luôn có lãnh đạo, có tổ chức tới từng cây lúa, nên hàng lối ra hàng lối, chẳng khác gì toàn quân duyệt binh. Chúng tôi cấy chăng dây mà nhà báo. May mắn thay, tôi ghi vội những lời đồng chí chủ tịch xã vào sổ tay làm chủ đề cho cuốn tiểu thuyết Lúa reo của mình. Tấn chờ tôi ghi chêp xong, huơ tay:
    - Đấy, bác xem, ruộng cá thể nước cũng cóc có, bờ bụi rò rỉ hết nước rồi. Trong khi lúa tập thể nước non thừa mứa, phân gio bồi dưỡng lia lịa, thuốc trừ sâu trừ xia phun tối ngày. Đảng ta nâng cây lúa như nâng trứng, hứng như hứng hoa ấy chứ. Có vậy mới năm tấn rồi bảy tấn mười tấn. Bọn cá thể đâu có biết làm ăn, bỏ công ra toàn công cốc cả. Đấy bác coi, lối làm ăn nào thắng lối làm ăn nào?
    Tôi gọn lỏn:
    - Tất nhiên là lối làm ăn tập thể rồi.
    Tấn vênh mặt, ra vẻ tự đắc. Nhất thì thì thầm rủa sả:
    - Vậy mà cái bọn ngu độn trên thế giới vẫn còn mê làm ăn tư bản. Em mà sang đó á, cứ là bắt hết hền hệt.
    Ba chúng tôi phì cười cho cái nói của anh trưởng công an xã phổi bò, chỉ có được cái tài năng bắt bớ. Tháng bảy năm 1962, tôi ngồi tại nhà khách xã Thành Công viết cuốn tiểu thuyết Lúa reo. Đến tết dương lịch năm 1963 thì tôi viết xong. Cuối năm 1963, tiểu thuyết Lúa reo của tôi in xong, tạo ra một sự kiện văn học thời đó. Đầu năm 1964, sau chuyến đi thăm hai nước bạn về, tỉnh ủy tỉnh X. lại đánh xe con lên Hà nội mời tôi xuống thăm các huyện khác. Đồng chí phó bí thư kiêm trưởng ban tuyên huấn tỉnh bảo tôi:
    - Anh Trần Hưng ơi, các huyện trong tỉnh đều trách tỉnh ủy nhất bên trọng, nhất bên khinh, có một đồng chí nhà văn nhà báo lớn như vậy, sao chỉ một mình xã Thành Công được hưởng? Họ đòi tỉnh phải mời bằng được anh xuống các huyện cho bà con nông dân tập thể biết mặt người viết Lúa reo, đồng thời được nghe nhà văn nói chuyện về cuốn sách.
    Vậy là tôi đồng ý đi tám huyện còn lại của tỉnh X. để nói chuyện và thăm hỏi nhân dân. Một buổi chiều, sau khi ăn xong bữa cơm dưa muổi có yl''n sào của tỉnh ủy chiêu đãi, tôi xin phép anh bảo vệ nhà khách đi dạo phố một mình cho thư thái tâm hồn, cũng cốt để tiêu cơm. Tôi đi về phía công viên thị xã, trên con đường Nguyễn Du với hai hàng cây cổ thụ bên đường rợp bóng. Tôi đi chầm chậm, thả hồn trong từng chiếc lá rơi, cám cảnh cho cái sự sinh diệt ở đời. Bỗng có một cậu thanh niên mới lớn, khoảng mười bảy mười tám là cùng, từ phía sau chạy lên trước mặt tôi chào:
    - Cháu chào chú nhà văn. Tôi vui vẻ thưởng thức sự nổi tiếng của mình:
    - Ô, chào anh bạn. Sao cậu biết tớ?
    - Cháu biết rõ chú quá đi chứ lỵ. Chú là nhà văn Trần Hưng vừa viết cuốn Lúa reo nổi như cồn, báo chí ca ngợi hết lời đó thôi.
    Tôi sướng rơn. Té ra cái nghề văn bạc bẽo đôi khi cũng có cái thú của nó đấy chứ. Cậu thanh niên vẫn đi bên cạnh tôi, thỉnh thoảng nhìn tôi có vẻ chiêm ngưỡng. Đang buờn buồn, bỗng dưng tôi vui hẳn lên, cảm ơn trời cho một vệ tinh đến bay liệng xung quanh ca ngợi. Tôi hỏi một cách tự mãn:
    - Cậu đọc sách của tớ chưa?
    - Rồi. Cháu đọc vèo một cái hết liền.
    - Cậu thấy Lúa reo thế nào?
    - Xin chú để tí nữa cháu nói. Này chú Trần Hưng, nếu chú không chê một độc giả bé con như cháu, thì xin mời chú vào công viên cùng ngồi trên ghế đá, cháu sẽ xin thưa với chú một ít về tác phẩm Lúa reo.
    - Tốt. Nào chúng ta cùng vào. ''
    Công viên buổi hoàng hôn còn mấy cái ghế đá bỏ trống. Hoa lá xanh tươi đứng răm răm theo hàng lối. Tàn cây cổ thụ rac lá xuống đầu chúng tôi như những mảnh bản thảo màu vàng nhạt bị xé vứt tứ tung. Chúng tôi ngồi trên băng đá. Tôi hỏi chàng thanh niên:
    - Cậu quê ở đâu nhỉ?
    - Thưa, cháu dân xã Thành Công, cháu biết chú từ năm 1961.
    - Giờ cháu làm gì?
    - Học kỹ thuật trên thị xã.
    - Cháu tên gì, con ai ở Thành Công?
    Bố mẹ cháu là nông dân xã viên quèn, chả ai thèm biết tên tuổi cả. Cán bộ xã và các chú gọi những người xã viên dốt nát, nghèo khổ như bố mẹ cháu là nhân dân. Cho nên cháu là con của nhân dân chú ạ. Tên tuổi cháu cũng chẳng ai cần biết làm gì.
    - Thôi, cậu giấu tên với tớ cũng được đi. Cứ tạm gọi cậu là con nhân dân chứ gì.
    - Đúng chú nhà văn ạ. Vì nhân dân đối với các chú, đối với tầng lớp lãnh đạo, chỉ là cái đám kiến cỏ vô danh.
    - Thôi, ta vào đề nhá. Cậu muốn nói với tớ cái gì về cuốn Lúa reo?
    - Nhưng cháu xin chú đừng có giận đấy. Chú thề đi.
    - ừ thề.
    - Cuốn sách của chú viết chưa hay đâu. - Vì sao? - Vì nó rất giả tạo. Mà văn chương theo cháu, trước hết là phải thành thật. Bà con nông dân ở xã Thành Công đọc cuốn sách của chú xong, nói thầm vào tai nhau: Trần Hưng là cái thằng bốc phét. Đúng là nhà văn nói láo, nhà báo nói điêu.
  5. A6188

    A6188 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    - Ô, cậu nhầm hay sao ấy chứ, báo chí cả nước người ta đang ca ngợi cuốn Lúa reo của tớ rầm lên ấy.
    - Báo chí họ cũng nói dối nốt chú ạ.
    - Ơi hay, cậu lấy bằng chứng ở đâu để bảo chúng tớ bốc phét?
    - Xin chú hãy kiên nhẫn nghe cháu nói sự thật nhé. Nhưng xin chú đừng có nổi nóng hay vu cáo cháu là ********* đấy. Nếu trong xã hội mà mỗi người dân chưa được quyền nói thật lòng với nhau, nói thật lòng với nhà nước thì cháu tin xã hội đó chưa tốt, chưa đẹp. Vì khi nhà nước nói dối dân, dân lại phải đối phó lại bằng sự nói dối. Đó là một xã hội giả. Mà giả thì không bao giờ tiến bộ được đâu chú ạ.
    - Ôi sao cậu triết lý dữ vậy? Học lớp mẩy rồi hở ông con nhân dân.
    - Lớp bảy, giờ học trung cấp kỹ thuật hai năm rồi. Cháu rất mê đọc sách văn học. Cháu có làm cả thơ nữa đấy chú ạ. Thôi để cháu nói chú Trần Hưng nghe nhá. Cán bộ xã Thành Công họ lừa chú đấy. Chú bị bịt mắt bắt dê mà không hay biết. Suốt hai năm rưỡi chú nằm thâm nhập và viết ở Thành Công, đám người đói khổ lam lũ được gọi là nhân dân kia đã bao giờ được tiếp xúc thực sự với chú đâu. Mỗi lần chú đến tìm hiểu thực tế tại nhà dân, đều có trưởng hay phó công an xã đi kèm, hoặc ít ra là chủ tịch bí thư. Thế thì bố bảo nhân dân dám nói thật với chú. Họ phải trả lời những câu hỏi của chú một cách có tổ chức, có lãnh đạo, nghĩa là nhất nhất một lời nói đều có cán bộ sắp đặt trước để dân nói với chú. Lỡ một ai nói sự thật với chú, khi chú đi rồi chỉ có nước chết với họ. Đói thì phải bảo là no lắm, sướng lắm. Rách nát thì phải khoe là lành lặn, xênh xang áo quần. Rau cháo qua ngày thì phải hô lên mỗi lần chú tới là thịt cả ăn thả cửa. Bị trù dập, đàn áp, truy bức đến sợ vãi đái ra quần, khi chú đến thăm thì phải khoe là quá sức tự do, vô cùng dân chủ, phấn khởi tự tin tuyệt vời... Khi chú đến nhà dân đen, mỗi tối đều thấy nhà nào cũng lụp xụp, mái rạ, vách đất xác xơ, nhưng bên trong toàn đồ quý phải không? Chú thấy nhà nào cũng có đài mở oang oang, có giường tây, tủ đứng, bàn ghế choáng lộn, chăn bông phích nước tươm tất chứ gì. Bịp chủ cả đấy thôi. Mỗi tối họ dẫn chú đến bảy tám nhà dân đã định trước, đã bố trí và sắp đặt trước. Họ cho dân khiêng đồ đạc, mượn đài phích, giường tủ từ nhà các ông bà cán bộ đến trang trí, sau khi chú đi rồi, dân lại phải hì hục khiêng vác suốt đêm trả lại nhà cán bộ. Chú thấy nhà các ông cán bộ xem nhà nào chưa xây sân gạch, đồ đạc đủ hết không. Người dân làm ra bao nhiêu họ ăn đầu ăn đuôi hết rồi còn gì. Chú thấy cán bộ và vợ con họ rồi đấy, ông bà nào cũng béo đỏ lên, ăn trắng mặc trơn quen rồi. Còn nông dân, người làm ra lúa gạo như bố mẹ cháu thì đói khổ, rách rưới tàn mạt.
    Tôi hoang mang quá, nhưng cũng rán vớt vát lại niềm tin không có cơ sở của mình bằng một câu hỏi:
    - Cậu nói làm sao chứ, năm nào Thành Công cũng bảy, tám đến mười tấn một hécta.
    - Ôi chú Trần Hưng ơi, thành tích ma thành tích cuội đấy. Họ báo cáo láo cả thôi. Làm chó gì có bảy, tám đến mười tẩn thóc một hécta hả chú? Cháu làm ruộng mãi cháu biết. Họ bốc phét để tuyên truyền đấy chú ơi.
