1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lý thuyết mới

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi binh000, 31/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Lý thuyết mới

    Tôi đề nghị các bạn vào trang web: netcenter.com.vn mục Toanlyhoa để xem một lý thuyết vật lý mới, do nguời Việt Nam mình sáng tạo và dưa ra những ý kiến về lý thuyết này, cũng như góp ý bổ sung cho nó.
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Lôi sang đây cho anh em dễ theo dõi .
    Thầy tôi có một lý thuyết mới về vật lý, Xin công bố cho mọi người tham khảo và góp ý. (được sự đồng ý của thầy)
    LÝ THUYẾT VẬT LÝ VŨ TRỤ ĐÓNG ( VŨ TRỤ CỦA NGƯỜI CHÂN KHÔNG) Đỗ Đình Nguyên
    Phần I : Thể và dụng
    MọI sự vật đều có hai mặt: thể và dụng.
    Thể của một vật là chất liệu tạo thành vật đó, còn dụng của một vật là chỗ hữu dụng của nó. Nó dùng để làm gì?, có công dụng gì?
    Thí dụ : Cái tô, cái chén , thể của nó là sành, sứ, Nhưng chỗ dụng của nó là ở cái khoảng trống trong lòng, dùng để chứa đựng thực phẩm mà ngườI ta sử dụng. Thí dụ cái bánh xe chẳng hạn, thể của nó là gỗ , sắt, cao su?nhưng chỗ dụng của nó là ở cái khoảng trống để xỏ trục bánh xe vậy. Nếu không có cái khoảng trống đó thì cái bánh xe không thể quay được, không thể sử dụng được.
    Trong con ngườI chúng ta có rất nhiều khoảng trống : Miêng không có khoảng trống thì làm sao ăn? Bao tử khong có khoảng trống thì làm sao chứa đựng, tiêu hoa thức ăn? Hậu môn không có khoang trống thì làm sao bỏ chất thảI?Trái tim không có khoảng trống thì làm sao bơm máu đi nuôi cơ thể? PhổI không có khoảng trống thì làm sao thở? Làm sao trao đổI thán khí?
    Vì vậy mọI ngườI, mọI sinh vật , mọI sự vật đều được cấu tạo bởI 2 loạI trái ngươc nhau là khoảng trống và vật chất.
    THẾ GIỚI NGƯỢC:
    Trong vũ trụ bao la có những vùng xa xôi mà ở đó những hình thái của sự sống có thể trái ngược hẳn vớI sự sống mà ta đã biết. .
    Ở một nơi nào đó trong vũ trụ, có một loạI thiên thể mà ta gọI là lỗ đen vũ trụ. Sở dĩ gọI là lỗ đen vì thiên thể đó không phát ra ánh sáng , hay không một tia sáng nào lọt ra ngoài được. Thiên thể đó có khốI lượng rất lớn nên nó hút tất cả mọI thứ ở gần vào , không có gì trong tàm ảnh hưởng có thể thoát được sức hút của nó, kể cả ánh sáng.
    Giả sử trong số các thiên thể bị lỗ đen hút vào , có thể có một só thiên thể mang mầm sống . Trong khoảng thờI gian hàng tỷ năm , những sinh vật đó đã sinh sống , tiến hóa và có thể trở thành một loài sinh vật cao cấp như ngườI chẳng hạn. Nhưng những sinh vật này được cấu tạo có sự khác biệt vớI chúng ta , vì điều kiện sinh sống của họ cũng rất khác biệt vớI điều kiện sinh sống của chúng ta.
    Chúng ta biết rằng ở trên thiên thể lỗ đen, do lực vạn vật hấp dẫn quá mạnh nên các nguyên tử không thể giữ được trạng thái ổn định của chúng. Chúng đổ sụp vào trong nhân , và nguyên tử chỉ còn là các hạt nhân nằm sát vào nhau. Chúng ta cũng biết rằng dường kính nhân nguyên tử chỉ bằng 1 phần 10.000 dường kính nguyên tử, do đó tỷ trọng vật chất trên lỗ đen rất lớn. BởI thể tích của vật chất đã giảm đi 10 lũy thừa 12 lần nên trọng lượng của nó sẽ tăng lên 10 lũy thừa 12 lần. Thí dụ 1 cm khốI nước trên trái đất nặng 100 gam thì trên thiên thể lỗ đen nó nặng 10 lũy thừa 14 gam, hay 100 triệu tấn. Vì vậy những sinh vật trên thiên thể lỗ đen không thể phát triển bình thường như chúng ta được.
