1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ma pháp toàn tập

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi tauhoanhapma, 09/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tauhoanhapma

    tauhoanhapma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    5
    Nhân thể box đang thời kỳ mạt pháp, tôi xin đóng góp chút sức lực để truyền bá tư tưởng mới về thời đại tu luyện
    Và phương pháp tu tà đạo để đạt được những năng lực tối thắng (mạnh hơn chính pháp, đi ngắn hơn, nhanh hơn)

    Dẫn nhập
    Phật cao một thước, ma cao một trượng, lẽ đời là vậy, đạo càng vậy...
    Trong 64 quẻ kinh dịch, số quẻ tiêu cực nhiều hơn tích cực
    Tà là âm, chính là dương, dương phô diễn bao nhiêu, tà nuôi dưỡng tiềm tàng bấy nhiêu. Chính tà vốn song hành sao còn bám chấp.
    Quẻ thuần càn là nguyên hanh lợi chinh, quẻ thuần khôn thì sao? Lẽ càn khôn chả phải là song hành sao. Có thuần càn mà mất thuần khôn sao đặng
    Một vật tồn tại đủ hình tướng của 64 quẻ trong 64 không gian lập thể là triết lý về nhân sinh quan của người xưa, người ngày nay biết đến không gian bốn chiều đã cho là tương đối, thật là ngây thơ.
    Ví như trong không gian này, bạn làm điều thiện, tốt, bạn là phật thánh, bạn là thuần càn, ngay lập tức tại không gian khác có bạn là đại ma đầu nắm quẻ thuần khôn, đại loạn vũ trụ. Vì thế sao còn vỗ ngực xưng mình chính, tà sao còn tủi phận trước cô đơn.
    Người tu đạo lấy trí là khôn, lấy tâm là càn làm cốt tủy của việc tu luyện. Nếu đi theo đạo lý này thì chính tà là nực cười.
    Nay tôi đưa pháp tà này cho người tâm chính. Người nào thực hành đúng với pháp này, giữ đúng tôn chỉ bộ môn: Trí khôn, tâm càn thì đại ngộ, người nào ngây thơ xuẩn ngốc, vỗ ngực tin mình quân tử mà là ngụy quân tử, tập vào tẩu hỏa tôi không chịu trách nhiệm
    Học pháp này khai nhãn nhanh và chính xác, nhưng phải chấp nhận mắt thường yếu đi
    Học pháp này hô mưa gọi gió được, nhưng phải chấp nhận thiên tai lụt lội tại quê hương mình mà không ngừng được
    Học pháp này cứu được mọi người nhưng phải chấp nhận nhìn người thân mình không cứu được mà không làm được gì
    Học pháp này thông linh với phật thánh, nhưng phải chấp nhận sống chung với ma quỷ.
    Xét thấy mọi thứ trên đời là sòng phẳng, được mất là như nhau, liệu có dám nỗ lực không
    Ai thấy hứng thú đăng ký ở đây, tôi sẽ giảng tiếp....
  2. nangluongsinhhoc

    nangluongsinhhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2007
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    "Ba hoa là cách nhanh nhất & dễ dàng nhất để phô trương bản ngã"

    Một người có năng lực kém, không có thành công trong thực tế, nhưng ham muốn phô trương bản ngã lại quá mạnh thì thường sẽ ba hoa khoác lác để lôi kéo sự chú ý của mọi người về phía mình.

    Đọc bài của một người có thể biết ngay khả năng thực tế của người đó đến đâu. Nghe một người khoác lác nói chuyện, viết bài cũng biết ngay. Đặc điểm của những người ba hoa là hay nói một tấc lên trời. Trong khi người có năng lực thực tế lại hay nói những chuyện bình thường, trong câu chuyện bình thường đó thì đi kèm rất nhiều chi tiết sống động xoay quanh hoạt động thực tế của họ.

    Các bài bạn viết trên diễn đàn này trước giờ đều có tính chất huyễn hoặc mọi người như vậy, thổi phồng những câu chuyện hoang đường của mình lên, đọc lúc nào cũng có cảm giác bạn đang lên gân lên cốt.
  3. Thoihoado

    Thoihoado Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2010
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    5
    Bác Tauhoanhapma đang mổ xẻ tâm của em ra đấy à? hihihi.
  4. tvthai77

    tvthai77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2011
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    1
    Hay tuyệt! Xin mời giảng tiếp, đệ đang lắng nghe!
  5. penpix

    penpix Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    2
    Kê gạch ngồi chờ các bài giảng của bác

