1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lý thuyết âm nhạc cơ bản !!!

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi onggiadaukho6569, 15/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    Haha đúng là bác COdep. Bác ơi.. đây là kiến thức âm nhạc cơ bản chứ ko phải kiến thức âm nhạc nâng cao. Bác nói thế chỉ làm phức tạp thêm vấn đề. Ý bác định bảo ở Violin C# thì cao hơn Db 1 coma chứ gì. okie là thế nhưng nói ra ở đây có giải quyết được vấn đề gì ko? Bản chất cái từ "bằng nhau" nó đã là tương đối. Bác cãi rằng nó ko tuyệt đối thì cũng là thừa.
    Còn bác bảo guitar gì gì đó thì em ko hiểu ý bác... Còn chuyện guitar đánh chênh với piano thì do nó lên dây kém!
  2. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Hê hê .... đồng chí Sis nói hết phần rồi, tôi biết nói gì !!!
    Thôi thì kể chuyện cổ tích vậy: Ngày xửa ngày xưa, cái ngày mà ... tôi cũng không biết. Người ta lấy cái dây ra, đóng 2 cái đinh lên 2 đầu tấm ván và căng dây trên đó. Khi gảy thì người ta nghe thấy ở những khoảng khác nhau âm thanh nó có khác nhau. Người ta đánh dấu những khoảng đó và nhận thấy có những khoảng âm "giông giống nhau" nhưng lại nghe "cao hơn". Túm lại, qua thời gian cho đến nay người ta đã chia các nốt thành các phần bằng nhau như hiện nay để có được 12 khoảng bằng nhau trên 1 quãng 8. Theo tôi biết việc cân chỉnh cao độ của đàn Piano hiện nay đã dùng máy, căn cứ vào tần số (tốc độ) dao động của dây đàn mà chỉnh cho đúng (trước đây là dùng thanh định âm La, hiện tôi vẫn thấy có bán ở các hiệu đàn). Nốt có âm thanh càng cao tức là có tần số (tốc độ ) dao động của dây càng lớn và ngược lại.
    [​IMG]
    Thông thường thì âm của Ghitare thấp hơn Organ khoảng 1 quãng 8. Nên khi chơi band mọi người thường lấy theo keyboad làm chuẩn. Chứ không thể mỗi người cứ mạnh ai nấy chỉnh thì khi diễn chả biết nó ra cái gì nữa.
    Cảm ơn bác Codep và đ/c Sis đã cho ý kiến. Tiếp tục nào
  3. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    hì hì...bác onggia kể chuyển cổ tích thì em kể chuyện lịch sử vậy. Long long ago...ở 1 nơi xa xôi, có 1 lâu đài và 1 mụ phù thuỷ. Oé!! Em nhầm!! Cứ quen miệng chết thật e hèm! Lại này:
    Ngày xửa ngày xưa ở cái thời kì âm nhạc Phục Hưng, tức là cái thời chưa có cái đàn Piano. Người ta đã đo đuợc âm thanh và chia nó ra thành những khoảng bằng nhau. Cụ thể là khoảng cách 1 cung (từ đô lên Rê chẳng hạn) = 9 coma (coma là đơn vị đo) Nhưng khổ nỗi Từ Đô ->Đô# lại là 5 coma mà đến Rêb lại có 4 coma. --> Nốt Đô# khác nốt Rêb. Vậy ai là người khổ nhất? Xin thưa đó là thèng nào đánh đàn organ thời đó. Bàn phím gồm 3 tầng phức tạp chứ ko như bây giờ. 1 người Pháp đã liều mình đứng lên đặt vấn đề 2 nốt gần nhau như thế sao ko gộp chung làm 1 luôn?? Ông ta là Ramô. Nhưng rất tiếc ông chỉ là người đặt vấn đề. Còn người giải quyết vấn đề là J.S.Bach Bach đã tiếp tục theo ý tưởng của Ramo và được cái ông vừa có lý thuyết vừa có thực hành nên 2 tập Bình Quân Luật nổi tiếng thiên thu ra đời. Trên bìa là dòng chữ " Đánh theo luật bình quân nghe cũng được đấy chứ" Ngoài lề 1 chút nói về 2 tập BQL này. nó gồm 48 cặp prelude và Fuga được viết trên tất cả các giọng theo luật bình quân tức là coi C# = Db. Và tất nhiên ông đã thành công. Phù may quá ko thì giờ cái đàn piano nhà em có 3 tầng phím roài.
