1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lý thuyết Vật lý tổng quát - Thử bàn kỹ thêm?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NITARID, 18/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. trucoanhchi

    trucoanhchi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    2
    Sau đây là những nội dung chính của lý thuyết VLTQ, mong được các bạn góp ý:
    I. Mô Hình Photon
    - Photon là một thể thống nhất, trong dạng tồn tại cơ bản, bao gồm một hạt và một phản hạt tương ứng liên kết với nhau.
    - Hạt và phản hạt trao đổi không ngừng với nhau trong sự tồn tại của photon tạo ra tính chất chuyển động và tính chất sóng.
    Mô hình này đã làm sáng tỏ những vấn đề tồn tại và mâu thuẫn về bản chất của ánh sáng mà quan niệm về ánh sáng là sóng điện từ, là trường điện từ biến thiên, là lượng tử của trường điện từ đã mắc phải:
    a. Vấn đề chất truyền sóng:
    Ánh sáng là sóng điện từ nên phải có một chất truyền sóng có mặt ở mọi điểm của không gian mà ánh sáng truyền tới. Chất truyền sóng đó đã không tìm thấy trong thí nghiệm Michelson-Morley thì không gian phải có tính chất truyền sóng.
    Theo quan niệm mới, ánh sáng truyền đi trong không gian không cần phải có chất truyền sóng. Lượng tử ánh sáng có cấu trúc hạt-phản hạt, hạt và phản hạt có thể chuyển động trong chân không, vậy photon có thể chuyển động trong chân không mà không cần một môi trường trung gian là chất truyền sóng. Lượng tử ánh sáng là một ?ohạt sóng?, vừa là sóng vừa là chất truyền sóng không thể tách rời.
    b. Vấn đề xuất xứ của ánh sáng:
    Theo quan niệm mới, lượng tử ánh sáng có cấu trúc hạt-phản hạt, nó có thể được sinh ra từ mọi loại hạt có khối lượng bị hủy chứ không phải chỉ đối với hạt mang điện. Hiện tượng ánh sáng không chỉ xuất phát từ dao động điện mà còn xuất phát từ dao động nhiệt (dao động của nguyên tử, các hạt của nguyên tử) như những quan sát thông thường đã thấy. Sóng điện từ do máy phát sóng tạo ra chỉ là sóng của electron bị hủy, tần số của sóng chỉ là tần số mạch động của dòng điện trong máy phát sóng gắn liền với từng đợt electron bị hủy. Về nguyên tắc, dù ta có thể tạo ra tần số cao tùy ý của máy phát sóng cũng không thể tạo ra bức xạ của ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, hay tia X, tia Gamma?vì những bức xạ này là bức xạ sinh ra từ các hạt khác bị hủy chứ không phải của electron bị hủy trong máy phát sóng vô tuyến.
    c. Tính chất khối lượng bằng không và tốc độ không đổi của ánh sáng: Hạt có khối lượng dương, phản hạt có khối lượng âm vậy tổng thể của nó có khối lượng bằng không.
    Tốc độ chuyển động của photon là do sự trao đổi vị trí không ngừng giữa hạt và phản hạt trong kết cấu của nó tạo ra (sự trao đổi này có thể hình dung như sự quay quanh nhau vừa chuyển động theo quỹ đạo thẳng tựa như trái đất vừa quay quanh mình nó vừa chuyển động theo quỹ đạo quanh mặt trời).
    Sự ổn định của quá trình nội tại này tạo ra tốc độ chuyển động không đổi của photon. Photon là ?ochất chuyển động?.
    Tính chất khối lượng bằng không và tốc độ không đổi làm cho photon trở thành hạt trung hòa về hấp dẫn và quán tính: Hấp dẫn là tương tác giữa những vật thể có khối lượng mà khối lượng của photon bằng không, vậy photon không có tương tác hấp dẫn. Các tia sáng từ một khối lượng lớn là mặt trời chiếu thẳng ra không gian với tốc độ không đổi đã thể hiện điều đó (sẽ bàn đến hiệu ứng của mặt trời lên tia sáng do Einstein tính toán và thực nghiệm xác nhận trong mục ?oCác vành đai phóng xạ quanh trái đất?).
