1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lý tưởng phục vụ xã hội

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi tamnhintheky462, 09/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tamnhintheky462

    tamnhintheky462 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Lý tưởng phục vụ xã hội

    Lý tưởng phụng sự xã hội, trước hết, là một mục đích sống cao đẹp của một đời người. Một danh ngôn các bạn có thể đã nghe: "Lý tưởng chỉ hướng cho thuyền đời và làm nảy hoa cho cuộc sống". Một cuộc đời không lý tưởng như chiếc thuyền trôi vô định trên biển khơi, như nụ hoa không ánh sáng. Tôi tin rằng, ít nhất đã một lần, các bạn tự hỏi mình, ta có mặt trong cuộc đời này để làm gì? Nếu chúng ta đặt qua một bên niềm tin tôn giáo hay sự giải thích dựa vào niềm tin tôn giáo, và nếu chúng ta không có một lý tưởng để sống, sự có mặt của chúng ta sẽ vô vị biết bao. Đó chỉ là sự lập lại một cách nhàm chán những công việc, những ngày, những tháng, những năm, những tiếng cười và nước mắt, những hơn thua và tranh chấp, cho đến cuối cùng một hơi thở hắt ra. Nhưng với một người sống có lý tưởng, sống có mục đích, những khoảnh khắc dù chỉ một vài giây phút cũng đong đầy ý nghĩa. Người có lý tưởng bao giờ cũng lạc quan và hy vọng bởi vì họ không chỉ sống cho hôm nay mà cho ngày mai và nhiều ngày mai sẽ tới.

    Lý tưởng là cần thiết. Trong cuộc sống, hẳn nhiên nhiều lúc vì áo cơm chúng ta có thể phải làm những nghề nghiệp không hợp với sở thích và khả năng của mình. Tuy nhiên, chỉ có những nghề nghiệp mà chúng ta có quyền tự do chọn lựa, yêu thích và đam mê theo đuổi mới có thể đưa chúng ta đến thành công được. Và trong những đam mê phục vụ, phục vụ con người vẫn là đam mê cao quý nhất. Nhà khoa học Albert Einstein có lần đã chia sẻ quan điểm phụng sự xã hội của ông: "Cuộc sống vì người khác là cuộc sống xứng đáng nhất" (Only a life lived for others is a life worthwhile).
    Lý tưởng phụng sự xã hội, còn mang ý nghĩa trả một món nợ mà mỗi chúng ta đã và đang thọ ơn từ xã hội. Chiếc áo chúng ta mặc, hạt gạo chúng ta ăn, con đường chúng ta đi, chiếc xe chúng ta xử dụng, không đơn giản chỉ do tiền chúng ta làm ra hay mồ hôi nước mắt chúng ta đổ xuống, nhưng trong đó còn tích lũy công sức của bao nhiêu người khác. Trong thời gian ngắn ngủi của mỗi chúng ta trên thế giới này, không ai có thể tự tạo cho mình một cuộc sống độc lập, riêng tư, thỏa mãn tất cả nhu cầu cá nhân mà không cần đến người khác. Con người xã hội của mỗi chúng ta là kết quả của các mối tương quan xã hội.

    Tóm lại, như tôi đã chia sẻ với các bạn ở phần trên, dù sinh hoạt trong hoàn cảnh của một cộng đồng Việt Nam nhỏ hẹp hay trong phạm vi của xã hội rộng lớn, lý tưởng vẫn là điều kiện đầu tiên một người phục vụ xã hội cần phải có.

    Tuy nhiên, khoảng cách từ ước mơ, suy nghĩ, nhận định, tâm thức, lý tưởng được chuyển hóa sang hành động cụ thể, sang các đề án cụ thể và thực hiện thành công mục đích sống của đời mình, không phải là con đường tráng nhựa, một dòng sông êm đềm nhưng là một chiếc cầu dài, chênh vênh và nhiêu khê, phức tạp. Để thực hiện lý tưởng phụng sự xã hội một cách thành công, chúng ta không phải chỉ có lý tưởng là đủ. Ngón tay, không phải là mặt trăng nhưng chúng ta sẽ không thấy được mặt trăng nếu không bắt đầu từ một góc nhìn đúng đắn của ngón tay. Lịch sử đã để lại cho chúng ta nhiều bài học về sự thất bại, không phải vì do thiếu lý tưởng nhưng nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau, đã biến lý tưởng thành ảo tưởng.

