1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lý tưởng phục vụ xã hội

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi tamnhintheky462, 09/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Vấn đề sẽ giản đơn hơn. Giữa lý tưởng và Nho giáo là cả 1 sự mâu thuẫn. Người ta lại sa vào Nho học chỉ vì họ muốn tự biện minh cho chính họ. Cái thâm thúy của Nho giáo là một thứ vũ khí lợi hại (do cách viết và do ngữ nghĩa đen xen, câu móc lẫn nhau), nó góp phần cấu trúc nên cái tính cách ẩn dụ rất khó qui định và qui chụp cho mọi chính sách và công luận. Ngược lại cái lý tưởng như topic đã nêu sẽ qui định hành vi và lối cư xử của con người. Điều chúng ta cần tranh đấu chính là ở đây. Hành vi và lối cư xử của người có lý tưởng phải hợp với logic. Điều này cũng phù hợp với những tiêu chí về người Quân Tử.
  2. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    .....chỉ sợ hạng Nho dởm trở thành hạng "sĩ lê đôi mách" hay "Gia Cát tưởng" mỉa mai thời cuộc. Cần là cần những kẻ nhập thế, hiên ngang gánh vác trách nhiệm mà không cần mệnh danh hay nấp bóng ai cả...
    ha..ha..ha..
    Thương cho bọn hủ nho các ngươi học nhiều mà càng học càng ... tối. Ngẫm nhiều mà càng ngẫm càng ... nông. Đã bày cho bao điều mà lại còn mang cái giọng chợ trời ra đòi nói chữ.
    Topic có cái chủ đề phục vụ xã hội. Thế xã hội là gì? là ai? Người ta muốn gì? Hay các chú chỉ lợi dụng để phục vụ chính mình. Thay đổi càn không là việc của mọi người, sao nói cần kẻ này kẻ nọ. Đó cũng đâu phải là việc khó, cái khó là ở lòng người, việc là ở dân... Tào Tháo và Gia Cát ta chỉ thấy ở trên phim ảnh, đâu chắc ai nghịch ai hiền. Được ví với họ cũng còn mừng, mừng hơn những kẻ như Mã Tốc.
    Đừng so Nho giáo với lý tưởng như so con bò với quả cà chua, hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Nho giáo có trong lý tưởng và ngược với bản năng con người, như Ferd nói.
    Đừng coi thường sức mạnh đám đông!
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Văn bác nói cứ như nhà...Nho say xỉn. Phi logic, câu trước lại mâu thuẫn với câu sau.
    Sao ta lại ... mừng khi được ví như Tào Tháo hay Gia Cát nhỉ ? Tôi là tôi, tôi muốn chứng minh ý tưởng của tôi có ích cho mọi người. Gian hùng và đa mưu !? Đấy là 1 cách tự biện hộ.
  4. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề sẽ giản đơn hơn. Giữa lý tưởng và Nho giáo là cả 1 sự mâu thuẫn. Người ta lại sa vào Nho học chỉ vì họ muốn tự biện minh cho chính họ. Cái thâm thúy của Nho giáo là một thứ vũ khí lợi hại (do cách viết và do ngữ nghĩa đen xen, câu móc lẫn nhau), nó góp phần cấu trúc nên cái tính cách ẩn dụ rất khó qui định và qui chụp cho mọi chính sách và công luận. Ngược lại cái lý tưởng như topic đã nêu sẽ qui định hành vi và lối cư xử của con người. Điều chúng ta cần tranh đấu chính là ở đây. Hành vi và lối cư xử của người có lý tưởng phải hợp với logic. Điều này cũng phù hợp với những tiêu chí về người Quân Tử.
    Đạo Nho và người Quân tử? Mâu thuẫn!
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Nho_gi%C3%A1o
    Văn bác nói cứ như nhà...Nho say xỉn. Phi logic, câu trước lại mâu thuẫn với câu sau. Sao ta lại ... mừng khi được ví như Tào Tháo hay Gia Cát nhỉ ? Tôi là tôi, tôi muốn chứng minh ý tưởng của tôi có ích cho mọi người. Gian hùng và đa mưu !? Đấy là 1 cách tự biện hộ.
    Vấn đề lại chính ở chỗ đó, có kẻ trái khoáy nhưng lại được công luận bênh vực, chẳng hiểu tại sao? có thể hắn gãi đúng chỗ ngứa của nhiều người, công luận không hẳn lúc nào cũng đúng, nhưng nắm được số đông thì lại là kẻ mạnh. Chân lý nằm trong thực tiễn. Văn say sỉn là văn hay chứ? Nó bay bổng khoáng đạt, chỉ sợ văn tù mù như hũ nút.
  5. soyuz

