1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lý Thường Kiệt và Lê Văn Duyệt là hoạn quan?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ndungtuan, 06/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Lý Thường Kiệt và Lê Văn Duyệt là hoạn quan?

    Chào các bạn,

    Tôi đọc bài viết này:

    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1ntn0nvn31n343tq83a3q3m3237nvn

    Trong đó có đoạn:

    "Người hoạn quan thứ nhất nổi danh trong lịch sử Việt Nam là Lý Thường Kiệt (1019- 1105) đời nhà Lý mà chúng ta ai cũng biết với chiến công phá Tống bình Chiêm..."

    "Người thứ ba là Tả quân Lê Văn Duyệt (1763-1832) khai quốc công thần triều Nguyễn mà nay mộ của ông vẫn còn tại Bà Chiểu, Gia Định là một đền thờ được dân chúng chiêm bái dưới tên Lăng Ông..."

    Mong các bạn làm sáng tỏ giúp, điều này có đúng sự thực không?

    Cám ơn các bạn

    Thân ái
  2. thienthanviet

    thienthanviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Thì rõ là như thế rồi, nhưng không biết người thứ 2 trong danh sách là ai?
    Theo link trên: Người hoạn quan thứ hai cũng rất tiếng tăm là Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc (1713-1776) làm quan dưới đời vua Lê Hiển Tông là người đã cùng Phạm Đình Trọng đánh bại hai tướng giặc Nguyễn Hữu Cầu và Nguyễn Danh Phương, khi về hưu được phong làm Quốc lão. Về sau ông đem đại quân đánh vào kinh đô Phú Xuân của chúa Nguyễn, bắt được Trương Phúc Loan rồi trấn thủ Thuận Hóa, chấm dứt một giai đoạn phân tranh Nam - Bắc kéo dài hơn 200 năm. (nhân vật này chưa nghe tên tuổi bao giờ).
    Một hoạn quan VN khác rất nổi tiếng...ở bên Tàu đó là KTS Nguyễn An:
    Nguyễn An (1456), kiến trúc sư tài ba chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh, công trình trị thủy sông Hoàng Hà​
    Nguyễn An quê vùng Hà Đông, từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng và có biệt tài về kiến trúc. Ông không những có công thiết kế, chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh mà còn có tài trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà (Trung Quốc).
    Chưa đầy 16 tuổi, ông đã tham gia các hiệp thợ xây dựng các công trình kiến trúc tuyệt tác" cung vua Trần. Khối óc thông minh và bàn tay tài hoa tuyệt vời của Nguyễn An đã lọt vào mắt Trương Phụ khi hắn chọn bắt những người Việt Nam có tài khéo nghệ tinh đem về dâng vua Minh (Trung Quốc). Minh Thành Tổ thấy Nguyễn An giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc lại cương trực, liêm khiết hiếm thấy nên đã giao cho ông chức thái giám.
    Thành Bắc Kinh xây dựng từ thời nhà Nguyên. Vua Minh thấy quá nhỏ hẹp lại chưa vừa ý. Năm 1437 vua Minh giao cho bộ công xây dựng lại. Viên công bộ thị lang là Thái Tin xin 18 vạn dân phu biết nghề "và tốn phí về vật liệu không biết bao nhiêu mà kể". Vua thấy vậy ủy cho quan thái giám Nguyễn An làm tổng đốc công (tổng công trình sư) xây dựng lại thành Bắc Kinh.
    [​IMG]
    Forbidden City in Beijing ​
    Sách Kinh thành ký thắng của Dương Sĩ Kỳ viết về việc xây dựng thành Bắc Kinh hồi ấy nói rõ: "Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng". Điều đó có nghĩa là từ vẽ đồ án, thiết kế, đào luyện thợ cho các hạng mục công trình đến chỉ đạo thi công đều do Nguyễn An phụ trách. Việc xây dựng lại thành Bắc Kinh gồm các công trình sau: "Nội thành xây dựng hai cung, ba điện, năm phủ, sáu bộ và các công thự các ty. Ngoại thành có cửa Chính Dương có một chính lâu, ba gian nguyệt thanh lâu: cửa Sùng Văn, cửa Tuyên Vũ, cửa Triệu Dương, cửa Phụ Thành, cửa Đồng Trực, Tây Trực và cửa Đức Thắng, mỗi cửa có một chính lâu và một nguyệt thanh lâu. Ngoài các cửa đều dựng một cái bi lâu. Góc thành phía tây dựng một giác lâu. Cùng với các công trình xây dựng ấy còn phải đào một hệ thống hào xây gạch thoát nước, làm chín chiếc cầu đá qua hào dẫn vào thành. Khối lượng công việc cực lớn và phức tạp ấy đòi hỏi người tổng công trình sư chẳng những phải có tài về chuyên môn mà phải có tài tổ chức chỉ đạo. Bộ công xin 18 vạn thợ là dễ hiểu. Vậy mà, bằng sự tính toán của mình, Nguyễn An chỉ xin một vạn binh đang có mặt ở kinh sư lúc đó và chỉ làm trong ba năm chứ không năm năm như bộ công yêu cầu. Điều đó khiến cho triều đình nhà Minh sửng sốt, không ít người tỏ ra nghi ngờ. Song, bằng việc chỉ đạo chính xác, khoa học, toàn bộ công trình kiến trúc đồ sộ ấy đã được hoàn thành trong hơn hai năm. Vua Minh xem Nguyễn An như một "kỳ nhân", thưởng cho 50 lạng vàng và nhiều vóc nhiễu quý.
    Nguyễn An không chỉ là nhà kiến trúc đại tài, có công thiết kế, chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh mà còn là người có tài đóng góp trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà. Những trận lụt lớn vào các năm 1444, 1445, vua Minh đều đặc phái Nguyễn An đến những nơi xung yếu nhất chỉ huy việc hàn khẩu, để lại tấm gương lao động quên mình trong lòng hàng triệu người dân Trung Quốc. Trận lụt lớn năm 1456, đê sông Hoàng Hà ở vùng Trương Thụ (Sơn Đông) bị vỡ, hàn khẩu mãi không được, vua Minh lại phái Nguyễn An đi, chẳng may ông bị bệnh và mất dọc đường. Trước khi mất, Nguyễn An trăng trối: Đem toàn bộ của cải của ông không phải để xây lăng như những người có công thời ấy thường làm, mà là đem phát chẩn cho dân bị lụt ở những nơi Nguyễn An đang đi mà chưa tới.
    Tiến sĩ sử học Quỳnh Cư
  3. do_long_khach