    Bên cạnh các lý do khách quan vượt ngoài khả năng chủ động của chúng ta, tôi chỉ xin phân tích hai yếu tố chủ quan, tôi nghĩ quan trọng nhất. Hai yếu tố đó là sự nhận chân ra chính mình và nhận chân được đối tượng mà chúng ta phục vụ.
  2. tamnhintheky462

    tamnhintheky462 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Như người xưa thường nói "Biết người không bằng biết mình". Người mang lý tưởng phụng sự xã hội là người, trước hết, phải biết mình là ai, muốn gì và sẽ làm gì trong thời gian nhất định.
    Biết mình là ai cho phép chúng ta đặt mình đúng vị trí trong cuộc vận hành của lịch sử, cũng như trong từng mối quan hệ ngoài xã hội. Những bất ổn, ganh tị, tranh chấp trong xã hội, một phần không nhỏ, vì con người thường có khuynh hướng thích làm những công việc vượt quá khả năng của mình, thiếu can đản chấp nhận những yếu kém của mình, cũng như tự đặt mình vào những vị trí xã hội không đúng với chỗ mình nên đứng.
    Trong suôt tiến trình lịch sử của dân tộc quả thực kô thiếu những cá nhân ,tổ chức đã kô thể là người dẫn đuờng cho dân tộc , cho quôc gia và đương nhiên đã phải chịu thất bại.Bên cạnh các lý do thiếu phương tiện, nhân lực, tài lực, các hiện tượng tiêu cực, v.v.., một lý do quan trọng khác là các cá nhân, tổ chức đó đã không thật sự biết mình muốn gì và làm gì một cách dứt khoát.Nhu cầu của dân tộc Việt Nam hẳn nhiên rất nhiều và rất đa đạng nhưng trong mỗi thời điểm nhất định chỉ nên có một nhu cầu cần phải được thoả mản và cũng chỉ nên theo đuổi một mục đích nhất định mà thôi.
    Ông bà chúng ta thường dặn dò "Giai đoạn bắt đầu một công việc bao giờ cũng là giai đoạn khó khăn". Vâng, điều đó đúng, nhưng trong hoàn cảnh chúng ta đang sống, duy trì và phát triển một tổ chức có thể còn khó hơn là giai đoạn bắt đầu. Phần lớn các đoàn thể được hình thành do các nhu cầu trực tiếp và các thành viên sáng lập đến với nhau qua các ràng buộc tinh thần, tình cảm hơn là các mục đích được đặt trong các tầm nhìn đúng đắn, ngắn hạn cũng như dài hạn. Khi thời gian kéo dài những nhiệt tình của thuở ban đầu tàn lụi, tổ chức rơi vào khoảng trống và thiếu mất hướng đi.
    Chúng ta thường nghe cụm từ "làm một cái gì đó cho cộng đồng" hay "làm một cái gì đó cho quê hương" trong những buổi mít-tinh, hội thảo cuối tuần. Vâng, "làm một cái gì đó" vẫn tốt hơn là không làm gì, nhưng nếu chúng ta biết một cách chính xác "cái gì đó" là gì, vẫn là tốt nhất. Tôi đã gặp nhiều người ôm ấp giấc mơ "làm một cái gì đó cho quê hương" và khi tôi gặp lại chính những người đó,ngoài việc dám nói mình đã lớn, còn nguyên vẹn và đang ngủ yên trong họ giấc mơ "làm một cái gì đó" vẫn chưa thức dậy. Làm gì, do đó, là một câu hỏi vô cùng quan trọng.
    Phục vụ xã hội là một thách thức lớn và đầy khó khăn vì đối tượng của chúng ta phục vụ không phải là những bộ máy thuần kỹ thuật nhưng là con người. Mỗi người là một phần tử của thế giới, nhưng đồng thời, mỗi người cũng là một thế giới, riêng tư, sinh động và thay đổi thường xuyên. Những ưu tư, lo lắng của ngày hôm qua có thể không phải là của ngày nay. Những đam mê, mơ ước của đêm nay có thể sẽ biến mất khi chúng ta thức dậy.
    Những người mang lý tưởng phục vụ xã hội không những biết chính họ và tổ chức của họ muốn gì, phải làm gì, nhưng cũng phải biết rõ một cách chính xác đối tượng phục vụ của họ là ai.
    Lời kêu gọi "xây dựng một nước Việt Nam dân giàu ,nước mạnh xã hội công bằng văn minh" là một ví dụ điển hình. ********************** chính là một tổ chưc như thế. Trong thời đại này,trong bối cảnh Thế giới này Đảng thật sự biết mình muốn gì, cần gì và dân tộc Việt nam ,xã hội Việt nam cần gì!
    Hãy cùng đoàn kết , thống nhất lý tưởng Cộng Sản để cùng nhau xây dựng quốc gia hùng cường !!!
  3. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    ???? Lý tưởng.... nó là cái gì vậy?