    Chúng ta được cấu tạo chủ yếu bằng vật chất, còn những ngườI trên lỗ đen được cấu tạo chủ yếu bằng chân không.
    Điều đó có nghĩa là những sinh vật trên lỗ đen đứng trên ?o mặt đất chân không?, đầu quay ngược vào trong tâm của lỗ đen chứ không phảI như chúng ta, đúng trên ?omặt đất vật chất?, đầu quay ra ngoài khoảng không vũ trụ. Cũng vì điều kiện vô cùng khắc nghiệt đó mà kính thước của loài ngườI trên thiên thể lỗ đen cũng vô cùng nhỏ bé.
    Họ sinh sống và tăng trưởng như thế nào? Dĩ nhiên họ cũng phảI ăn để sống và tăng trưởng như chúng ta. Trong khẩu phần thức ăn của họ cũng như của chúng ta, gồm có 2 phần : vật chất và chân không . Cơ thể chúng ta giữ lạI môt phần vật chất để tăng trưởng , còn cơ thể của họ giữ lạI phần chân không.

    Nhưng chúng ta không nói đến việc họ sinh sống như thế nào, mà chỉ quan tâm đến tình trạng vật lý nơi họ sinh sống mà thôi.
    Thiên thể lỗ đen này , trong nhiều tỷ năm , nó đã lôi cuốn, hấp dẫn và nuốt mất không biết bao nhiêu là ngôi sao khác, bao nhiêu là mặt trờI, bao nhiêu là thiên hà , mà kích thước của nó vẫn chỉ có giớI hạn. Vì thế cho nên mật độ vật chất trong tâm nó có thể nói là ?ovô cùng lớn?.
    Khi một ?ongườI chân không? đi về phía tâm lỗ đen, ngườI ấy chịu một áp lực của môi trường chung quanh , càng đi sâu áp lực càng tăng và kich thước của ngườI đó càng nhỏ lạI . Vì áp suất ở tâm là vô cùng lớn nên ngườI ấy đi mãi mà không thể đến được tâm lỗ đen . BởI vì nếu đến tâm lỗ đen thì kích thước ngườI ấy sẽ bằng không. Hậu quả là ngườI đó nhận thấy rằng trên đầu mình là không gian vô tận . Và nếu ngườI đó có khả năng đi giáp vòng tinh cầu của mình, ngườI ấy sẽ trở về chỗ cũ. NgườI đó sẽ phát biểu ?o Chúng ta sống trên một quả cầu trong không gian.Chung quanh chúng ta là không gian vô tận.
    Chúng ta tự hỏI ?oNếu ngườI đó sống trong môi trường vật chất dầy đặc thì làm sao nhìn thấy mọI sự việc mà phán đoán như vậy??.
    Theo tôi, ngườI trên hành tinh đó không sử dụng thứ ánh sáng mà chúng ta sử dụng . Trong môi trường vật chất đậm đặc đó ngườI ta ?othấy? bằng tai . Có điều 2 tai có cấu tạo như mắt của chúng ta, và cũng ở vị trí con mắt như chúng ta hiện có.
    Thật vậy, chúng ta biết rằng : trong không khí , âm thanh lan truyền vớI tốc độ 340 m/s , trong môi trường nước vớI vận tốc khoảng 1200 m/s, trong thép vớI vận tốc khoang 5600 m/s?.Nhưng trong chân không thì hoàn toàn không truyền đi được. Như vậy nghĩa là : môi trường vật chất càng đậm đặc thì vận tốc truyền âm càng cao. Ở môi trường vật chất siêu đậm đặc như trên lỗ đen, vận tốc âm thanh có thể đạt tớI tốc độ giớI hạn (300.000 km/s). Vì âm thanh trên lỗ đen có tốc độ rất lớn nên năng lượng nó chứa cũng rất lớn. Chúng ta xem như nó được tích tụ thành hạt , tạm gọI là soundron.