    Hiện tại em không dám ngồi thiền 1 mình trong phòng ban đêm , lớ ngớ mở nhãn nhìn ra ma quỷ thì chết em :-??
  6. tauhoanhapma

    tauhoanhapma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    5
    Hài kịch lớn nhất của đời người là trông gà hóa cuốc.
    Đây là điều tôi muốn nói trước khi tiếp tục bài viết của mình. Thân tôi tôi lo, không cần ai bình phẩm. Ai không tin xin đừng viết gì làm loãng bài viết của tôi. Tôi viết lên đây để tìm lại cậu học trò cũ đi lạc, đến lúc nào đó cậu đọc bài này của tôi hi vọng cậu còn nhớ một chút xíu về lão già Tẩu hỏa này...

    Trí tuệ cổ nhân thật khủng khiếp, ngày nay người ta mới chỉ tiếp cận đến triết lý âm dương ngũ hành 20% những gì nó thực sự bao hàm. Người kinh doanh lấy tượng quẻ làm việc tiến thoái trong làm ăn, người yêu nhau lấy tượng quẻ để đoán định duyên phận. Thầy bói lập quẻ rồi ngửa xem cúi xét. Người tu đạo lấy triết lý trong quẻ để tìm ra con đường tu tập cho mình. Sao một cái cô đọng trong sáu hào lại có năng lực kỳ diệu đến vậy, tại sao nó bao hàm tất cả mọi yếu tố của vũ trụ đến vậy? Muốn hiểu thấu phải tìm hiểu về cội nguồn những nền tảng ban đầu sinh ra học thuyết này. Vì nó là cốt tủy cho Tà pháp mà tôi nói đến. Kinh dịch là thiên thư, là sách trời, là trí tuệ của những bậc đại thánh phi nhân xuống dạy cho người. Nó vốn không phải xuất hiện từ thời Phục Hy, Văn Vương được. Những nhóm người này chỉ đơn thuần nắm được một phần của kinh dịch do trời hé lộ tiên cơ mà thôi. Kinh dịch tồn tại trong vũ trụ, là trí tuệ của vũ trụ. Ai tin thì đọc. Ai không tin thì đừng đọc tiếp.
    Cấu trúc của não bộ người hiện đại tư duy về kinh dịch thật ngây thơ. Khi tôi được dạy điều này tôi mới vỡ lẽ tại sao bao kẻ học kinh dịch, tu luyện theo kinh dịch thường hâm hâm, đơ đơ chứ không giống người thường. Người thường khi chưa tiếp cận kinh dịch, sống cuộc sống đời thường thì tư duy mạch lạc, làm ăn sòng phằng, mọi thứ rạch ròi. Kẻ tiểu nhân tuy làm điều xằng bậy nhưng cũng là lấy cơ trí của mình ra để toan tính. Người quân tử tầm nhìn xa rộng lấy cơ trí để làm, nhất quyết không có những kẻ mơ mộng ngồi ăn cơm đất miệng nói chuyện trên trời, cực kỳ vô bổ như hội tu tập nửa mùa.
    Ngó thấy những người đọc xong kinh dịch, nghiên cứu thập dực, tấm tắc khen lời trí tuệ cổ nhân, nghiên cứu từng hào từ, thoán từ thật đáng thương thay. Khi mà không rõ trí tuệ cổ nhân sử dụng lối tư duy nào, có khác gì tư duy của người hiện đại không mà bẻ ngoéo kinh dịch đi theo cách suy nghĩ của mình, thật là thiển cận. Thường thì người chăm chỉ, đam mê nghiên cứu khoảng vài năm xong thì ra đường hâm hâm, nói chuyện như kẻ mất hồn, nghĩ những điều phi thực tế, nào là Tử dạy, nào là “kiến long tại điền”, nào là “tiềm ẩn vật dụng”, tấm tắc khen ngợi các cụ, hài hước thay...
    Sau nhiều lần tiếp cận với giới học thuật, tôi thấy nghiên cứu kinh dịch hai năm, cơ bản là hâm, thêm hai năm nữa mất khả năng lao động như một người bình thường, bậc kiên trì nghiên cứu nhiều năm, thì đóng sách lại định quay lại với cuộc đời, nhận ra đã muộn màng để quay lại, đành mở sách ngồi đọc tiếp cho qua ngày...
    Tại sao lại có những sự vụ đau lòng này, vì một lẽ đơn giản, dù người hiện đại thông minh đến mấy cũng không nhập vào được kho tàng trí tuệ cổ nhân nếu còn tư duy theo cách của con người.
    Thế nào là tư duy theo cách của con người: Con người tư duy bằng hình tướng, thấy một vật tồn tại thì ghi nhận lại bằng hình ảnh. Tư duy của con người theo cấu trúc không gian thì ba chiều, thời gian thì tuyến tính. Nhà khoa học Einstein đưa ra thuyết tương đối trong đó xử dụng hệ quy chiếu bốn chiều đã làm cho khoa học chấn động một thời và cho đến bây giờ thuyết tương đối vẫn là quá khó hiểu với đa số mọi người, kể cả học giả.
    Với lối tư duy có 3 chiều như thế thì sao tiếp cận đến không gian 64 chiều kích? Với sự tưởng tượng bằng các hình ảnh hoặc trải nghiệm đã xảy ra với 5 giác quan, thêm các thức trong trí tuệ và tâm thức nữa, chưa quá con số 16 (đã bao gồm khai thiên nhãn, thiên nhĩ đàng hoàng) làm sao mà hiểu kinh dịch?