    Quay trở lại vấn đề theo đúng âm thanh tự nhiên thì C# cao hơn Db thật nhưng chỉ là chút chút nên Bach đã làm tròn. nhưng đó là với Organ thời đó nhưng với violin thì sao? Violin là đàn ko phím nên cao độ dịch chuyển thoải mái, vì thế những người chơi Violin giỏi vẫn thường chơi chính xác các nốt #, b chứ ko làm tròn nó. (cái này như bác Codep đã nói) đó cũng là lý do trong các bản nhạc khi chạy Cromatic đi xuống người ta luôn dùng dấu b (giáng) và khi đi lên là dấu # (thăng) vì sức hút khác nhau.
    Vd 1 câu chạy đi xuống : Si Sib A Ab G. Ko ai viết là Si, La#, A, G#,G. Bởi vì La# có sức hút về Si mạnh hơn về La. tương tự với G#.
    À quên chưa nói ở trên các cụ ngày xưa làm tròn từ C ->C# or Db = 4,5 coma
    Câu chuyện này cũng làm rõ ý bác Codep thắc mắc với onggiadaukho nhưng đây chỉ là chuyện biết thêm thì tốt ko biết càng đỡ nhức đầu, đối với những bạn mới làm quen với lý thuyết âm nhạc căn bản ko cần tìm tòi quá mà loạn đầu.
  4. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn đ/c Sis đã kể câu chuyện rất hay !!!
    Tôi xin được tiếp tục.
    Tiết tấu là tương quan trường độ của các âm thanh nối tiếp nhau:
    Trong âm nhạc có sự luân phiên các trường độ của âm thanh, do đó tạo ra những mối tương quan khác nhau về thời gian giữa các âm thanh đó. Khi liên kết với nhau theo một thứ tự nhất định, trường độ của âm thanh tạo ra những nhóm tiết tấu (hình tiết tấu) mà từ những hình tiết tấu đó hình thành đường nét tiết tấu chung của toàn tác phẩm âm nhạc
    Trong âm nhạc, người ta sử dụng các loại trường độ:
    - Cơ bản (chia chẵn): Đó là những nốt tròn, trắng, đen, móc đơn v.v..
    - Chia tự do: Là những trường độ được tạo nên do sự phân chia tự do (ước lệ) các loại trường độ cơ bản thành những phần bằng nhau với bất cứ số lượng nào.
    VD: Thường thấy là chùm ba móc đơn bằng 1 nốt đen. Chùm 3 móc kép bằng móc đơ, chùm ba nốt trắng bằng nốt tròn, chùm ba nốt đen bằng nốt trắng. Ngoài ra còn có các chùm năm, chùm sáu, chùm bảy, chùm hai.
    Các âm thanh trong âm nhạc được tổ chức về mặt thời gian. Sự nối tiếp các âm thanh với những phách bằng nhau về thời gian tạo nên trong âm nhạc sự chuyển động nhịp nhàng (người ta gọi là nhịp đập). Trong sự chuyển động đó, các âm thanh của một số phách nổi lên mạnh hơn. Những nốt mạnh hơn ấy gọi là trọng âm.
    Nhứng phách có trọng âm gọi là phách mạnh
    Những phách không có trọng âm là phách yếu
    Sự nối tiếp đều đặn các phách mạnh và phách nhẹ gọi là tiết nhịp.
    Phách của tiết nhịp có thể được thể hiện bằng các trường độ khác nhau.
    Sự thể hiện các phách của tiết nhịp bằng một trường độ nhất định gọi là loại nhịp
    Trong cách ghi âm bằng nốt, loại nhịp được ghi bằng 2 chữ số. Các chữ số này đặt cạnh khoá nhạc, sau các dấu hoá, số nọ đặt dưới số kia (thường gọi là chỉ số nhịp).
    VD: [​IMG]
    Trong chỉ số nhịp, chữ số trên chỉ số phách của tiết nhịp (số phách trong 1 ô nhịp), chữ số dưới chỉ loại nốt được chọn làm đơn vị 1 phách so với nốt tròn. Về vấn đề chỉ số nhịp. Tôi sẽ tiếp tục nói thêm ở phần sau.
    Với cá bản nhạc bắt đầu từ phách nhẹ, thì thoạt đầu có một ô nhịp không đầy đủ, gọi là nhịp lấy đà.
    Trong đa số trường hợp, nếu đoạn đầu của tác phẩm mở đầu bằng 1 nhịp lấy đà, thì kết thúc cũng sẽ là một ô nhịp không đầy đủ. Tổng số phách của 2 ô nhịp (ô lấy đà và ô cuối cùng) sẽ là 1 ô nhịp đầy đủ.