    Quán tính là lực xuất hiện khi vật thể có khối lượng thay đổi tốc độ và hướng chuyển động. Nhưng photon không có khối lượng, luôn chuyển động thẳng với tốc độ không đổi, vậy photon không có tính chất quán tính. Tính chất quán tính của vật thể có khối lượng làm cho chuyển động của nó luôn phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính. Điểm xuất phát khi chuyển động của vật thể chỉ là điểm đứng yên tương đối, nó còn có ?otốc độ theo? là tốc độ của hệ quy chiếu quán tính (chẳng hạn khi một tên lửa vũ trụ của trái đất nếu được phóng lên theo cùng chiều chuyển động của trái đất, tốc độ xuất phát sẽ được cộng thêm tốc độ của trái đất). Photon là hạt trung hòa về quán tính, tốc độ xuất phát của nó không được cộng thêm hay trừ đi tốc độ của hệ quy chiếu quán tính, tức nguồn sáng. Vậy tốc độ điểm xuất phát của photon luôn bằng 0, là điểm đứng yên tuyệt đối trong không gian, không gắn với mọi hệ quy chiếu quán tính đang chuyển động.
    d. Lượng tính sóng hạt: Tính chất sóng của ánh sáng được xác định trong hiện tượng giao thoa và nhiễu xạ. Nhưng năm 1900, Plank còn phát hiện ra sóng ánh sáng còn có tính gián đoạn, tính lượng tử. Einstein hoàn chỉnh quan niệm này của Plank khẳng định tính chất hạt của ánh sáng trong cả quá trình bức xạ, truyền đi và hấp thụ trong tên gọi photon.
    Lượng tử ánh sáng có tính chất sóng. Điều đó thật dễ giải thích đối với quan niệm mới về ánh sáng: Lượng tử ánh sáng có cấu trúc hạt-phản hạt. Hạt có năng lượng dương, phản hạt có năng lượng âm. Quá trình trao đổi không ngừng trong sự tồn tại của nó làm cho năng lượng của photon biến thiên tuần hoàn từ dương sang âm và ngược lại tạo nên tính chất sóng.
    D.Broglie đã mở rộng tính chất sóng của photon, được coi là một hạt cơ bản sang các hạt chất khác. Lượng tính sóng hạt của các hạt chất đã gây ra sự bí hiểm của thế giới các vi hạt. Con người không thể hình dung một hạt chất đồng thời là một sóng. Thực chất của vấn đề này là ở chỗ D.Broglie đã tìm ra mối liên hệ giữa năng lượng của sóng tương ứng với khối lượng của hạt. Như vậy một hạt sẽ có một sóng tương ứng, và lầm tưởng rằng sóng này sinh ra khi hạt chuyển động với bất cứ tốc độ nào. Hệ thức của D.Broglie mô tả sóng của hạt ở mọi tốc độ, nhưng sóng đó chỉ có thật với một giá trị tốc độ của hạt bằng c (tốc độ ánh sáng). Sóng đó chính là sóng ánh sáng với hạt đã bị hủy. Với các giá trị tốc độ khác, hạt chỉ là hạt, không thể đồng thời là một sóng. Thực nghiệm đã thu nhận sóng D.Broglie nhưng đó cũng là sóng của các hạt đã bị hủy. Chẳng hạn đã thu được hiện tượng sóng khi các electron tán xạ trên tinh thể, khi đó electron đã bị hủy hạt. Hoặc trong thí nghiệm hai lỗ của cơ học lượng tử, mỗi electron xác định được bằng máy dò (chưa bị hủy) sẽ có tọa độ xác định, không có tính chất sóng. Những electron bị hủy không xác định được bằng máy dò hạt sẽ gây ra tính chất sóng (hiện tượng giao thoa và nhiễu xạ), đó là điều bí mật xảy ra trong thí nghiệm hai lỗ của cơ học lượng tử. Như vậy lý thuyết vật lý tổng quát đã tìm ra: Sóng điện từ, sóng ánh sáng, sóng vật chất (sóng D.Broglie) thực chất chỉ là một, đều là sóng sinh ra do các hạt chất bị hủy. Các sóng đó không phải sự nhiễu động của trường điện từ, trường điện từ biến thiên, không phải là một dạng riêng của trường, mà là một tổng thể của hạt và phản hạt.
  2. trucoanhchi