    - Này, cứ cho là sự thật như vậy cả đi. Nhưng tớ từng được chứng kiến cảnh nông dân Thành Công lao động trên đồng vui vẻ như tết, hò hát tập thể vang lừng, có ai đau khổ như cậu nói đâu. Vỗ tay hát xướng bằng thích.
    - Ôi chú ngây thơ thật ấy. Cái trò hề kia sao chú vẫn còn tin là sự thật ư? Họ bắt bà con ra đồng đông như kiến cỏ, tập dượt hai ba ngày, vừa gò lưng xuống cấy, vừa cày bừa, vừa nhổ mạ, vừa đi gánh phân vừa hát tập đoàn. Chú thử hình dung xem, cúi xuống cấy lúa đã mệt đứt hơi còn phải hát phải hò tập thể, tay chân toàn bùn là bùn vẫn phải vỗ đôm đốp để biểu diễn cho quan khách coi, đến nỗi bùn đất bắn đầy vào mặt nhau cứ như hề cả ấy. Họ bắt tình bắt tội bà con nông dân tập dượt mấy ngày mới đem biểu diễn khoe chú đó. Chả có người nào điên như vậy nếu không bị cán bộ bắt buộc. Sau mỗi lần chú đi, có nhiều bà con phát ốm, phát ho phát hen vì vừa làm vừa phải gào bài hát đến khản cả tiếng. Nhiều người oán chú lắm mà chú không biết. Đảng ủy xã, ủy ban xã bày trò thắt đức này không chỉ cho riêng chú để viết báo viết văn, mà còn để biểu diễn cho các vị lãnh tụ về thăm xã, chứng tỏ rằng đường lối của họ đúng đắn và nông thôn thực sự đã biến thành thiên đàng. Ôi trời, vậy mà trong tiểu thuyết, chú tả những đoạn hát xướng tập đoàn trên đồng ruộng một cách rất say mê, rất chân thành, khiến cháu đọc qua cứ ôm bụng bò ra mà cười. Một đoàn thanh niên nam nữ vừa gánh phân đi hàng dọc vừa hát sẩm soan tập thể, tếu thật chú ơi.
    Tôi như kẻ đi buôn bị mắt hết vốn:
    - Chả lẽ họ lại lừa tớ đến như vậy sao?
    - Ôi sao chú vẫn còn ngây thơ quá.
    - Ơi, nhưng tớ thấy lúa hợp tác xã tốt thực sự. Còn lúa của đám cá thể vàng vọt gầy teo.
    - Chú có biết không, công an xã đêm đêm cho người bí mật đến các ruộng cá thể, tháo nước ra hết để lúa chết khô. Họ còn phun thuốc trừ sâu liều cực nặng vào lúa cá thể cho cây lúa chết héo, chứng tỏ lối làm ăn tập thể thắng thế theo kiểu ấy đấy chú ơi. Còn lúa hợp tác xã đúng là tốt thật. Nhưng đến mùa gặt về, trả nợ nhà nước đến tám bảy phần rồi: nào tiền cày máy, tiền phân hóa học, tiền thuốc trừ sâu, tiền kỹ thuật, tiền giống, tiền bèo dâu, tiền giao tế chi phí, tiền chi cho liên hoan mừng lãnh đạo, báo chí hay quan khách về thăm. Sau đó, lại còn thóc nộp thuế nữa. Thành thử, trừ đi các khoản chi, có khi người làm ra hạt lúa bị lỗ nữa chú ơi. Lúa thu về không đủ trả nợ. Vậy thì xã viên ăn cái quái gì để sống chú. Nhịn là thượng sách thôi. Phải làm sao kiếm được củ khoai củ từ mà vượt qua ngày ba tháng tám. Chú về xã cháu hai năm rưỡi, thử hỏi ngày nào không ăn uống như vua. Tiền ấy, cái đám nhân dân phải è cổ ra chịu cả đấy chú ạ. Vậy mà trong tiểu thuyết Lúa reo chú mô tả nông dân xã viên còn sung sướng hơn cả tiên nữa. Thử hỏi viết dối trá như thế, bà con nông dân họ đọc, đến hiền như bụt còn phải chưởi nữa huống chi là những người khốn khổ. Chú bị đám cán bộ ma giáo ấy lừa rồi đấy.
    Tôi im lặng vì đau đớn, vì xấu hổ, nhưng dù sao lúc ấy, sự thật tệ hại đến vô chừng này khiến tôi chưa đủ sức tin nổi, tôi vẫn cần phải vớt vát sự biện minh cho mình:
    - Tôi không hoàn toàn tin hết những điều cậu nói.
    - Dạ, chú không tin thì tùy chú. Nhưng tiểu thuyết của chú viết ra là để phục vụ bảy trăm ông bà cán bộ xã Thành Công, chứ không phải vì lợi ích của đám đói rách nhếch nhác là sáu nghìn người vô danh, mà các chú từng phong cho họ cái tên thánh đẹp đẽ là nhân dân.
    Tôi đớ người ra, hoang mang như vừa đi lạc vào một thế giới không phải trái đất. Cậu thanh niên đứng lên chào tôi rồi đi thẳng. Dù sao, tôi cũng phải nén lại nỗi đau, niềm tức giận vừa bị hat nước lạnh vào mặt, để làm ra vẻ lịch sự:
    - Cám ơn anh bạn trẻ nhé.
    Cậu ta quay lại, vẫy tay, mỉm cười:
    - Đừng bao giờ viết như vậy nữa nhá chú Trần Hưng.
    Tôi im lặng ngồi một mình trên ghế đá. Tôi chợt thấy mình cô đơn đến vô cùng. Tôi như kẻ bị cả và loài người phản bội. Trên đầu tôi, lá cũng không thèm rơi xuống. Gió đã cuốn gói đi khỏi thị xã này. Bóng tối từng cục một từ các xó xỉnh của cuộc đời đang rơi xuống tôi. Đêm đang xuống để lấp dần đi mọi khoảng cách. Tất cả cửa nhà, cây cối, đường xá và tôi cùng được nhúng vào cái bình mực vĩ đại là bầu trời đêm. Thị xã đoạn này không có điện. Tôi sợ hãi đến mức muốn co cẳng chạy khỏi mọi sự dổi trá đang vây bủa xung quanh. Tuy vậy, với cái cảm giác sợ ma, tôi không chạy, mà đi thật chậm để cố gắng cưỡng lại cái cảm giác sợ hãi đang rùng rùng trong tôi. Tôi đi về phía ánh điện của khu dinh thự mà những người gọi là đày tớ nhân dân đang ở. Từ đêm ấy và nhiều đêm sau tôi không sao ngủ được. Tiểu thuyết Lúa reo và cậu thanh niên xã Thành Công cứ xoáy vào tôi bao nhiêu mũi tên trái ngược. Lẽ nào, những điều cậu tả kể đã là sự thật? Nhưng nếu sự thật lại trần trụi, tàn nhẫn và quải gở như vậy thì sao? Tôi tự nhận mình là người có văn hóa cơ mà. Nhưng đâu rồi lương tâm của tôi, cậu bé kia hay cái đám nông dân vừa phải lao động vừa phải gào tập thể những bài hát, cái nào là sự thật? Phải chi tôi đừng gặp cậu ta hôm đó thì sẽ được yên ổn hơn nhiều. Lương tâm, sự thức tlnh, lẽ hướng thiện của chúng ta phải chăng là chính nỗi đau, là niềm ân hận, là sự tự đày ải tâm hồn mình? Lẽ nào niềm vinh quang của Lúa reo mang đến cho tôi lại là thứ vinh quang giả tạo. Niềm vinh quang của người này phải chăng là nỗi nhục nhằn của kẻ khác? Lẽ nào những trang văn viết về hạnh phúc của tôi lại là sự bất hạnh của đám đông? Lẽ nào hàng trăm nam nữ thanh niên xã Thành Công vừa gánh những gánh phân nặng trĩu lại không có khả năng hát chèo tập thể? Hàng trăm câu hỏi như chiếc vòng kim cô của Tôn Ngộ Không cứ thắt chặt lấy đầu tôi. Nó xiết chặt đến nỗi, đầu tôi cứ bé dần bằng quả trứng và cuối cùng chỉ còn bằng cái trứng sâu.
    Văn học và cuộc sống, sự thật và sự lừa bịp, tiểu thuyết Lúa reo và cậu thanh niên xã Thành Công tôi vừa gặp ở công viên thị xã. Lương tri và ti tiện, vinh quang và nhục nhã. Từng cặp, từng cặp cứ hành hạ tôi, đến độ ăn không ngon, ngủ không yên. Suốt một tháng sau đó, tôi gầy rạc cả người. Tôi trở về quê thăm mẹ già. Bố tôi đã mất vì đau buồn từ năm 1958. Trước khi tắt thở, nhờ mẹ nói, bố tôi mới tha cho tôi cái tội làm đơn đấu tố ông gởi về từ trên tỉnh. Đó là sự đấu tố lếu láo, a dua, với một ngụy lý vì để tội của cha mình giảm đi mà con phải đấu tố người đẻ ra mình. Ôi, anh lý luận hay nhỉ. Bố tôi bảo tôi như vậy. Đến cha mình mà các anh còn đấu tố, thì thử hỏi trên đời này còn cái gì các anh tha, còn cái gì cho các anh trọng nể?
    Mẹ tôi ở với vợ chồng em Chìa, tức thằng chả Chìa hồi nhỏ. Căn nhà đã được xây lại từ năm 1960. Mẹ tôi dành cả buổi kể cho tôi nghe chuyện hợp tác xã quê nhà:
    - Hưng ạ, mẹ nói thật con đừng giận nhá, ở đây, có nhiều người đọc cuốn Lúa reo của con, đã bảo thẳng với mẹ là con bác viết văn nịnh, văn bồi. Mẹ buồn lắm. ở đây chỉ có cán bộ là sống sung sướng vì họ ăn chặn hết của dân. Chung nhau vào tập thể là để cho bọn nam quyền nó dễ đục khoét, dễ ăn cắp của dân. Dân đói khổ lắm, nhục nhã lắm, chả được như cái đám dân ăn tráng mặc trơn như con tả trong sách đâu. Mẹ thấy quái lạ thật, sao báo chí, sách vở của chúng mày chỉ ưa nói ngược lại những điều có trong đời thực. Trời ơi, tôi sẽ còn gầy rạc ra nữa vì cái vinh quang của tôi không đi kèm với lương tri. Cuối cùng, cái lý của cậu thanh niên xã Thành Công đã đo ván toàn bộ tác phẩm Lúa reo của dòng văn học tô hồng mà tôi là đại biểu.
  6. A6188

    A6188 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Chương 12


    - Sao anh cứ đến đây ngồi trước mộ em làm gì? Tối rồi, về đi anh. Em sợ tình yêu lắm. Tình yêu, với em đồng nghĩa với cái chết. Đừng, đừng ngồi nán lại phút nào nữa, hãy để em được yên.
    - Đừng xua đuổi anh tội nghiệp. Cho phép anh được ngồi bên em lâu một chết. Khi nào bóng tối bao phủ quả đồi này, che lắp nghĩa trang và nắm đất này, anh mới đi.
    Thôi được, tùy anh. Vì anh còn ngồi đây, chúng ta phải đối thoại. Như vậy, khổ em lắm. Em chết rồi, đừng bắt em chịu đau đớn nữa.