    do_long_khach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Vụ Lý Thường Kiệt và Lê Văn Duyệt là hoạn quan thì đã quá rõ rồi. Tôi nhớ dã đọc về LTK thế này "Ngô Tuấn được vua yêu muốn giữ lại bên mình để ngày đêm bàn luận việc nước nên cho Tuấn hàng vạn quan tiền để tự cung". Có một chuyện tức cười thế này. Chắc các bác biết bộ ba tác phẩm chèo "bài ca giữ nước" của Tào Mạt. Được giải thưởng HCM chứ chả chơi. Trong đó, LTK có đủ cả vơ con...
  4. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Thực ra nếu chỉ nói LTK có đủ vợ con thôi thì cũng chẳng có gì mâu thuẫn. Tư Mã Thiên cũng có vợ con đàng hoàng, đúng không? Vả lại, tư liệu bạn đọc chưa chắc đã đúng đến nỗi được chính sử công nhận(chính sử cũng chưa chắc đúng cơ mà), trong khi tác phẩm văn học lại có thể ...bịa.
  5. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Vở chèo "Bài ca giữ nước" của ông Tào Mạt là một vở chèo bôi bác lịch sử không thể tưởng tượng. Chuyện Lý Thường Kiệt có vợ con thì đã đành, lại còn chuyện Lê Văn Thịnh là một gian thần nữa chứ? Thái sư họ Lê là một người nổi tiếng trung quân ái quốc mà đến nỗi bị hàm oan, thế mà ông Tào Mạt lại nhầm lẫn lung tung hết cả. Thêm vào đó, Ỷ Lan vốn là một người cực kì tàn ác nhẫn tâm, lại được diễn đạt thành một con nai hiền lành ngơ ngác ! Hội đồng trao giải cho cái vở chèo này chắc cũng có nhiều tay ấm ớ về lịch sử
    Lý Thường Kiệt là hoạn quan nên có rất nhiều hành động nhỏ nhen. Sau khi chiếm được 2 thành của TQ, ông đã vào thành và tàn sát hết dân chúng để thị uy, vì cái tội không chịu đầu hàng sớm. Mấy chú Nhật lùn thảm sát ở Nam Kinh chắc cũng phải chào thua !
  6. A_S