    soyuz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0

    Nói đến nho giáo ngày nay chi thêm rầu. Nhiều thằng trông có vẻ tử tế, có ăn học vậy mà vẫn lén nuôi dzợ bé, bỏ con bỏ cái cho dzợ quê nuôi...
    Mấy chú nên nhớ khi xưa đã từng có một Khuất Nguyên, rồi lại xuất hiện một ngư ông. Công luận bi giờ như cá đàn vậy. Ngư ông cũng đâu phải người hiền....
    Nên thận trọng, thận trọng và thận trọng trọng suy xét và đánh giá con người.......
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi chỉ thấy 1 hình ảnh đẹp của nhà Nho, đó là hình ảnh của các họa sĩ Nho (như hình ảnh của các ông đồ). Còn về hệ thống lý luận của Nho giáo thì các cụ phải học, học nữa, học mãi. Học rồi lại còn phải biết áp dụng trên con đường hoạn lộ.... Thế thì còn gì đâu để nhìn xa trông rộng, nhận định thời cuộc. 100 năm trước ta đã chẳng chịu mở cửa, lỗi ấy có phải của các nhà Nho ?
    Nói về "Nho say" thì ***** hẳn là ....Chí Phèo ấy.
  7. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉ thấy 1 hình ảnh đẹp của nhà Nho, đó là hình ảnh của các họa sĩ Nho (như hình ảnh của các ông đồ).
    Đó là bạn thấy thế, có thể bạn thử nhìn ở một góc độ khác xem?
    Còn về hệ thống lý luận của Nho giáo thì các cụ phải học, học nữa, học mãi. Học rồi lại còn phải biết áp dụng trên con đường hoạn lộ....
    Liệu tất cả mọi hệ thống lý luận của loài người cộng lại đã hoàn hảo chưa? Một con người thì nắm được bao nhiêu các hệ thống lý luận đó? Khi gặp hoạn nạn ta bình tĩnh là được, kể cả bình tĩnh đón nhận cái chết, tôi thấy về mặt này các anh nhà báo phóng viên là hơn cả, chết đến nơi rồi mà họ vẫn còn quay phim chụp ảnh, mà họ chưa chắc đã đọc Nho giáo? Như ông TT Irắc, trước khi chết có khi ông ta ... lý luận. Có những người có khi họ chọn ngày để chết, như HCM hay TCS. Đó có thể là bình tĩnh chọn cái chết và ngày chết. Ông ta có thế không nhỉ?
    Thế thì còn gì đâu để nhìn xa trông rộng, nhận định thời cuộc. 100 năm trước ta đã chẳng chịu mở cửa, lỗi ấy có phải của các nhà Nho ?
    Cái này thì rõ là bậy, tầm bậy! Nho giáo không liên quan gì đến việc này, Nho giáo cũng như cương lĩnh của Đ..., chỉ mang tính đường lối dẫn đường, không can thiệp vào từng việc làm cụ thể, tôi thấy có cả cương lĩnh về phòng chống HIV, buồn cười thật! Sai lầm là do con người, cá nhân cụ thể, đừng đổ lỗi cho hệ thống, đặc biệt là hệ thống lý luận, chưa bàn các ông đó có đọc Nho giáo không, đọc có hiểu không?
    Nho giáo không có nội dung về nhìn xa trông rộng nhưng đọc nó lại có thể nhìn xa trông rộng, như Toán học chẳng hạn, có kẻ đọc nó mà vẫn chẳng nhìn xa trông rộng, đó rõ ràng là lỗi con người.
    Và còn các công lao của Nho giáo trong lịch sử.
    Văn say sỉn là văn hay chứ? Nó bay bổng khoáng đạt, chỉ sợ văn tù mù như hũ nút.
    Nói về "Nho say" thì ***** hẳn là ....Chí Phèo ấy.
    Thế này thì hơi quá!
    Tôi, Nho giáo và Chí phèo không có gì liên quan đến nhau. Tôi không bênh vực hay khen chê gì cả, nhưng có thể Lý Bạch là nhà Nho đáng kính. TCS cũng thường sáng tác khi say. Không kể đến các nhà văn xú lạnh vì có thể họ không đọc Nho.
    Có thể càng hiểu biết ta càng thận trọng; có thể đấu tranh với cái xấu cái tiêu cực là ở mỗi con người, do cá tính của họ nhưng nếu nhận ra được đúng sai thì chúng ta nên đấu tranh cho chân lý. Kẻ không nhận ra thì thôi nhưng kẻ nhận ra rồi mà vẫn ngậm miệng ăn tiền là đáng xấu hổ.
    Về mặt lý luận, ta thắc mắc rằng: việc đúng sai ta nhận ra chưa chắc đã là chính xác? Xin thưa: trong một xã hội, kẻ cầm cờ mà lạc lõng, chỉ quan tâm bòn rút mà không để ý đến sự vô lý, sự bất hợp lý của việc mình làm, là sai hay là đúng?
    Đấu tranh không phải là chém giết, là lật đổ mà đấu tranh là đấu tranh với chính mình, những người xung quanh mình, là nói ra những điều sai xấu, là thay đổi suy nghĩ thấp hèn, là nói lên những điều làm dân tộc ta nghèo nàn lạc hậu, là đoàn kết, là tinh thần dân tộc... Tôi mơ một ngày dân tộc ta thành rồng thành phượng!