    VD: [​IMG]
  5. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Tiết nhịp mà trong đó các trọng âm (phách mạnh) lặp lại đều đặn một phách một lần gọi là tiết nhịp 2 phách.
    Tiết nhịp trong đó các trọng âm lặp lại đều đặn cách hai phách gọi là tiết nhịp 3 phách.
    Những tiết nhịp 2 phách và 3 phách có một trọng âm gọi là tiết nhịp đơn. Nhịp đơn gồm có các loại nhịp sau:
    - Nhịp 2 phách: nhịp 2/2; 2/4; 2/8. Nhịp 2/2 còn gọi là alla breve và có ký hiệu khác là [​IMG]
    - Nhịp 3 phách: nhịp 3/2; 3/4; 3/8; và 3/16 (ít gặp)
    Các tiết nhịp phức được hình thành do kết hợp các loại nhịp đơn cùng loại[/i
    Tiết nhịp phức có thể gồm hai hoặc nhiều tiết nhịp đơn. Do đó tiết nhịp phức có nhiều phách mạnh. Số lượng phách mạnh trong tiết nhịp phức tương ứng với số lượng các tiết nhịp đơn nằm trong thành phần của nó.
    Trọng âm của phách thứ nhất trong tiết nhịp phức mạnh hơn các trọng âm còn lại, do đó phách ấy gọi là phách mạnh, còn những phách có trọng âm yếu hơn gọi là những phách tương đối mạnh (mạnh vừa).
    Các loại nhịp thể hiện tiết nhịp phức thường dùng là:
    - Nhịp bốn phách: Có 4/4; 4/8 và ít gặp là 4/2.
    - Nhịp sáu phách: Có 6/4; 6/8 và ít gặp 6/16.
    - Nhịp chín phách: 9/8; /9/4; và ít gặp hơn là 9/16.
    - Loại nhịp 12 phách: 21/8 và ít gặp hơn là 12/16.
    các tiết nhịp đơn có thể liên kết thành những tiết nhịp phức. Sự kết hợp hai hoặc nhiều loại tiết nhịp tạo thành những tiết nhịp phức hỗn hợp. Để đơn giản hơn, người ta gọi đó là những tiết nhịp hỗn hợp, còn các loại nhịp thể hiện chúng được gọi là các loại nhịp hỗn hợp.
    Trong âm nhạc, các loại nhịp hỗn hợp ít gặp hơn nhiều hơn so với nhịp đơn và nhịp phức. Phổ biết nhiều hơn cả là các loại nhịp năm và bảy phách: 5/4; 5/8; 7/4; 7/8.
  6. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Xin được nói rõ thêm về chỉ số nhịp: Xin được nhắc lại chỉ số nhịp thì tử số là số phách trong một ô nhịp, mẫu số là loại nốt được chọn làm đơn vị 1 phách so với nốt tròn.
    VD Như vậy với nhịp 2/4 thì có nghĩa là loại nhịp mà trong mỗi ô nhịp có 2 phách. mà đơn vị của mỗi phách là một nốt đen. Bởi khi lấy nốt tròn chia cho mẫu số (4) thì sẽ được nốt đen.
    VD Với loại nhịp 6/8 thì mỗi ô nhịp có 6 phách, mỗi phách là một nốt móc đơn. Trên thực tế nếu đập phách đúng nhưng thế thì sẽ "to chân", nên người ta thường gom 6 móc đơn trên thành 2 chùm ba móc đơn.
    VD: Với nhịp 2/2 [​IMG]
    có nghĩa là mỗi ô nhịp có 2 phách, mỗi phách bằng một nốt trắng (lấy nốt tròn chia cho mẫu số 2). Như vậy trong nhịp 2/2 nốt trắng = 1 phách, nốt tròn = 2 phách; nốt đen = nửa phách, móc đơn = 1/4 phách v.v...
  7. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Đảo phách (Xanh cốp - Nhấn lệch)
    Đảo phách là kiểu nối tiếp tiết tấu mà trong đó trọng âm tiết tấu không trùng hợp với trọng âm tiết nhịp. Đảo phách rất hay gặp trong âm nhạc, nó xuất hiện khi phách nhẹ của tiết nhịp tiếp tục ngân vang lân sang phách mạnh tiếp sau. Kết quả là trọng âm chuyển sang phách nhẹ của tiết nhịp.