    A_S Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    39
    Lý Thường Kiệt thì rõ rồi,còn trường hợp của Tả quân Lê Văn Duyệt thì sử cũ gọi ông là Giám quân, Thái Giám. Người ngoại quốc gọi ông là Eunuque (Quan hoạn) hay Vice Roi (phó vương: có tác giả viết là Roy theo lối viết cũ chứ không phải là Roi theo lối viết bây giờ). Có thể ông không phải là một quan Thái Giám đúng nghĩa (tức là tự cắt bỏ bộ phận sinh dục của mình) nhưng là một trường hợp bán nam bán nữ, một dị tật bẩm sinh có thật, đa số là trong giới những người chuyên nghề đồng bóng; thân hình họ là nam giới nhưng cách đi đứng, ăn mặc, nói năng của họ thì ỏng ẹo như nữ giới. Họ cũng không thể có vợ hoặc có chồng sinh con đẻ cái như người bình thường. Chính vì điểm nầy mà có lần hoàng đế Gia Long đã hỏi ông Lê Văn Toại, thân phụ của ông Duyệt, được ghi lại trong sách Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu/ quyển I, trang 58 như sau:
    " Duyệt có mấy người em ?- Tâu rằng: 5 người .- Ngài hỏi: đã có con chưa ? - Tâu rằng em Duyệt là Phong có 2 đứa con, đứa đầu tên là Yên, Duyệt nhận làm con thừa tự .- Ngài nói: con anh em như con mình, Duyệt có người thừa tự rồi !" . Ngài nhân nói chuyện cũ hồi lâu rồi ban khăn áo cho ông Toại ra về. (Em Duyệt là Văn Phong có võ công, mất tại năm Minh Mạng thứ 5, tặng Thiếu Bảo, thụy là Tráng Nghi).
    Trong tập san định kỳ Đô Thành Hiếu Cổ Tập San, số phát hành số 1 năm 1935, tác giả J. H. PEYSSONNAUX, hội viên của Trường Pháp Quốc Viễn Đông, đặc trách bảo tồn bảo tàng viện Khải Định. (Membre Correspondant de l?TEcole Française d?TExtrême-Orient, Conservateur du Musée Khai-Dinh.) có viết một bài tựa đề là VOYAGES ET TRAVAUX DE PIERRE MÉDARD DIAR -Voyage dans l?TIndochine (1821-1824). Trong cuộc diện kiến giữa Tả Quân (Phó vương, Thượng Công) Lê Văn Duyệt và Médiard Diar có đoạn mô tả ông Lê Văn Duyệt như sau :
    "Le 2 Septembre, le Vice-Roi (Phó vương) de Saigon, Tai-Kum (Tả Quân) ou Thuong-cong (Thượng Công) , accorde une audience à la Mission Crawfurd. « Il passait pour être eunuque et tout l?Tensemble de sa personne confirmait jusqu?Tà un certain point cette agréable réputation. Il paraissait âgé d?Tune cinquantaine d?Tannées, avait l?Tair fortintelligent, et, sans doute, l?Tactivité du corps était chez lui à l?Tunisson de celle de l?Tesprit. Il avait une physionomie douce, mais la peau de sa figure était flasque et toute ridée. Il n?Tavait pas de barbe et ressemblait beaucoup à une vieille femme. Sa voix aussi était perçante et féminine . . . . ».Xin tạm dịch: " Ngày 2 tháng 9 (d.l), ngài Phó Vương Sài Gòn còn gọi là Tả Quân hay Thượng Công, chấp thuận cho phái đoàn Crawford được vào dinh để diện kiến. Ông đã trải qua như là một vị quan Thái Giám và trong một chừng mực nào đó, dáng dấp toàn diện con người của ông đã xác nhận cái thanh danh êm ái đó . Tuổi của ông phỏng chừng trên dưới 50, ngưòi có vẻ thông minh rất mực và chắc chắn rằng hành vi, cử chỉ bên ngoài của ông là một sự quy hợp những suy nghĩ của trí tuệ. Ông có một dáng điệu dịu dàng với một làn da mặt nhăn nheo lụng thụng. Ông không có râu và trông Ông chẳng khác nào như một bà cụ . Giọng nói của ông là một giọng nói chát chúa của một người đàn bà . . . ."
  7. minbrain