    - Em thân yêu, từ hơn một tuần nay, em có biết vì sao mỗi sáng mỗi chiều, anh lại lên đây trò chuyện cùng em không?
    - Vì anh thương hại em chứ gì. Dù em đã bị vùi dưới đất cả chục ngày nay, em cũng không thích ai thương hại mình kể cả anh nữa.
    - Không, anh kính phục em vô chừng. Anh đang thương hại bản thân mình đây. Khi nghe tin em hy sinh, anh biết rằng cuộc đời anh đã không còn ý nghĩa. Hay nói đúng hơn đã mất hết mọi giá trị tồn tại, mắt hết mọi thuộc tính, mắt hết mọi tên gọi.
    - Anh đừng tuyên bố lớn tiếng như vậy. Sự đại ngôn thường bao hàm yếu tố ít thành thật bên trong. Nghĩa là, anh muốn nói khi nghe em hy sinh, anh đã mẩt hết hồn vía và đau khổ chứ gì?
    - Đúng. Từ khi em ngã xuống, anh không còn trái tim nữa.
    - Vậy thì nó ở đâu, trái tim anh ấy?
    - Từ lúc yêu em, anh đã tặng em trái tim mình và gởi nó vào ***g ngực em đấy. Khi em nằm xuống, bị đất vùi lên, trái tim anh trong ngực em cũng nằm xuống, cũng bị đất vùi lên. Và giờ đây, nó hóa thành nắm đất mang bia mộ là tên em.
    - Xin anh đừng phức tạp hóa những điều đơn giản. Trái tim anh đang đập trong ngực anh kia kìa.
    - Không, nó không còn là trái tim nữa. Nó chỉ còn là một cái van bơm máu để gìn giữ hệ tuần hoàn.
    - Sao người sống các anh ưa gọi sự vật bằng nhiều tên vậy? Lúc cần thì bảo là trái tim, là linh hồn của tình yêu. Lúc không cần thiết chuyện cao cả nữa thì kêu là cái van bơm máu. Cứ cho rằng trái tim anh đã chết cùng với em đi. Như vậy, hóa ra anh là người sống không cần trái tim à?
    - Không riêng gì anh. Bao nhiêu kẻ đang sống trên đời này không cần trái tim, không có trái tim đấy em ạ. Trên ngực trái của họ chỉ là sự vận động của cái van bơm máu. Họ phủ nhận những quy luật tình cảm của con tim. Họ tôn thờ bộ óc. Họ thần thánh hóa lý trí. Họ cười cợt chê bai tính lãng mạn. Họ phủ nhận yếu tố huyền ảo và thiêng liêng của con người. Họ chà đạp lên cái phần mơ mộng của đời sống.
    - Vậy thì họ đã tặng cho ai trái tim mình? Giống như kiểu anh cho trái tim anh cho em và em giấu vào trong ***g ngực vỡ nát ấy?
    - Họ chẳng cho ai cả. Họ bảo rằng trái tim là cách gọi làm dáng của cái van bơm máu. Rằng trái tim là điều bịa đặt của con người. Tức là họ phủ nhận nó em ạ. Họ bảo trái tim nếu có thì nó lại nằm trong vỏ đại não cơ. Thôi kệ họ anh ạ. Từ nay, có lẽ anh phải gia nhập vào thế giới của những người không tim.
    - Không, anh muốn mang một trái tim trong ngực mình. Đa số con người sống trên trái đất này đều mang trong ***g ngực mình trái tim khác. Hãy để trái tim anh được chết cùng em, được vùi dưới đất cùng em. Còn trái tim nhân loại của em, bằng tình yêu, từ nay, xin phép em, cho anh được mang trong ngực trái mình, để sống hết những năm tháng còn lại.
    - Trời ơi, anh không nhớ ư? Anh đã từ bỏ cái quyền được mang trái tim em ngay từ hỏi cải cách ruộng đất. Lúc đó, người ta đã tách em ra khỏi cách mạng, mặc dù em chính là cách mạng. Em đã dành cả tuổi xuân mình cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhưng đùng một cái, những nhà lý lịch chủ nghĩa, mạo danh cộng sản, đã tách em ra thành đối tượng, thành đối lập với đảng. Em biết, người ta đã đưa cho anh một sự lựa chọn cuối cùng: em hay đảng, tình yêu hay tổ chức? Anh đã chọn một. Anh đã từ bỏ tình yêu, trả lại em trái tim khốn khổ. Rồi anh lấy vợ theo chỉ thị, viết văn theo chỉ thị. Chung quy là anh sợ mắt chỗ đứng trong xã hội, sợ bị khai trừ đảng, sợ bố anh bị bắn, nghĩa là anh sợ đủ thứ. Anh không còn là anh thời đánh Pháp nữa. Anh đã dám dấn thân nơi mặt trận của súng đạn, nhưng anh đã đầu hàng trên mặt trận lương tâm. Anh biến thành kẻ hèn nhát sợ hãl. Nhưng trời ơi, tình yêu có bao giờ đi chung đường với các loại nỗi sợ đâu anh.
    - Tha lỗi cho anh. Anh chỉ là một kẻ quả sức tầm thường, không dám sống thực với bản thân mình. Anh hiểu rằng, sống không chỉ là lựa chọn. Sống còn là sự dám đánh đổi, dám mất, dám hy sinh để đạt được cái cốt lõi nhất, cái mà vì nó mình có mặt trên đời này. Anh được sinh ra bởi tình yêu cha mẹ chứ không phải sinh ra bởi các nghị quyết, bởi tổ chức hay tập thể. Khi gặp em, anh đã nhận ra rằng, chỉ có thông qua tình yêu của em, anh mới có thể thoát khỏi sự hữu hạn của mình để đạt tới cái vô hạn của thế giới. Chỉ có thông qua đôi mắt em, anh mới biết mình là ai. Nhưng than ôi, anh đã là một thằng hèn, đã phải quy phục cái lý trí lạnh lùng của những người khác để rồi từ bỏ em. Từ đó trong hành trình đời sống, trái tim anh đã bỏ trốn, chia tay với lý trí kia để lẵng nhảng đi sau em như một con chó bất hạnh. Phải chăng, cái lý của thời anh sống mãi mãi là một đường thẳng song song với tình yêu của trái tim con người.
    - Anh ạ, đấy là sự nhầm lẫn của cả một giai đoạn. Tại sao em và đảng, tình yêu và tổ chức lại không có khả năng nhập làm một trong anh? Chủ nghĩa cộng sản cần phải biết cách trở thành tình cảm của con người, chứ không chỉ thuần là những chỉ thị lạnh lùng, những mệnh lệnh xơ cứng mang tính áp chế. Nỗi sợ hãi và chủ nghĩa cộng sản không thể đi chung một con đường. Thực tế đời anh đấy, người ta không thể bắt anh yêu người đàn bà đang ở với anh, dù anh và bà ấy đã có hai con.
    - Em nói đúng. Nỗi sợ hãi không thể đi đôi với tình yêu. Giả sử bây giờ em sống dậy, anh có dám từ bỏ mọi cái để yêu em và sống với em không?
    - Không phải dám nữa mà là hành động. Anh sẽ ôm chầm lấy em để đưa em đi cùng trời cuối đất.
    - Thế còn đảng của anh và vợ của anh đâu?
    - Đảng không còn cấm anh yêu em nữa.
    - Thế còn vợ anh?
    - Anh đã bao giờ yêu cô ấy đâu.
    - Em biết. Nhưng em nói vậy thôi. Em làm sao sống dậy được nữa để anh có cơ hội biểu diễn tình cảm và hành động của mình.
    - Nhưng trái tim em vẫn đập trong ngực anh đây.
    - Chỉ có trái tim thôi thì làm sao thành sự sống, thành cuộc sống hở anh? Phải chăng, người ta lại thích yêu cái gì người ta từng chối bỏ?
    - Anh thề rằng chưa có thời khắc nào anh không nghĩ đến em, nhớ thương và day dứt vì em.
    - Chỉ có ý nghĩ và nỗi nhớ không thôi, chưa thể thành tình yêu đâu anh ạ.
    - Đúng vậy. Nhưng chẳng lẽ lại không có một tình yêu trong những mối giây bí ẩn của đời sống tinh thần?
    - Ôi người sống các anh sao duy tâm quá. Còn người chết chúng em lại rất duy vật. Tình yêu tinh thần chỉ là một cách nói, một cách hoãn binh, an ủi, vuốt đuôi. Tinh thần là gì nếu không phải là chính vật chất được đốt cháy và thăng hoa. Em đã mất anh chứ không phải ngược lại. Hôm nay, một lần nữa, cái chết lại đánh mất em của anh. Lần này là mắt vĩnh viến. Bản chất của anh là thế, liệu có thay đổi được không anh? Tại sao anh cứ phải sống cuộc đời người khác chứ không phải sống cuộc đời của chính mình? Hãy thử sức lần cuối cùng xem anh? Hãy dũng cảm thách thức và đượng đầu với số phận. Em tha thứ cho anh tất cả. Bây giờ cho dù cả nỗi tuyệt vọng của thời đại cũng không dừng lại trước mồ em. Anh về đi, trời tối rồi đấy.
    - Cám ơn em. Ngay khi em chết rồi, vẫn cứ còn độ lượng.
    Em chính là ngọn lửa thiêng, là niềm tin yêu gọi anh bươn bả đi về phía trước. Anh sẽ đi, sẽ dắn thân vào hành động để tìm cho ra vẻ đẹp của lẽ phải. Anh tin rằng ở nơi đó, có trái tim em trong ngực mình.
    - Nếu được như vậy, em sẽ còn có mặt trong đời sống của anh. Em sẽ vui vì mình vẫn tồn tại sau khi chết. Sau cuộc chiến tranh này, em tin rằng thời đại sẽ bớt khắc nghiệt hơn. Lý tưởng của chúng ta ai dám bảo là không tốt đẹp? Nhưng cái thực sự tốt không chỉ là những lời hứa suông, những chiếc bánh vẽ dụ khị kẻ ngây thơ. Chả lẽ, thời đại chúng ta, đất nước chúng ta, cách mạng của chúng ta lời nói và việc làm lại không có khả năng đi chung đường như anh với em, như tình yêu và đảng? Bây giờ. giữa anh và em, mãi mãi là mối quan hệ giữa sống và chết. Bản tính con người bao giờ cũng sợ chết cả. Chỉ có tình yêu họa may mới có thể chiến thắng được điều đó. Em mong anh tìm được tình yêu ấy.
    - Nhưng em đâu còn nữa.
    - Thì anh vừa nói rằng trái tim em trong ngực anh đó sao. Cám ơn em đã cho anh niềm hy vọng.
    - Tạm biệt em.
    - Tạm biệt anh.
    Trước khi tắt, hoàng hôn bỗng hát lên một vầng sáng khác thường, như hơi thở lần cuối cùng của con người trước khi an giấc nghìn thu. Cái luồng sáng cuối cùng cố gắng chống chọi với bóng đêm đang đến chừng nào hay chừng ấy, phủ lên quả đồi cát mọc đầy dương liễu và phi lao một màu vàng nghệ. Con người thường dùng nghệ để xát lên vết thương đang ăn da non, đặng xóa đi vết sẹo mai sau. Nhưng cái ánh hoàng hôn của mặt trời dù mỗi ngày lại xát màu nghệ vàng lên nghĩa trang, hy vọng vết thương của quả đồi sẽ lên da non. Nhưng đối với người đàn ông ba mươi bảy tuổi đang quỳ bên nấm mồ mới đắp này, dù có lấy toàn bộ số nghệ của thế gian, cũng không sao làm cho vết thương quả đồi là nấm đất này lên da non được. Năm tháng sẽ qua đi, nhưng với chàng, nỗi đau này còn lại.