    Chúng ta nhận thấy rằng : ĐốI vớI ánh sáng , môi trường càng loãng thì vận tốc ánh sáng càng cao , môi trường càng đậm đặc (nhưng trong suốt) thì tốc độ của ánh sáng càng chậm. Vì vậy mớI có hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Trên thiên thể lỗ đen thì âm thanh đóng vai trò chủ đạo trong thông tin . Nó giữ vai trò của ánh sáng trong thế giớI của chúng ta. Nhưng ngược lạI vớI ánh sáng, môi trường càng đậm đặc thì tốc độ của âm thanh càng lớn . Nó cũng tuân thủ các định luật về giao thoa, nhiễu xạ, cũng bị khúc xạ như ánh sáng vậy.
    MỗI điểm trên mặt sóng tớI được xem như là một nguồn sóng mớI . Bao hình của các sóng mớI là một mặt sóng mớI . Vậy tia tớI của sóng âm trong môi trường thứ 1 có vận tốc V1 , khi chuyển sang môi trường thứ 2 có vận tốc V2 >V1 thì nó sẽ bị khúc xạ như hình vẽ.
    Chúng ta biết rằng từ khi vũ trụ thành lập (từ vụ nổ Big Bang) đến nay mơic có chừng hơn 10 tỷ năm một chút, Nhưng hiện nay các nhà thiên văn đã khám phá ra những thiên thể có nguồn sáng rất mạnh, gọI là những Quarsa . Những Quarsa ở cách chúng ta khoảng 20 tỷ năm ánh sáng hoặc hơn thế nữa. Điều đó chứng tỏ ?oVận tốc ánh sáng 300.000 km/s không phảI là vận tốc giớI hạn?.
    Vận tốc 300.000 km/s là vận tốc ánh sáng trong vùng không gian mà chúng ta đã biết. Nhưng trong vùng không gian mà ta đã biết không có chỗ nào hoàn toàn là chân không , vì nơi đó có các sóng ánh sáng, sóng hấp dẫn, sóng điện từ, có điện trường và từ trường. Và như vậy nơi đó đã có năng lượng, nó không hoàn toàn chân không. Vậy vận tốc 300.000 km/s là vận tốc giớI hạn của ánh sáng trong khoảng không gian liên hành tinh , và giữa các thiên hà mà chúng ta quan sát được mà thôi.
    Trong vũ trụ, có những vùng không gian mà chúng ta chưa biết tới. Ở những vùng không gian đó mật độ năng luọng thấp hơn bình thường và ánh sáng sẽ có vận tốc cao hơn bình thường. Có thể là ở những vùng không gian có mật độ năng lượng bằng không, vận tốc của ánh sáng là vô tận. Có nghĩa là đốI vớI những vùng không gian mà chúng ta nhìn thấy, nơi đã có trường năng lượng (của ánh sáng) thì vận tốc của ánh sáng là có giớI hạn, Nhung ở những vùng không gian mà ánh sáng chưa hề tơí (tức là những nơi chúng ta chưa từng thấy, chưa từng biết đến) thì vận tốc của ánh sáng là vô hạn.
    Vì ngườI chân không cảm thấy mình sống trên một tinh cầu, trên đầu mình là không gian vô tận, giống như chúng ta , nên chúng ta cũng tự hỏI: Như vậy chúng ta có ở vào tình trạng tương tự không? Vì chúng ta cũng cảm nhận vũ trụ của chúng ta giống như ngườI chân không cảm nhận vũ trụ của họ vậy. Theo tôi là rất có thể. Chúng ta hãy so sánh những tương đồng giữa vũ trụ của chúng ta vớI vũ trụ của ngườI chân không.
    - Trước hết, về việc du hành. NgườI chân không đi về bất cứ hướng nào trong vũ trụ cũng đều thấy vô tận. Và chính là đi về phía tâm vũ trụ của họ vậy. Chúng ta cũng vậy, dù ta đi bất cứ hướng nào cũng đều là không gian vô tận. Và đều được xem là đi về tâm vũ trụ.
    - Trong vũ trụ của ngườI chân không , âm thanh có thể dễ dàng vượt qua tâm của lỗ đen, mà ngườI chân không không thể vượt qua đuọc nó. Trong vũ trụ của chúng ta cũng vậy. Ánh sáng có thể vượt qua những khoảng không bao la để đến vớI chúng ta từ phía bên kia của vũ trụ như các Quarsa , cách chúng ta hằng chục tỷ năm ánh sáng , vượt qua tâm của vũ trụ , nơi mà chúng ta không thể đến được, để đến vớI chúng ta.