    minbrain Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/10/2004
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Câu này của bác làm tôi thấy khá tò mò. LTK khi đi đánh TQ đã cẩn thận làm một bài hịch "cứu vớt muôn dân" chứ đâu diệt dân tầu. Trong các thành của TQ hình như cũng chỉ có mỗi Ung Châu là có chống cự chứ không đến 2 thành..
    Theo các tài liệu (Việt) tôi tìm trên mạng không hề nói về vụ thảm sát này. Bác có tài liệu nào chứng minh không?
    Sau đây là một vài đoạn trên mạng nói về vụ này.
    Trích từ thư viện Hoa sen
    Lý Thường Kiệt ra lệnh tập trung thủy quân ở Vĩnh An và bộ quân ở dọc biên thùy các châu: Quảng Nguyên, Môn, Quang Lang và Tô Mậu. Khí giới thì ngoài cung nỏ, trường thương mà hai bên đều dùng, ta có tên tẩm thuốc độc, và máy bắn đá. Ta còn dùng nhiều chiến thuyền và voi để xung phong. Voi có thể do cả đường thủy và đường bộ tiến vào.
    Đạo quân thuộc các bộ tộc thiểu số, do Tôn Đản chỉ huy, được lệnh xuất quân trước, chia thành nhiều ngả vượt biên giới tiến chiếm các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn. châu Tây Bình, Lộc Châu. Một cánh quân khác đóng gần biên giới Khâm châu cũng kéo tới đánh các trại Như Hồng, Như Tích và Đề Trạo. "Quân ta tới đâu như vào nhà trống không người" (VSL).
    Trong khi ấy, Lý Thường Kiệt dẫn đại quân đi đường thuỷ, từ châu Vĩnh An (móng cái) tới Khâm châu và Liêm châu. Ngày 30 - 12 - 1075, quân ta tiến chiếm thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân, không phải giao phong một trận nào. Ba ngày sau, 2 - 1 - 1076, Liêm Châu cũng mất vào tay quân ta. Tám nghìn thổ binh bị ta bắt làm phu khiêng vác.
    Chiếm xong hai Châu Khâm, Liêm, Lý Thường Kiệt dùng chính sách "phủ dụ" để nêu danh nghĩa làm yên lòng dân Tống, ông sai yết bảng dọc đường kể tội quân Tống. Lời Lộ Bố nói rằng: "Quan coi châu Quế đã kiểm điểm dân các động và dã tuyên bố rõ rằng muốn sang đánh Giao chỉ". OÂng cũng lợi dụng sự tranh chấp giữa hai phái tân và Cựu trong triều đình Tống, để chia rẽ hàng ngũ địch. Trong các lộ bố có nói: Trung Hoa dùng các phép thanh miêu, trợ dịch, làm dân khốn khổ. Nay ta đem quân tới cứu".
    Khi được tin hai châu Khiêm, Liêm đã mất, vua tôi nhà Tống rất lo ngại, hoang mang. Triều đình náo động. Các tướng ở địa phương bối rối. Ti kinh lược Quảng Nam tây lộ vội vã xin viện binh: 20.000 quân, 3.000 con ngựa, xin thêm khí giới, đồ dùng và một tháng lương, và xin được điều động các dân khê động, tất cả lấy dọc đường từ Kinh đến Quảng Tây. Để điều khiển quân được mau chóng, Ti ấy cũng xin dời đến thành Tượng, gần phía Bắc Ung Châu (LTK).
    Trong lúc bối rối, triều đình Tống đối phó rất lúng túng. Vua Tống cách chức Lưu Di và sai Thạch Giám thay coi Quế châu và làm kinh lược sứ Quảng Tây, đồng thời xuống chiếu cho các quan lại địa phương, dặn rằng: "Nếu xem chừng quân Giao Chỉ tới đâu mà không đủ quân giữ, thì chỉ giữ lấy chỗ hiểm mà thôi. Chỗ nào có tiền, vải, lương thực, thì phải chở tháo đi, đừng để lọt vào tay địch" Sau đó lại ra một lệnh trái ngược, nói rằng: "Nếu quân bỏ thành đi chỗ khác, thì lo rằng dân rối sợ. Hãy bảo các quan Ti đều phải trở lại thành mình".