  7. A6188

    A6188 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Nàng ba mươi sáu tuổi, một nữ bác sĩ còn trinh bạch đã tình nguyện rời Hà nội vào phục vụ tuyến lửa Vĩnh Linh Quảng Bình từ đầu năm 1965, nơi không quân Mỹ ngày đêm đánh phá ác liệt. Trước đây gần chục ngày, nàng đến chỗ vừa bị đánh bom, cấp cứu cho mấy ca bị thương nhưng không được. Lập tức, máy bay Mỹ trở lại dội bom. Nàng chưa kịp vào hầm trú ẩn thì một mảnh bom bằng bàn tay tử thần xuyên qua ngực nàng. Người con gái đẹp người đẹp nết, vị nữ bác sĩ giỏi giang đã vĩnh viễn nằm xuống đất này khi vừa tròn ba mươi sáu. Người ta đã chôn cất nàng cùng với những người hy sinh hôm ấy trên quả đồi cát bên đường mọc đầy dương và phi lao.
    Lúc đó, chàng, một nhà báo tình nguyện vào Quảng Bình đã biết tin nàng đang phục vụ một bệnh viện dã chiến. Chàng luôn luôn theo sau nàng, tuy không hề lộ mặt, như nhà thám tử Sê Lốc Hôm đi truy tìm trái tim mình bị thất lạc. Chàng âm thầm đi sau nàng như đi theo số phận của mình. Nàng không hề quay lại vì nàng sợ quá khứ. Nếu quay lại sau lưng, biết đâu nàng đã nhìn thấy chàng lẽo đẽo và tội nghiệp làm cái đuôi của chính mình. Nàng với chàng, phải chăng là mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa một người và mọi người, giữa cái tôi và cái ta. Người ta, có lúc đã dạy chàng: cái tôi không phải là cái ta. Nàng, hay tình yêu của nàng chính là cái tôi đáng ghét. Tình yêu của họ dù mạnh hơn cái chết, nhưng éo le thay, nó lại không thắng được nỗi sợ. Chàng sợ cái tôi bị xóa sổ nên đã chia tay với trái tim mình để nhập vào cái ta lớn lao quần thể. Đến khi chàng phát hiện ra rằng, cái tôi kia chính là cái ta, tình yêu kia chính là lý tưởng đời chàng thì sự thể đã quá muộn. Khi nghe nàng hy sinh, chàng đang ở cách đó hơi xa, đã đi bộ, đã chạy từng đoạn, đã nhờ xe, đã vượt qua bom đạn đêm tối để mau kịp đến, hy vọng được nhìn thấy mặt nàng ở phút cuối cùng. Nhưng chàng đã chậm trễ. Người ta đã chôn cất nàng. Chàng không khóc lóc vật vã. Chàng im lặng tìm hoa dại và khó nhọc đi kiếm được ít nén hương về thắp bên nấm đất này. Chàng ngồi bên cạnh nàng như vậy suốt mấy ngày, cứ lặng im như một pho tượng đá. Qua lớp đất, chàng nhìn thấy nàng rõ nhất, thấu suốt tận tâm hồn. Như một sự thôi miên đầy quyền phép, chàng thấy nàng vừa từ bỏ giấc ngủ miên viễn, vén mái tóc dài, ngồi dậy bên chàng như ngày xưa bên bờ suối Việt Bắc xa xôi. Hay đấy chính là chàng đang nhìn vào đáy nỗi cô đơn, nhìn vào đáy vô thức của mình và gặp nàng trong đó. Sống, phải chăng là sự hóa thân liên tục?
    Bằng tình yêu, con người phân thân, được hoán vị thân xác và tâm hồn mình với tha nhân, với kẻ khác. Có khi, chúng ta được sống trong kẻ khác nhiều hơn, mãnh liệt hơn, sâu sắc và đam mê hơn rất nhiều trong chính bản thân mình. Còn chính bản thân chúng ta, đôi khi, oái oăm thay, lại rất tẻ nhạt, vô hồn, rỗng tuếch như một hình nhân. Có khi, cuộc đời người khác âm thầm sống trong chúng ta, làm nên cái phần lớn hạnh phúc và đau khổ, thành công và thất bại của chính chúng ta mà chúng ta chẳng nhận biết. Có khi, chúng ta chợt phát hiện ra rằng, tâm hồn mình mang gương mặt người khác, một gương mặt rực rỡ tươi đẹp đến phát choáng ngợp, đến phát sợ. Chúng ta, có khi bèn chối bỏ và xua đuổi gương mặt ấy, cũng có nghĩa là chúng ta chối bỏ chính tâm hồn mình, chính tình yêu của mình. Đừng xua đuổi và chối bỏ vẻ đẹp, sự hoàn thiện của những người khác trong tâm hồn của chúng ta. Bởi vì bằng tình yêu hay sự thù ghét, bằng cái thiện hay cái ác, chúng ta luôn luôn thâm nhập vào thế giới nội tâm của bao người và ngược lại. Hãy để lài tình yêu, vẻ đẹp, sự thiêng liêng của đời sống trong tâm hồn của kẻ khác, và hãy mang theo những gia tài như vậy của họ để làm nên chính đời sống chúng ta. Nói cho cùng, con người là một sinh vật ký sinh, cộng sinh, đa sinh kỳ diệu nhất. Cái có khi chúng ta tưởng là chính mình, rốt râo lại không phải, lại chỉ là những mảnh vỡ vẻn của tha nhân họp lại. Suốt cuộc đời, có khi chúng ta nói thầm với mình: tôi đang sống vì kẻ khác, cho kể khác, xả thân, hy sinh cho nhân quyền xã hội, kỳ thực, chúng ta đang sống cho chính bản thân mình, vì chính bản thân mình. Chỉ tình yêu mới có khả năng hòa đồng hai yếu tố đó vào một, như qua trái tim mình, dòng máu đen lại là dòng mău đỏ và ngược lại. Ta hay mình, mình hay ta, không còn được đặt ra nữa khi con người có tình yêu. Đang có hai thân xác, hai tâm hồn, một đang nằm dưới mộ và một trong lòng chàng. Một nửa cuộc đời đang hóa thành cát bụi, một nlĩa đang hóa thành đời sống, nhân cách, nỗi đau, niềm vui sống trong bản thân chàng. Chàng vừa nhận thức ra những điều trên khi ngồi bên mộ nàng. Tiếng nói của nàng cắt lên từ một thế giới vô thanh, vô sắc, vô hình, vô thức. Một thế giới vô thủy vô chung, ch ỉ tình yêu và cái chết mới có thể chạm tay vào được. ỡ, cái thế giới đó ở trong chàng. Từ trước tới giờ, chàng cử tưởng nó ở đâu xa lắm, hoàn toàn không thể với tới được. Hóa ra, tất cả vũ trụ, mọi vực thẳm hư vô, những cái vô bờ bến ấy đang ở trong chàng. Suốt cuộc đời, con người phải kiếm tìm mình bằng cách hướng ngoại, cũng chính để nhằm tìm ra phương cách hướng nội giản dị nhất để tới được thế giới tâm linh của mình. Cõi ấy, mới là cõi đích thực. May thay, nhờ có nàng, cuối cùng, chàng đã phát hiện ra cái thế giới bí ẩn muôn màu sắc, muôn âm thanh vô cùng sống động ở trong chàng. Hóa ra, bằng tình yêu và nỗi khổ, nàng đã vào cái thế giới bí mật của chàng trước chàng. Bây giờ, từ cái thế giới đó chứ không phải dưới nắm mộ bé nhỏ, nàng trìu mến nhìn chàng và hỏi:
    - Anh ơi, từ nay, ai là người sống tiếp cuộc đời em, để làm cho nó không biến khỏi mặt đất?
    - Chính anh, bằng tình yêu, sẽ sống tiếp cuộc đời của em, cố gắng chống chọi lại hư vô, để giữ em lại mặt đất. Em tin như vậy, cố gắng tin như vậy. Vì em biết ngay cả lúc chối bỏ em, anh cũng vẫn dành tình yêu tuyệt vọng cho em. Người ta càng cố xóa bỏ em trong anh, em càng tồn tại. Người ta có thể lãnh đạo được đời sống vật thể con người, đưa nó vào khuôn phép tổ chức. Nhưng đời sống nội tâm, đời sống tinh thần thì không thế. Vị lãnh tụ, ngài thống soái của thế giới tâm linh kia chỉ có thể là tình yêu thôi anh nhỉ? Đúng đó em ạ. Em hãy yên nghỉ bình yên, cuộc đời em đang đập trong ngực anh từng giây từng phút.
    - Nhưng một mai, anh cũng sẽ phải chết đi. Lúc đó, đời sống tinh thần của em, tình yêu của em cũng sẽ phải chết trong anh. Rốt ráo, không trước thì sau, em cũng sẽ phải biến mất khỏi mặt đất. Sẽ không còn một ý nghĩ, một nỗi nhớ, một hình ảnh, một rung động, một chết mảu thịt nào mang tên em, mang gương mặt em.
    - Khi đó, đứa con trai và con gái anh sẽ sống tiếp, cuộc đời anh sẽ mang hình ảnh em sống trong tâm hồn chúng.
    - Chuyện đó không thể nào xảy ra. Vì chúng nó không phải là con của em. Em không đẻ ra chúng nó bằng tình yêu của anh. Đừng nói với em điều đó. Em chết rồi, anh đừng tiếp tục lừa dối em.
    -...
    - Sao anh im lặng thế? Thiên chức của người đàn bà là được làm mẹ. Họ chỉ được bất tử trong con cái mình. Ai đã cướp mất sự bất tử của em hả anh?
    - Anh.
    - Không phải.
    - Tổ chức?
    - Không phải.
    - Trái bom Mỹ?
    - Phải mà không phải. Vì hồi đó, nếu tổ chức không cấm cản chúng mình, em được yêu, được lấy anh làm chồng, đến bây giờ ba mươi sáu tuổi, ít nhất em cũng đã có một bầy con hai ba đứa. Và như vậy, mảnh bom Mỹ chỉ cướp mất thân xác em chứ không thể cướp mất sự bất tử của em được.
    -...
    - Sao anh không trả lời em? Những người sống các anh hay thật, khi không còn lý lẽ nữa thì trả lời bằng sự im lặng.