    - Trong tính toán của các nhà bác học , vũ trụ mà chúng ta nhìn thấy có khốI lượng chỉ bằng 1/10 khốI lượng lý thuyết. Vì vớI khốI lượng được nhìn thấy , vũ trụ không thể vận hành như hiện nay được. Vậy vũ trụ của chúng ta có thể là một vũ trụ đóng hay không? Tức là loạI vũ trụ như của ngườI chân không. Vì như vậy quanh ta, ở nơi biên giớI cua vũ trụ sẽ là vật chất dầy đặc. Chúng ta có thể thêm vào bài toán tính khốI lượng vũ trụ một thành phần nữa về lực hấp dẫn của một khốI lượng vô cùng lớn ở một khoảng cách vô cùng xa. .
    - Chúng ta biết rằng khi ngườI chân không di chuyển trong môi trường vật chất , họ phảI chịu một lực cản của môi trường vật chất . Vậy con ngườI vật chất chúng ta khi di chuyển trong môi trường chân không cũng sẽ phảI chịu một lực cản của môi trường chân không.
    Chúng ta hãy xét một ống tuýp gần đầy cát, chỉ chừa một khoảng trống nhỏ. Nếu chúng ta dốc ngược ống cát, cát sẽ chẩy xuống và khoảng trống sẽ trồI dần lên. Nhưng trong quá trình di chuyển , khoảng trống phảI trảI qua một trạng thái như là hòa tan một phần vào vớI môi trường.
    Cũng thế, nếu chúng ta di chuyển rất nhanh trong chân không, chúng ta phảI hòa tan một phần vào chân không. Nếu tỷ lệ hòa tan càng lớn thì tốc độ di chuyển càng cao.
    Nói tóm lạI, rất có thể vũ trụ của chúng ta là một vũ trụ đóng như kiểu vũ trụ của ngườI chân không. Và như chúng ta đã biết, trong không gian vô tận co biết bao nhiêu là lỗ đen, và như vậy có biết bao nhiêu là thế giới. Là vũ trụ, giống như vũ trụ của ngườI chân không. Và nếu vũ trụ của chúng ta là một dạng như vũ trụ của ngườI chân không , thì bên ngoài vũ trụ của chúng ta còn bao nhiêu là vũ trụ như thế nữa. Có nghĩ là vũ trụ của chúng ta chỉ là một lỗ hổng nhỏ trong khốI vật chất đậm đặc , giống như một cái bong bóng trong khốI nước đá. Ngoài vũ trụ của chúng ta còn vô số những vũ trụ khác nữa tương tự như vũ trụ của chúng ta.
    Nếu quan niệm như vậy thì chân không cũng là một dạng khác của năng lượng (dạng ngược của vật chất) và vì vậy, các loạI sóng điện từ có thể truyền đi trong chân không. Nhưng vì sóng điện từ có 2 mặt là điện trường và từ trường phân biệt, do đó ta kết luận là chân không có bị phân cực.
    ----------------------------------------------------------------------------
    nhận xét của tớ: Xuất phát từ quan điểm cho rằng trong lỗ đen có thể có sự sống, nhưng cái "có thể" này lại không được tác giả làm cho có thể ( các điều kiện vật lý, sinh học...). Toàn bộ bài đọc xong có cảm giác như xem một bộ phim viễn tưởng mà phim thì chỉ xem cho suớng mắt chứ không có ý nghĩa khoa học và đầy rẫy vô lý .
    Những chỗ bôi đậm là do tớ "chú ý" .
    Bên diễn đàn netcenter có sự kiểm duyệt với từng bài viết nên bài phải 1 ngày sau mới đăng. có gì thì bàn luôn bên box này vậy rồi kêu cậu tác giả qua đây . xem như tạo phong trào sau khi từ biệt cậu VLV
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 01:31 ngày 01/08/2006
  3. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Còn một phần bổ sung nữa, ban quên mang sang.