    Trên các mặt trận, quân Lý hoàn toàn làm chủ. Lý Thường Kiệt cho đạo quân ở Khâm và Liêm Châu tiến lên phía Bắc. Đạo đổ bộ ở Khâm Châu kéo thẳng lên Ung châu. Đường thẳng dài chừng 120 cây số, nhưng phải qua dãy núi Thập Vạn. Còn đạo đổ bộ ở Liêm Châu tiến sang phía đông bắc, chiếm lấy Bạch Châu, hình như để chặn quân tiếp viện của Tống từ phía đông tới. Rồi hẹn ngày 18 - 1 - 1076, hai đạo quân sẽ cùng hội lại tạo thành một sức tiến công bão táp và bất ngờ vây chặt lấy Ung Châu.
    Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giàm cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ; để chờ quân các châu và quân triều đình tới tiếp cứu: "Cuộc chiến đấu ở thành Ung Châu, bởi thế, sẽ rất gay go, quyết liệt, và sẽ là một trường tranh đấu giữa mưu trí của Lý Thường Kiệt và lòng dũng cảm của Tô Giàm" (LTK).
    Ngày 11 - 2 - 1075, Trương Thủ Tiết, từ Quảng Châu, đem quân tới cứu viện; bị quân ta chặn đánh ở ải Côn Lôn (phía bắc Ung Châu) cách Ung Châu 40 cây số. Quân Tống bạc nhược chưa đánh đã chạy. nhiều tên quân hàng theo ta. Trương Thủ Tiết và nhiều tướng tá bị giết.
    Thành Ung châu vẫn tiếp tục bị vây hãm. Quân ta dùng một thứ công cụ (thường gọi là máy bắb đá) nhằm bắn vào trong thành, khiến người và ngựa chết như rác. Quân của Giàm có cung thần tí bắn một phát được nhiều tên, giết nhiều lính và voi của ta. Lý Thường Kiệt ra lệnh cho quân sĩ chiếm thành. Nhưng thành cao và chắc, quân ta phải dùng vân thê, là một thứ thang bắc truyền nối nhau rất cao, để leo lên thành, nhưng vẫn không tiến thêm được bước nào. Ta phải dùng đến kế đào đường hầm, định chiu vào thành, cũng không vào nổi. Sau dùng hỏa công, nghĩa là bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành. Trong thành thiếu nước, không thể chữa được cháy.
    Sau 42 ngày công phá mà không sao phá được, cuối cùng ta dùng phép thổ công; lấy đất bỏ vào bị, xếp chồng lên nhau, thành bực thềm để lên thành. Bao đất chất hàng vạn, dần dần cao như núi. Chốc lát đã cao đến vài trượng. Quân Lý nối tiếp nhau như kiến mà trèo lên, rồi lọt vào trong thành. Hôm ấy là ngày 1 - 3 - 10761.
    Lý Thường Kiệt sai phá thành Ung Châu, lấy đá lấp sông để ngăn ngừa quân cứu viện của địch. Rồi tiếp tục tiến lên phía bắc, định lấy Tân Châu. Viên quan coi Tân Châu, nghe thấy quân ta kéo gần đến thành, bỏ thành chạy trốn (LTK).
    Sau khi Ung Châu thất thủ. Mộng Vương An Thạch định đánh lấy nuớc ta đã tan tành như mấy khói. Dư luận xôn xao ở khắp nơi rất bất lợi cho y. Các triều thần nhao nhao phản đối vì "ai cũng biết y là chủ mưu và hoàn toàn phải mang trách nhiệm".Tuy nhiên, Vương An Thạch vẫn tìm mọi cách để tự bào chữa: "Đáng lẽ, ta phải đánh khi Càn Đức (tức Lý Nhân Tông) mới lập. Bấy giờ, các khê động đều muốn nội phụ. Nếu lúc ấy ta muốn đánh Giao Chỉ, thì chỉ cần hai vạn tinh binh, chọn năm, sáu tướng vừa vừa, là có thể làm xong chuyện!" Y còn nói thêm: Tôi, khi trước thấy Giao Chỉ đánh Ung Châu chưa hạ được, trong nước chúng bỏ hoang; nên tính có thể hành động chóng mà đánh úp ở hậu phương nó. làm như thế, thì ta không cần đánh quân nó đương cướp ở nước ta, mà chúng cũng bị tan. Sau khi Ung Châu mất, sự đánh úp chúng không thể bàn đến nữa" (LTK).