    Vô ích.
    Kẻ học thiền nghĩ rằng dùng kinh dịch để làm hệ quy chiếu, xong lại vẫn dùng tư duy của con người để quy chiếu, cách nào làm nổi. Thành ra các bậc giác ngộ nói câu: Tay chỉ trăng cũng là vì làm sao mà nói ra được khi mà lời nói thì không thể hiện đúng cái họ muốn nói, suy nghĩ thì không đủ để hiểu ý họ, người nghe lại cũng không có đủ khả năng để lĩnh hội. Tất cả cũng là vì trí tuệ của bậc giác ngộ vượt ra khỏi các giác quan thông thường và các giác quan phi thông thường.
    Nói như thế nhưng với góc độ hình chiếu của 64 không gian vào không gian 4 chiều, con người vẫn cơ bản hiểu được 20% những gì kinh dịch nói (bao gồm nói thẳng ra vấn đề và sử dụng thêm các giác quan khác để tiếp cận các chiều khác). Như thế cũng là đủ để tu luyện lên cảnh giới cao lắm rồi. Thành phật, giải thoát thì tôi không dám bàn, nhưng để đạt được các quyền năng phô diễn cho thiên hạ nhìn thì cũng có...
    Khi tôi thấy con người không thể tư duy được cái gì nằm ngoài không gian, tôi đã thấy thật tội nghiệp cho bản thân mình, và mọi người. Trời vốn chỉ cho con người khả năng đến thế thôi, nếu dày công tu luyện thì chắc cũng chả còn gọi là người rồi, tại sao vậy, khi cấu trúc cơ thể thay đổi, cấu trúc các bộ phận thay đổi, tế bào biến đổi, người tu hành chuyển đổi ban đầu tư mặt khí lực, khí vô sắc, khí hữu sắc rồi đến khí hữu hình, rồi đến phần thực thể, nâng cấp dần thành các dạng vật chất cao cấp vốn không tồn tại ở cõi người, thì sao còn gọi là người. Tại sao có thể chắc chắn là tu lên được như thế? Một là có người đã tu và thành rồi, hai là nếu lấy dịch ra soi thì đúng là có thể làm thế thật.
    Khi trời hé lộ tiên cơ, trời cũng đã tính để cho con người lĩnh hội đủ những cái họ cần. Sử dụng Kinh dịch là chìa khóa khi nhập vào kho tàng của đạo Phật thấy hình như đó là ổ khóa, sử dụng Dịch đi vào kho tàng của Thiên chúa, thấy hình như nó là chìa khóa, cách mở thì dùng dịch, sao lại có sự trùng hợp như thế, liệu có phải vô lý khi đây là ba tôn giáo lớn nhất của người hiện đại hay không?
    Lão già quái đản Dan Brow với các tác phẩm của mình đã đưa ra những phán đoán sắc sảo về cái gọi là những bí mật của thời đại cổ xưa, những bí mật đó vốn không hề bị che dấu theo cách người ta nghĩ là phải chôn trong đất hay trong đá, nó tồn tại ngay trong các bức họa nổi tiếng nhất, trong các tác phẩm được cho là kinh điển. Chả phải vô lý mà ông ta có thể có các tác phẩm chấn động thế giới như thế, ông ta là một người nghiên cứu kinh dịch một cách thực dụng, sử dụng dịch trong viết tiểu thuyết – rất hài hước nhưng rất thông minh. Cuốn tam tự kinh tôi đọc hồi nhỏ, cách đây vài năm cầm lên đọc lại mới vỡ lẽ đó là cuốn sách dạy về lẽ càn khôn. Thay các từ đầu bằng càn và khôn, sẽ ra một cách dạy học cho trẻ con từ buổi ban đầu về góc nhìn âm dương của cuộc sống: Càn trời, khôn đất, khôn cất, càn còn, càn con, không cháu, khôn sáu, càn ba, khôn nhà, càn nước, càn trước, khôn sau...
    Tại sao tôi hay nói về càn khôn, cái lý của nó đi từ mạch âm dương mà ra. Âm dương sinh tứ tượng, trong đó thái dương và thái âm giữ lại hình thái ban đầu của âm dương. Tứ tượng sinh bát quái trong đó càn không giữ lại hình thái ban đầu của âm dương. Bát quái sinh quẻ, trong đó thuần càn và thuần khôn giữ được hình thái ban đầu của âm dương. Trong 64 quẻ tương đương với 64 phần cơ thể cơ bản của mỗi người trong vũ trụ, lấy càn khôn làm định hướng vừa là khó nhất, nhưng lại dễ định hướng nhất. Nó là cách nhanh nhất để thành đạo, nhưng cái gì cũng có hai mặt, nó nguy hiểm nhất, khó nhất và dễ làm người ta ngộ nhận nhất.
    Vì không muốn kẻ tu hành ngộ nhận, mới sinh ra tà. Vì muốn kẻ tu hành bớt tự đắc, mới có tà. Ấy cũng là một góc nhìn của người tu tập, nhất là bên chính phái nên lấy đó tự răn mình, đừng tưởng mình trung, chính, đó là bề nổi của một tảng băng chìm gồm 64 dạng thể hiện khác nhau mà thôi...
  7. tvthai77