    Thứ hai là một thế giới như thế không nhất thiết là phải ở trên lỗ đen. Đó chỉ là thí dụ cho một thế giới nguợc
  4. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.185
    Đã được thích:
    5.584
    Có phương pháp nào (trực tiếp hoặc gián tiếp) để cho người trần mắt thịt chúng ta nhận biết được sự tồn tại của "người chân không" không nhỉ, ngoài các diễn giải logic thuần túy?
  5. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.185
    Đã được thích:
    5.584
    Ánh sáng trong thế giới chúng ta đang sống có thể truyền theo tia hẹp. Liệu sóng âm trong thế giới "người chân không" đó có thể truyền theo tia hẹp được ko?
  6. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Còn một phần bổ xung nữa mà bạn Fairy không đem sang. Tôi copy lại để bạn đọc có đầy đủ lý thuyết đó.
    Xét một vụ nổ trong vũ trụ của chúng ta , khi vụ nổ xẩy ra , nhiệt độ tăng đột ngột làm các phân tử, nguyên tử khí dao động mạnh hơn , nhanh hơn, và làm cho áp suất tăng lên. Nhưng trong vụ nổ của ngườI chân không thì nơi nào áp suất cũng cao , vì thế khi vụ nổ xẩy ra, có một sự giảm áp , nghĩa là vụ nổ sụp đổ vào trong , nghĩa là khi vụ nổ xẩy ra, nhiệt độ sẽ hạ xuống đột ngột, các hạt cơ bản của họ sẽ giảm dao động và làm cho áp suất giảm theo. Như thế ngọn lửa của họ sẽ lạnh hơn môi trường xung quanh. Khi vụ nổ của chúng ta xẩy ra, nhiệt độ của vụ nổ sẽ truyền sang môi trường xung quanh. Còn vụ nổ của họ là giảm áp suất v à giảm nhi ệt, và nhiệt độ từ môi trường xung quanh sẽ truyền đến để làm tăng áp suất trở lại.
    - Chúng ta biết rằng vũ trụ của chúng ta có định luật ?oVạn vật hấp dẫn? Trong vũ trụ của ngườI chân không cũng có m t định luật tương tự . Giả sử trong vũ trụ của họ có một số bọt. Vì vật chất bị hút vào tâm nên các bọt đó sẽ bị đẩy ra ngoài , mà bị đẩy ra tức là đến gần mặt đất của ngườI chân không , có nghĩa là bị trái đất của ngườI chân không hút .
    - Như vậy lực ?oVạn vật hấp dẫn ?o thực chất chỉ là tác dụng phụ của môi trường chung quanh mà thôi. Vật chất hút nhau là do bị chân không nén lạI mà thôi. Và ta cũng suy ra rằng vũ trụ nở to ra thực ra chỉ là không gian bị nén lại.
    -
  7. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin có một số thắc mắc đối với thuyết người chân không như sau:
    1. Đọc thuyết này tôi thấy cứ như xem một bộ phim âm bản. Không biết tác giả có xuất phát từ ý tưởng đó không hay chỉ đơn thuần là xuất phát từ các vật rỗng.
    2. Một điểm tôi vẫn chưa hiểu được là sự tồn tại một khoảng chân không trong lỗ đen. Chúng ta biết rằng bản thân chân không không có năng lượng (ít nhất là theo thuyết vật lý hiện tại), nhưng tạo chân không trong một môi trường khí hoặc lỏng có áp suất thì phải tốn một công, bởi vậy nó chứa năng lượng, nhưng năng lượng này chính là của môi trường xung quanh tác động vào, đây là năng lượng đi ''mượn''. Ví dụ như ta làm vỡ cái bóng điện sợi đốt thì tiếng nổ sẽ to hơn khi làm vỡ một vật thuỷ tinh tương tự mà không được hút chân không. Áp suất môi trường càng tăng thì càng khó tạo khoảng chân không như vậy. Ví dụ nếu ta có thể dìm bóng điện xuống đáy biển thì nó sẽ vỡ trước khi chạm đáy .
    Như vậy để tạo đưọc khoảng chân không ở môi trường hố đen thì sẽ cực kỳ khó khăn vì áp suất quá lớn. Và nếu có thể tạo được thì cũng chỉ ở trạng thái đã "đóng rắn" và như vậy thì làm sao sinh vật chân không có thể trao đổi chất để mà tồn tại? Tôi cho rằng ở hố đen không thể tồn tại một dạng rỗng nào khác được mà chỉ tồn tại các khe hở giữa các hạt tương tự như một đống cát luôn luôn tồn tại phần khe hở không khí mà thôi. Nếu có một khoảng rỗng thì nó phải bất động giống như bọt khí bị nhốt trong thuỷ tinh hay khối nước đá và như vậy ít nhất người chân không sẽ không thể sống ở môi trường hố đen.