    Cuộc hành quân thần tốc của Lý Thường Kiệt nhằm đánh phủ đầu vào đất Tống - trước khi chúng định đánh lấy nước ta - đã làm đảo lộn hết mọi kế hoạch của địch, khiến chúng phải chùn bước; đang từ thế chủ động rơi vào thế thụ động; vì thế cuộc đánh phục thù và có ý đồ xâm lăng nước Đại Việt của Tống đành phải lùi lại một thời gian nữa mới có thể thực hiện. Vương An Thạch không kịp chờ kết quả của cuộc phát binh trả thù mà mình đã chủ mưu. Tháng 10 năm 1076, tể tướng Vương An Thạch phải từ chức.
    Khi mục tiêu của cuộc "hành quân" đã đạt được, Lý Thường Kiệt ra lệnh cho toàn bộ quân sĩ nhanh chóng rút về nước, chuẩn bị cuộc kháng chiến mới, chống Tống sắp sửa kéo xuống xâm lăng nước ta1.
    Trích từ báo Nhân dân
    2. Phá tan cứ điểm xâm lược Ung Châu bẻ gãy từ đầu thế chủ động của Tống
    Năm 1072, vua Lý Thánh Tông chết. Vua Nhân Tông mới 6 tuổi lên nối ngôi. Nhà Tống cho rằng đó là một cơ hội tốt nên càng đẩy mạnh việc chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Ở vùng Ung Châu, Lưu Di hoạt động quá lộ liễu đến nỗi Tô Giám phải khuyên can: "... Giám lại đưa thư cho Di, bảo đừng làm những sự khiêu khích giặc"(2).
    Trước tình hình đó, triều đình nhà Lý đã đối phó rất chủ động, khẩn trương. Vua Nhân Tông lúc này còn nhỏ tuổi nên tất cả quyền bính đều nằm trong tay phụ quốc thái uý Lý Thường Kiệt. Chính Lý Thường Kiệt đã đảm đương công việc tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược ở thế kỷ XI.
    Năm 1074, Lý Thường Kiệt đã mời Lý Đạo Thành vốn là quan thái sư đời Thánh Tông, từ Nghệ An trở lại triều đình giữ chức Thái phó bình chương quân quốc trọng sự. Hai ông đã hợp lực cùng lo toan việc nước trong lúc nguy nan.
    Sau khi củng cố lại lực lượng, ngăn ngừa bất trắc phía nam, Lý Thường Kiệt không bị động chờ đợi giặc mà đã quyết định tiến công địch trước để đẩy giặc vào thế bị động, giành lấy thế chủ động cho cuộc kháng chiến. Ông nói: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc"(1).
    Triều đình tán thành chủ trương đó. Lý Thường Kiệt liền tổ chức một cuộc tập kích vào đất Tống nhằm phá tan các cứ điểm xâm lược Ung, Khâm, Liêm mà chủ yếu là thành Ung Châu rồi quay về phòng thủ đất nước, chủ động đến đánh địch.
    Trong cuộc tập kích này, Lý Thường Kiệt đã huy động hơn 10 vạn quân thủy bộ(2). Về mặt bộ, lực lượng chủ yếu là quân lính các tộc thiểu số do các tù trưởng của họ là Tôn Đản, Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc, Vi Thủ An chỉ huy. Phụ trách chung là Tôn Đản. Bộ binh tập trung ngay ở các châu Quảng Nguyên, Môn (Đông Khê), Quang Lang, Tô Mậu. Chủ lực của đợt tập kích đã theo đường thủy, do đích thân Lý Thường Kiệt chỉ huy, đóng ở châu Vĩnh An (Móng Cái, Quảng Ninh).
    Ngày 27-10-1075 chiến dịch tập kích quân địch của Lý Thường Kiệt bắt đầu.
    Ngày 30-12-1075 quân ta tiến đánh Khâm Châu. Ngày 2-1-1076, quân ta đánh chiếm Liêm Châu dễ dàng. Quân Tống không cản nổi đường tiến của quân ta. Nhưng để làm sáng tỏ mục đích của cuộc tập kích vào đất Tống, để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa, Lý Thường Kiệt đã cho niêm yết khắp nơi tờ "Phạt Tống lộ bố văn"(3).