    trucoanhchi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    2
    Các loại sóng ánh sáng:
    - Sóng ánh sáng có quang phổ vạch đặc trưng cho nguyên tố phát sóng:
    Hiện tượng này xảy ra khi một chất ở thể hơi (bao gồm các nguyên tử riêng lẻ) khi bị phóng điện hoặc đốt nóng làm cho kết cấu nguyên tử bị suy giảm thì nguyên tử bị các phản hạt thâm nhập, cả nguyên tử đồng thời bị huỷ hạt tạo ra một ?ophoton tổng hợp? bao gồm các hạt của nguyên tử đồng thời bị hủy. Photon này khi đi qua lăng kính sẽ bị tách ra các photon thành phần với các vạch tương ứng tạo ra một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố phát sáng. Các photon này có kích thước lớn tương ứng với kích thước nguyên tử thuộc loại ánh sáng nhìn thấy.
    - Ánh sáng có quang phổ liên tục (quang phổ nhiệt).
    Khi các nguyên tử ở trong kết khối của nó nếu ở tình trạng nhiệt độ cao, dao động nguyên tử, dao động của các hạt của nguyên tử làm kết cấu nguyên tử bị suy giảm. Một số hạt rời khỏi kết cấu nguyên tử và bị hủy hạt. Nhiệt độ càng cao số hạt nặng ở trung tâm nguyên tử bị hủy càng nhiều, tạo ra một bức xạ với hỗn hợp các hạt bị hủy có quang phổ liên tục gắn với tỷ lệ các hạt nặng bị hủy trong thành phần của bức xạ, với tình trạng nhiệt độ. Đó là bức xạ nhiệt.
    Khi ở nhiệt độ thấp hơn, vật thể vẫn hàm chứa một lượng photon các loại tương ứng với tình trạng nhiệt độ của vật. Bức xạ này thu được từ mọi vật thể phát ra gọi là bức xạ của vật đen.
    - Bức xạ là sóng điện từ:
    Sóng điện từ phát ra khi điện tích chuyển động có gia tốc hoặc dòng điện mạch động trong máy phát sóng gắn liền với sự biến thiên của điện trường. Sự nhiễu động của điện trường chưa phải là sóng điện từ, mà gắn liền với biến thiên của điện trường là từng đợt điện tử bị bứt khỏi điện tích và vật dẫn, và bị hủy hạt. Những điện tử này bị hủy hạt tạo ra lượng tử sóng điện từ (e++e-,) có cấu trúc electron-pozitron. Từng đợt lượng tử sóng điện từ có cấu trúc (e+-e-) phát ra theo từng nhịp mạch động của máy phát sóng, đó mới là thực thể của sóng điện từ. Nếu như tạo được một máy phát sóng siêu hạng, có thể phát sóng với mọi tần số tùy ý, cũng không thể phát ra các bức xạ khác như ánh sáng nhìn thấy hay tia X, tia Gama, vì đó là sản phẩm của các hạt khác bị hủy chứ không phải của điện tử bị hủy. Điều này khác với quan niệm hiện nay là các bức xạ đó chỉ khác nhau về tần số của máy phát sóng tương ứng với năng lượng của photon. Trái lại ở đây năng lượng của lượng tử bức xạ gắn liền với khối lượng của hạt bị hủy tạo ra bức xạ. Khi tăng nhịp mạch động tức tần số của máy phát sóng cũng chỉ là tăng số lượng các lượng tử sóng điện từ phát ra nhưng cũng chỉ một loại lượng tử có cấu trúc (e- + e+), có bước sóng xác định riêng (bước sóng này rất nhỏ gắn với độ phân giải rất cao trong kính hiển vi điện tử) chứ không phải ứng mọi tần số của máy phát sóng.
    Tóm lại, bức xạ sóng điện từ được phát ra khi điện trường biến thiên gắn với chuyển động có gia tốc của điện tích hoặc dòng điện mạch động trong máy phát sóng là do các điện tử rời khỏi nguyên tử và bị hủy hạt tạo ra, với cấu trúc electron-pozitron trong mỗi lượng tử có tần số và bước sóng xác định riêng (tính được theo công thức D.Broglie) với giá trị tốc độ của electron=c (tốc độ ánh sáng) và khối lượng của electron. Các lượng tử sóng điện từ này khi đập vào vật dẫn điện sẽ đẩy các điện tử tự do trong vật dẫn tạo ra dòng điện (chẳng hạn trong cần angten của máy thu).
    - Bức xạ đơn sắc của các hạt nặng.
    Dựa trên quan niệm photon có cấu trúc hạt-phản hạt, mỗi loại bức xạ đều do một lọai hạt bị hủy tạo ra. Sóng điện từ do electron bị hủy tạo ra thì các bức xa đơn sắc năng lượng cao khác là do các hạt nặng khác bị hủy tạo ra. Chẳng hạn trường hợp tia Rơnghen, ta nhận thấy rằng khi chiếu chùm tia âm cực (chùm điện tử) vào kim loại nặng, nó sẽ đẩy lớp vỏ điện tử của nguyên tử về một phía làm cho các phản hạt tiếp cận được với các hạt của hạt nhân và đã xảy ra sự huỷ hạt xẩy ra đối với một hạt nào đó (chưa được khảo sát) tạo ra bức xạ X. Cũng tương tự như vậy đối với tia Gamma phát sinh trong quá trình hạt nhân. Quan niệm mới này mở ra hướng nghiên cứu cấu tạo của nguyên tử một cách xác thực hơn.
    - Laser.
    Các hạt nặng cùng loại khi bị huỷ hạt sẽ tạo ra bức xạ đơn sắc năng lượng cao, có cùng độ hội tụ tạo ra tia Laze.
  3. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Còn chưa hiểu rõ phản hạt là gì thì làm sao biết được tổng thể của hạt và phản hạt

  4. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ha ha! Hay!. Trí tưởng tượng cực tốt.
  6. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Đây là diễn đàn chuyên về vật lý, dù là phổ cập kiến thức, nhưng những gì gọi là khoa học thì nên nghiêm túc...
    Ông Hùng không nghiêm túc khi lảng tránh mọi người và việc lấy ý tưởng của người khác mà không trích dẫn tài liệu tham khảo...

    Được NITARID sửa chữa / chuyển vào 05:38 ngày 11/09/2007
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Cụ ăn chôm chôm quen rồi mà lị! Vài quả đã làm sao?
  8. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Này bác NITARID làm cách nào mà bác sửa chữa đuợc vậy? chỉ dùm đi.
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Định viết mấy câu nhưng bác NITARID viết hết mất rồi. Em cũng đang cười vỡ bụng!
  10. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Cái chức năng này nó bập bùng lắm, hôm có hôm không.... Binh thử PM cho bác Cú kiểm tra lại chương trình xem...

Chia sẻ trang này