    Có những hình thức đảo phách thường hay gặp hơn cả và được cọi là những hình thức cơ bản:
    - Đảo phách từ ô nhịp này sang ô nhịp khác:
    [​IMG]
    - Đảo phách trong phạm vi 1 ô nhịp:
    [​IMG]
    Trong âm nhạc, tiết tấu, tiết nhịp và nhịp độ có ý nghĩa rất lớn vì chúng quyết định sự chuyển động, tính tổ chức và tính cách của tác phẩm âm nhạc. Có một số thể loại âm nhạc gắn liền với những loại tiết nhịp và tiết tấu nhất định như hành khúc, Ponka, Van - xơ v.v...
  8. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Quãng
    Sự kết hợp đồng thời hoặc nối tiếp nhau của hai âm thanh gọi là quãng. Các âm thanh của quãng phát ra nối tiếp nhau tạo thành quãng giai điệu. Các âm thanh của quãng phát ra đồng thời tạo thành quãng hoà thanh. Âm dưới của quãng gọi là âm gốc, còn âm trên gọi là âm ngọn của quãng.
    [​IMG]
    Mỗi quãng được xác định bởi hai độ lớn: Độ lớn số lượng và độ lớn chất lượng.
    Độ lớn số lượng là độ lớn thể hiện bằng số lượng các bậc hợp thành quãng.
    Độ lớn chất lượng là độ lớn thể hiện bằng số lượng nguyên cung và nửa cung hợp thành quãng.
    Những quãng được cấu tạo trong phạm vi 1 quãng tám gọi là quãng đơn. Tên gọi của chúng tuỳ thuộc ở số lượng bậc bao hàm trong quãng. Tên gọi các quãng lấy từ tiếng La tinh dưới dạng những số thứ tự. Các số thứ tự này cho biết âm trên ở vào bậc thứ mấy so với âm dưới của quãng. Ngoài ra để rút gọn người ta ký hiệu các quãng bằng chữ số.
    - Quãng một (hai âm thanh đồng âm) - Prima
    - Quãng hai (Xê cun đa)
    - Quãng ba (Ter xi a)
    - Quãng bốn (Kvar ta)
    - Quãng năm (Kvin ta)
    - Quãng sáu (Xếch xta)
    - Quãng bảy (Xếp ti ma)
    - Quãng tám (Ốc ta va)
    [​IMG]
    Khoảng cách giữa hai bậc kề nhau có thể bằng một nửa cung hoặc một nguyên cung. Do đó một quãng hai có thể bao gồm nửa cung hoặc một nguyên cung.
    VD: quãng hai mi - Fa bằng 1/2 cung, cũng là quãng hai nhưng Fa - Sol lại là một cung.
    VD: Quãng ba Đô - mi bằng hai cung, quãng 3 rê - fa bằng 1 cung rưỡi.
    Như vậy độ lớn chất lượng của quãng xác định sự khác biệt về âm thanh của các quãng cùng loại. Độ lớn chất lượng của quãng ký hiệu bằng các từ: thứ, trưởng, đúng, tăng, giảm.
    Giữa các bậc cơ bản của hàng âm (trong phạm vi quãng tám) hình thành những quãng sau đây:
    1. Quãng một đúng = 0 cung
    2. Quãng hai thứ = 1/2 cung
    3. Quãng hai trưởng = 1 cung
    4. Quãng ba thứ = 1,5 cung
    5. Quãng ba trưởng = 2 cung
    6. Quãng bốn đúng = 2,5 cung
    7. Quãng bốn tăng = 3 cung
    8. Quãng năm giảm = 3 cung
    9.Quãng năm đúng = 3,5 cung
    10. Quãng 6 thứ = 4 cung
    11. Quãng 6 trưởng = 4,5 cung
    12. Quãng 7 thứ = 5 cung
    13.Quãng 7 trưởng = 5,5 cung
    14. Quãng tám đúng = 6 cung.
    [​IMG]
    Tất cả các quãng trên đều gọi là những quãng cơ bản. Chúng còn được gọi là các quãng đi-a-tô-nich.
  9. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Quãng tăng và quãng giảm
    Mỗi quãng đi-a-to-nich đều có thể tăng hoặc giảm nhờ nâng cao hoặc hạ thấp một nửa cung crô-ma-tích một trong các bậc cấu thành quãng đó. Các quãng tăng có thể được tạo nên từ những quãng đúng và quãng trưởng, còn các quãng giảm từ những quãng đúng và quãng thứ. Quãng một đúng là trường hợp ngoại lệ, nó không thể giảm được.
    Tất cả các quãng tăng và giảm đều gọi là quãng Crô ma tích.