    Ngày 18-1-1076, Tôn Đản kéo quân đến ngoại thành Ung Châu. Ngay sau đó, đại quân Lý Thường Kiệt cũng đến nơi.
    Cuộc vây thành Ung Châu đã kéo dài hơn một tháng. Quân địch khốn quẫn vì cạn lương, thiếu nước... Viện binh lại bị tiêu diệt không đến được. Đến ngày 1-3-1076, quân ta mới hạ được Ung Châu.
    Cuộc chiến đấu quyết liệt đã kết thúc sau 42 ngày.
    Mục đích của cuộc tiến công Ung Châu là để tự vệ một cách tích cực. Đó là một bộ phận khăng khít, là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. Bằng cuộc tiến công táo bạo đó, Lý Thường Kiệt đã đẩy kẻ thù vào thế bị động và tạo ra nhiều điều kiện có lợi để đánh bại kẻ thù khi chúng kéo sang xâm lược. Những căn cứ quân sự và hậu cần mà nhà Tống dốc bao công phu, bao thời gian xây dựng, phút chốc bị phá huỷ tan tành. Cuộc hành binh xâm lược của chúng sắp tới sẽ phải chậm trễ vì gặp nhiều khó khăn.
  8. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Ơ hay, bác lại đem cái nhân bản cuối tk 20, đầu tk 21 để đánh giá con người thế kỷ 11 rồi.
    Theo cuốn Lý Thường Kiệt của cụ Hoàng Xuân Hãn mà tớ có, cụ LTK chém đầu bọn Tàu cả thảy 5 vạn già trẻ lớn bé, xây thành mấy trái núi nhỏ. Đọc xong mà lòng tự hào ngút trời.
  9. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Thời nào cũng vậy thôi, tư tưởng lấy dân làm gốc, thu phục nhân tâm đã có từ hàng ngàn năm trước rồi. Trong các truyện xưa, những danh tướng khi thắng trận đều được ca ngợi ?okhông xâm phạm vào một tí nào của dân?, coi như một biểu tượng của tài đức vẹn toàn. Trong trận đánh ở TQ với Lý Thường Kiệt, quân dân nước họ đã đồng lòng quyết chiến đến giọt máu cuối cùng. Quan giữ thành đã chia hết gia sản cho anh em binh sĩ để khích lệ tinh thần chiến đấu. Lúc thành bị hạ, Lý Thường Kiệt đem bắt cả nhà viên quan đó gồm 36 người thiêu sống. Sau đó, ông ta hỏi nhân dân xem có hàng không, thì sẽ tha mạng. Nhưng nhân dân trong thành đều nhất loạt không hàng, noi gương viên quan anh dũng. Tất nhiên là kẻ chiến thắng đã không ngại ngần gì mà không hạ sát luôn mấy chục ngàn người để hả cơn giận nhỏ nhen. Làm tướng như vậy là tướng kém, làm người như thế là người bất nhân.
    Người ta thường nói là dân Campuchia rất ghét VN. Ghét cũng là phải, ngày xưa mình đánh nó bao nhiêu, mỗi lần đánh đều cướp giết rất nhiều. Chính vì chính sách bạo ngược đó mà lòng dân trong đó không theo, nên quân mình đánh xong toàn phải rút về. Đến khi Lê Thánh Tông đánh lần cuối cùng, mới bày ra sách lược an dân, làm kế lâu dài, kết hợp ?ođồng hoá?, thành ra miền Nam bây giờ mới thuộc về ta.
    Mình tự hào về đất nước nhưng cũng nên có cái nhìn đúng mực hơn về lịch sử... Có những tấm gương xấu, có những bài học tốt, đều cần phải học để rút kinh nghiệm rồi xây dựng đất nước ngày một đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
  10. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi, cái này là kịch tuyên truyền mà. Phải thế thì nó mới đoạt giải chứ. Mà cũng chẳng ai biết được sự thật lịch sử đâu bác, như xem phim TQ. Phim thì ca ngợi Tần Thuỷ Hoàng, phim thì chê lấy chê để, tuỳ vào con mắt mỗi người thôi.
    Hoạn quan nhỏ nhen? Vậy nhỏ nhen có phải hoạn quan ko bác. Bác làm em nghĩ tới Thành Cát Tư Hãn.

Chia sẻ trang này