  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Hẳn văn bác rất thông Nho. Cho tôi hỏi về việc ví von "thành rồng, thành phượng" của những nước Châu Á. 4000 năm trước khi lập nước người Việt ta cũng đã tự ví mình là "con rồng cháu tiên" rồi. Riêng tôi thì không thích những kẻ tự ví mình là rồng là phượng. Đó là 1 hình tượng "càn" và "quậy". Đã càn đã quậy thì cần gì lý luận, phải thế không ?
    Về "Nho say, quân tử sỉn", nếu đã say đã xỉn thì ...khó mà dứt nhỉ !? Như câu "Quân tử chần chừ chẳng muốn đi" !?
  9. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Lý tưởng là thứ để người ta sống với nó chứ không phải đề bàn... vì lý tưởng tức là không thực, mà lại là cái không thực trong tâm mỗi người... cho nên mỗi người mỗi lý tưởng.... càng bàn lại càng xa...
    Phần đâu có câu "lý tưởng chỉ hướng cho thuyền đời và nẩy hoa cho cuộc sống" câu này của bac Võ Đình Cường hiện đang làm tổng biên tập báo Văn Hóa Phật Giáo được trích trong quyển "thử hòa điệu sống".
    Đây là đường link
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nqnqn2n3n31n343tq83a3q3m3237n1n&cochu=
    honghoavi
  10. hello_hi2k

    hello_hi2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Giang hồ hiểm ác. Hãy chọn con đường khác tránh một thất bại thảm khốc. Dù thế nào cũng đừng thoả hiệp với cái xấu!

Chia sẻ trang này