    3. Trong phần cuối của thuyết có nói đến ?lực '' Vạn vật hấp dẫn'' thực chất chỉ là tác dụng phụ của môi trường xung quanh mà thôi?, như vậy có vẻ như lực này chỉ phụ thuộc vào thể tích của vật chất chiếm chỗ trong không gian mà không phụ thuộc vào khối lượng của khối vật chất đó. Nếu vậy thì làm sao giải thích được lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng? Giả dụ như trái đất của chúng ta có tỷ trọng gấp đôi thì lực hút sẽ tăng gấp đôi nếu giữ nguyên thể tích. Nhung nếu theo thuyết chân không thì lực hấp dẫn sẽ không thay đổi vì thể tích chiếm chỗ là không đổi.
  8. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Bạn Haidelft thân mến, theo ý tôi thì trong vũ trụ mà môi truờng chân không là chính, con nguời vật chất của chúng ta phat triển như thế nào thì trong môi truờng vật chất đậm đặc con nguời chân không cũng phát triển như vậy. Chẳng phải là ở phần đầu có nói rằng chúng ta ăn thức ăn vật chất, nhưng trong nó cũng có khoảng trống vậy, và cơ thể ta giữ lại một phần vật chất để tăng truởng. Còn nguời chân không ăn các thưc phẩm của họ. trong đó cũng có 2 phần, và cơ thể họ sẽ giữ lại phần chân không để phát triển. Còn cơ thể chúng ta nếu ném vào hư không, nó sẽ truơng phồng lên, nổ tung ra, nói cach khác là bị chân không xé xác. Nhưng chúng ta đuợc bảo vệ nhờ áp suất không khí. Cũng như vậy, nguời chân không nếu để vào môi truờng vật chất đậm đặc , họ sẽ bị vật chất ép xác( hiện tuợng nguợc với xé xác) và vì họ đứng trên "măt đất chân không "của họ, họ cũng đuợc che chở như chứng ta đuơc trái đất che chở (vì ở ngoàivvật chất ít đậm đặc hơn ) cũng như chúng ta từ trong tâm trái đất ra ngoài không gian, vật chất sẽ loãng dần.
    Nhưng chúng ta chủ yếu là khảo sát về tính chất vật lý của môi truờng đó chứ không phải là khảo sát về những nguời sống ở đó.
  9. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Bạn Werty 98 thân mến theo ý tôi thì ánh sáng cũng là sóng, nếu nó truyền theo khe hẹp đuợc thì cớ gì âm thanh không truyền theo khe hẹp đuợc.
    Theo tôi, vì trong môi truờng của nguời chân không , âm thanh giữ vai trò của ánh sáng nên nó cũng phải tuân theo các qui luật của ánh sáng.
    Vì vậy, nếu ánh sáng cho các hiện tuợng giao thoa, nhiễu xạ , khúc xạ thì âm thanh cũng cho các hiên tuợng giao thoa, nhiễu xạ, khúc xạ.
    Ngoài ra tôi đang nghiên cứu biến thiên của vận tốc âm thanh trong các môi truờng vật chất từ đậm đặc đến loãng dần và
    Vận tốc của ánh sáng trong các môi truờng từ loãng đến đậm dặc dần.
    Mỗi loại sẽ vẽ lên môt đồ thị, chúng ta dựa vào đồ thị để suy ra công thức toán học của chúng.
    Sau đó so sánh 2 đồ thị, 2 công thức để kết luận nó có tuơng đồng hay không.
    Duới đây là các dữ liệu tôi sưu tầm đuợc( nhưng chưa đầy đủ) . Đề nghị các bạn tiếp tay để đi đến kết quả. Nếu thành công thì VN mình sẽ là nuớc tiên phong trong phong trào vật lý.