  4. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử nhân loại có nhiều dẫn chứng có thể phủ định bài viết của bạn, dù bạn đã viết khá chung chung. Hai nguyên nhân chủ quan của bạn là đúng trên lý thuyết, trên thực tế thì mỗi thời đại con người chỉ có một tầm nhìn tương ứng và thực tế phức tạp hơn lý thuyết nhiều. Nếu lý luận thế thì không sai với logic, với quá khứ nhưng đâu thể áp dụng vào hiện tại để đảm bảo tương lai thành công.
    Và vì đâu có những câu:
    Thời thế sinh anh hùng.
    Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên.
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Đảng là ai?
    Đảng muốn gì?
    Đảng cần gì?
    Dân tộc Việt Nam cần gì?
    Xã hội Việt Nam cần gì?
    Đảng có biết tôi muốn như thế nào không?
    Đảng ơi, có nghe tôi nói? Đảng đã cho tôi mùa xuân nhưng tôi lại thích mùa hè cơ
  6. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Lý tưởng chỉ là lời nói cửa miệng và thực tế thì mọi lý tưởng đều trở nên vô nghĩa vì không ai giống nhau mà đi theo một con đường mà phía trước mù tịt chẳng có cơ sở khoa học nào chứng minh là đúng cả.
    Sự phát triển phải theo quy luật xã hội mới phát triển bền vững. Quy luật là mâu thuẫn cạnh tranh, bất biến nghĩa là thụt lùi, không có cạnh tranh nghĩa là không có phát triển.
    Con người từ xưa, từ thủa bầy người nguyên thuỷ, thị tộc, bộ lạc tiến đến dân tộc - quốc gia - nhà nước, xã hội cấu thành từ các thành viên, gia đình, rồi mới đến tập thể. Gia đình là tế bào của xã hội. Người ta khi không giúp ích cho gia đình mình thì đừng nói đến lý tưởng này nọ như lý tưởng phục vụ xã hội.
    Và lý tưởng là gì khi mà trí thức không có, không hiểu được quy luật phát triển thì chỉ là miếng mồi ngon cho các thế lực chính trị đầu cơ nhồi sọ mà thôi.
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    Mọi lý tưởng đều đẹp và đều đề ra những nguyên tắc để thực thi. Các nguyên tắc có thể lỗi thời, có thể oằn xuống trước những cám dỗ. Văn có thể đề ra những nguyên tắc mới không ?
  8. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Nguyên tắc dùng cho cái máy thì theo nguyên tắc vật lý, hoá học và những nguyên tắc liên quan đến tự nhiên học. Nhưng nguyên tắc để thực hiện lý tưởng thì vốn do ở con người, mà con người không phải là cái máy. Lý tưởng cũng là từ cái đầu con người mà ra, mà con người từ khi sinh ra vốn không có lý tưởng, mà chỉ là theo bản năng sinh tồn mà thôi. Sau này lớn lên, học tập và hiểu biết thì có ý thức và phát sinh ra lý tưởng.
    Có câu rằng: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân (Những điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác). Về nguyên tắc mới, không có lý tưởng gì lớn nên văn tôi không dám và không muốn đưa ra nguyên tắc gì cho ai cả. Nếu văn bạn đưa ra trước, văn tôi cũng xin mạo muội nói ra
    Không biết văn bạn có suy nghĩ về câu: Tu thân, tề gia, phụ quốc, bình thiên hạ?
  9. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy chủ topic nói đúng đó, mong rằng các bạn mỗi người dù có quan điểm thế nào, hãy gắng một phần sức lực để xây dựng đất nứơc ta, xây dựng CNXH!
  10. thuocladauloc

    thuocladauloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Tôi đâu có thấy câu:" Tu thân, tề gia, phụ quốc, bình thiên hạ" đâu?
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Nho_giáo
    Đó chính là những điều quan trọng nhất trong các kinh sách của Nho giáo, chúng được tóm gọi lại trong chín chữ: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. ...
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Tứ_Thư
    Muốn được vậy, phải sử dụng Bát điều mục (tám điều): cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. ...
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/07/060711_vietexam_fraud.shtml
    Người xưa có câu: ?oQuân tử tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ?, ?oTiên trị kỳ gia, hậu trị kỳ quốc?, là một công dân bình thường thì tự bản thân mình ...

Chia sẻ trang này