    tvthai77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2011
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    1
  8. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Câu này hay đây, "nếu được mất là như nhau, thì tại sao lại phải nỗ lực?..."
    Được _Mất, Đúng_Sai, Không_Có...giống như các vai chính diện và phản diện trong một vở kịch vậy. Các diễn viên tuỳ phân vai mà nỗ lực diễn hết mình sao cho thật đạt...Thiện_Ác, Thắng_Thua diễn cho hết mình, rồi sau khi màn hạ thì hể hả cười vui chờ đón phản hồi của khán giả. Diễn viên đóng đạt thì được ngợi khen và tiếp tục được mời tham gia cho những màn kịch mới và thử những vai diễn mới...Cuộc đời cũng như một sân khấu bất tận vậy.
    Điều quan trọng là luôn ý thức được mình đang ở trong vai nào và trên sân khấu nào, dù có nhập vai nhuần nhuyễn đến mấy thì khi màn hạ Ta lại trở về là chính Ta.
  9. KhungLongBaoChua

    KhungLongBaoChua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0


    2 năm trước đã mù tịt về âm dương còn ba hoa. Không biết rằng tiên thiên tuy sẵn trong hư không nhưng căn trí con người đọa lạc cần phải tìm theo nguyên lý vốn có trong âm dương hậu thiên mới thu được.

    2 năm sau còn mù về âm dương hơn nữa. Thấy AnandaMargaHN viết trong topic thiền tưởng tượng về hình chiếu từ vô số chiều ra 2 chiều 3 chiều 4 chiều cũng bắt chước nhại lại. Các phép chiếu hình học siêu hình là sản phẩm của con người vô minh. Bậc giác ngộ chỉ quan tâm đến sự giải thoát vĩnh viễn của tâm trong thế giới hiện tượng, ai hơi đâu bày ra cho con người thêm không gian để thêm dính mắc vào thế giới hiện tượng? Không gian 3 chiều đã đầy rẫy đau khổ rồi, có bậc giác ngộ nào còn vẽ ra thêm 61 không gian khác cho người ta thêm vô minh không? Bậc giác ngộ chỉ dạy một chiều không thời gian duy nhất là chiều hiện tại và ở đây thôi.
  10. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Chợt nhớ về thứ đồ chơi yêu thích ngày còn bé, cái ống Kính Vạn Hoa. Chỉ là một thứ đồ chơi nhỏ bé rất thủ công, vài ba miếng kính, một ít thuỷ tinh màu...Vậy mà say mê xem mãi không chán bởi vì các hình khối sắc màu biến ảo không bao giờ trùng lắp...Lớn rồi, hiểu nguyên lý, không còn ham thích nữa, nhưng vẫn rất vui mỗi khi được chơi cùng trẻ nhỏ.

Chia sẻ trang này