    Chàng khóc. Một giọt lệ bé như hạt sương bật ra từ khoé mắt đã xơ cứng của chàng. Nhưng sự im lặng của thế giới này không có nước mắt. Sự im lặng thật phi lý và phi nghĩa đang đối diện với tiếng nói của nàng. Chân lý không trả lời bằng im lặng. Chân lý sẽ trả lời nàng, trả lời chúng ta bằng hành động hướng thiện, của sự hình thành nhân cách nhân loại trong nỗi thổng khổ tận cùng của cõi sống. Con người cần phải đối thoại với quá khứ, lục vấn quá khứ, cho dù quá khứ ấy im lặng một cách đáng sợ. Hãy hỏi quá khứ, hỏi nỗi đau khổ của nàng về sự biến mất hình ảnh của tương lai trong hiện tại. Chúng ta đang đi về tương lai hay đang ngược lại quá khứ? Chàng có dám thay nàng làm nhà giải phẫu, một người bác sĩ tận tụy? Có khác chăng nàng giải phẫu bằng dao kéo, còn chàng, phải dùng ngòi bút để giải phẫu căn bệnh thời đại. Có đại ngôn và huyễn hoặc lắm chăng hỡi những nấm đất mang tên mỗi con ngưởi nằm rải rác suốt hành trình lịch sử? ánh sáng hắp hối của hoàng hôn đã tắt. Cát đang trang xóa, chợt vàng dần như da người sốt rét, rồi đen thẫm lại tất cả. Thiên nhiên đang thay đổi màu áo cho mọi thứ, trừ nàng. Nàng không hóa thành thiên nhiên. Nàng cao hơn thiên nhiên, cao hơn quả đồi này, cao hơn những thước đo giá trị của đời sống. Nàng đã đến thế giới này để yêu thương nhưng đã bị thù ghét. Nàng đã đến thế giới này để chung thủy nhưng đã bị phản bội. Nàng đã đến thế giới này để được làm đàn bà, nhưng mãi mãi nàng vẫn chỉ là một cô gái. Cái chết đã cướp đi sự trinh tiết của nàng. Nàng đến cuộc đời này để làm mẹ, làm vợ, làm bà nhưng tình yêu tuyệt vọng đã không cho nàng ân sủng ấy. Nàng đến đây để bất tử, để không phải biến mắt, nhưng nàng đã chết, phải hóa thành nắm đất cô đơn vô nghĩa này. Cho dù tất cả tình yêu của đàn ông dần về đây cho nàng, cũng không đủ sức giúp nàng sống dậy được nữa.
    Chàng đứng lên vĩnh biệt nàng. Sớm mai, chàng lên đường về nơi công tác. Chỉ còn nàng nằm lại đây với thế giới này mãi mãi. Hình như có tiếng nàng vọng ra:
    - Anh đừng vĩnh biệt em.
    - Không, em thân yêu. Giữa chúng ta không có sự vĩnh biệt. Có bao kẻ đang sống đấy thôi nhưng thực sự họ đã vĩnh biệt nhân cách mình, vĩnh biệt điều tốt đẹp, vĩnh biệt lý tưởng cao cả mà họ chỉ theo bằng cái mồm. Em vẫn luôn luôn ở trong anh, ở phía trước anh, ở phía sau anh, nâng anh lên sự tốt đẹp trên đời Oanh ạ.
  8. A6188

    A6188 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Chương 13


    Cuối năm 1974, trước chiến dịch Hồ Chí Minh, tại chiến khu miền Đông Nam bộ, với cương vị phóng viên chiến trường kiêm nhà văn quân giải phóng, một đơn vị mời tôi dự buổi tổng kết trao đổi kinh nghiệm về công tác chính trị viên đại đội sau trận thắng Phước Long vừa qua. Bỗng một anh cán bộ dự hội nghị đến bên tôi hỏi:
    - Chào chú nhà văn. Chắc chú quên cháu rồi phải không?
    Tôi vắt óc nhở mãi không ra người này là ai. Cuối cùng, anh chính trị viên đại đội trẻ tuổi này đành phải tự giới thiệu:
    - Chú có nhớ một buổi chiều ở công viên thị xã tỉnh X. không?
    - Chịu.
    Chú có nhớ câu chuyện về tác phẩm Lúa reo bị cháu chê là không hay, là giả không?
    Tôi cười vang:
    - Nhớ rồi, nhớ rồi, chào ông con của nhân dân. Tôi mời đồng chí về lán tôi chơi một chút có được không? Anh bạn trẻ cũng cười vang nhận lời. Tôi kéo người bạn xưa về lán của mình ở cơ quan cục chính trị mặt trận. Tôi pha trà, lấy thuốc lá Sông Cầu ra mời người bạn cũ. Chúng tôi vui vẻ nói đủ chuyện về xã Thành Công, quê hương của anh ta và là nơi tôi từng thâm nhập thực tế viết tiểu thuyết.
    Tôi vui vẻ hỏi:
    - Nào anh chính trị viên đại đội, bây giờ thì đồng chí có tên rồi chứ.
    - Dạ, chả nói giấu gì chú, tên cháu là Nguyên, Trần Khuất Nguyên ạ. Này, tên hy đấy. Nhưng nếu không có cái họ Trần gan đằng trước, người ta lại nghĩ cậu là tâc giả Ly Tao đấy.
    Nguyên cười rổn rảng, uống trà, hút thuốc thật tự nhiên:
    - Thực ra tên khai sinh của cháu là Trần Nguyên. Nhưng đến khi làm thơ, khi đi bộ đội, cháu khoái ông Khuất Nguyên bên Tàu quá, bèn ăn cắp chữ Khuất của ông làm tên lót của mình. Thành thử, nó cứ vận vào người thể nào ấy chú Hưng ạ. Cái ông Khuất Nguyên xưa sống thẳng lưng không chịu khuất. Thiên hạ ngủ cả thì cụ lại thức, thiên hạ đục thì mình cụ trong, thành ra cái số của cụ bị đời nó triệt. Nói như ngôn ngữ bây giờ, cụ là kẻ không biết hòa mình với tập thể, sống không đồng bộ với khách quan, nên cuối cùng đành phải nhảy xuống sông Mịch La mà chết cho nó thẳng thắn cái con người. Nếu cụ cứ tiếp tục sống, thời cuộc nó nhất định bễ cụ cong như con tôm cho coi. Mày dám trong khi chúng ông đục hả? Dám thức khi các quan ngủ hả? Láo. Cho đến bây giờ gần ba nghìn năm rồi mà cụ vẫn thẳng đuột như cái thước vậy chú Trần Hưng ơi.
    - Ôi, sao cậu tự nhiên dốc ra triết lý kinh thế? Chắc học giỏi văn lắm hả?
    - Cũng đỡ chú ạ. Báo cáo chú năm 1967, cháu thi học sinh giỏi văn đứng thứ nhì miền Bắc đấy. Nhưng không có giải nhất thì nhì cũng có nghĩa là nhất chú nhỉ?
    - Sao hồi đó cậu bảo tớ là cậu học trung cấp kỹ thuật?
    - Cháu phải cắn răng nói dối chú vì kẹt. Nếu cháu khai đúng tên tuổi, trường lớp, chú về xã Thành Công hỏi, cán bộ xã họ biết cháu tâu sự thật với chú, có mà đời cháu chỉ có nước đi theo hà bá. Hồi gặp chú, cháu mới mười lăm tuổi, học lớp bảy, lên tỉnh thi học sinh giỏi văn lớp bảy toàn quốc.
    - Cậu học giỏi thế sao không đi đại học?
    - Ôi, vô thế quái nào được chú. Ngày xưa học tài thi phận nhưng bây giờ học tài thi lý lịch chú ạ. Nghe đâu mẹ cháu là con ông lính lệ ngày xưa. Bộ giáo dục, ty giáo dục đều bảo cháu: em đứng sợ, học giỏi thế, bét cũng vào được đại học văn khoa. Cháu tí tửng chờ giấy gọi đại học nhưng cuối cùng đành tuyệt vọng. Ông trưởng công an nội chính phê cuối bản tự khai lý lịch của cháu: lý lịch xấu, không thể vào đại học. ở các địa phương, công an mới là người thực sự lãnh đạo chú ơi. Mẹ cháu khóc suốt một tháng ròng. Bà cứ dọa can lưỡi chết cho rồi. Vì bà đã làm lụng vắt vả suốt đời, mong cái thằng con trai theo bà là học giỏi nhất nước được vào đại học, sau này có danh có phận, đỡ phải chân bùn tay lấm như bố mẹ. Trong khi đó, con em mấy ông cán bộ xã học dốt đặc cán mai vẫn được gọi đi đại học nước ngoài. Suốt một năm ở nhà, tay chủ nhiệm hợp tác xã học mới lớp một nên chúa ghét mấy thằng học cao, hắn đì cháu muốn chết, đưa cháu vào cái tổ nhào phân bắc để trộn đất bột bón lúa. Khi kẻ dốt nát có quyền, sự tự ti mặc cảm sẽ đẩy họ tới thành độc ác. hắn tuyên bố: cái thằng Khuất Nguyên, khuất mắt kia, mày học giỏi nhất nước hả, ông cho mày biết thân, về đây cứ là đi bốc *** cái đã. Cháu phải làm một công việc kinh bỏ xừ đi ấy. Ngày nào cũng cùng vài ba người đến nhà xã viên, khui hổ xí, lấy thùng phân bắc còn tươi nguyên đưa ra đồng nhào với đất bột. Tất cả mọi động tác đều làm bằng tay cả chú ạ. Mỗi trưa chiều về, châu dùng lá ổi, lả mơ, lả chanh, phèn chua, bờ hòn, xà phòng đủ cả, đánh tay cả tiếng đồng hồ đến rớm máu, đến bóc cả da tay đi nhưng cái mùi kinh khủng như mùi xác người chết vẫn cứ bám lấy không chỉ hai bàn tay mà còn thắm vào khắp da thịt. Có những sự thật không cách gì bịa nổi cho dù có đầu óc hay tưởng tượng như chú đi nữa.
    Tôi phục tính khí bộc trực của Nguyên, thông cảm với cuộc đời lận đận của cậu ta. Dường như lúc liên hoan, Nguyên có uống vài ba ly rượu nên hơi ngà ngà. Vốn tính tình cởi mở, lại có tí hơi men, gặp người gặp cảnh, cậu ta bèn trút bầu tâm sự như mùa thu trút lá. ừ, mang cái bầu tâm sự trong người mãi, có nước vỡ bụng ra mà chết thôi. Cứ để cho cậu ấy tự bộc bạch mình. ít ngày nữa Nguyên ra trận, biết đâu lại không còn cơ hội kể lể về mình với người khác. Tôi hỏi tiếp:
    - Nguyên đi bộ đội năm nào?
    - Dạ, năm 1968. Cuối năm 1967, cháu tình nguyện đi bộ đội vào Nam chiến đấu nhưng xã không cho. Tay chủ nhiệm hợp tác xã bảo tay xã đội: nó kiêu lắm, cậy học cao, khinh cán bộ ta ít học, lại lý lịch xấu, cho gánh phân, bốc *** vài năm cải tạo đã. May thay, cháu có một người bà con trên tỉnh đội. Cháu phải cắt máu tay làm đơn xin đi bộ đội vào Nam, rồi lên tỉnh đội, đi cửa sau, nhờ người quen can thiệp mới được thoát khỏi cái xã Thành Công oái oăm của chú đó. Chú thấy lạ không? Đi vào chỗ bom đạn, chết chóc mà phải nài nỉ, phải viết đơn bằng máu. Còn xã Thành Công của Nguyên từ hồi ấy ra sao?