    Sự xáo trộn các âm của quãng, khiến âm dưới thành âm trên, âm trên thành âm dưới gọi là đảo quãng. Có hai cách quãng là:
    1. Chuyển âm gốc của quãng (âm dưới ) lên một quãng 8
    2. Chuyển âm ngọn của quãng (âm trên) xuống một quãng 8.
    Tất cả các quãng đúng đảo thành quãng đúng. Thứ đảo thành trưởng và trưởng đảo thành thứ, quãng tăng thành quãng giảm, giảm thành tăng. Nếu cộng các quãng và dạng đảo của nó ta sẽ có một quãng 8. Tổng số độ lớn chất lượng của các quãng đảo lẫn nhau ấy bao giờ cũng là 6 cung.
    Ngoài những quãng đơn, trong âm nhạc còn dùng các quãng rộng hơn quãng 8, gọi là quãng ghép. VD quãng 9 ,10, 11, 12, 113 v.v...
    Các quãng hoà thanh đi-a-tô-ních chia thành quãng thuận và quãng nghịch. Quãng thuận có nghĩa là các âm thanh của quãng cùng vang lên nghe có cảm giác hoà hợp, êm tai. Quãng nghịch thì các âm thanh của quãng cùng vang lên có cảm giác không hoà hợp, gay gắt.
    Có các quãng thuận sau:
    - Quãng 1 đúng
    - Quãng tám đúng
    - Quãng bốn đúng
    - Quãng 5 đúng
    Có các quãng nghe thuận không hoàn toàn:
    - Quãng 3 thứ
    - Quãng 3 trưởng
    - Quãng 6 thứ
    - Quãng 6 trưởng
    Có các quãng nghịch:
    - Quãng 2 thứ
    - Quãng 2 trưởng.
    - Quãng 4 tăng
    - Quãng 5 giảm
    - Quãng 7 thứ
    - Quãng bảy trưởng.
    Các quãng thuận khi đảo thành quãng thuận, các quãng nghịch đảo thành quãng nghịch
  10. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Điệu thức và giọng
    1. Âm ổn định, âm chủ, âm không ổn định, sự giải quyết âm không ổn định, điệu thức:Khi nghe hoặc biểu diễn một tác phẩm âm nhạc, chúng ta nhận thấy giữa các âm thanh hợp thành tác phẩm đó có những mối tương quan nhất định. Điều này thể hiện trước hết ở chỗ, trong quá trình phát triển của âm nhạc nói chung và của giai điệu nói riêng, từ khối âm thanh chung đó nổi lên một số âm thanh có tính chất như các âm tựa. Giai điệu thường kết thúc ở một trong các âm tựa đó.
    VD
    [​IMG]
    Trong ví dụ trên, phần đầu có các âm tựa là sol và đô, phần thứ hai là mi và đô.
    Các âm tựa thường được gọi là những âm ổn định. Sự kết thúc giai điệu bằng âm tựa tạo ra cảm giác ổn định, yên tĩnh.
    có một trong các âm ổn định thường nổi lên rõ hơn các âm khác. Dường như nó là điểm tựa chủ yếu. Âm ổn định đó gọi là âm chủ. Trong VD trên âm chủ là âm đô.
    Trái ngược với những âm ổn định, những âm thanh khác trong giai điệu gọi là những âm thanh không ổn định. Các âm không ổn định có đặc tính là bị hút về các âm ổn định. Trạng thái này đối với các âm không ổn định ở cách những âm ổn định một quãng 2.
    VD2:
    [​IMG]
    Trong VD2 các âm ổn định (âm tựa) là: Sol, mi và đô (chúng được đánh dấu >). Các âm không ổn định bị hút về chúng là : La về Sol, Fa về Mi, Rê về Đô. Trong giai điệu này âm đô là âm chủ.
    Việc chuyển âm không ổn định về âm ổn định gọi là sự giải quyết. TRong ví dụ trên sẽ thấy rõ sự giải quyết của âm không ổn định về một âm ổn định khi âm Rê chuyển về âm Đô (âm chủ).
    Qua những nhận xét trên, ta có thể rút ra kết luận là trong âm nhạc, mối tương quan về độ cao của các âm thanh chịu sự chi phối của một hệ thống nhất định. Hệ thống các mối tương quan giữa âm ổn định và âm không ổn định gọi là điệu thức.
    Cơ sở của mỗi giai điệu nói riêng và của các tác phẩm âm nhạc nói chung bao giờ cũng là một điệu thức nhất định.

Chia sẻ trang này