Lý trí & tình cảm Tôi về công tác ở Hãng phim Giải phóng đến nay đã được 23 năm. Trong quãng thời gian đó, Hãng đã trải qua bốn đời giám đốc, nhưng tôi chưa hề biết nhà và đến thăm một ai, dù chỉ một lần. Tôi không bao giờ ngồi ăn uống, tham gia nhậu nhẹt, không dự các đám giỗ, đám tiệc tại gia của bất kỳ lãnh đạo nào. Tôi chỉ gặp đồng nghiệp tại cơ quan, cố gắng làm tốt việc của mình và hết. Có nhiều người, nếu không nói tất cả mọi người sẽ cho thế là cực đoan, là thiếu tình cảm. Tôi biết nhưng xin nói trước là sẽ không thay đổi. Vì theo tôi lý trí quan trọng hơn. Nhà giáo dục nổi tiếng người Nga Makarenco, đồng thời là nhà văn, tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng ?oBài ca sư phạm? có nói: ?oTình cảm thì gà mái cũng có?. Nhưng theo quan điểm của ông, mà tôi vô cùng tán thành, thì thế giới này được xây dựng bằng lý trí, và chính lý trí khiến loài người thông minh hơn muôn loài trên trái đất. Ở rất nhiều nước, nếu bạn là người chuyển từ công ty nọ sang công ty kia liên tục, người ta sẽ đánh giá bạn là người giỏi giang, năng động và ai cũng cần. Trong khi ở ta, một người như thế có thể bị kết tội là thiếu chung thuỷ, ai cũng ghét, có một lý lịch đáng nghi ngờ. Theo tôi điều đó sai lầm hoàn toàn. Giữa một kẻ giỏi chuyên môn nhưng hay cãi, hay phản kháng, có thái độ sòng phẳng và một kẻ kém cỏi nhưng hoà nhã có quan hệ dễ chịu, các nhà lãnh đạo Việt Nam hay chọn kẻ thứ hai. Đấy chính là một bi kịch lớn, một ?onguyên nhân? chiếm vị trí không nhỏ góp phần vào sự trì trệ của quốc gia! Tôi rất bực mình khi ở đâu cần người lãnh đạo, ở đó những nhân vật ôn hoà, ít va chạm, ít đấu tranh thường thắng thế. Điều này đặc biết phổ biến trong các công ty ?oquốc doanh? nơi mà hiệu quả lao động đôi lúc không phải là thước đo lớn nhất của năng lực, mà hiệu quả ?oquan hệ? được đánh giá cao hơn. Cái lối sống thiên về tình cảm của chúng ta có rất nhiều ưu điểm, nhất là trong gia đình. Nhưng trong các văn phòng, các xưởng sản xuất nó trở thành một trở ngại, một rào cản của văn minh. Rất nhiều người tôi quen, có trí tuệ, có chuyên môn cao, đã tìm được nơi mới đánh giá đúng năng lực của họ và sẵn sàng trả lương cao, nhưng cứ ngần ngừ không rời cơ quan cũ, mặc dù trong lòng tiếc nuối day dứt. Lý do viện ra là ?ochỗ này gắn bó tình cảm quá, ra đi thật áy náy?. Theo tôi, thứ tình cảm đáng tin cậy nhất, ít ra trong công việc (và công việc, khổ thay luôn chiếm ?othị phần? quan trọng nhất của đời người) phải được xây dựng trên năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, chứ không phải năng lực đi dự đám cưới, năng lực vào thăm khi đau ốm hoặc năng lực đến chúc tụng vào dịp lễ Tết. Cái lối duy trì cơ quan như một gia đình, trong đó tất cả mọi người đều quây quần và ?otha thứ? cho nhau đã có một thời gian được đề cao quá đáng, được kể như một ?oưu thế? của phong cách Việt Nam nói chung và Á Đông nói riêng, đang ngày càng bộc lộ nhiều bất ổn thậm chí là? tai hoạ. Thế là ở đâu có cơ quan Nhà nước, là ở đó có nạn con ông cháu cha, nạn họ hàng hoá hay ít nhất là nạn bạn bè hoá các mối liên hệ trên dưới. Nó trở thành nguyên nhân của sự thông cảm, sự xuề xoà, sự nể nang khiến những cơ quan này đánh mất đi tính rành mạch và tính chuyên nghiệp vốn là những đòi hỏi ngày càng gay gắt. Tại một quốc gia nặng nề truyền thống như Nhật Bản, nơi người ta quen sống và chết suốt đời với công ty, các nhân viên coi ông chủ như người cha lớn, gắn bó và tận tuỵ đến cùng, những suy nghĩ kiểu đó cũng bắt đầu tan rã. Lớp trẻ Nhật Bản đã hành động, và đã chứng minh kiểu suy nghĩ như thế là lạc hậu, thậm chí là rào cản cho sự phát triển của xã hội. Như thế có thực dụng quá không? Theo tôi thì không. Như thế chỉ rành mạch quá mà thôi. Nếu pháp luật càng ngày càng tiến tới rành mạch thì tình cảm cũng không sao thoát khỏi xu hướng đó. Chơi là chơi, làm là làm, bạn là bạn, việc là việc? Thích hay không thích thì chúng ta cũng phải chấp nhận điều này. Tôi còn muốn đi xa hơn nữa. Tôi cho rằng tin cậy trong công việc mới là tin cậy vững bền, là cơ sở của mọi tin cậy khác. Giữa lý trí và tình cảm thì tôi dứt khoát chọn lý trí. Bởi nếu như lý trí rất rành mạch thì tình cảm ở ta hay bị biến tướng thành những quan hệ linh tinh, đôi khi ai cũng cảm thấy trống rỗng và vô bổ nhưng không ai dám nói. Nào lễ lạt, nào thăm hỏi, nào mời mọc ?obằng mặt nhưng không bằng lòng?, tất cả đều biết, thậm chí đều mệt mỏi nhưng ngại nói ra. Thật khốn khổ thay! Nguồn: http://www.khampha24h.com/modules.php?name=News&opcase=detailsnews&mid=1734&mcid=46
"Trọng nghĩa khinh tài", "tham phú phụ bần", "giàu đổi bạn, sang đổi vợ"... Bạn hiểu thế nào về những câu trên ? Nếu bạn đã có gia đình và sau này có một cô gái rất giàu sang quyền qúy yêu bạn, muốn lập gia đình với bạn thì bạn có li dị vợ để chuyển sang cái tổ ấm mới đó không ???