    - Dàn cán bộ gồm các ông Tấn, Thêm, Nhất, Phát... những nguyên mẫu văn học của chú, những thần tượng của Lúa reo đổ lâu rời chú ạ. Tấn, Thêm bị mất chức vì ăn cắp của công quá nhiều, lại còn tội hủ hóa với mấy cô, mấy bà vợ bộ đội, nên đã bị khai trừ đảng. Ông Nhất, Phát công an xã đi tù về tội đánh chết người. Cháu nói thật nhá, giá bây giờ cháu có cuốn Lúa reo của chú để đọc cho anh em chiến sĩ nghe để cười vỡ bụng, đỡ phải làm công tác chính trị chú ạ. Tuy cay đắng và xấu hổ, nhưng tôi đành phải thú nhận trước Trần Khuất Nguyên, anh chính trị viên đại đội trinh sát dũng cảm này:
    - Cám ơn Trần Khuất Nguyên nhiều. Chính nhờ vô tình gặp cháu ở công viên thị xã mà chú có dịp soát lại bản thân mình, so sánh sách vở và đời sống, nói và làm, thật và giả, lương tri và đê tiện. Chú đã nhận thấy mô hình Thành Công của đời mình là thắt bại. Lúa reo chỉ là cuốn truyện giả tạo, đi ngược lại sự thật đời sống. Sự thật dù bé nhỏ, dù lễ loi, dù có cơ phải lẩn trốn như Nguyên lúc đó, sớm muộn gì rồi cũng trở thành sức mạnh chiến thắng.

  9. A6188

    A6188 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Chương 14


    Xếp của tôi, một quan chức van nghệ có cỡ, gọi tôi lên nhân chuyện tôi xin về Hà nội thăm gia đình. Ông hơn tôi mười tuổi, cỡ năm mươi tám, người nhỏ thó nhưng bụng lại phệ, mặt mũi hồng hào, luôn có nụ cười nửa mùa trên mép, hay xét nét người khác nhưng lại làm vẻ hào phóng và độ lượng. Ông ta thuộc loại nhà văn hạng ba, tức là dưới tôi một hạng. Tuy nhiên, vì ông làm lãnh đạo, nên đương nhiên được xếp vào hạng nhà văn thứ nhất. Tuy văn ông ta dở lắm, song le lại cứ thích sửa văn cho tôi. Rằng cậu viết thế này chưa sâu, chưa đạt được tầm cao tư tưởng thời đại. Rằng đoạn này cần phải say khướt thì cậu lại đánh queo, đoạn kia cần lạnh lùng sắc sảo thì cậu lại tít cung mây...
    Ông chưa thấy tôi vô đã cười hì hì:
    - Đã quá Trần Hưng ơi. Chín năm xa vợ con, chuyến này về chỉ có nước cảm động ngất xỉu luôn. Chúng tớ bố trí cho cậu đi máy bay đây. Nhà văn nổi tiếng cần phải bay trên bầu trời đất nước sau ba mươi năm chiến tranh chứ.
    - Tôi đi máy bay rồi anh Ba ạ. Nhưng bây giở tôi xin đi đường bộ, có người bạn ra Hà nội cho đi nhờ xe con.
    - Dại, máy bay không đi, lại đòi đi ô tô.
    - ấy cũng đến xin anh cái giấy đây.
    - Giấy tờ ông chúng tôi làm đủ rồi mà.
    - Anh cho tôi xin cái giấy giới thiệu với địa phương Quảng Bình xin xây mộ cho người thân.
    - Ai vậy?
    - Em gái.
    - Viết liền, tên gì?
    - Vũ Thị Oanh, liệt sĩ bác sĩ hy sinh năm 1965.
    - Cậu họ Trần cơ mà.
    - Vậy thì cứ bắt tất cả em tôi đều họ Trần như tôi ư? Báo cáo anh Ba, Oanh là em con cô con cậu ruột, lại là con nuôi của bố mẹ tôi. Thành ra hai lần em đấy.
    - à!
    Tôi phải nói dối mới xin được cái giấy giới thiệu xin phép xây mộ cho người yêu. Mừng quá. Tôi toan chào xếp mai lên đường thì ông bảo:
    - Ưu tiên cho cậu đây. Đảng đào tạo cán bộ quản lý văn nghệ.
    Xếp giúi vào tay tôi cái giấy cho đi học trường chính trị trung cao cấp ngắn hạn hai năm.
    Tôi giật bắn người. Tôi mà lãnh đạo thế chó nào để được đi đào tạo. Chắc là trung ương ép xuống, chẳng có ma nào chịu đi, người ta đẩy tôi đi cho yên chuyện. Sài gòn vừa giải phóng, nhà cửa tiện nghi như thiên đường, dại gì ra Hà nội sống chui rúc chật chội. Từ Đồng Hới, tôi xuống trình ủy ban tỉnh xin phép xây mộ cho người thân. Trước khi đi, tôi đã lấy được tiền nhuận bút hai cuốn sách một vừa in ngoài Hà nội, một vừa in trong Sàigòn. Từ Đồng Hới, tôi qua các chặng xuống huyện rồi xuống xã, và cuối cùng đã tới quả đồi có Oanh yên nghỉ. Oanh vẫn nằm đó, chẳng đi đâu. Nấm mộ chỉ còn khum khum như một cái mu rùa, giống hình cái mũ cối gài lá ngụy trang. Tấm bia bằng gỗ đã mục, chỉ còn trơ ra một cái cọc đen đen như bàn tay cái chết chìa lên xin phát biểu ý kiến. Tôi đã già đi, bốn mươi tám tuổi rồi. Nàng thì vẫn ba mươi sáu tuổi, trẻ mãi. Trong thời gian xây mộ cho Oanh, tôi ở trọ trong nhà một người đàn bà góa, tuổi cỡ chưa đến bốn mươi nhưng già xọm đi trước tuổi nhiều.
    ở cái làng cát Quảng Bình gần ngã ba quốc lộ này, hầu như đàn ông thanh niên đã hy sinh gần hết, hoặc đi đánh giặc chưa kịp về, nên toàn chỉ có đàn bà con gái. Tôi ở bên cạnh Oanh, chờ cho ngôi mộ xây khô cứng mới trở ra Hà nội. Tôi tìm đến căn phòng cách đây chín năm tôi đã ra đi.Tôi gõ cửa và hồi hộp chờ đợi. Một cô bé mười lăm tuổi xinh xắn, mắt to đen nhánh, lặng đứng nhìn tôi. Tôi suýt ứa nước mắt: con gái mình đây. Gương mặt của nó đúc ra từ gương mặt mẹ tôi. Tôi sung sướng đến lặng người. Hóa ra mẹ tôi đã sống lại trong cô cháu nội này. Tôi vẫn đứng lặng. Đứa con gái nhìn tôi trân trân:
    - Thưa, bác hỏi ai ạ?
    Nó không nhận ra cha mình. Khi tôi đi, con bé mới lên sáu tuổi. Tôi lặng người một lúc, bỏ ba lô xuống hỏi bình thản:
    - Mẹ với anh Văn đâu?
    Nó vẫn không nhìn ra bố mình:
    - Thưa bác, mẹ cháu đi công tác dưới tỉnh tháng sau mới về. Còn anh Văn đi đă bóng ạ. Tôi không còn bình tĩnh được nữa, hỏi:
    - Vương Thi, con không nhận ra bố à? Nó ngước mắt nhìn tôi chớp chớp. Đoạn nó khóc òa, nhào đến ôm chầm lấy tôi kêu bố. Hai bố con vào nhà. Vương Thi vẫn còn sụt sịt:
    - Vậy mà mẹ bảo bố không về nữa.
    Gần tối, thằng Trần Văn Văn mới về. Nó đã mười tám tuổi, cao bằng bố rồi. Nó không tỏ ra cảm động như đứa con gái, mà đối xử với tôi như cánh đàn ông với nhau. Suốt một tháng trời, tôi sống với hai đứa con thật hạnh phúc. Chiều chiều, tôi chở Vương Thi trên xe đạp, thằng Văn đạp xe theo, đi hết phố này đến phố khác. Khi tôi nộp giấy tờ để vào trường trung cao chính trị thì Ruộng đi công tác địa phương đã về. Ruộng bước sang tuổi bốn mươi ba. Tôi không ngờ cô lại béo ra đến mức ục ịch thế. Hồi trước, người thon thả, nhìn Ruộng còn thấy đỡ. Giờ cô phình ra trong cái tuổi trung niên tứ tuần, trán đã nhăn, cằm đã sệ, hông chẳng còn một tị eo óc, y như một bà nhà quê ra tỉnh bán bánh đúc mắm tôm. Gặp lại chồng sau chín năm xa cách, Ruộng không khóc, không cười. Cô cũng không tỏ ra mừng rỡ quá hay lạnh nhạt quá. Cô chăm sóc chúng con hết nghĩa vẻ người vợ. Nhìn cô, sao tôi luôn luôn nghĩ đến nắm mồ của Oanh. Tôi buồn buồn nhưng không tỏ ra lạnh lùng với cô, tội nghiệp. Xét ra, trong thời gian tôi đi B, cô có lỗi gì đâu. Cô nuôi nấng dạy dỗ con cái học hành đến nơi đến chốn. Nhưng nghĩ đến cuốn nhật ký ngày xưa, tôi thấy cô mà ghê ghê sờ sợ. Hay cô là công an mật vụ chìm được cấp trên gài vào giả vờ làm vợ để theo dõi tư tưởng và hành tung của tôi? Tôi mừng cho sự tiến bộ của Ruộng. Từ một cô gái học lớp bốn bình dân học vụ hồi cải cách ruộng đất, giờ đây cô đã có bằng đại học chính trị, đã là cán bộ đảng với chức vụ khá cao, từng sang nước ngoài nghiên cứu sinh, từng đi các địa phương giảng chính trị. Địa vị xã hội của cô đâu phải chuyện đùa. Vậy mà, cái số cô đen đủi, tổ chức lại làm mai cho để lấy phải cái thằng tôi. Cái thằng mà trái tim nó đã trót tặng cho một cô gái khác. Nếu Ruộng lấy một người khác chứ không phải tôi, chắc chắn cô đã có hạnh phúc. Chỉ tại ông Tổ chức xe lầm duyên cho cô. Tôi biết Ruộng yêu tôi thực sự. Vì vậy, cô mới khổ sở vì ghen tuông với Oanh. Đêm đầu tiên sau chín năm xa cách, nằm bên vợ mà hần vía tôi để ở cái đời cát Quảng Bình. Nghe vợ nói ríu ran bên tai mà tôi chỉ thấy Oanh. Cô may một bộ đồ pigiama màu đỏ rực, còn mới toanh, bảo chờ tôi về mới mặc. Cô bảo màu đỏ này là màu cách mạng, mặc nằm ngủ bên chúng con sẽ ấm áp hơn. Ruộng bảo cái thứ váy, rốp hớ hênh chỉ dành cho bọn bóc lột. Rằng giai cấp vô sản là cứ phải kín đáo, dứt khoát không có khoe đùi hay khoe vú như mấy con nặc nô tư sản. Trong những lời tâm tình với chồng con, vợ tôi thường dùng những từ ngữ của các bài giảng chính trị. Chẳng hạn khi sinh hoạt, ăn uống, cô hay xài mấy từ như tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn nọ... Người đi theo lý thuyết về sự công bằng xã hội nhưng lại đẻ ra quả nhiều thang bậc khi hưởng thụ như sổ nọ, sổ kia, phiếu A, phiếu B, ưu tiên một, ưu tiên hai, cho đến ăn uống miếng thịt miếng cá còn chia ra tiểu táo, trung táo, đại táo... từ bệnh viện, cửa hàng, nhà ăn, phòng chiếu bóng, sân khấu cũng đều theo cắp bậc sang hèn thì lạ thật. Tôi như một tảng băng nằm bên cạnh bà vợ sồn sồn.