    VẬN TỐC ÂM THANH TRONG MỘT SỐ VẬT CHẤT
    chất liệu tỷ trọng vận tốc Đơn vị
    Thép 6100 m/s
    sắt 5850 -nt-
    Cao su 1479 -nt-
    nước 1500 -nt-
    Không khí 328 -nt-
    VẬN TỐC ÁNH SÁNG TRONG MỘT SỐ VẬT CHẤT
    Stt chất liệu tỷ trọng chiết suất vận tốc Đơn vị Ghi chú
    1 thủy tinh 1.52 197.368 m/s Không kết tinh
    2 muốI 1.54 194.805 -nt- Tinh thể
    3 Kim cương 2.42 123.996 -nt- Tinh thể
    4 nước đá 1.31 229.007 -nt- Tinh thể
    5 nước 1.33 225.564 -nt- Không
    6 rượu 1.3 230.769 -nt- Không
    7 Benzen 1.5 200.000 -nt- Không
    8 Glycerin 1.47 204.081 -nt- Không
    9 Sulfurcarbon 1.63 184.049 -nt- Không
    10 Không khí 1.000293 299.912 -nt- Không
    11 Khí co2 1.00045 299.865 -nt- Không
    Xin lỗi vì chiều ngang không đủ nên bảng 2 bị lộn xộn
    Nhưng khi thống kê ta phải để ý đến tình trạng tinh thể của cac chất.
  10. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    -----------------------------------------------------------------

    Tôi cũng không biết là thành viên Binh000 có phải là tác giả của thuyết trên không, nếu có gì thì bác bỏ qua cho. .
    Thứ nhất thuyết này làm tôi thấy nó hao hao giống một cái mà tôi đã nghĩ tới từ hồi học cấp III. Khi học đến cấu trúc nguyên tử, chungs tôi đã tưởng tượng ra rằng Mặt trời, Trái đất v.v.. cũng đóng vai trò là các hạt nhân, điện tử... Còn các thiên hà trong vu tru thi la các phân tử trong một vật thể vô cùng lớn, mà đó cũng có thể đó là một sinh vật !!! Tuy nhiên điều này là không thể kiểm chứng nên nó chỉ dừng lại ở đó.
    Như vậy dựa theo ý trên, nếu coi có sự sống theo kiểu người chân không ở hố đen thì cũng không thể kiểm chứng (ý của bạn Werty cũng vậy). Ngoài ra như ở phần trên đã đề cập , rất khó có thể tồn tại một khoảng rỗng ở hố đen vì áp suất quá lớn. Chính lý luận của bạn là ''ép xác''. Còn con người Trái đất chúng ta ra khoảng không thì sẽ nổ tung. Thực ra thì cũng không đến mức nổ tung đâu vì cơ thể chúng ta thích nghi với áp suất khí quyển và áp suất đó chỉ là 1 atm, nếu ra ngoài chân không thì với áp suất từ bên trong đẩy ra cũng nhiều nhất là 1atm. Còn người chân không chắc phải chịu áp suất tới hàng triệu triệu atm khi ở khu vực hố đen. Hơn nữa Thiên hà của chúng ta có hàng trăm tỷ ngôi sao, và rất nhiều ngôi sao tương tự Mặt Trời của chúng ta, do vậy xác suất gặp sự sống là không phải nhỏ nhưng cho tới bây giờ chúng ta vẫn chưa hề gặp sự sống ngoài Trái đất. Chính vì vậy mà tôi đồng ý với bạn là không nên bàn đến có sự sống ở đó hay không mà chỉ bàn tới tính chất Vật lý của môi trường ''chân không'' mà thôi.
    Cái ý tưởng lực hấp dẫn là hệ quả hay tác dụng phụ của môi trường chân không xung quanh tôi thấy cũng hay hay, nhưng nó không giải thích được sự phụ thuộc của lực hấp dẫn vào khối lượng của vật thể đang xét. Bạn có lý giải gì về sự chưa rõ ràng này không?
    Ngoài ra còn có các vấn về năng lượng. Chẳng hạn như có một hành tinh quanh nhanh quanh trục của mình (spin) mà không di chuyển, có nghĩa là vị trí tương đối của nó trong môi trường chân không coi như cố định. Hành tinh đó có chứa một động năng nhất định, liệu môi trường chân không xung quanh có cảm nhận được điều này không? Năng lượng toàn hệ thống sẽ đuợc tính như thế nào?

Chia sẻ trang này