Trước hết, tôi xin gửi lời chào thật trân trọng đến "chú"! Tôi xin phép sẽ gọi "doboxo69" là "chú" (vì với thâm niên làm việc 23 năm ấy). Hì, dù "chú" thích hay không thì tôi vẫn cứ gọi thế, vì tôi tôn trọng "chú"! 23 năm, một khoảng thời gian dài (đối với riêng tôi)! 23 năm công tác tại một nơi, đó là sự gắn bó, sự cống hiến tận tụy, trung thành (đối với riêng tôi). 23 năm gặp gỡ, tiếp xúc với những người bạn đồng nghiệp, cùng chung tay góp sức ,cùng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công việc được giao, cùng "la cà đâu đó" để hàn huyên những khi hết giờ làm, đó là sự sẻ chia trong cuộc sống (đối với riêng tôi). 23 năm công tác tại một nơi, đủ để thấy nơi đây là nơi tốt nhất để mình thể hiện năng lực và phấn đấu trong công việc, hoặc là do mình không đủ tự tin vào bản thân để chuyển sang nơi khác_vì lo rằng công việc ở nơi khác như thế nào; các chế độ, lương bổng ra sao; dù sao mình làm việc ở đây càng lâu thì từ từ lương cũng sẽ tăng thôi; môi trường làm việc có phù hợp với mình không...( đối với suy nghĩ "non nớt" của riêng tôi)... Vậy xin phép "chú" cho tôi hỏi: Trong 23 năm ấy, "chú" nhìn sơ qua những dòng tôi suy nghĩ, "chú" có thấy cái nào "quen quen", hay cái nào mà "chú" đã từng có suy nghĩ tương tự như vậy hay không? Và tôi cũng trả lời luôn: Nếu "chú" trả lời có, thì tôi hoàn toàn tin rằng, "chú" không hẳn là người sống thiên về lý trí! Tình cảm cũng là một phần không nhỏ chi phối cuộc sống lý trí của "chú" đấy! Vì "chú" cứ luôn ràng buộc mình vào cái vỏ bọc lý trí, mà cái vỏ này sẽ giúp "chú" tự tin hơn, vững vàng hơn trong cuộc sống mà thôi! "Chú" sợ rằng, nếu mình (tức là "chú" đó) không có một niềm tin, hay không có một cái gì đó vịn vào, để củng cố sức mạnh tinh thần, thì những khi "mềm yếu, thất bại", "chú" sẽ buồn chán, mất phương hướng, sẽ ngã gục... Trong cuộc sống ta phải biết cân nhắc thật cẩn thận, lúc nào nên để lý trí hay tình cảm chi phối! Có khi chỉ là lý trí (ví dụ trong công việc, hay khi cần mua sắm gì đó...), có khi chỉ là tình cảm (đối với cha mẹ chẳng lẽ mình lại tính toán ư?...), nhưng có khi lại là cả hai (không biết "chú" đã có gia đình chưa, nếu có rồi thì "chú" sẽ hiểu cảm giác lúc quyết định lấy vợ, lấy chồng...). Dù không quen biết với "chú" nhưng tôi vẫn chân thành đóng góp ít ý kiến của mình như vậy. Nếu "chú" có ý gì khác, mong nhận được hồi âm của "chú"! Chúc "chú"... nhiều sức khỏe! À, tôi cũng còn "nhỏ" lắm, nhưng khổ nỗi lại "già" trước tuổi!
Đã là con người thì luôn luôn có tình cảm, chính vì người ta sợ tình cảm bị hư hoại họ phải xây dưng quy tắc xã hội để con người đối sử với nhau công bằng hơn. Tại việt nam được xây dưng trên nền tản văn hoá làng xã , lối xóm do đó các quy tắc nó gần với hồn người đậm nét tình cảm, (nhờ tình cảm mà một dân tộc nhỏ bé việt nam mới chống lại được các thế lực ngoại xâm lớn mạnh ), Tuỳ theo điều kiện của mổi vùng đất ma có văn háo riêng, lối suy nghỉ lý trí riêng, như vung miền trung bảo lụt quanh năm, đất canh tác hẹp , nên con người ở đây sống rất lý trí trong một tình cảm lớn cùng nhau vượt qua khó khăn của đời sống, còn miền tây nam bộ hay tây nguyên đất đai rống lớn màu mỡ không lo cái đói vì vậy họ không cần phải lý trí nhiều, bạn bè gặp nhau làm 3 chén rựu suốt cả ngày củng không sao. Còn anh bođox nói chỉ là tác phong công nghiệp, một lối làm việc máy móc, rập khuôn là một khía cạnh nhỏ của cuộc sống thôi. Khi nói về xã hội thì cần nhìn nhân tổng thể cùng với vị trí mình đang đứng.