    Nửa đêm, Ruộng ôm lấy tôi khóc. Tôi hiểu lắm chứ. Bốn mươi ba tuổi đầu, xa chúng đã chín năm nín nhịn. Giữa cái tuổi hời xuân bốc lửa, lại có phần béo tốt khỏe mạnh, sự khao khát hạnh phúc bao năm như ngọn thác bị chặn lại. Giờ thác vỡ bờ là cái lẽ dĩ nhiên. Tôi tự rủa mình: mày là đồ tàn nhẫn, chẳng ra mặt đàn ông. Cô ấy có phải là vợ mày đâu nào. Cô ấy giờ chỉ còn là nắm đất. Vợ mày đó, kẻ như đang chết đuối trên biến hạnh phúc vừa nam tay được vào cái cọc kia. Nhưng không phải cái cọc mà là một sợi bún, Ruộng đang có cơ bị chết đuối thật sự. Nước mắt của vợ đã làm tảng băng của tôi tan dần. Tôi an ủi, động viên khen ngợi cô. Tôi lau nước mắt cho cô, rồi hôn hít vuốt ve, tình tứ lắm. Người Ruộng bồng bềnh như một núi hla. Nbưng trời ơi, sao tôi vẫn là một tảng băng, là một sợi bún? Suốt hai tiếng đồng hầ, dù tôi cố hết sức mình, dù Ruộng có vuốt ve động viên tôi rất dịu dàng, mùi mẫn, tôi vẫn không sao làm được chuyện đó với cô. Gần hết đêm đó, vợ tôi đã dùng hết cách, tôi đã dùng hết cách, đã tập trung lấy lại nội lực, đã tự nhiên, đã bình tĩnh nhưng tôi vẫn chẳng làm được cái nghĩa vụ cuối cùng của một người chồng đối với vợ sau chín năm đi B. về. Hai ngày hôm sau cũng vậy, dù vợ tôi mua bao nhiêu trứng gà con so, cả huyết chim sẻ về pha rượu cho tôi uống, nhưng người đàn ông trong tôi vẫn không chịu thức dậy, vẫn lịm ngủ như một con gà rù. Đến ngày thứ ba thì Ruộng hỏi:
    - Sao vậy anh?
    - Anh đâu có biết.
    - Hay là vì anh không yêu em nên nó không hứng khởi, không lên được... Em biết anh chỉ thương hại em mà thôi. Anh đâu có yêu gì em.
    Tôi vừa buồn vừa tức, vừa xấu hổ với vợ. Ruộng lại khóc thút thít. Tội nghiệp Ruộng quá. Dù sao, cô ấy cũng là vợ tôi, đã sinh cho tôi hai đứa con đẹp đẽ khỏe mạnh. Trước nay tôi là người đàn ông bình thường cơ mà? Hay là, do chín năm ở rừng rú, đói khát, sốt rêt, bệnh tật, cộng với một tâm lý đau khổ tự dằn vặt khôn nguôi về nỗi bất hạnh của hai người đàn bà tôi đã gây ra, khiến tôi bị tổn thương về sinh lý, để giờ đây thành ra kẻ bắt lực? Hay là hồn vía Oanh đã ám tôi, mang toàn bộ sinh lực của tôi về thế giới bên kia? Ô hay, tôi từng tuyên bố rằng tâm hồn tôi, trái tim tôi đã được chôn vùi cùng với thân xác Oanh là gì.
    Suốt mấy tuần sau, tình trạng của tôi cũng không khá hơn gì. Nghĩa là người đàn ông trong tôi vẫn chưa tỉnh thức, vẫn ỉu xìu như bánh đa nhúng nước. Ruộng buồn bã, đêm nằm khó ngủ, thở dài thườn thượt. Tuy vậy, có lần Ruộng an ủi tôi, ngay lúc này, tư duy của cô vẫn còn nặng mùi chính trị:
    - Thôi anh ạ, ta sẽ đi khám bác sĩ. Nhưng cần gì chuyện đó, mi~n là ở bên nhau thôi anh ạ. Giai cấp vô sản sinh ra để làm cách mạng thay đổi thế giới, chứ không phải để chăm chăm làm cái chuyện chăn gối đáng xấu hổ ấy đâu.
    Ruộng dẫn tôi đến một bà bác sĩ chuyên về bệnh sinh lý và ********. Sau mấy ngày khám xét, bà bác sĩ bảo vợ tôi về đại thể, bộ máy của thiên nhiên trong tôi hiện tượng thì có lúc khiếm khuyết thật, nhưng cơ bản mà xét thì vẫn cứ tốt. Tự bản thân, tôi cũng biết điều đó. Bà bảo Ruộng là do tôi bị mắc bệnh về tâm lý về thần kinh, cái trí không an nên ảnh hưởng đến đời sống sinh lý. Bà bác sĩ bảo nhỏ vào tai vợ tôi, sau này cô ấy thuật lại rằng nó chỉ hỏng khi cần thiết, còn những lúc bình thường, kể cả khi ngủ có khi vẫn cứ chạy tốt... Điều đó thì tôi xác nhận là hoàn toàn đúng. Ruộng lại tìm cho tôi mấy ông đông y giỏi nhất Hà nội, cắt cho tôi bao nhiêu thuốc bổ dương, phù thận. Cô ngâm cho tôi một hũ rượu toàn vị quái quỷ. Nhưng rổt cuộc, tôi vẫn chẳng làm nên cơm cháo gì. Từ đó tôi thấy tính tình Ruộng dần dần đổi khác. Cô hay cáu gắt một cách cực kỳ vô lý. Hơi một tí là cô lên lớp chính trị, chỉnh chồng con ra trò, hét tướng lên như mụ tam bành ấy.
    Hôm tiễn cô đi học chính trị bên Liên Xô, tôi bảo:
    - Em ạ, anh bị như vậy là tội em lắm. Em không có hạnh phúc. Sang bên ấy, anh cho phép em hoàn toàn tự do. Em cần phải sống cho mình một chết. Gặp người nào vừa mắt, em cứ tận hưởng đi. Anh mong em được sung sướng. Nếu sau này về nước, có ai yêu thương, em cứ sống với họ. Anh không hề có ý kiến ý cỏ gì cả. Anh cho em hoàn toàn tự do.
    Vợ tôi gào lên:
    - Anh muốn ruồng bỏ tôi phải không? Tuổi già như tôi, không còn đẹp nữa, lại làm công tác chính trị thì làm sao còn người nào có thể yêu thương nổi. Anh xui tôi đi với trai để anh tự do rồi anh xin ly dị cho dễ à. Trời ơi, chồng ơi là chồng. Anh giả vờ bị bất lực với tôi để mong tôi chản thả anh ra phải không? Đừng có hòng. Khi nào con Ruộng này còn sống trên đời, thì chừng đó anh không giở trò trống gì được đâu nhá. Anh đừng hòng bịp được tôi, đừng hòng thoăt khỏi tay tôi.
    Tôi vẫn dịu dàng:
    - Nhưng anh thương hại em.
    - Không khiến.
    - Anh nói một lần nữa, nếu ai thương em, em cứ việc tự nhiên. Nhất là sang bên Tây, cái chuyện đàn ông đàn bà nó bình thường như ăn cơm uống nước ấy mà.
    - Ruộng nghiến răng, trợn mắt:
    - Anh là chồng tôi mà lại đi xui tôi ngoại tình à? Đồ phản đảng.

  10. A6188

    A6188 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Chương 15


    Số tôi rốt cuộc có ai ngờ vậy mà sướng mới vui chứ. Bạn bè trong ngoài giới gặp tôi bắt tay xong đều chép miệng: nhất anh. Tôi cười cười nghĩ bụng, không nhất thì cũng cóc có ai hơn. Điều gì xảy ra mà tôi đã vội vênh mặt lên vậy? ối dào thư thả, tôi sẽ kể cho các bạn nghe. ở đời, khi cái may nó tới, có lúc ngăn không kịp, đóng cửa vào, nó vẫn tràn qua khe cửa, thẩm thầu qua tường mà vô. Lúc đó, chẳng cần anh phải há miệng, sung nó vẫn cứ rụng vào thấu dạ dày. Từ cuối năm 1979 đến nay, tôi đúc ra được một điều hay lắm: ừ, khi anh có tài thì cũng tốt đấy, nhưng nếu không nắm được quyền lực trong tay, cái tài ấy, xin lỗi quý vị nhá, cũng cú coi như đồ bỏ. Bởi vì, nếu anh không có chức có quyền mà lại cả gan có tài, coi như tự rước họa vào thân. Cứ thể lấy vài ví dụ trong địa hạt văn chương, cỡ như bác Đỗ Phủ bên Tàu xưa ai dám bảo là không thiên tài nào, người ta gọi là thánh thi khi bác còn sống đấy. Vậy mà bác thi sĩ Đỗ Phủ đã phải chết đói trên thuyền. Chung quy bởi vì dù bác là thánh thi chăng nữa, nhưng không có một tí quyền trong tay, may là không bị chém đầu. ở ta, như bác Tú Xương tài thơ ai hơn nào? Nhưng suốt đời bác Tú Xương rách như tổ đỉa, đói khát đến ma chê quỷ hờn vì thi mãi không đậu, nằm mơ cũng chẳng thấy mình làm quan. Hoặc gần đây, như bác Nguyễn Bính, một nhà thơ lớn với những dòng lục bát mượt như ca dao, khiến dân gian thuộc làu như thuộc kinh vậy. Nhưng đời bác Bính trào nào cũng rứa, chỉ là cái anh không xu dính túi, bị đám cầm quyền hành cho tàn đời, cuối cùng khi chết, miệng vẫn còn thèm cơm. Tôi có thể lấy ra hàng nghìn dẫn chứng như vậy không phải để minh họa cho thuyết tài mệnh tương đố đã từng ám ảnh bao thời, từng làm bạc tóc Nguyễn Du. Tôi xin mạn phép góp ý với hương hồn các vị thiên tài trong quá khứ rằng, các vị sở dĩ cực, sở dĩ chết đói, chết chém chung quy vì các vị không tìm cách nắm lấy quyền lực, cái mà ngày nay người ta gọi là cán bộ lãnh đạo chính trị ấy mà. Ơ hay, đi sau kể ra cũng có cái lợi, học được những bài học nhãn tiền không phải trả học phí. Thật là câu hậu sinh khả úy nghe ra cũng có lý lắm. Tài thì dù mọn đi chăng nữa nhưng tôi cũng đã có, mà quyền hành thì chưa. Nhưng nay thì thời thế đổi rồi các bạn ạ. Tôi vừa được đề bạt làm cán bộ lãnh đạo. Các bạn thông cảm cho tôi, tôi đã theo chủ nghĩa khiêm tốn mấy chục năm rồi, làm thân con sâu cái kiến biết cầm bút mấy chục năm rồi. Sau hai năm học xong khóa chính trị trung cao, năm 1979, tôi và gia đình được điều vào miền Nam công tăc. Tôi leo lên máy bay, ngồi một lúc đã thấy tới Đà Nẵng. Mấy ông cán bộ chính trị ngồi bên tôi sướng quá, chuyện vãn quá rôm rả. Họ bàn luận đủ điều về một tương lai tươi sáng, về tốc độ tiến lên chủ nghĩa xã hội vùn vụt đâu có kém tốc độ máy bay. Rằng, mới đây, đầu năm 1976, tại thành phố Nam Định, lãnh tụ đã hứa: chỉ vài năm nữa thôi, đảng sẽ lo cho gia đình nào cũng có ti-vi, tủ lạnh. ừ phải tiến như vậy cho Mỹ nó sợ chứ, cho Tây, Nhật đừng khinh chúng ta không biết làm kinh tế chứ. Về đến cơ quan, tôi được thủ trưởng giao nhiệm vụ:
    - Đồng chí có biết quốc sách của ta hai năm qua cụ thể là gì không?
    Tôi hùng hồn trả lời theo kiểu học sinh trả bài:
    - Là đánh tư sản, thu sạch sành sanh các cơ sở kinh tế của chúng, gom vào kinh tế quốc doanh. Cái đám tư sản mại bản kia chỉ có tài bóc lột, còn làm kinh tế thì dở ẹc phải không anh?
    - Thì đúng đấy, mới có một nửa vấn đề. Còn một nửa nữa Trần Hưng ạ. Đó là chính sách kinh tế mới, giãn dân thành phố về các vùng quê, giải tỏa nhà ổ chuột.
    Người phụ trách giải thích cho tôi một thôi một hồi về chính sách kinh tế mới, đoạn truyền:
    - Tổ chức cử đồng chí đi thâm nhập thực tế đề tài này để viết một tác phẩm tầm cỡ. Hãy làm một cái gì như Đất vỡ hoang của Sôlôkhốp ấy.
    Sau ba tháng vừa đi thực tế, vừa ngồi viết, tôi đã xuất xưởng một cuốn tiểu thuyết mang tựa đề Làng vui. Cuốn sách khi in ra đã tới gần bốn trăm trang. Tôi coi đây như lần thử sức cuối cùng với tiểu thuyết. Thắng cũng là đây, bại cũng là đây. Tôi chọn mấy chương đọc cho xếp nghe trước khi sách in ra. Hình như sợ tôi tra tấn thêm mấy chương nữa hay sao ấy mà ông vội gạt phát đi bằng một câu khen ghê người:
    - Quá lớn. Khỏi phải đọc thêm, để mai kia đọc bản in cho sướng. Sách in ra, tôi đến nhà in mượn trước một cuốn về đọc thử. Tôi vừa đọc vừa hút thuốc mà sướng phát run lên. Tôi bị vinh quang làm mê man hơn cả say rượu. Đến nỗi, thấy mình trong chiếc gương dài trên tủ, tôi cứ tưởng ai, bèn cúi chào tới hai ba lần. Quái, sao cái ông bạn kia còn lễ phép hơn cả tôi. Tôi chào một, ông ta chào một cứ như là tên bắt chước hay kẻ nhạo báng. Tôi bực quá xấn tớ: xem gã là ai, đụng vào cái gương, suýt vỡ. Bấy giờ tôi mới biết mình nhầm. Rõ khỉ, mình còn không nhận ra bản mặt mình thì ai nhận ra mình được nữa? Trời ơi, hay là vinh quang đã làm tôi mắc bệnh vĩ cuồng? Từ đó, đến mấy tháng sau, tôi không thèm soi gương nữa. Cho hay, cốc rượu vinh quang nhiều khi lại là độc dược, có thể làm người ta tới chỗ khùng điên. Hèn chi, có những thiên tài khi lên tới chót đỉnh vinh quang lại đi tự tử, hoặc phát rồ. Tôi đã đọc đi đọc lại đến năm lần bảy lượt tiểu thuyết Làng vui ca ngợi sự thành công không tưởng tượng được của chính sách kinh tế mới, giãn dân về rừng rú hay nơi phèn chua nước mặn. Cho hay, văn mình, vợ người là câu tục ngữ vĩ đại nhất dành cho những kẻ cầm bút. Suốt một tháng, tôi ngồi phấp phỏng chờ đợi sự tiếp nhận ồn ã của báo chí và sự hoan nghênh cuồng nhiệt của độc giả. Nhưng rồi thời gian đi qua, Làng vui như bị ném vào vực thẳm. Chẳng có ma nào thèm bàn bạc hay nhắc đến tiểu thuyết của tôi. Trong khi đó, một ông lớn cho in một tập thơ dở ẹc, thua cả vè, chỉ là thứ diễn ca thô thiển và dung tục những chủ trương chính sách thì báo chí lại hùa nhau ca lên mây, biến nó thành tác phẩm lớn. Nhưng tôi vẫn không thể nào chắp nhận được cái lý quá khích của một ông bạn nhà văn, cho rằng giới phê bình nước ta bao năm rồi chỉ là đám theo voi ăn bã mía, theo đóm ăn tàn. ừ, cứ thử để Trần Hưng này trong một cương vị lãnh đạo nào đó coi, khối kẻ sẽ la làng lên rằng Làng vui là một đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cho hay là thể nhân, hay dở không phải do tác phẩm của anh, mà do anh ngồi ở vị trí nào trong nấc thang quyền lực. Nhưng nhờ trời, cái số của tôi chưa mạt, trước sau gì rồi cờ cũng đến tay thôi. Vấn đề là phải biết phất lên như thế nào để ngọn cờ mình phấp phới. Suốt năm mươi hai năm trời sống trên mặt đất này, tôi đã kiên nhẫn núp vào bình phong của sự trí trá để mai phục số phận. Có công rình rập, có ngày vớ to phải không đời? Tự nhiên tự lành trời ạ, còn hơn thằng lớ ngớ vớ được mỏ vàng.
    Tôi vừa đến cơ quan thì thủ trưởng làm mặt nghiêm kéo ra một góc khiến tôi hết hồn, nổi gai ốc, ngờ là mình có chuyện gì với công an. Thủ trưởng nói rất thầm vào tai tôi như lời quốc cắm:
    - Đồng chí được bí thư mời.
    Tôi giật thót người, tái mét mặt. Bỏ cha, bí thư mời là thế nào, chắc lại có chuyện động trời gì đó. Xếp của tôi trấn an:
    - Đừng lo. Tin vui ông ạ. Không phải bí thư tỉnh ủy cũ đâu. Ông ta bị bay rồi, mất chức vì thu về nhà cả chục ký vàng do bán bãi, bán quyền vượt biên. Đồng chí bí thư mới vừa được điều về mấy ngày, đã cho mời ông lên chơi. Thư của văn phòng tỉnh ủy đây
    Tôi đang sợ cuống cuồng bỗng mừng méo mặt. Ân huệ gì đây cha mẹ ơi. Tôi đọc ngấu nghiến cái thư mời in bằng giấy trắng dày và cứng. Tôi sẽ được gặp mặt đồng chí bí thư tỉnh ủy tỉnh Sơn Giang chiều mai. Tôi về nhà với bàn chân kẻ mộng du đi mây về khỏi. Tôi vốn dĩ là kẻ hay xúc động. Từ lúc biết tôi được đồng chí Hoài Bão, bí thư tỉnh ủy mới mời đến nhà riêng chơi, mọi người trong cơ quan tôi đã nhìn tôi bằng con mắt hoàn toàn khác. Trong ánh mắt của đồng nghiệp, tôi nhìn thấy nêt kính nể và dè chừng, đượm chết khúm núm ân hận vì đã từng coi tôi như cỏ rác. Trong những ánh mắt đầy vẻ tự hạ mình trước tôi kia, tôi biết họ đang tự nói với mình: lơ mơ thằng Trần Hưng lên lãnh đạo một cái là gay, tốt nhất là nên chuẩn bị thái độ từ bây giờ, cứ xuống nước với hắn trước, tránh voi đâu xấu mặt nào.
    Suốt đêm đó, tôi không sao ngủ được. Tôi hình dung ra cảnh gặp gỡ đồng chí bí thu tỉnh ủy với hàng trăm tình huống. Tôi tưởng tượng ra những ân sủng được ban phát. Tôi có thể được thăng quan, một thứ quan văn nghệ hạng bét nhưng có còn hơn không, nó vẫn cứ là quan. Tôi sẽ dạy cho bọn đồng nghiệp ngổ ngáo khinh người, coi trời bằng vung học được cách kính trọng Trần Hưng này. Tôi hồi hộp còn hơn cô dâu trinh bạch trước đêm động phòng hoa chúc.
    Đúng hẹn, thư ký của bí thư tỉnh ủy ngồi trong một chiếc Vonga đen bóng hơn bôi mỡ đến cơ quan đón tôi. Nhà riêng bí thư tỉnh ủy là dinh đốc phủ sứ thời Tây, được cải tạo và xây dựng thành dinh tỉnh trưởng trào Mỹ. Xe chúng tôi vượt qua barie chặn lối vào khu phố đầy biệt thự lớn nhỏ của gia đình các đồng chí trong tỉnh ủy và ủy ban tỉnh. Đây là đường phố đẹp nhất thành phố: nhiều cây cổ thụ, vắng vẻ. Trên đường phố đặc biệt của khu thâm nghiêm kín cổng cao tường này, cứ mươi thước lại có bóng một anh công an cầm súng gác. Thảng hoặc, tôi lại thấy một khẩu hiệu kẽ đẹp, sơn trắng hoặc đỏ trên các bức tường đại loại như: Cán bộ là đày tớ của nhân dân hoặc Người cán bộ đảng viên khổ trước thiên hạ, vui sau thiên hạ... Nhà riêng bí thư tỉnh ủy ở giữa khu đặc biệt này, tường quanh là đá hoa theo kiểu các lâu đài cổ. Đó là tòa biệt thự đẹp tới mức tôi chưa từng thấy. Chúng tôi qua một cổng sắt, một trạm gác nữa mới vào được khuôn viên của tòa nhà. Đó là công viên thu nhỏ với những loài cây quý tỏa bóng mát. Những ghế đá hoa cương rải rác trong vườn. Một hố nhân tạo thả sen Nhật Bản điểm xuyết vài con thiên nga vừa đen vừa trầng đang bơi êm ru như mộng. Một con gấu ngựa trong chiếc ***g sắt giữa vườn đang ngoạm một đõ ong mật. Tòa biệt thự ba tầng với những ban-công chìa ra bao chậu hồng rực. Ngôi nhà kiểu Pháp được tân trang lại, xây thêm một căn kiểu Mỹ nhỏ bên cạnh trông rất hài hòa. ở một góc là nhà của những gia đình đày tớ nói theo kiểu cũ, còn bây giờ người ta gọi là những cán bộ phục vụ, những nhân viên nhà nước làm nghề loong toong như thư ký, bảo vệ, tiếp tân... Dáng những tàn tùng bách tán nhọn hoắt đâm lên như muốn đỡ lấy vòm trời sắp tối. Điện xanh đỏ được bật lên trong vườn xem đến vui mắt. Thật là cảnh thiên đường Tây và Mỹ có nhã ý làm sẵn cho đồng chí nào được làm bí thư tỉnh ủy đến mà hưởng, bù đắp cho bao nhiêu năm nằm gai nếm mật, ăn bụi, ngủ rừng.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này